130. Động cơ nào khiến Mỹ – Nga quyết định gặp nhau?
1. Với Nga – Chính sự sụp đổ kinh tế toàn diện, đã làm bốc khói chế độ CS Liên Bang Sô Viết. Từ sau năm1991 tới nay, nước này tuy đã cố gắng phục hồi, nhưng nhìn chung thì vẫn còn tụt hậu rất nhiều, nhất là sau vụ Nga sát nhập Crimea năm 2014 rồi bị rơi vào tình trạng cấm vận. Cho nên Nga tiên quyết là cần phải thoát ra khỏi hoàn cảnh bị bao vây kinh tế, mới có cơ hội phát triển. Hơn nữa, Nga cũng có nhu cầu được trở lại G8, cải thiện hình ảnh của mình trên trường quốc tế.
2. Về phía Mỹ, sau khi Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 45, thì chính sách Mỹ hoàn toàn thay đổi. Chủ yếu nhắm vào 3 khu vực: Trung Đông, Châu Âu và Trung Quốc.
a) Với Trung Đông, Mỹ có ý định di tản chiến lược khỏi khu vực này, để thực hiện được mục tiêu, Mỹ phải vận động sự ủng hộ của Nga về vấn đề Israel và Iran. Ngay cả khi Mỹ phải chấp nhận thực tế về sự thành công của bộ ba Nga-Iran-Assad trên chiến trường, Mỹ có thể để cho họ duy trì chỗ đứng của họ ở khu vực này, miễn sao phải đảm bảo với Mỹ về an ninh cho Israel và củng cố khả năng của các lực lượng người Kurd ở phía Bắc Syria.
b) Với Châu Âu, Trump đang gây sức ép mạnh với NATO về việc bắt họ phải chia sẻ gánh nặng quân sự, và cả sức ép với EU về kinh tế thị trường. Một cuộc gặp gỡ với Putin trong lúc này, sẽ thể hiện một nước Mỹ không kiêng nể c ác quộc gia đồng minh Ấu châu, có vẻ như ép buộc họ phải chạy theo ý mình. Lúc đầu đương nhiên là Trump gặp sức đối kháng mạnh mẽ không chỉ ở các nước Âu Châu, mà ngay cả giới truyền thông Hoa Kỳ. Ai cũng nghĩ là Trump sẽ bị cô lập và e rằng Trump không thể làm hết nhiệm kỳ của mình. Thế nhưng, được cái là Ngũ Giác Đài hết lòng yểm trợ Donald Trump, khi ông tỏ ra cho thế giới biết mặt vị T.Th. đầu tiên trên thế giới đã có thể điều khiển được con ngựa bất kham Kim Jong-un (Chủ tịch nước Cộng Hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên), ít nhất là đã khiến cho nước này ngưng lại các cuộc bắn thử hỏa tiễn đầu đạn hạt nhân. kế tiếp là Hoa Kỳ buộc Trung Cộng phải trở lại tình trạng trước khi có các hành động lấn chiếm bất hợp pháp. Năm 2017, ngoại trưởng Mỹ vào thời điểm đó, ông Rex Tillerson, tuyên bố: Thứ nhất, chấm dứt xây dựng đảo, thứ hai, Trung Cộng sẽ không được phép tiếp cận các thực thể này. Kịch bản này, vào thời điểm đó, đã bị truyền thông Nhà nước Trung Cộng phản đối dữ dội, và còn đe dọa sẽ có chiến tranh. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ thì Mỹ hoàn toàn có khả năng thực thi giải pháp triệt để này, mà không buộc phải dùng các biện pháp quân sự. Một trong các biện pháp được Trump đưa ra là trừng phạt có trọng điểm nhằm vào các Doanh nghiệp Trung Cộng liên quan đến các thực thể địa lý mà Bắc Kinh chiếm giữ bất hợp pháp. Cùng với việc tiếp tục thường xuyên các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải, hàng không, ngay bên trong khu vực 12 hải lý của các đảo, đá Trung Cộng kiểm soát. Tiếp tục hỗ trợ hải quân và tuần duyên các đối tác ven Biển Đông… Sau khi mở ra mặt trận “Chiến tranh Thương mại” với TQ, chỉ sau vài tháng là EU liền thay đổi ngay thái độ, và bây giờ xem ra EU sẵn sàng liên minh với Mỹ để đương đầu với kẻ thù chung là một tay chơi bẩn, không những có thủ đoạn KT thâm độc, điển hình như Venezuella(1), cũng như một số nước ở Nam Mỹ và Bắc Phi. Trong khoảng vài ba tháng gần đây, Mỹ đã đưa cho Eu những bằng chứng tổ chức gián điệp kinh tế của TQ chuyên đánh cắp các mẫu mã phát minh và chế tạo các hàng hóa cao cấp trong ngành điện tử của các quốc gia tiên tiến. Thậm chí còn xâm phạm vào cả lãnh vực an ninh của nhiều quốc gia, điển hình như vụ án MẠNH VẠN CHÂU (HUAWEI) VÀ AN NINH MẠNG(2).
C) Vì thế, khu vực thứ ba là với Trung Quốc – Một cường quốc kinh tế đang vươn lên, nhưng đầy thách thức vị trí siêu cường số 1 của Mỹ.
– Sự trùng lặp về thời điểm giữa những nỗ lực của chính quyền Trump nhằm xoa dịu căng thẳng trong quan hệ Nga – Mỹ, cùng với mối đe dọa chiến tranh thương mại Mỹ – Trung ngày một gia tăng trong thời gian gần đây, buộc người ta phải nghĩ rằng Trump và các cố vấn của ông, đang cố gắng vận dụng “lá bài Nga” để đẩy Trung Quốc vào thế bị động.
131. Lịch sử không dễ dàng cho phép mặc lại hai lần một chiếc áo.
Về nội bộ Mỹ, mặc dù T.TH. Trump “dám chơi”, nhưng sức ép và rào cản để đến với Nga vẫn rất lớn. Suốt bao nhiêu thập kỷ, qua cả báo chí Mỹ và Hollywood đều xây dựng một hình ảnh Nga xấu xí trong con mắt người Mỹ.
Về đối ngoại, từ vấn đề Crimea cho đến khủng hoảng Syria, Nga bị xem như kẻ chuyên phá rối, hay thậm chí có tham vọng bá quyền ở khu vực. Do đó dưới mắt của những nhà phê bình thời cuộc, ai cũng cho là Hai lá bài cũ – Mới hoàn toàn khác nhau! Trump không thể áp dụng lại được!
Vào thập kỷ 70 của thế kỷ trước, tổng thống Nixon đã làm được điều đó vì lý do chiến tranh Việt Nam, người dân và chính giới rất mong muốn chính phủ rút quân khỏi Việt Nam. Và thời điểm đó mọi sự cũng thuận lợi cho Nixon khi Mỹ và Trung Quốc không có nhiều điểm đối đầu trực tiếp, còn mâu thuẫn Liên Xô – Trung Quốc thì lên đến đỉnh điểm. Lá bài “ly gián” do đó có thể được sử dụng một cách hiệu quả, nhưng bây giờ thì lại khác. Lịch sử không có dễ dàng cho phép mặc lại hai lần một chiếc áo, nhất là căn cứ vào những lý do sau đây:
132. Tình hình nước Nga hôm nay và ngày mai
a) Nga với Tây Phương:
Quan hệ giữa Nga và các nước châu Âu đang ở mức thấp nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, trung tâm của mọi tranh cãi là khủng hoảng Ukraine. Kể từ khi Crimea bị sáp nhập vào Nga, các nhà lãnh đạo G-7 tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị G-8 dự kiến diễn ra vào ngày 24/3/2014 tại thành phố Sochi của Nga, nơi đã diễn ra Thế vận hội mùa đông. Thay vào đó, hội nghị này – trong đó Nga không còn được mời tham dự – sẽ nhóm họp ở Brussels, Bỉ. Các nước G-7 tuyên bô: Chúng tôi tiếp tục sẵn sàng tăng cường hành động, bao gồm phối hợp áp đặt các lệnh trừng phạt vào các ngành kinh tế để gây ảnh hưởng ngày càng lớn đối với nền kinh tế Nga, nếu như nước này tiếp tục làm cho căng thẳng leo thang”. Tuy nhiên, trước việc “nói nhiều hơn làm” của G-7, Tạp chí Forbes của Mỹ đã nhận định rằng G-7 đã hết vai trò lịch sử của mình. Vị thế và vai trò của G-7 dường như đã được G-20 thay thế. Và thực tế đang chứng minh cho điều đó. G-20 bao gồm cả những nước phát triển và những nước mới nổi, dựa trên tiêu chuẩn là quy mô nền kinh tế thế giới. Trung quốc đang thể hiện mình là đầu tàu của G-20. Bắc Kinh được cho là kẻ dựa vào G-20 để vượt mặt Mỹ trong việc chi phối các vấn đề toàn cầu. Đặc biệt ở đây, Nga vẫn đang hiện diện như thường.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Nga vẫn có nhiều hy vọng về một trật tự thế giới mới, trong đó Nga sẽ đóng một vai trò hàng đầu. Xét về văn hóa, lịch sử, và cả kích thước địa lý thì Nga là một đế chế trải dài trên 2 châu lục. Thời Peter Đại đế và Catherine Đại đế, Nga đã xem mình là một thành viên lớn trong các hoạt động chiến tranh và ngoại giao ở châu Âu. 3 lần Nga đã đóng vai trò quyết định trong việc hình thành số phận của châu Âu và duy trì sự đa dạng của nó, bao gồm “các cuộc chiến tranh của Napoleon và 2 cuộc Đại chiến thế giới”. Xuất phát từ bối cảnh đó, Nga vẫn luôn luôn là một quốc gia quan trọng trong quan hệ giữa Nga với châu Âu, cũng như giữa Nga với Mỹ hiện nay.
b) Nga với Trung Quốc:
Những năm gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thể hiện mối quan tâm rất lớn đối với việc cải thiện quan hệ giữa Moscow với Bắc Kinh. Đáng chú ý nhất, năm ngoái Trung Quốc và Nga đã ký kết một thỏa thuận cung cấp năng lượng khí đốt tổng trị giá 400 tỉ USD cho Trung Quốc, một thỏa thuận “đồ sộ” nhất trong lịch sử. Đối với TQ, Nga vẫn là một nước có nhiều kinh nghiệm về không gian và các chuyến bay vũ trụ dài ngày, cũng như kiến thiết các chủ thể không gian rộng lớn. Ngoài ra, Trung Quốc hiện không có công nghệ vũ trụ then chốt và Bắc Kinh sẵn sàng dùng liên hệ đối tác, để đổi lấy những gì còn thiếu. TQ cũng vẫn còn cần mua lại các vũ khí chiến lược của Nga. Theo chuyên gia Kyle Mizokami, TQ dù đã có thể tự sản xuất vũ khí nhưng còn nhiều hạn chế. dù nước này đã bỏ ra không ít nỗ lực để phát triển toàn diện ngành công nghiệp vũ khí nội địa. Nhưng trên thực tế, các viện thiết kế và ngành công nghiệp vũ khí Nga vẫn cho ra đời nhiều loại vũ khí mà Trung Quốc phải khao khát. Từ xe tăng cho tới tàu ngầm, Nga vẫn dẫn đầu và vẫn là nhà cung cấp duy nhất sẵn lòng bán công nghệ cho Trung Quốc.
Nói chung, về mặt ngoại giao chính thức có thể vẽ nên 1 bức tranh lạc quan về quan hệ Trung – Nga nhiều hơn. Tuy nhiên, mặc dầu truyền thông hai nước đang tung hô quan hệ song phương “tốt chưa từng thấy”, vậy mà cuối tháng 5 vừa qua (2018), đài truyền hình Trung Quốc đã phát sóng một phóng sự nhắc dân “khắc cốt ghi tâm lịch sử đau thương mất đất vào tay Nga”, nhắc lại Điều ước 1858 ký kết giữa triều đình Mãn Thanh và Nga Hoàng. Cho nên, những vấn đề chính trị, nhiều khi thấy vậy mà không phải vậy! sự bang giao Nga – TQ cũng còn phải cân nhắc lại.
133. Trở lại chút ít với tình hình Trung Quốc
Chúng ta cần biết rằng: Lâu nay Trung Quốc cung cấp cho các nước cộng hòa ở Trung Á thuộc Liên Xô cũ nguồn đầu tư quan trọng, gây biến động khu vực. Dù Nga cũng có mặt trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, nhưng rõ ràng khi nói đến Trung Á, Bắc Kinh luôn kêu gọi các nước này hãy “chủng ngừa” đối với Nga, nói cách khác là TQ bảo phải đề phòng Nga.
Hiện nay thế giới đang tập trung chú ý, lo ngại trước việc Trung Quốc bành trướng, bồi lấp và xây dựng các đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông cũng như việc Bắc Kinh tăng cường sự hiện diện quân sự ở Ấn Độ Dương. Không có gì nghi ngờ về tham vọng của Bắc Kinh để định hình thế kỷ 21 là thời điểm hình thành cục diện 2 cực Trung – Mỹ. Trong mọi lĩnh vực, bề ngoài mà thấy, thì Trung Quốc ngày nay có vẻ vượt trội hơn Nga, nhất là mặt phát triển kinh tế, tiến bộ công nghệ, và hàng hoá TQ thật tình mà nói là lúc nào cũng tràn ngập trên thế giới. ngay cả cái mà các nước Tây phương bây giờ mỉm cười châm biếm gọi là “TQ mộng”, tức giấc mơ TCB là biến đồng tiền của mình thành một ngoại tệ dự trữ toàn cầu (ý nói là sẽ thay thế đồng Đô la của Mỹ) , hơn một năm trước, ai nấy cũng nghĩ là chỉ tới năm 2025 là có thể xảy ra điều mà Tập Cận Bình đã lớn tiếng tuyên bố!
134. Riêng Nga lại nghĩ khác.
Antony Beevor, một sử gia chuyên nghiên cứu về các cuộc chiến tranh của thế kỷ XX bình luận trên tờ Inosmi của Nga ngày 5/6/2018 rằng: “Chúng ta không thể bỏ qua căng thẳng và nguy cơ xung đột tiềm ẩn ở Biển Đông. Mâu thuẫn nội bộ của Trung Quốc sẽ phát sinh và họ cần mở ra một cuộc xung đột ở bên ngoài, nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận và củng cố thống nhất đoàn kết ở trong nước.”
Dư luận cũng đang đặt câu hỏi về ý đồ, cùng quan điểm của Nga đối với vấn đề Biển Đông sẽ ra sao, khi Moscow không những không phản đối các hoạt động bành trướng lãnh thổ, bồi lấp xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc, đe dọa hòa bình ổn định khu vực và luật pháp quốc tế, ngược lại còn cổ súy Bắc Kinh, cùng Bắc Kinh “chống Mỹ can thiệp vào Biển Đông”. Bộ Trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho rằng, chính sách của Mỹ trong khu vực đang ngày một chống lại Trung Quốc và Nga. Ông cáo buộc: Các tàu khu trục mang tên lửa của Mỹ đã đặt ra một mối đe dọa cho sự ổn định trong khu vực. Còn Thứ Trưởng Tài Chánh Nga Aleksey Moiseyev rằng: 2 nước hy vọng tăng hợp tác về tài chánh và năng lượng, dự kiến sẽ có giao dịch thương mại tới 200 tỷ đôla vào năm 2020.
Xem thế thì Nga và Trung Cộng ngày một xích lại gần nhau bất kể là họ có ý đồ thế nào “thật lòng”, hay “giả dối” trong kế hoạch, thì cũng vẫn đúng như Điềm Báo thứ 26 của Đức Mẹ ở La Salette, trong câu trả lời cho cha André Althoffer rằng “Trung Cộng và nước Nga là điềm báo của quỷ vương”.
Chú thích:
135. Sự xụp đổ của Venezuela: Cách đây hơn 10 năm, Venezuela được mệnh danh là cường quốc về dầu mỏ, là quốc gia thứ 9 về xuất khẩu dầu thô. Lúc đó người ta đã ví Venezuela như một mỏ tiền không bao giờ cạn kiệt. Trước khi cố Tổng thống Hugo Chavez lên nắm quyền năm 1999, Venezuela là địa điểm ưa thích của giới nhà giàu Mỹ, châu Âu với hàng loạt các khu nghỉ dưỡng, giải trí vào loại xa xỉ nhất khu vực và được xếp hạng cao trên thế giới.
sự xụp đổ của Venezuela là do tham nhũng nặng, cộng với tình trạng ăn chơi quá đáng Người dân Venezuela có dạo sướng đến mức chỉ cần hàng ngày đến cửa hàng lấy đồ ăn về mà không phải động chân tay làm bất cứ một việc gì, và bị đầu độc bởi sự bỏ tiền mua chuộc và đầu tư của TQ và Nga. Theo báo cáo của Quỹ tiền tệ thế giới thì Venezuela là quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới.
Hậu quả là Venezuela nợ lên tới 95 triệu USD cá ch nay khoảng 4,5 năm (theo báo cáo của Quỹ tiền tệ thế giới), trong đó có tới 65 triệu USD của Trung Quốc, còn lại là của Nga và một vài quốc gia khác; số nợ được trả dần bằng việc cung cấp dầu miễn phí. Cuộc khủng hoảng về kinh tế ở Venezuela thực sự bùng phát khi Tổng thống Maduro lên nắm quyền vào năm 2013.
Nga và Trung Quốc từ lâu là đối tác chiến lược của Venezuela với khẩu hiệu “tình anh em, gắn bó, thủy chung, son sắt” (bây giờ TGTL cứ nghe nhắc đến mấy chữ “Tình anh em”, hay “Brotherhood” là nổi da gà, vì đó là khẩu hiệu của Tam Điểm. Nga và TQ đã thường xuyên cho quốc gia này vay những khoản tiền khổng lồ, bù lại là những quyền lợi về khai thác, đầu tư dầu mỏ, khoáng sản. Chính quyền của ông Maduro đã quá thối nát, lạm phát, tham nhũng ở khắp nơi, gây mất niềm tin của người dân với chính phủ.
Ngày nay, muốn vực dậy đất nước Venezuela vì hòa bình trong khu vực, ngta phải cần đến sự chung tay góp sức của cộng đồng thế giới.
136. VỤ ÁN MẠNH VẠN CHU VÀ AN NINH MẠNG.
Mạnh Vạn Chu là con gái Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), ông chủ của tập đoàn điện tử viễn thông Huawei (Hoa-Vi) hùng mạnh, một trong những đạo quân tiên phong của CT. Tập Cận Bình trên con đường chinh phục thế giới.
Vụ án này sẽ rất phức tạp và có thể kéo dài, nhưng ngta có thể khẳng định cánh cửa cho Huawei xâm nhập các quốc gia tiên tiến nhất đã gần như đóng chặt.
Mạnh Vạn Chu (Meng Wanzhou) Hiện nay là Giám đốc của cty Skycom, là một trong những loại Cty con của Cty mẹ là Huawei. Cô cũng là Phó Tổng Giám đốc Huawei phụ trách tài chính, vừa bị bắt và đưa ra tòa tại Canada về tội gian dối tài chính. Cô đã dùng công ty SkyCom làm bình phong trong các thương vụ tài chính với Iran vốn bị Mỹ và đồng minh cấm vận, nhưng lại che dấu. Tin cuối cùng trước khi TGTL nhập khuôn được biết có thể Mạnh Vạn Chu sẽ phải lãnh bản án 30 năm căn cứ vào tội trạng, cũng có thể Canada sẽ giải giao theo yêu cầu của luật pháp Hoa Kỳ. Tuy nhiên, hiện nay gia đình cô đang thượng lượng với tòa án Canada để cô được tại ngoại hầu tra với giá là 7,5 triệu USD. Tất nhiên là cô sẽ phải ở một nơi có sự giám sát, và phải mang trong mình máy báo tọa độ bất kỳ khi di chuyển.
Cha của cô là Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei) (Ở TQ ngày nay việc con gái lấy họ mẹ khá phổ biến trong giới con ông cháu cha. Chẳng hạn Wang Yannan, đồng sáng lập của China Guardian (tòa đấu giá TQ), chính là con gái của cố thủ tướng Triệu Tử Dương nhưng đã lấy họ mẹ. Tất nhiên là trong vấn đề gian thương, họ có mục đích làm như vậy để đề phòng). Nhậm Chính Phi có bằng kỹ sư, từng giữ chức vụ tương đương trung đoàn phó trong quân đội TQ, đảng viên ĐCS, là đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12. Năm 1987, Nhậm Chính Phi (đã ra khỏi quân đội) khởi nghiệp tại Thâm Quyến với công ty tư nhân Huawei chuyên về điện tử-viễn thông. Với số vốn ban đầu vẻn vẹn 20 nghìn NDT, Huawei phát triển rất nhanh thành ra một công ty hàng đầu trong lĩnh vực điện tử-viễn thông trên toàn cầu tại TQ. Việt Nam là một trong những thị trường nước ngoài đầu tiên mà Huawei xâm nhập, với các đối tác quốc doanh lớn như Viettel, VNPT… Năm 2013, có hơn 30 nghìn trạm thu phát sóng của các nhà mạng VN sử dụng thiết bị của Huawei và ZTE (một hãng điện tử viễn thông khác của TQ), con số các thiết bị di động được bán ra chưa được biết nhưng có lẽ là nhiều triệu đơn vị. Huawei nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Thông tin do chính Huawei đưa ra cho biết họ có 180000 nhân công đang làm việc tại trên 170 quốc gia, phục vụ khoảng 1/3 dân số toàn cầu.
Nhiều thiết bị điện tử viễn thông, về mặt nguyên tắc, đều có thể được cài đặt phần cứng và phần mềm để truyền thông tin về một hướng khác ngoài ý muốn của người sử dụng (đây chính là một trong những công tác tình báo điện tử).
Lập nên cả một vương quốc điện tử viễn thông, Nhậm Chính Phi quả đã cung cấp cho đảng và nhà nước TQ không biết bao nhiêu là tài liệu thuộc an ninh mạng của nhiều nước trên thế giới. Fergus Hanson, chuyên gia của viện Chính trị Chiến lược Australia (Australian Strategic Policy Institute) vạch rõ trên đài ABC, rằng tại TQ có điều luật bắt buộc mọi công ty khoa học – công nghệ đều phải hợp tác với cơ quan an ninh (tình báo) khi được yêu cầu. Nigel Inkster, cố vấn cao cấp của Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế tại Anh (The International Institute for Strategic Studies) và từng có 30 thâm niên công vụ tại cơ quan phản gián M16, nói trên một chương trình radio như sau: “Việc sử dụng thiết bị của Huawei rõ ràng kèm theo nguy cơ – cho dù nguy cơ ấy khó được xác định… Và cho dù Huawei có quả quyết bảo với bạn rằng họ là một công ty tư nhân, thì tôi cũng bảo đảm rằng khi mà bị ĐCS ra lệnh thì họ cũng phải làm theo, mà lệnh thì bao giờ cũng đã ký sẵn trước khi Cty được phép hoạt động.” Chúng ta cũng có thể thấy điều khoản tương tự như vậy trong Dự Luật an ninh mạng của VN, một mô hình du nhập từ TQ, được thông qua gần đây. Như vậy, cho dù Huawei có cố gắng đến đâu, thì luật an ninh mạng của TQ cũng làm hại sự nghiệp của Huawei tại các quốc gia phát triển.
Cho đến nay, danh sách các quốc gia phát triển đã quyết định cấm Huawei cũng như ZTE tham gia vào các dự án trong các nước này. Điều đó có nghĩa là an ninh quốc gia ngta đã phủ hầu khắp các châu lục, từ Bắc Mỹ, Châu Âu cho tới Australia và New Zealand. Tại Australia, trong nhiều năm vận động hành lang qua các đời chính phủ, Huawei đều bị từ chối cho tham gia đấu thầu trong các dự án quốc gia. Tại Mỹ, nhân viên chính phủ và các cơ quan quốc phòng còn bị cấm sử dụng điện thoại của Huawei.
Mạnh Vạn Chu sinh 1972. Năm 1992, cô làm việc trong Ngân hàng Xây dựng China Construction Bank chỉ 1 năm. Năm 1993 cô về làm cho công ty của cha mình với công việc cấp thấp như trực điện thoại và tiếp tân. Năm 1999 sau khi lấy bằng Thạc sỹ tại Huazhong University of Science and Technology (ĐH Khoa học và Công Nghệ Hoa Trung, Vũ Hán), cô được nhận việc tại phòng Tài chính của Huawei. Với nhiều cống hiến cho Huawei Mạnh Vạn Chu đã lên tới chức TGĐ văn phòng Huawei tại Hong Kong, và nay là Phó TGĐ Huawei phụ trách về tài chính và được coi là nhân vật kế nghiệp người cha. (Có sự chọn lọc nguồn tin từ FB Trần Bắc Hải và bản tin Châu Xuân Nguyễn)./.
Còn tiếp