113. Đoạn kết của TGTL về ĐB thứ 23
Tại sao Đức Mẹ lại phải trở lại thế gian rất nhiều lần, để ban cho chúng ta những Điềm báo, cùng những Sứ điệp? Thưa là vì yêu thương chúng ta, Mẹ không muốn từng đứa con của Mẹ phải hư mất đời đời! Nhưng đã năm lần, bẩy lượt, Mẹ không chỉ hiện ra phán bảo, hay âu yếm dạy dỗ, Mẹ còn phải khóc, phải rơi lệ vì loài người quá cứng lòng, mà bàn tay công thẳng của Chúa thì sắp giáng xuống, đến nỗi Mẹ đã không thể nào đỡ hoặc ngăn mãi bàn tay của Chúa được nữa! Cho nên các bạn trẻ thân mến, chúng ta còn thời gian để làm hòa với Chúa, và cũng là thời gian để chúng ta kịp thời tẩy rửa tự mình. Trong thư thứ hai của Thánh Phê-rô đã viết: “Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải. Nhưngngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Ngày đó các tầng trời sẽ ầm ầm sụp đổ, ngũ hành bốc cháy tiêu tan, mặt đất và các công trình trên đó sẽ bị thiêu hủy” (2 Pr 3,8-10).
Nhiệm vụ của chúng tôi trong TGTL mà Mẹ muốn trong kế hoạch của Đức Mẹ ở thời điểm này, là chúng tôi có nhiệm vụ trình bày những sự thật. Những sự thật nào đang diễn tiến, hay xảy ra tới đâu, biết đến đâu, thì đưa ra tới đó! Nói cách khác, như một người trình bày phần nào những dấu chỉ, vì Đức Mẹ biết rất nhiều người không chịu nhìn xem những dấu chỉ của thời đại. Và điều đó các bạn trẻ biết không, sẽ không phải là không có lỗi, vì xưa cũng đã có hạng người bị Chúa mắng: “Chiều đến, các ông nói ‘ráng vàng thì nắng’, rồi sớm mai các ông nói ‘ráng trắng thì mưa’. Cảnh sắc bầu trời thì các ông biết cắt nghĩa, còn thời điềm thì các ông không cắt nghĩa nổi” (Lc 12,54-56).
114. Sau cuộc Thanh Tẩy vô cùng khủng khiếp, mọi cán bộ của Chúa hiệp nhất, không còn chia rẽ; Nhiều người trở lại; Đức Tin con người trở nên mạnh mẽ. Giáo Hội khải hoàn. Thế giới sống trong Bình an.
ĐIỀM BÁO XXIV – (Mẹ nói với Melanie) Sự bình an này giữa loài người sẽ được lâu bền 25 năm. Sẽ được mưa dư dật, mọi thứ sẽ làm cho họ quên rằng những tội lỗi loài người là căn cớ sinh nên những khốn cực cho thế giới.
– (A): Bình an được 25 năm sẽ kết thúc những thảm trạng nào thưa Mẹ?
– (M): Mẹ đã cho biết sau hình phạt khủng khiếp đó, và sau công đồng chung sẽ có một thời kỳ hạnh phúc bình an và chỉ được 25 năm.
– (A): Thời kỳ bình an đó sẽ chấm dứt bằng những biến chuyển của thời kỳ khốn khó hay là của ngày tận thế?
– (M): Hiện nay chúng ta đang nói về thời kỳ nguy biến. Các con đang ở trong thời kỳ tận số một thời (La fin d’un temps).
Luận: Các bạn vừa nghe, hẳn rõ Đức Mẹ không trả lời câu hỏi của cha André Althoffer “sau 25 năm thái bình” thì sẽ là thế nào, mà Đức Mẹ chỉ muốn chúng ta chú trọng tới “Thời kỳ nguy biến”. Theo chúng tôi hiểu, thì Lời Đức Mẹ nói “Tận số một thời” chưa phải là Cánh Chung. Đó là một cuộc Thanh Tẩy vô cùng khủng khiếp kể từ sau trận đại hồng thủy. Còn hơn thế nữa, Sứ Điệp Đức Mẹ trao cho Lm Stefano Gobbi ngày 2-10- 1992, được ghi lại trong cuốn “Đức Mẹ nói với các Linh mục Yêu dấu” (Our Lady Speaks to Her Beloved Priests), Đức Mẹ nói trước về “Lễ Hiện Xuống Thứ Nhì” như sau: “Điều sẽ xảy ra là điều rất to lớn đến nỗi vượt trội bất kỳ thứ gì đã xảy ra từ khi tạo thành thế giới…”. Ngày 22-5-1994 Đức Mẹ nói rõ hơn với cha Gobby: “Lửa mới sẽ từ trời xuống và sẽ thanh luyện nhân loại, vì nhân loại đã theo tà giáo. Điều đó như cuộc phán xét được thu nhỏ và mỗi người sẽ thấy chính mình trong ánh sáng Chân lý của Thiên Chúa. Như vậy, các tội nhân sẽ trở lại với ân sủng và sự thánh thiện; những người lạc đường sẽ trở lại đường công chính; những người đi xa sẽ trở về Nhà Cha; các bệnh nhân sẽ được chữa lành. Những người kiêu ngạo, những kẻ không trong sạch, những người hợp tác với Satan sẽ thua cuộc và bị án phạt đời đời… Hãy mở lòng ra để hy vọng, vì sẽ có sự lạ cả thể của Lễ Hiện Xuống Thứ Nhì” (hết trích).
115. Ghi chú: Tại sao Đức Mẹ gọi là “Lễ Hiện Xuống Thứ Nhì”?
Để hiểu ý của Đức Mẹ, các bạn trẻ cần biết (hoặc nhớ lại) Lễ H.X.Th. Nhất! Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là một ngày lễ của Kitô giáo được cử hành vào ngày thứ năm mươi bắt đầu từ ngày lễ Phục sinh, nên cũng được gọi là Lễ Ngũ Tuần (tuần ở đây được hiểu là khoảng thời gian mười ngày). Chúng ta cũng nên biết thêm trong lịch sử của người Do Thaí: ngày lễ này còn được gọi là ngày Hội mùa, vì ngày này đánh dấu một mùa thu hoạch sắp tới. Tại đền thờ, ngày lễ này họ dâng lên bàn thờ Chúa những ổ bánh mì từ những hạt lúa mì đầu tiên. Đối với đạo Do Thái, Lễ Ngũ Tuần còn là ngày kỷ niệm dân Do Thái nhận Kinh Torah từ Môi-se ở núi Sinai, ngày Thiên Chúa thiết lập dân của Người, sau khi họ đã dự Lễ Vượt Qua và trải qua thời gian cực kỳ khốn khó).
Nhưng quan trọng hơn đối với chúng ta, Lễ Hiện Xuống Thứ Nhất (hay Lễ Ngũ Tuần) là ngày khai sinh Giáo hội. Cựu ước kết thúc và bắt đầu kỷ nguyên mới, gọi là Tân ước. Những người tin Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai trong thời kỳ này trở thành những chi thể trong Nhiệm Thể Đức Kitô, đó là Giáo hội. Kỷ nguyên Giáo hội bắt đầu từ Lễ Ngũ Tuần. Nhưng trước đó Đấng thiết lập Giáo Hội là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, Người cũng đã phải trải qua lễ Vượt qua của Người là cuộc Thương Khó, rồi Người đã phải chịu chết đi để được Sống Lại và lên Trời. Sau đó mới có Lễ Hiện Xuống Thứ Nhất kể trên. Thì đối với nhân loại khi “Lửa mới từ trời xuống và sẽ thanh luyện nhân loại” như Lời Đức Mẹ nói qua cha Gobbi, cũng chính là một lễ Vượt Qua đối với con cái loài người, để rồi sau cuộc thanh luyện bằng lửa, thì nhân loại mới có được “sự lạ cả thể của Lễ Hiện Xuống Thứ Nhì” cũng theo Lời của Đức Mẹ, y hệt như lời trong Thánh Vịnh: “Chúa ẩn mặt đi, chúng rụng rời kinh hãi; Lấy sinh khí lại là chúng tắt thở ngay, mà trở về chỗ tro bụi của mình. Sinh khí của Ngài, Ngài gửi tới, là chúng được dựng nên, và Ngài canh tân bộ mặt trái đất.” (Tv 103,29-30)
116. Ý nghĩa của lưỡi lửa.
Chúng ta hãy nghe sách Tông đồ Công vụ tường thuật lễ Hiện Xuống Thứ Nhất:
“Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, tất cả các môn đệ đều tề tựu một nơi, bỗng từ trời phát ra tiếng động như tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào đầy nhà nơi họ đang sum họp. Lại có những lưỡi như thể bằng lửa xuất hiện và rải rác đậu trên từng người. Hết thảy mọi người đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần, và bắt đầu nói tiếng khác nhau tuỳ theo Thánh Thần ban cho họ nói.
Khi ấy, tại Giêrusalem, có những người Do-thái đạo đức từ khắp các nước dưới gầm trời tụ về. Nghe tiếng ấy phát ra thì đoàn lũ tuôn đến, tâm trí bỡ ngỡ, vì mỗi người đều nghe các môn đệ nói tiếng thổ âm của mình. Mọi người đều sửng sốt và bỡ ngỡ nói rằng: “Nào tất cả những người đang nói đây không phải là người Galilê ư? Nhưng tại sao mỗi người chúng tôi lại nghe họ nói tiếng bản xứ của chúng tôi: Chúng tôi là người Parthi, Mêđi, Êlam, Mêsopotamia, Giuđêa, Cappađôcia, Pôntô, Tiểu Á, Phrygia, Pamphylia, Ai-cập, Lybia, cận Cyrênê, và người Rôma cư ngụ ở đây, là Do-thái và tòng giáo, là người Crêta và Á-rập, chúng tôi đều nghe họ nói tiếng của chúng tôi mà ca tụng những kỳ công của Thiên Chúa!” (Cv 2: 1-11).
Trong bài, chúng ta nghe nói “Lưỡi lửa từ trời”, bốn từ này đã được G.H. Phanxico giải thích như sau: Hồng ân Thánh Linh được ví với lưỡi và lửa. Lưỡi tượng trưng cho các ngôn ngữ. Thánh Linh ban cho Hội thánh được nói các ngôn ngữ của thế giới. Thánh Luca kể ra 12 ngôn ngữ như là biểu tượng: “Rôma”, thế giới bên Tây; “người Do thái và các tân tòng” nói lên sự hợp nhất giữa dân Israel với thế gới; “Crêta và Ả-rập” đại diện cho Đông phương và Tây phương, các hải đảo và đại lục. Giáo hội được phái đến tất cả mọi dân nước, vượt qua các biên cương. Tuy nhiên, giữa muôn vàn ngôn ngữ, Hội thánh vẫn duy trì sự hợp nhất. Đây là một đặc trưng của Hội thánh: vừa mở rộng đến tính đa dạng, vừa bảo vệ sự hợp nhất đoàn kết. Bước sang biểu tượng của lửa, đức thánh cha nhắc đến ngọn lửa ở bụi gai mà ông Môise đã chứng kiến. Trong đời sống thường ngày, lửa mang tính cách huỷ diệt. Điều này cũng xảy ra trong đời sống xã hội: lửa chiến tranh tàn phá. Nhưng lửa của Thiên Chúa thì khác: lửa bốc cháy nhưng không huỷ hoại, mà là Lửa thanh luyện khỏi những nét nhơ nhớp, để giúp cho con người được tinh tuyền hơn, kết hiệp thân mật với Chúa hơn. Tiếc rằng nhiều lần chúng ta không muốn để cho lửa của Thánh Thần tác động: chúng ta ngại ngùng hy sinh. Tuy nhiên, nếu chúng ta mạnh dạn để cho lửa của Thánh Thần thanh tẩy, thì chúng ta sẽ cảm thấy niềm vui và an bình của tình yêu đích thực”. (hết trích)
117. Ý nghĩa của sự Thanh Tẩy bằng Lửa.
Đức Mẹ cũng dùng nhóm chữ “Thanh tẩy bằng lửa”, mà lửa đây là lửa từ trời, nên chắc chắn phải có sự hy sinh, đồng thời cũng có sự mất mát, vì nhân loại đã theo tà giáo (Lời Đức Mẹ). Kẻ chấp nhận thanh tẩy là chấp nhận hy sinh. Chấp nhận hy sinh là biết mình sẽ mất mát – mất mát đầu tiên là mất chính cuộc sống đam mê, khoái lạc ở đời, kế tiếp là những người và vật có liên hệ với mình trong cuộc sống tội lỗi đó. Nói một cách khác chấp nhận “Thanh tẩy bằng lửa” là chấp nhận thương đau, chấp nhận có sự thua lỗ trong cuộc sống trần gian, để được cuộc sống vĩnh cửu đời sau. Nhưng thời đại này, theo nhận định của G.H. Phanxico “người ta không muốn để cho lửa của Thánh Thần tác động, ngta ngại ngùng hy sinh. Ngta không đủ mạnh dạn để cho lửa của Thánh Thần thanh tẩy”. Đó là vì con người không chấp nhận bị mất mát hay thua lỗ trong cuộc sống của họ ở trần gian. Họ chỉ muốn Thiên Chúa bị thua lỗ, vì Thiên Chúa là Tình Yêu. Bởi Thiên Chúa là Tình Yêu, nên Thiên Chúa phải chấp nhận yêu thương vô điều kiện! Kể cả việc họ không từ bỏ con đường tội lỗi họ đang đi, vì con đường họ đang ngụp lặn, chẳng qua chỉ là hoàn cảnh (đó là lập luận của họ! Lập luận theo cung cách “thần học giải phóng”, theo sự bày vẽ và dẫn giải của những nhà thần học “cấp tiến”; Những người này đang bẻ cong Giáo Lý Công Giáo, và sửa đổi lề luật Phúc Ấm, tức thay đổi Lời Chúa). Nhưng hễ ai tin vào những Điềm báo của Đức Mẹ, thì đừng biện luận, đừng dựa dẫm vào bất cứ ngụy thuyết, hay tà thuyết nào của loài người, vì ngày nay có những tà thuyét như Thông Linh thuyết, thần học Giải phóng … nhân danh “Lòng Chúa Thương Xót”, để lùa người ta vào con đường rộng, hoặc nhân danh người nghèo, mà chấp nhận đường lối cùng tà thuyết CS. Chúng ta hãy nghe Mẹ trả lời cha André Althoffer rằng: “Hiện nay chúng ta đang nói về thời kỳ nguy biến. Các con đang ở trong thời kỳ tận số một thời. Khi ấy “Những người kiêu ngạo, những kẻ không trong sạch, những người hợp tác với Satan sẽ bị án phạt đời đời… Hãy mở lòng ra để hy vọng…”. Trong TGTL chúng ta đã nhiều lần nghe sứ giả của Mẹ dùng chữ này: “Nếu họ không mở lòng ra, thì Chúa cũng phải thua – Nghĩa là hết thuốc chữa! Không thể nào cứu người đó được!”. Trong một đời người, ai cũng sẽ phải tiến tới “Thời kỳ tận số một thời”, chứ không cứ là phải đợi tới thời của cả nhân loại, là thời Đức Mẹ đã nói rất rõ trong Đ.B. thứ 23, mà chúng tôi xin được lập lại một lần nữa: (Mẹ nói với Melanie) “Nhưng rồi Chúa Giêsu Kytô vì Công Bình và từ bi đối với kẻ lành sẽ ra lệnh cho Thiên Thần giết phạt kẻ thù. Những kẻ đàn áp Giáo Hội Chúa Giêsu và kẻ đam mê đàng tội lỗi sẽ chết hết. trái đất trở nên hoang địa, lúc đó sẽ có bình an, Thiên Chúa sẽ giao hòa cùng loài người. Chúa Giêsu Kitô sẽ được Phụng Thờ và Vinh danh. Đức Bác Ái sẽ trổ hoa khắp nơi, các vị vua mới sẽ là cánh tay phải của Giáo Hội. Hội Thánh sẽ hưng mạnh và khiêm nhường đạo đức, khó nghèo và sốt sắng noi theo Nhân Đức Chúa Kitô. Phúc Âm sẽ được rao giảng trong mọi nước và loài người sẽ tiến rất nhiều trong Đức tin, vì mọi cán bộ Chúa Kytô đã hợp nhứt và lúc đó loài người sống trong sự Kính Sợ Đức Chúa Trời”.
118. Trở lại Điềm báo thứ 24, Người đầy tớ già nua trong cơn bão tố, nhưng ngọn cờ của người đã phất khắp thế gian.
Đức Mẹ cho nhân loại biết: Sau hình phạt khủng khiếp đó, mọi cán bộ của Chúa hiệp nhất, không còn chia rẽ; Nhiều người trở lại; Đức Tin con người trở nên mạnh mẽ. Giáo Hội khải hoàn. Thế giới sống trong Bình an. Ngày ấy cũng là ngày Trái Tim Vô nhiễm nguyên tội Mẹ toàn thắng”. Quả là phải có như vậy, vì trước kia, chính chúng tôi cũng lo sợ và phải thưa với Chúa: “Lạy Chúa! Tại sao Chúa lại để cho Lucifer đập tan bầy chiên của Chúa như thế, thì làm sao GH có thể phục hồi lại được như cũ? Chiếc bình rạn nứt đến nỗi tưởng chừng như đã vỡ, làm sao còn có thể vá lại, Thưa Chúa?” Nhưng rồi “Sự gì loài người xem ra không thể, đối với Chúa có là chi đâu!” Vì Sứ Điệp của Mẹ ngày 28-6-1990 cha Gobby đã viết: “Lễ Hiện Xuống Thứ Nhì sẽ đến như dòng sông ân sủng và lòng thương xót, để thanh luyện Giáo hội, làm cho Giáo hội đáng thương và tinh tuyền, khiêm nhường và mạnh mẽ, không còn vết nhơ hoặc vết nhăn nào, hoàn toàn xinh đẹp, và nên giống Mẹ… Lễ Hiện Xuống Thứ Nhì sẽ đến như giọt sương trên thế giới và sẽ biến đổi sa mạc thành khu vườn, trong đó cả nhân loại đều chạy đi gặp Chúa, như Tân Lang, theo giao ước yêu thương mới với Ngài”.
Các bạn trẻ thân mến, còn một điểm nữa khi Đức Mẹ dùng từ “Lễ Hiện Xuống Thứ Nhì”, là dụng ý Đức Mẹ cho chúng ta biết: Giáo Hội cũng sẽ phải bước vào một lễ Vượt qua như Chúa Kitô hai ngàn năm trước. Giáo Hội cũng sẽ phải trải qua một cuộc thương khó, rồi cũng phải chết đi như Đức Giêsu Kitô, rồi mới phục sinh, để GH của Chúa hôm nay cũng giống như Giáo Hội sơ khai, sau cái chết của Chúa, các tông đồ, các môn đệ như đàn gà tan tác, nhưng sau Lễ Hiện Xuống Mới, GH sẽ không còn là một giáo hội của thời kỳ chia rẽ, không còn là một giáo hội của thời đen tối nữa, mà là một giáo hội đã được Chúa Thánh Thần đổi mới từ một khuôn mặt nhăn nheo, thân xác nhầy nhụa, đầy nhơ bẩn sẽ trở nên xinh đẹp và tinh tuyền; Mạnh mẽ nhưng ai nấy đầy lòng khiêm tốn.
Tóm lại cho dù Lucifer và tổ chức lớn nhất của nó là Tam Điểm, vây cánh của nó là CS phá nát giáo hội. “Con thuyền đã ngập nước, muốn sắp chìm”, như lời Đức Giáo Hoàng Danh Dự Benedicto XVI đã thông tri (2017), nhưng hình ảnh con thuyền GH hôm nay, cũng đã diễn ra một lần trong Kinh Thánh Tân ước, Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy trước, để khi xảy tới, thì vững tin rằng trên con thuyền GH có Chúa Giêsu, thì cho dù phong ba bão táp thế nào, thuyền cũng không thể nào lật úp được).
Ghi chú: Bài phúc âm tường thuật sự kiện các tông đồ lo sợ khi thuyền gặp bảo tố “Hôm ấy, khi chiều đến, Ðức Giêsu nói với các môn đệ: “Chúng ta sang bờ bên kia đi!” Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền; có những thuyền khác cùng theo Người. Và một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước. Trong khi đó, Ðức Giêsu đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?” Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: “Im đi! Câm đi!” Gió liền tắt, và biển lặng như tờ. Rồi Người bảo các ông: “Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin? “Các ông hoảng sợ và nói với nhau: “Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?” (……)
Chúng tôi lại xin nhắc các bạn trẻ câu chuyện trong tác phẩm Quo vadis. Tác giả Sienkievich muốn kể cho nhân loại nghe một câu chuyện kỳ quái, nhưng có thật: Đó là sự kiện Chúa Giêsu đã đặt Phêrô – người chài lưới già nua và dốt nát – trong thế phải đối đầu với Néron – một hoàng đế hùng mạnh – chủ tể của trần gian.
Phêrô – Người đầy tớ già nua – của các anh em còn đang ngủ (chắc các bạn trẻ còn nhớ câu nói của Chúa “Ai muốn làm kẻ đứng đầu, thì phải làm đầy tớ anh em”). Ông đứng run rẩy trong sương gió, ngẩng mái đầu bạc trắng xóa, nhíu đôi lông mày rậm nhìn về phía chân trời hừng đông vừa lấp ló kiểu như lo sợ, rồi người “Đầy Tớ” ấy ngửa mặt lên trời cao hỏi Chúa: Thưa Thầy, con biết làm gì với thành phố Thầy sai con tới. Thầy rõ biết mà, nơi này, khắp thế gian ngta gọi là đế quốc La Mã. Cái gì cũng là của ông ta hết! nào là lục địa với đại dương. Hết thảy con người và muông thú trên mặt đất, kể cả các loài thuỷ tộc ở dưới nước cũng thuộc về ông ta. Trước mặt con là những vương quốc, thành quách và 30 chiến đoàn đại quy mô, đầy đủ binh hùng và tướng mạnh ngày đêm canh giữ. Còn con, chỉ là một tên ngư phủ, quanh năm chỉ biết quăng cái lưới, cùng với những anh em sống lây lất, sống cho qua ngày trên mặt biển hồ. Thầy bảo con phải làm thế nào đây? Làm sao con lay được ngón tay của bạo chúa, chứ đừng nói là thắng được ông ta, mà hòng bảo vệ được anh em! Cứ mỗi lần ngón tay cái của y chĩa xuống, là có người anh em của con bị bỏ vô vạc dầu sôi sùng sục! Mắt người đầy tớ mờ lệ … nhưng rồi ông lại vội lau nước mắt, vô lều đánh thức anh em dậy, vì mặt trời đã ló rạng… câu chuyện vẫn tiếp tục dựa trên bối cảnh đã được kể lại trong Tông đồ Công vụ.
Quả là không thể tưởng tượng được, chứ đừng nói lấy lý trí con người mà suy thấu. Thế nhưng Giáo Hội vẫn không ngừng đi tới, vì các Thánh Tông đồ tin Chúa Giêsu vẫn đang hiện diện như lời Ngài xác quyết: Thầy đây, các con đừng sợ! Rồi cộng đoàn bé nhỏ ấy đã làm đảo lộn cả lịch sử. Néron đã biến đi như một cơn ác mộng, tỉnh dậy vẫn còn phảng phất mùi máu các Thánh Anh Hùng Tử đạo. Còn Phêrô, người chài lưới già nua và yếu đuối vẫn còn đấy. Ngọn cờ của ông phất phới khắp thế gian. Câu chuyện vừa kể kết thúc một giai đoạn của những Điềm Báo, để kỳ tới chúng ta bước sang Điềm Báo thứ 25 của Đức Mẹ ở La Salette, xin mời Quí Thính giả đón nghe SVTT#25.
(Ghi chú: Henryk Sienkievich (1816 – 1916) là một trong những văn hào lớn nhất của Balan. Cuốn tiểu thuyết Quo vadis của ông được tặng giải Nobel văn học năm 1905. Đây là cuốn lịch sử tiểu thuyết. Quo vadis nói về cuộc bách hại Thiên chúa giáo thời Nero bạo chúa của đế quốc La Mã. Tác giả được Họa sĩ nổi tiếng Siemiradzki là người đang sống tại Roma hồi ấy, hướng dẫn ông đi thăm quan thánh đô Công Giáo, và trong khi dạo chơi, nhà họa sĩ đã chỉ cho tác giả ngôi thánh đường mang tên “Quo vadis”. Chính lúc ấy, tác giả đã nảy sinh ý định viết cuốn tiểu thuyết về thời kỳ lịch sử đó. Quo vadis được chính thức bắt đầu viết từ mùa xuân năm 1895 tại Vatsava và được hoàn thành ngày 18 – 2 – 1986 tại Nice. Chúng ta cũng cần biết rằng thời Nerô bạo chúa bách hại Thiên chúa giáo từng là đề tài của nhiều tác phẩm của các nhà văn trước Sienkievich, nhưng Quo vadis vượt xa các tác phẩm kia về giá trị tư tưởng và nghệ thuật. Quo vadis là bức tranh toàn cảnh xã hội La Mã vào năm 61 sau công nguyên, bằng vào những mâu thuẫn chính trị, xã hội và tôn giáo tới mức độ cực kỳ căng thẳng như chỉ chực chờ bùng nổ).
(Còn tiếp)