CÁC ĐIỀM BÁO TẠI LA SALETTE
Vẫn ĐIỀM BÁO XIX: Thuyết Thông Linh, các tà thuyết và Dòng tu Thập Giá Hoa Hồng
(Tóm tắt ý chính trong ĐB. 19: Các nước sẽ đồng lòng phá bỏ tất cả những nguyên tắc Công Giáo và thay thế bằng duy vật vô thần và thuyết thông linh cùng các tà thuyết khác).
61. Thông Linh Thuyết
1) Từ ngữ “Thông Linh thuyết” mà Đức Mẹ nói trong ĐB thứ 19, được hiểu là những người theo thuyết Linh Khải, hay Thiên khải. Vì thông: Sự cho biết, hiểu rõ, hay đạt tới; Linh: sự siêu việt; lãnh vực siêu nhiên; thần diệu. Đây nói về học thuyết cho biết những sự thần diệu. Trong khi Linh Khải, hay Thiên khải cũng có nghĩa là mở ra cho thấy những sự thần diệu, hay những điều siêu việt. Những người theo thuyết Thiên khải có tên gọi là Illuminati nghĩa là “Những người được chúa làm cho sáng mắt” (chúa tức God – chữ G trong con mắt ở đỉnh Kim tự tháp – được hiểu theo nghĩa riêng của họ). Trước đây chúng ta đã biết Illuminati là một trong những vệ tinh (tức chi nhánh) của Hội Kín Tam Điểm.
2) Những người theo Thông Linh Thuyết hay Thuyết Thiên Khải lần đầu tiên xuất hiện ở Châu Âu thế kỷ 15, được ám chỉ những người tinh thông, những người hoàn toàn có học thức và có được “sự sáng” (trong ngoặc) do giao tiếp với một nguồn thần bí, “cao siêu” (trong ngoặc). Từ Illuminati đi đôi với nhiều giáo phái huyền bí và dòng tu kín khác nhau, trong đó có dòng tu “Thập giá Hoa Hồng” (được nói tới sau) và hội viên Hội Tam Điểm.
3) Illuminati cũng được gọi là Dòng tu Thiên Khải do Adam Weishaupt sáng lập ở Bavaria ngày 1.5.1776 là giáo sư luật năm ông 28 tuổi. Từ năm 1777 – 1780 một hội viên Hội T. Đ. cấp cao là Nam tước Von Knigge giúp Weishaupt kết hợp các yếu tố của HTĐ vào trong cấu trúc và nghi lễ của tổ chức. Năm 1784 HTĐ bị chính phủ Bavaria tố cáo là nguy hiểm về mặt chính trị, dẫn đến sự đàn áp các “dòng tu kín” (trong ngoặc), trong đó có Thiên Khải (Illuminati). Sau này tên Thiên Khải cũng đươc dùng để gọi các môn đệ của Louis Claude de St. Martin (1743-1803), một nhà huyền bí, tác gia người Pháp, cũng là nhà sáng lập giáo phái Martinist năm 1754.
4) Illuminati có nhiều nhân vật nổi tiếng như: Goethe, Cagliostro, Franz Anton Mesmer. HTĐ và các dòng tu này được phục hồi ở Bavaria năm 1880 dưới sự che chở của Leopold Engel. Engel cũng làm chủ một dòng tu sau này do tiến sĩ Karl Kellner tiếp quản và đổi tên là “Dòng tu Đền thờ Phương Đông” (Ordo Templi Orientis). Kellner đưa vào nhiều yếu tố ma thuật, và thuyết huyền bí Tantra. Một trong những thành viên nổi tiếng, được mệnh danh “người tinh thông” là Franz Hartmann (Họ là những lý thuyết gia của học thuyết Thông Linh). Trước hết, Franz Hartmann là người theo thuyết Thần trí nghiên cứu dòng tu bí mật “Thập Giá Hoa Hồng”. Một triết gia khác là Rudolf Steiner cũng theo thuyết Thần trí, năm 1906 sáng lập dòng tu Mysteria Mystica Aeterna. Trong cuốn tiểu thuyết tự truyện của mình, Steiner mô tả dòng tu này như “Một thể chế của cái gọi là HTĐ cấp cao”. Vì có nhiều dòng tu kín như vậy, Tam Điểm qui tụ với nhau bằng một khái niệm “Tình Huynh Đệ” (brotherhood) bí mật của những người tinh thông gọi là người theo thuyết Thiên khải (trong ĐB. Đức Mẹ dùng chữ Thuyết Thông Linh) đã được phổ biến rộng khắp trong các tác phẩm hư cấu của tiểu thuyết gia Robert Anton Wilson (Xin x. Crowley, Aleister, Freemasonry, Steiner, Rudolf).
Chúng ta không có thời giờ để nói nhiều về các dòng tu loại này, các hội kín bí mật, hoặc những học thuyết huyền bí, nhưng nói chung là rất nhiều vệ tinh chung quanh chính tinh là Tam Điểm.
62. Các tà thuyết khác
Chỉ trong phần trên chúng ta đã biết tên một số học thuyết có tương quan với những nhân vật trong Tam Điểm. Tất nhiên đó là những tà thuyết. Chúng ta không có thời giờ để đề cập tới hết các tà thuyết, cũng như Đức Mẹ người chẳng cần phải nêu rõ đích danh mọi tà thuyết, ngoại trừ thuyết Thông Linh. Bởi thế, sự trưng dẫn trong phạm vi nơi đây chỉ là điển hình. Một trong những giáo phái mang tính cách phong trào, chủ yếu liên quan đến các tôn giáo tự nhiên, nhưng lại nhuốm chút truyền thống huyền bí, đó là Thuyết Ngoại giáo Hiện đại (Neo – Paganism). Giáo thuyết này mang tính biểu tượng cho các xu hướng con người thời đại, đang thích bị lôi cuốn vào đời sống tự nhiên, không chỉ giữa người nam với người nữ. Cũng không chỉ mang tính chủ nghĩa cá nhân xuông. Thuyết Ngoại giáo Hiện đại vừa là tôn giáo, vừa là triết học và cũng là một lối sống. Nhưng là lối sống phản ảnh chủ nghĩa Duy Tự Nhiên của bè phái Tam Điểm và do TĐ dựng lên. Tín điều nồng cốt của thành phần duy tự nhiên là cổ súy quyền tự do cho mỗi một con người, để không ai bị ràng buộc bởi bất kỳ thứ luân lý, đạo đức mà họ cảm thấy những thứ đó, đi ngược lại bản tính tự nhiên của loài người. Bằng vào ý chí và lý trí, con người có thể tự xây dựng cho mình sự văn minh và tiến bộ, mà chẳng có tương quan gì, hay phận sự gì đối với Thiên Chúa, hoặc cho rằng những bổn phận do sự bày vẽ của tôn giáo, về nhiệm vụ của con người đối với Thượng đế là mơ hồ và huyền hoặc, xa thực tế. Họ đương nhiên chối bỏ bất cứ những gì bảo là Thiên Chúa dạy. Họ không chấp nhận bất cứ tín điều và chân lý tôn giáo nào, mà trí khôn con người không hiểu nổi. Đối với họ, hôn nhân thuộc về một loại hợp đồng thương mại, không có gì gọi là vĩnh cửu, trong một thế giới mọi cái chỉ là tương đối! Người ta có quyền ký hợp đồng, thì tới một thời điểm nào đó hợp đồng không còn hưu hiệu cho cả hai bên, thì đôi bên có thể hủy bỏ bởi ý muốn của những kẻ đã giao ước với nhau. Thành phần cai trị dân sự có trách nhiệm giáo dục cho giới trẻ là hôn nhân không liên quan gì đến tôn giáo, để phải ràng buộc trong một cái khung kiên cố và chắc chắn, đến không gì có thể thay đổi. Mỗi người có quyền được tự do làm những gì mình thích, miễn là không phương hại đến người khác. Mọi tổ chức dưới trướng của Tam Điểm hoàn toàn ưng thuận những điều ấy; chẳng những đồng ý mà họ còn nỗ lực vận động dài lâu, để bổ túc và làm cho kiện toàn những bộ luật dân sự của các quốc gia trên thế giới, hầu giải giới các lề luật luân lý và tôn giáo cổ truyền. Bằng mọi cách, chủ nghĩa Duy Tự Nhiên phải xâm nhập vào các guồng máy chính trị, đòi buộc các chính phủ phải độc lập, phi Thiên Chúa, phi tôn giáo. Đối với các hình thức khác biệt về tôn giáo, thì không có lý do nào đạo này lại hơn đạo kia. Tất cả các đạo đều có cùng một vị thế như nhau. Tóm lại, vì chủ trương hủy diệt những gì là vượt trên tự nhiên, không hợp với tự nhiên và có vẻ phản tự nhiên, mà Tam Điểm có thể được tóm gọn trong câu nói của Dom Paul Benoit trong La Franc Maconnerie sau đây:
“Nguyên tắc căn bản riêng của chúng ta là chối bỏ mọi giáo điều; khởi điểm của chúng ta là không không; chối bỏ, luôn luôn chối bỏ: phương pháp của chúng ta là như thế; nó sẽ dẫn chúng ta đến việc đặt thành những nguyên tắc: vô thần nơi tôn giáo; vô chủ nơi chính trị; vô sản nơi chính trị kinh doanh” (theo Dom Paul Benoit trong La Franc Maconnerie).
Giáo hội Ngoại giáo Hiện đại hầu hết phát triển ở Mỹ, Anh, Canada, Úc và Châu Âu. Chữ Paganism bắt nguồn từ tiếng Latin Paganus, có nghĩa là “người sống ở thôn quê”. Phong trào dấy lên từ thập niên 1960, tổ chức có vẻ lỏng lẻo, và hành giáo theo quan niệm đơn phương để bảo vệ tính chất riêng tư. Tổ chức Ngoại giáo Hiện đại đầu tiên xuất hiện ở Mỹ năm1959, người sáng lập là Fred Adams lúc đó là một sinh viên Cao đẳng tiểu bang Los Angeles. Fred lấy tên là Fereferia, lấy từ tiếng Latin nghĩa “Lễ hội nơi thôn dã”. Cho đến nay hai tổ chức có nhiều ảnh hưởng nhất đối với sự phát triển và truyền bá “Thuyết Ngoại giáo Hiện đại” là Pagan Way và Church of All Worlth tức “Giáo hội Toàn Cầu”. Ở Anh được thành lập năm 1971 lấy tên là Pagan Federation. Cũng với hình thức lỏng lẻo, làm biểu tưởng cho tự do. Họ cũng đưa ra 3 nguyên tắc rất dễ thuyết phục là Yêu thương; Giữ mối quan hệ họ hàng với thiên nhiên; Trung thành với tôn chỉ đạo đức Ngoại giáo là “Hãy làm những gì bạn muốn, nhưng không gây hại”. và họ có chung một niềm tin là hóa thân, (tức có kiếp luân hồi). Đôi khi dưới mắt khách quan, người ta cũng nghĩ là có sự phụng thờ Quỉ Vương, nhưng trên lý thuyết họ nói là các tín đồ được tự do, có thể thờ đa thần, phiếm thần, hoặc thờ Vật linh. Một số nghi lễ diễn tả sự truyền đạt xuất thần của các nữ thần với các nam thần có sừng. Trong nghi thức có lễ giảng của người giữ chức tư tế được mời có thể là nam, hoặc nữ tư tế. Các tín đồ thường là hành lễ ngoài trời, giữa thiên nhiên. Họ khỏa thân vừa gõ trống, vừa nhảy múa, để có được sự hiệp thông gần gũi với thiên nhiên. Ở Bom Bay bên Ấn Độ, ai lại không biết Kỹ nữ giữ đền devadasi. Từ lâu đời, ở Ấn Độ, có một tục lệ khá lạ, là những gia đình sinh ra con gái có thể đưa chúng vào đền và được gọi là devadasi. Đây là từ có nghĩa là nô lệ của thần Yellamma – một vị nữ thần sinh sản trong Ấn Độ giáo – Khi trở thành một devadasi, các bé gái Ấn Độ phải mang trang sức và phục vụ trong đền. Nhiều cô gái mới từ tám, chín tuổi đã được dâng vô đền thờ thuộc giáo phái Shiva. Họ được dạy múa những vũ điệu tế thần khoả thân. Họ không phải là thành phần cặn bã như ở các xã hội khác, ngược lại ở đây, họ rất được trọng vọng. Có những Kỹ nữ giữ đền xuất thân từ hàng quí tộc. Lại có cả từ ngữ điếm thần để gọi các cô gái phục vụ trong mhững đền thờ thần Hy Lạp. Ít ai biết rằng các kỷ nữ thời xưa ở Hy Lạp, trong các đền như đền thờ thần Athéna, có những hoạt động kích dục để phục vụ cho việc tế lễ. Người Hy Lạp quan niệm, tình dục chính là một biểu tượng cao quý cho sự phồn thịnh, và sinh sôi nảy nở trong xã hội của loài người. Tại các ngôi đền, thờ thần tình yêu – thần Aphrodite – Hàng năm xuất hiện các lễ hội nhằm tôn vinh tình yêu. Trong nghi thức có rất nhiều kỹ nữ ở trần nhảy múa cách khêu gợi để chào mời những tín đồ cùng “hoan lạc”. Những cách thờ phụng kiểu “ngoại giáo” như thế ở một thời xa xưa, nay lại được Tam Điểm qua các tổ chức giáo phái và các dòng tu của chúng phục hồi. Thậm chí họ còn xử dụng rượu, hay các chất gây nghiện trong nghi lễ, để đạt đến trạng thái xuất thần. Vì thuyết ngoại giáo hiện đại nhấn mạnh đến sự sinh sản, nên các tín đồ của giáo phái này có thái độ phóng khoáng về tình dục, họ được dạy rằng tình dục là một chức năng đáng tôn kính và được thụ hưởng, chứ không nên kiềm chế. Hội viên Tam Điểm Hoa Kỳ từng có nghi thức thờ Satan gọi là Palladisme, tức là lễ đen kính Satan (messe noire) mà bàn thờ là một trinh nữ lõa thể. Đạo này lan tràn cả vào Rôma. nó phát triển mạnh, nhờ vào chỗ sa đọa của loài người. Rất nhiều người bị lôi cuốn bỏ đạo mình, để gia nhập giáo hội toàn cầu. Trong Sứ điệp của Đức Mẹ ban cho Maria Divine Mercy, ngày 23 tháng 8 năm 2013, lúc 14:09, có đoạn Đức Mẹ nói: “Người ta sẽ thấy thiên hạ tôn thờ “chúa” trong thứ giáo hội toàn cầu mới, và mọi thứ đều tỏ ra thành kính tôn sùng. Khi ấy, ở bên ngoài các giáo hội này, người ta sẽ chìm đắm trong tội lỗi một cách công khai, vì chẳng còn tội nào khiến cho họ phải xấu hổ. Dưới sự dẫn dắt đầy mê hoặc của bộ ba quỷ quái – bộ ba mà Satan tạo ra – họ sẽ thèm khát mọi thứ tội lỗi như một phương thế để duy trì sự thèm khát mà họ mới có được. Sự đồi bại này bao gồm những tội lỗi của tính xác thịt, khi mà người ta chấp nhận sự lõa lồ, vì con người sẽ dành hết tâm trí vào những sự dâm ô, ngay cả ở những nơi công cộng. Việc giết người sẽ trở nên phổ biến và nhiều người, kể cả các trẻ em cũng sẽ phạm tội này. Việc thờ Satan và những lễ đen sẽ được thực hiện trong nhiều Nhà Thờ Công Giáo (dĩ nhiên lúc ấy đã không còn là nhà thờ Công giáo nữa! Vì người ta đã chối từ Nhiệm tích Thánh Thể). Người ta sẽ coi việc phá thai là một giải pháp cho bất kỳ lý do nào”. (Chúng tôi sẽ có ghi chú đặc biệt về những sứ điệp được Chúa, Đức Mẹ ban cho Maria Divine Mercy sau đây, ở cuối điềm báo thứ 19. Bây giờ chúng tôi xin tiếp tục): Bởi thế Đức Mẹ đã cảnh báo rằng các loại tà giáo càng ngày càng lôi cuốn người ta vào đường tội lỗi, và ngày càng tội lỗi hơn.
63. Dòng tu Thập Giá Hoa Hồng hay Rosicrucianism theo truyền thuyết là một hội kín lâu đời nhất trong thế giới phương Tây, có từ thời các trường phái bí mật Ai Cập và Hy Lạp cổ đại. Chủ yếu mang tính không tưởng và nhân văn dựa trên khái niệm Tình anh em da trắng vĩ đại với những người tinh thông và tin có sự hóa thân. Theo Harvey Spencer Lewis (1883-1939), người sáng lập dòng tu cổ đại và huyền bí Rosae Crucis (tức Thập giá Hoa hồng) ở Mỹ cho biết Thập giá Hoa Hồng có từ năm 1489 tr. CN. Đây là một xuất xứ bí mật và có tính tương tựa về truyền thuyết như Hội Tam Điểm. Gọi là “TGHH”, vì tất cả tổ chức TGHH khắp nơi đều xử dụng hoa hồng và thập giá, mặc dù sự trình bày có khác nhau. Hội TGHH đặt thập giá vàng. các đầu chữ thập có móc lên trên một sao năm cánh, dược các tia sáng tạo thành. Màu nền là xanh da trời. Viền quanh thập giá là 7 bông hoa hồng, đôi khi vắt ngang thập giá, và cũng có khi kết lại thành vòng hoa quanh thập giá. Riêng giám mục Martin Luther, kẻ bỏ giáo hội Công Giáo ra thành lập Giáo hội Tin lành phái Thệ phản, ông này dùng phù hiệu là một hoa hồng có thập giá ở giữa. Về mặt biểu tượng, thập giá tượng trưng cho cái chết, sự đau khổ và sau cùng là sự sống lại, nhưng sự sống lại đây là sự hóa thân, như niềm tin của Tam Điểm. Về mặt này thì lại giống hệt niềm tin như những người theo đạo Hindus, hay đạo Phật là tin vào thuyết luân hồi. Lucifer cũng luôn dối gạt người ta là chết rồi sẽ được đầu thai ở kiếp khác. Đó là điều nó xúi giục người ta tự tử, mỗi khi buồn bực, hoặc thất bại, chán sống.
Vào đầu thế kỷ 18, nhiều tác giả khác nhau xuất bản nhiều sách và tuyên ngôn khẳng định sự tồn tại của tình anh em và những ấn phẩm chuyên luận về việc cải cách chính trị và tôn giáo, mở đường cho việc tuyên truyền kiến thức miễn phí, xây dựng tình anh em khắp nơi trên thế giới, bằng cách tài trợ nghệ thuật, tái tổ chức các nước Châu Âu đang đầy rẫy những mâu thuẫn thành một khối thịnh vượng chung lý tưởng hóa. Dòng tu TGHH chủ trương đào tạo các thành viên cấp cao có được kiến thức vũ trụ. Môn đệ quán triệt qua 12 cấp có thể được chọn tham gia Thiên Khải (Illuminati), là một tổ chức cấp cao của Dòng tu. Dòng tu TGHH khẳng định có nhiều ảnh hưởng đối với Hội TĐ. nhất là từ cấp Mason thứ 18 vốn là TGHH hoàng thân chủ quyền Heredom. Hai tổ chức TGHH có tên Societas Rosicruciana ở Anglia, do Robert Wentworth Little thành lập năm 1866; và Societas Rosicruciana ở Civitatibus Foederatis thành lập năm 1878, mới đầu còn là chi nhánh trực thuộc Societas Rosicruciana ở Scotland. Tại hai nơi này, thành viên phải là Mason ở cấp thứ 32. Chúng ta biết rằng tác giả quyển Royal Masonic Cyclopedia, và tiến sĩ William Wyn Westcott và Samuel Liddell Macgregor Mathers, hai nguời sau này bị ám sát, họ đều là những thành viên của dòng tu TGHH và là những người sáng lập Dòng tu Golden Dawn. Xem như thế thì các loại vệ tinh của Tam Điểm (Tức các tổ chức phụ) nhiều không thể kể xiết, nơi đây chúng tôi chỉ có một chút thời gian để hé mở một vài cánh cửa, nhìn ra những cánh đồng bao la bát ngát kia mà thôi! Sau đây là phần ghi chú đặc biệt chúng tôi vừa loan báo trên.
64. Ghi Chú Đặc Biệt của TGTL:
Mỗi khi gặp một vấn đề quan trọng, tác giả thường phải hỏi Đức Mẹ, vì mình chỉ là người thừa hành công việc Đức Mẹ dạy làm, hơn nữa Sứ Giả của Mẹ là cô Thủy lại sẵn sàng cộng tác và giúp đỡ, nên hôm nay Tác giả lại mời quí vị thưởng lãm hai lá thư có liên hệ sau đây:
Hỏi qua e-mail, Perth, ngày 28.7.2018
Chào cô Hợp,
Tôi nhờ cô Hợp hỏi cô Thủy giùm tôi mấy vấn đề sau đây:
1) Theo Cha Amorth, Cha Thánh Padre Pio năm dấu lúc sinh thời có tiết lộ rằng: “Bí mật Fatima Thứ ba liên quan đến sự xâm nhập vào Vatican bởi quỷ Satan, và trong vòng một thời gian rất ngắn, nó sẽ đến để cai trị một Giáo hội giả mạo”.
2) Sứ điệp Đức Mẹ ban cho bà Maria Divine Mercy Thứ hai ngày 22 tháng 7 năm 2013, lúc 20:17, trong đó có nói rằng: “Những chi tiết mà Mẹ đã tiết lộ nói về việc trong thời cuối sẽ có hai người đội Vương Miện Thánh Phêrô.
Nhờ cô Teresa Phạm Nhật Thủy hỏi Đức Mẹ giùm 2 điều trên đây có đúng không? Có điều nào do người ta bịa đặt không? Nếu đúng thì cũng nhờ cô chuyển lời của tôi lên Đức Mẹ rằng: “Con có thể viết và nói lên những sự thật đó được không? Con cám ơn Đức Mẹ về tất cả ơn Mẹ ban và chỉ dạy con!”.
Tôi cũng cám ơn cô Teresa Phạm Thị Nhật Thủy.
Giuse Maria Thúc Linh Tâm
(Thư trả lời cũng bằng e-mail)
Thứ hai 30.7.2018 lúc 2.40pm. nói chuyện với chị Thủy tại nhà Hợp.
– (Cô Th nói với cô H): Chị có thể cho em biết là chị sẽ đến chỗ Đức Bà để xin ơn chỉ dạy. (chờ).
– Chị phải chờ. Chị đến chỗ Đức Bà song vì có nhiều việc nên Đức Bà chưa gọi, nên không vào được! (sau đó lại có khoảng cách im lặng)
– Chị được Đức Bà gọi. Chuyện mà chú Tâm hỏi Đức Bà bảo: “Khi nào Chúa đến cho phép được nói thì Đức Bà trả lời, vì Chúa là con Bà thật, nhưng về tâm linh chuyện mà hỏi có liên quan tới việc Chúa làm, thì phải được Chúa cho phép”. Chị giải thích thêm là các cha các sơ được mạc khải trực tiếp thì khác, còn ta xem một vấn đề gì, rồi thắc mắc, hay sự việc qua một cuốn sách để tìm hiểu sự thật, mà sự thật thuộc về Chúa, thì phải có phép của Chúa, dù là Ngài ở vai … (không nói). Chị phải chờ! (ít giây sau nghe Đức Bà nói xong cô Thủy cho biết):
– Chị được Đức Bà bảo: “Khi mà chuyện Đức Bà nói, là có thật! Song chuyện xảy ra thì ta cứ chờ xem sẽ biết!”. (Sau đó chị thưa với Đức Bà):
– Thưa con xin Đức Bà chỉ thêm điều mà chú Tâm muốn hỏi là có nên viết và nói điều này ra không, thì Đức Bà bảo chuyện chưa đến thì là chuyện xa! Song hiện giờ đã thấy manh nha họ phá rối bằng sự bịa đặt, và sẽ dựng nên một đạo mà ai cũng ghét! Họ muốn phỉ báng và xa lánh Chúa, hay người trung thành với Chúa! Còn các linh mục bị quỷ sai khiến, làm những việc ô uế danh Chúa, thì là chuyện gần (tức chuyện trước mắt), mà con cũng đã thấy và biết! chuyện ở xa chưa đến, thì con có thể lấy chuyện trước mắt, mà luận việc thiên hạ. Con! Ta biết con có thể làm được, nói được. Ta đã đem con từ sự không tin, đến sự ao ước được đem những điều huyền bí cho mọi người biết để sống tốt lành, thì chắc con hiểu điều Ta nói. Những kẻ ngã lòng thì thậm chí là những bậc cao cả cũng còn bị nó bắt mất! Ngoại trừ những ai trong lòng còn có Chúa, hay là những người biết theo Chúa bằng sự trung tín với những điều Chúa dạy, thì sẽ khỏi mất linh hồn … con có hiểu không?
– (Th): Đức Bà đã nói xong rồi! Chị nhờ em viết rằng: “Cháu cũng cám ơn chú Tâm, đã nghĩ về cháu rất tốt đẹp, cháu cũng nói thêm là điều Đức Mẹ nói, cháu được phép nói, thì cháu đã nói y nguyên văn, không thêm bớt, còn sự suy luận của chú, mà Đức Mẹ bảo, nếu như chú có điều gì thắc mắc, thì để khi nào chú đến chỗ Đức Mẹ thì sẽ sáng hơn! À quên, cháu nói rõ không phải là chú đến bằng cái chết! Nhưng ý cháu nói có nghĩa là chú nên sang đây (Melbourne), thì chú sẽ tiếp xúc được các vấn đề một cách dễ dàng, và cũng tỏ tường hơn, là nói cách gián tiếp (tức chỉ qua thư từ, mà không có được sự đối thoại)! cháu cũng chúc cô chú và gia đình được ơn Chúa cho mọi sự như ý và bằng an” (lá thư dứt điểm ở đây).
(Luận: Xuyên qua hai lá thư Chúa, Đức Mẹ dạy: Một lá thư đã được ghi vô TGTL126 mới đây, và lá thư hôm nay nữa, chúng ta rút ra bài học: Điều Thứ Nhất là chỉ có một nguyên tắc chúng tôi muốn các bạn trẻ nhớ cho là bất cứ thời kỳ nào, ngay cả bây giờ cho tới về sau, bất cứ “điều răn nào của Chúa, điều Chúa dạy là không có ai sửa đổi được!”, dù vị đó là ai: Linh Mục, hay Giám Mục (chúng ta biết rằng trong Hội Thánh Công Giáo chỉ có ba chức là chức GM, chức LM và chức Phó tế. ĐGH là GM Roma). Vậy khi ai đó trong bất cứ phương vị nào mà sửa đổi, hoặc bãi bỏ một điều răn, một Bí Tích, hay một lề luật của Chúa, dù là tuyên bố, hoặc trong lúc thi hành mục vụ, thì cẩn thận, vì người ấy đã không còn là con Thiên Chúa nữa! mà có thể đã thuộc về Tên Chống Chúa. Thứ Hai là Những Sứ điệp được ban cho Maria Divine Mercy mới từ năm 2010 và đa số được biết tới trong quyển có tên là “Sách Sự Thật”, trong những năm gần đây, đang tạo nên sự ồn ào hai chiều: Có cả chiều thuận lẫn chiều nghịch. Đứng trước sự kiện như vậy, giống như trường hợp của cha Gobbi ngày trước, tác giả phải đem hỏi Đức Mẹ, và không chỉ Đức Mẹ, mà ngay cả Chúa đã xác nhận là thật! Vậy hễ ai không tin thì đó là quyền của mỗi con người. Bất cứ sự xét nét của con người trên thế gian đều không quan trọng. Quan trọng là ngày về gặp Chúa mà thôi).
(Còn tiếp)