TIẾP THEO SỨ ĐIỆP TẠI LA SALETTE

87. Mẹ trả lời tiếp những câu hỏi của cha André Althoffer về Điềm Báo 22

– (A): Khi lưỡi gươm lửa của Thiên Chúa giáng xuống lần thứ nhứt, thì Công đồng Vaticano 2 đã bế mạc chưa thưa Mẹ? (vì cha André hỏi Đức Mẹ ở vào thời điểm 1962, nên CĐ chưa có kết thúc)
– (M): Mẹ đã nói rằng Công Đồng chung sẽ định đoạt mọi sự, Công Đồng sẽ bế mạc hay không bế mạc. Nếu không bế mạc được là một điềm xấu, nhưng nếu bế mạc được và kết quả xấu là một điềm dữ hơn nữa!
(TGTL trong cái nhìn Tổng QuátCông Đồng Vaticano II Bế mạc ngày 08.12.1965, nhưng kết quả xấu như Mẹ nói, vì dựa vào sự canh tân, đổi mới mà người ta sau đó đã lạm dụng, để đưa ra những học thuyết sai lầm, hay phóng túng như “Thần học tiến hóa”. hay “Thần học giải phóng”, chúng ta sẽ bàn sau. Ở đây chúng ta căn cứ vào câu trả lời của Đức Mẹ cho cha André Althoffer rằng: “Một khi CĐ bế mạc được, nhưng hậu quả người ta lại làm cho ra xấu, thì Mẹ cho biết trước, lại là một điềm dữ hơn nữa! Theo ĐB thứ 7: Nhiều tu viện mất đức tin, phần lớn là do các vị học cao đi theo các loại thần học mà các vị cho là cấp tiến. Theo ĐB thứ 11 Mẹ nói: Nhiều tướng lãnh của Chúa (có cả hai nghĩa: Một là có phẩm chức cao trong GH, hai là học vị cao) Đức Mẹ bảo: “Họ chểnh mảng trong việc cầu nguyện và xám hối, nên đã bị quỉ già lấp trí khôn, lôi kéo và làm hư hỏng đi! Một số tự cho là cấp tiến, một số có thiện cảm với Cộng Sản và tin tưởng rằng giáo hội có thể đi đôi với CS. Một số có chân trong bè Nhiệm, tức Tam Điểm. Lại theo ĐB thứ 13, thì Mẹ cho biết: Nhiều tu viện không còn là nhà Chúa nữa, mà là nơi nuôi dưỡng quỷ dữ, cùng bầy tôi tớ của nó. ĐB thứ 14, chính vì sai lệch trong việc cải tổ giáo hội, mà nhiều vị không còn giữ Tinh Thần Phúc Âm, chỉ lo tích trữ tiền bạc của cải, thích quyền cao, chức cả, và cai trị một Cách kiêu căng. Vì hậu quả sinh từ những sự xấu, mà Mẹ cho biết những điềm dữ sẽ đem đến cho họ và giáo hội. Sẽ diễn ra một tôn giáo toàn cầu, xuất hiện Ngôn sứ Giả, và Tên Phản Kytô. Một thời kỳ mà ĐB thứ 16, Đức Mẹ gọi là thời kỳ tăm tối nhất của Giáo Hội. Còn tội lỗi loài người càng ngày càng gia tăng, nên trong ĐB thứ 20 Đức Mẹ cho biết: sẽ có binh đao, máu chảy thành sông, các nhà thờ bị đóng cửa và bị xúc phạm. Nhiều người bỏ đức tin. Nhiều LM, Tu sĩ bị giết. ĐB thứ 21. Sẽ có chiến tranh khủng khiếp. Rồi thiên tai ập xuống như trong ĐB thứ 22
Nói Tóm lại: Thay vì cải tiến Giáo Hội theo trí óc và lương tri con người cho phù hợp với các giới răn của Chúa, người ta lại sáng tạo ra các loại thần học lệch lạc và sai lầm, dẫn đến hậu quả khôn lường).

88. Ngay sau Công Đồng, một làn gió cách mạng đổi mới hướng đời, hơn là phục vụ Giáo Hội. Nhân danh dân chủ và tiến bộ, ngay cả dòng tu cũng đổi mới. 

Pedro Arrupe (1906-1991) người Tây Ban Nha. Linh mục Bề Trên Tổng Quyền thứ 28 của Dòng Tên, được bầu lên năm 1965. Arrupe đã thực hiện việc dân chủ hóa nhà dòng trước nhất để rồi tiến tới việc dân chủ hóa Giáo Hội. Chủ trương và đường lối của Arrupe hoàn toàn đi ngược lại với Linh đạo, tức chủ trương đường lối của vị sáng lập là Thánh Ignatio. Ông không tuân phục Giáo Hoàng, không xây dựng vương quốc của Chúa Kitô, mà hướng dẫn nhà dòng vào con đường chiến đấu cho công bằng xã hội và tự do của con người, làm cho Dòng gắn bó với thế gian hơn đối với Vatican và giáo hội. ĐGH. Phao-lô VI đã nhiều lần cảnh cáo, nhưng Arrupe không coi vào đâu, đến nỗi những ai quan tâm đến những sinh hoạt bên trong Hội Thánh, đều biết đến danh từ “giáo hoàng đen” là từ để chỉ uy lực của người lãnh đạo Dòng Tên. Chúng tôi xin tạm mở một cái ngoặc ở đây, để các bạn trẻ biết sơ qua và tạm hiểu thế nào là thế mạnh của DT trong Giáo hội.
Tên đầy đủ theo tiếng Anh là “The Society of Jesus – SJ”. Vị sáng lập là thánh Ignatio thành Loyola. Ngài sinh năm 1491 miền Bắc Tây Ban Nha. Hiến pháp của DT được thánh Ignatio đã minh nhiên xác định ý nguyện của ngài là đặt toàn thể hội dòng cũng như cá nhân từng người trong tay Giáo Hoàng, sẵn sàng để Giáo Hoàng sai đi bất cứ lúc nào, đến bất cứ nơi đâu, để bảo vệ và truyền bá đức tin Công Giáo vì phần rỗi các linh hồn. Vì đã xác định như thế nên các phần tử của DT sẽ được đào tạo theo 3 mô thức căn bản, cũng gọi là mô thức I-nhã (Ignatian mold) như sau:

Một: NGƯỜI CỦA GIÁO HOÀNG – Pope’s men. Các phần tử được đào tạo để trở thành người của Giáo Hoàng, tùy thuộc hoàn toàn vào Giáo Hoàng. Giáo Hoàng có quyền sử dụng và sai họ đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì, ở bất kỳ đâu mà ngài xét thấy là tốt nhất.

Hai: ĐA TÀI NĂNG – Polyvalency. Chính mô thức một là tiền đề cho mô thức hai này. Vì xác định là người của Giáo Hoàng, một dạng lực lượng phản ứng nhanh của Giáo Hoàng theo ngôn  ngữ ngày nay, nên họ không chỉ là những người được đào tạo bài bản về tâm linh và lòng đạo nhiệt thành, mà còn phải được đào tạo toàn diện về các chuyên ngành khác, kể cả những ngành tri thức mới, làm sao để có thể trở thành bậc thầy của thiên hạ, hầu có thể cung cấp tài năng và những gì tốt nhất mà thế giới có thể cung cấp. Theo đó, các phần tử DT không chỉ là các linh mục; mà còn có thể là các nhà khoa học về hóa học, sinh học, động vật học, Thiên văn học, ngôn ngữ học, khảo cổ học, sử học, thám hiểm, toán học, địa lý… các thầy giáo, giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, triết gia, thần học gia, nhà biên kịch, họa sĩ, chuyên viên quan hệ công chúng, nhà văn, nhà nhơ, nhà báo, đạo diễn, chuyên viên truyền thông, và cả điệp viên tình báo nữa… nói tóm lại là họ sẽ được đào tạo để trở thành mọi cái hay bất cứ cái gì mà Giáo Hoàng muốn và cần đến.

Ba: VÌ VINH DANH CHÚA hơn – Ad Majorem Dei Gloriam (AMDG). Các phần tử DT được đào tạo làm sao để đi đến chỗ có thể nhìn thấy Chúa trong mọi sự và hành động chỉ vì và cho vinh danh Chúa hơn mà thôi.
Từ Thế kỷ 15, tức từ Thánh Ignatio đấng sáng lập dòng trở đi, thì đúng khuôn mẫu như thế, tức tất cả mọi thành viên trong dòng tuyệt đối vâng lời các Bề trên, các bề trên vâng lời Bề Trên Tổng Quyền, còn Bề trên TQ thì phải vâng lời Giáo Hoàng. Nhưng từ năm 1965, khi Arrupe được bầu là Bề Trên TQ (Ghi chú: lúc đó CĐ Vat. II chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc), thì mô thức nói trên hoàn toàn bị thay đổi, là thay vì tuyệt đối trung thành với Giáo Hoàng, để bảo vệ Giáo Hoàng, để truyền bá đức tin, để xây dựng vương quốc của Đức Ki tô, để chiến đấu với Lucifer là kẻ thù của Thiên Chúa và con người…thì Arrupe xuất hiện với sứ mạng không phải là tiếp tục tuân theo những mục đích vừa kể, nhưng là để hướng dẫn DT chiến đấu cho công bằng xã hội và tự do của con người, làm cho DT gắn bó với thế gian hơn. Các lời khuyên Phúc Âm được hiểu theo một ý nghĩa mới: Khiết Tịnh được hiểu là điều  không thể nếu không có khả năng yêu thương bằng một tình yêu đã được phát triển và kinh nghiệm bởi tình yêu con người, duy trì mối quan hệ mật thiết với nữ giới là cần thiết, miễn là không dính đến chuyện hôn nhân; Khó nghèo được hiểu là biết dùng của cải cách có trách nhiệm, được mở tài khoản ngân hàng, có thẻ tín dụng, và tự quản lý việc chi tiêu; Vâng Phục được hiểu là tham vấn và đối thoại. Một luồng gió cách mạng bùng lên trong toàn Dòng. Họ tấn công mạnh mẽ vào giáo huấn đức tin và luân lý truyền thống của Giáo Hội, coi đó là những gì khô khan cứng nhắc, lỗi thời và cổ hủ, không thể dung hòa được với tư tưởng con người thời đại (Ghi chú: theo Malachi Martin – Một LM Dòng Tên gtheo truyền thống).

89. Từ Tư Tưởng Hiện Đại đến Học Thuyết Xã Hội Dân Chủ.

George Tyrell, linh mục, giáo sư triết học đại học Stonyhurst, ông sinh năm 1861 tại Ai Nhĩ Lan. Bề ngoài, ông luôn biểu lộ một lối sống khổ hạnh; Như một nhà đạo đức nhiệt thành, đầy phẩm chất và tư cách, nhưng Tyrell hoàn toàn chối bỏ cấu trúc và mô hình cổ điển của Giáo Hội – Một giáo hội phẩm trật – ông biện minh rằng Đức Giêsu đã không có ý thiết lập một Giáo Hội phẩm trật. Tyrell cho rằng giáo hội được xây dựng như một đế chế, mà Giáo Hoàng như một ông vua đầy tham vọng. Đó là một sự lừa dối đối với con người! ông cũng cực lực chống lại ơn vô ngộ và cho rằng đó chỉ là thứ vũ khí lạc hậu của thời trung cổ, nhằm duy trì địa vị độc tài và độc đoán của Giáo Hoàng. Sự sai lầm của Tyrell còn đi xa hơn nữa khi ông đưa ra một mô thức hình tam giác ngược, nghĩa là Chân lý phải bắt nguồn từ quần chúng, chứ không phải từ giáo hoàng, hay các phẩm trật. Kinh nghiệm tâm linh tập thể của dân là tiêu chí tuyệt đối của chân lý, điều đó có nghĩa là Lời Chúa có sẵn trong dân, và hiện diện trong dân, chứ không phải từ giáo hoàng hay giám mục ban xuống! Nói tóm lại ông cổ súy cho một cơ chế tổ chức giáo hội dân chủ. Tyrell chủ trương vai trò linh mục là phục vụ xã hội và cộng đồng, cho lợi ích của cộng đồng, chứ không phải để dâng lễ, hay ban ơn tha tội. Như thế chức LM là ban cho cộng đồng, chứ không phải cho cá nhân. Loạn động hơn nữa là Tyrell không tin Nhân vật Giêsu là Thiên Chúa xuống mặc xác phàm. Ông cho Đức Giêsu chỉ là một nhân vật lịch sử, có trong lịch sử con người, và Ngài có làm nên ngã rẽ của lịch sử, nhưng không có dính dáng gì tới ơn cứu độ. Tất nhiên ông không tin Chúa Giêsu sống lại và lên trời! Từ đó ông không cho là Đức Giêsu đã giảng dạy các tín điều, hay những phạm trù thuộc về tâm linh. Tất nhiên đối với Tyrell không có sự tồn tại của Thiên đàng, hay Hỏa ngục. càng không tin vào thánh lễ là hy tế thập giá. Vì những sai lầm cơ bản, nên ông ta đã bị trục xuất ra khỏi tu viện. George Tyrell mất năm 1909, nhưng người ta suy tôn ông là nhà “Tư tưởng Hiện đại” của tôn giáo, và không những nó tồn tại, mà còn phát triển mạnh.

90. Học Thuyết Tiến Hóa Cấp Tiến (Progressive Theory of Evolution)

Nhân vật rất nổi tiếng là linh mục Pierre Teilhard De Chardin, sinh tại Pháp (1881-1955). Trong một số TGTL trước đây, chúng tôi có nói tới tác phẩm nổi tiếng của ông là cuốn “Thánh lễ trên địa cầu”. LM. Pierre Teilhard De Chardin là một khoa học gia, ông chuyên về Cổ sinh vật học, cũng là một triết gia và là nhà thần học. Thần học Tiến hóa của Teilhard thiên về trừu tượng. Ông dựa trên dữ kiện, và trên lý thuyết tuy có đồng dạng, nhưng không phụ thuộc hoàn toàn vào học thuyết tiến hóa của Darwin, để xây dựng cho một học thuyết riêng, Teilhard de Chardin đã chứng minh rằng sự sống đánh dấu bước tiến hóa vĩ đại của vũ trụ. Theo ông, vạn vật tiến hóa từ những cấu tử bất động đến những cấu trúc “sinh động”. Vũ trụ đòi hỏi trái đất phải trãi qua hai ngàn triệu năm, mới có sự sống sơ khai xuất hiện, và hai ngàn triệu năm nữa để có những sinh vật đơn tế bào, rồi năm trăm triệu năm sau mới phát sinh các sinh vật đa tế bào, tức là thực vật và động vật. Trong tiến trình tiến hóa Có vô vàn thử thách, chỉ những chủ thể nào đạt được một tiến bộ thực sự, mới tồn tại và tiếp tục tiến hóa. Khi vũ trụ vạn vật có điểm sinh hóa, thì loài người cũng có điểm nhân hóa. Điểm nhân hóa trong thần học của Chardin, ông gọi là điểm Omega. Chính sự bộc phát của ý thức giải thích sự xuất hiện con người
Teilhard De Chardin chủ trương môn thần học về Tiến Hóa Cấp Tiến (Theology of Progressive Evolution). Ông cho rằng do sự giao thoa nội tại của vật chất và tinh thần. Nghĩa là ý thức chỉ xuất hiện trong điều kiện vật chất hiện hữu. Từ quan niệm đó, tôn giáo thực chất chỉ có từ khi một ý thức căn bản xuất hiện. Ông không chấp nhận kiểu Thiên Chúa tạo dựng theo Kinh Thánh, mà cho rằng vũ trụ và vạn vật phát triển tự tại, tất nhiên bước khởi đầu không có sự sống. Tất cả đều trải qua nhiều giai đoạn phát triển nối tiếp nhau dài hàng tỉ năm. Cho đến một thời điểm nào đó, những con người thông minh – homo sapiens – xuất hiện, thì lịch sử bắt đầu. Con người cùng lúc có mặt trên vũ trụ thành nhiều nhóm khác nhau. Họ đi từ khởi đầu này tới một hình thành khác là những giai đoạn của từ từ phát triển. Mọi sự hướng đến một điểm gọi là Omega. Chính ngay tại điểm hội tụ này là Đức Kitô của lịch sử. Con người đi từ trạng thái biến hóa này, sang trạng thái biến hóa khác, cho tới điểm Omega, thì con người được coi là hoàn bị. Teilhard quan niệm sự biến hóa, hay thay đổi phải được xem là tất yếu. Vì thế các lối suy nghĩ cũ, như tập tục, truyền thống, tín điều, đức tin không có ý nghĩa gì đối với Teilhard De Chardin. Khi tất cả mọi sự tất yếu phải đổi thay, thì Thiên Chúa phải được nhìn nhận là một Thiên Chúa của Tiến hóa. Và ông bác bỏ quan điểm từ trước tới giờ của Công Giáo là Thiên Chúa trước sau như một, có nghĩa là một Thiên Chúa không thay đổi. Điều này không phù hợp với quan niệm của Chardin. Đứng trên quan điểm chính thống, nhiều người trong chúng ta có thể xem tư tưởng Teilhard De Chardin là ngoại giáo, nhưng không vô thần. Nếu muốn dùng từ Cựu Ước là tư tưởng dân ngoại. Thế mà giòng tư tưởng này đã ăn sâu vào các học viện các phân khoa thần học, triết học Công giáo cùng rất nhiều chủng viện trên thế giới, nhất là tại các nước Tây phương. Ông viết rất nhiều sách khảo cứu chuyên môn, triết học và thần học. Nhân cách và tư tưởng của ông đã ảnh hưởng sâu đậm vào khắp mọi lãnh vực như tôn giáo, khoa học, tín lý, triết lý, chính trị … Chính tài năng của Pierre Teilhard De Chardin có lần được ĐGH. Benedicto XVI nổi tiếng là một thần học gia đáng kính về truyền thống Kitô Giáo cũng đã có lời khen ngợi (chỉ có tính cách giới hạn, không phải là trên mọi gtác phẩm), như chúng tôi đã nói tới trong một số TGTL trước đây, khi vị LM thần học kiêm khoa học gia Teilhard trong một cuộc thám hiểm tại Sa Mạc Ordos ở Nội Mông, năm 1923. Lúc ấy ngài thiếu các yếu tố bánh không men và rượu nho để cử hành một Thánh Lễ trong sa mạc, ngài đã dâng lên Thiên Chúa một lời nguyện chất chứa trong tâm hồn cả một vũ trụ với hai bàn tay là “Thánh Lễ Thế Giới” (đăng trong CaKhúc Vũ Trụ, Harper 1961), Khi ấy vị LM của học thuyết tiến hóa, đã dâng toàn bộ sáng thế trong lịch sử biến hóa của nó, làm thành bánh thánh dâng lên Thiên Chúa. Dẫu vậy, toàn bộ tư tưởng của Teilhard trong học thuyết tiến hóa của ông, cũng vẫn là một giòng nước ngược đối với Giáo huấn của Đức Giêsu Kitô trong lịch sử Ơn Cứu Độ dành cho nhân loại. Chính vì vậy, Đức Thánh Giáo Hoàng Gio-an XXIII, người khai sinh ra CĐ/Vaticano II, là người đã ra thông báo cảnh giác về sự độc hại của học thuyết tiến hóa cấp tiến của Chardin, vì nó rất nguy hại tới đức tin CG. Nhưng đã quá trễ! Học thuyết của Pierre Teilhard De Chardin đã ăn sâu và tiềm ẩn trong hàng Giáo Sĩ CG đa số trong giới có bằng cấp cao, học lực cao, khiến đã có thể trỡ thành những cơn sóng ngầm, mà sau này nổi lên thành cơn bão biển “Cách Mạng Vatican II”.

91. Thần Học Giải Phóng.

Thần Học Giải Phóng chính thức ra đời năm 1973 và cha đẻ của nó là Gustavo Gutierrez, một linh mục dòng Đa-minh người Pêru. Sứ mạng của THGP là giúp con người thực hiện cuộc giải thoát khỏi nghèo đói và áp bức bất công về kinh tế và chính trị. Theo đó, Chúa Giêsu là mẫu mực của nhà cách mạng THGP vì chọn lựa đứng về phía người nghèo, và chết cho người nghèo của Ngài. Ngài chết vì lập trường giai cấp, chọn người nghèo của ngài. Tin Mừng của Chúa Giêsu là cẩm nang đấu tranh giai cấp (tất nhiên là không phải như vậy, nói thế thì còn gì là lịch sử ơn Cứu độ nữa! mà đã biến cuộc đời Chúa Giêsu trên trần thế thành cuộc sống hy sinh cho “lịch sử đấu tranh giai cấp”). THGP vay mượn 2 công cụ chính là thần học lịch sử của Jacques Maritain và Biện Chứng Lịch Sử Mác-xit để giải thích và bắt bệnh xã hội loài người. THGP nhắm đến việc phục vụ con người như thể chỉ có một vương quốc trần gian này mà thôi, chứ không có một vương quốc nào khác. THGP coi đám đông dân chúng – people là nơi đón nhận mạc khải và là cơ sở để giải thích mạc khải…
Chấp nhận THGP sẽ dẫn đến sự sụp đổ toàn bộ Truyền Thống Đức Tin Công Giáo. Bởi vì, dân chúng, chứ không phải Giáo Hoàng, mới là nguồn đón nhận mạc khải và là cơ sở tin cậy nhất để giải thích mạc khải. Sẽ chẳng còn có tín điều nữa bởi giáo lý cũng thay đổi theo dòng chảy của lịch sử (đây là điều các bạn trẻ cần phải cẩn thận và chú ý. Cần phải nghiêm khắc với bất cứ lý luận nào vì dòng chảy của lịch sử, mà bắt giáo lý phải thay đổi. Khi họ bắt giáo lý thay đổi, tức là họ đang bẻ cong Lời Chúa). Đối với THGP, Giáo Hội là Dân Thiên Chúa – people of God – chứ không phải là Giáo Hội phẩm trật của Roma. Tội lỗi, về căn bản, không phải là của cá nhân, nhưng là do những cơ cấu xã hội bất công và sự áp bức của chủ nghĩa tư bản! nói chung và nhất là ở Mỹ Châu La Tinh, là chiến binh vô địch truyền bá thứ THGP này. Họ sẵn sàng cầm cày, cầm cuốc và cầm súng để cùng chiến đấu với người nghèo. Là đồng minh của người nghèo, làm cách mạng chống lại sự áp bức của Chủ Nghĩa Tư Bản. Họ là đồng minh của Chủ Nghĩa Cộng Sản vì cùng chọn đứng về phía người nghèo. Họ thách thức GH trước hai chọn lựa: Chủ Nghĩa Cộng Sản (người nghèo) và Chủ Nghĩa Tư Bản (người giàu). Chỉ có hai chọn lựa này mà thôi chứ không có chọn lựa thứ ba! Nếu Giáo Hội không chọn đứng về phía người nghèo thì Giáo Hội cũng chỉ là đồng minh áp bức với Chủ Nghĩa Tư Bản mà thôi.

Như vậy ta thấy, từ đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Giáo Hội Công Giáo nói chung và các Giáo Hoàng nói riêng đã phải đương đầu với một thế lực nguy hiểm và mạnh, là một số rất đông thuộc thành phần giáo sĩ các cấp từ Hồng Y có, TGM, GM có và rất nhiều LM, tu sĩ thuộc tầng lớp trí thức cao, cũng có thể nói là rất nhiều trong DT. Họ mượn việc giải phóng người nghèo khỏi áp bức bất công về chính trị và kinh tế nhưng thực chất là nhắm đến việc lật nhào toàn bộ Đức Tin Công Giáo. Đức Phao-lô VI đã hoàn toàn đau lòng và thất bại trước giới học giả, trí thức từng hiến mình cho Chúa này, mà trong ĐB thứ 11, Đức Mẹ phải gọi là “các tướng lãnh của Chúa, họ đã chểnh mảng trong việc cầu nguyện và xám hối, nên đã bị quỉ già lấp trí khôn, lôi kéo và làm hư hỏng đi! Một số tự cho là cấp tiến, một số có thiện cảm với Cộng Sản và tin tưởng rằng giáo hội có thể đi đôi với CS. Một số có chân trong bè Nhiệm, tức Tam Điểm. Lại theo ĐB thứ 13, Đức Mẹ cảnh báo rằng: Nhiều tu viện không còn là nhà Chúa nữa, mà là nơi nuôi dưỡng quỷ dữ, cùng bầy tôi tớ của nó”.

Cho đến hôm nay, bên trong các nước âu Châu, vẫn có nhiều phần tử theo chủ nghĩa xã hội, thỉnh thoảng vẫn có những cuộc biểu tình của quần chúng biểu lộ sự đòi hỏi mang tính đấu tranh, đòi giải phóng con người cách phi lý, trong một chế độ tương đối tự do và dân chủ hơn người dân ở trong các châu khác khá nhiều, như ở Á Châu, hoặc Phi Châu. Ngay như ở Mỹ, đảng Dân chủ bao giờ cũng có chiều hướng thân với chủ nghĩa xã hội, làm lợi khí cho CS, và nếu có cái nhìn nghiêm khắc một chút thì thấy đang tiềm ẩn một chủ nghĩa thiên tà. Chắc chắn trong xã hội văn minh Tây phương, từ lâu người ta đã nhiễm phải những học thuyết nói trên. Đứng về mặt Tâm Linh mà nói, tất cả đều nằm trong kế hoạch của Tam Điểm, tức Bè Nhiệm! Trong ĐB thứ 11, trả lời câu hỏi của LM. André Althoffer, Đức Mẹ đã bảo: “Một số (trong đb này, Mẹ có ý chỉ giáo quyền, là hàng “tướng lãnh của Chúa”) có chân trong bè nhiệm, mà Mẹ không thể cho con biết số lượng là bao nhiêu”.
(Còn tiếp)