-
Trả lời hiện tượng những LH còn vất vưởng trên trần gian.
– (T): Trên mặt đất, có hiện tượng nhiều linh hồn hình như vẫn còn vất vưởng nơi căn nhà ngày xưa họ ở, hoặc họ chết tại đó, có khi tại những con sông, ao hồ mà họ đã tự tử. Cũng có khi nơi một con phố, tại một con đường, rồi theo ngôn ngữ trần gian, người ta cho là cái hồn ấy còn khúc mắc điều gì đó, muốn về báo tin, hay nhờ vả người sống song không nói được! Cũng có những trường hợp, người chết dữ tợn, ra như đã trở thành ma, quỉ, cứ trở về nơi họ chết quấy nhiễu, phá phách … Chính vì vậy mới sinh ra các loại thầy pháp, thầy bùa … Và nếu vậy thì thật là nghịch lý khi bảo rằng tất cả mọi người sau khi chết, đều phải đến trước tòa Chúa chịu phán xét, rồi tùy theo tội phúc mà được lên thiên đàng, giam cầm trong luyện ngục, hay đời đời trong hỏa ngục. Cô Thủy giải thích thế nào về sự kiện này ?
– (Th): Chú biết không, có hiện tượng “linh hồn vất vưởng” là vì họ, khi sống chưa được nhận biết về Chúa. Cộng thêm tội lỗi họ làm. Những linh hồn này, khi chết, vì Chúa giận, nên để cho họ ở tản mát. Có người khi chết còn mang theo lòng luyến tiếc của cải, có kẻ còn lưu luyến vợ, chồng hoặc con, có khi là nhân tình. Có kẻ còn ấm ức với người, với chỗ mình bị chết, nên cứ tìm về, lui tới. Nhưng họ chẳng sướng gì đâu ! Chú nghĩ đi, ví dụ như mình bây giờ mà cứ phải đi ở nhờ, thì khổ lắm chứ! Thực ra Chúa muốn cho họ ở chỗ thực đẹp, thật tốt như Chúa đã nói. Điều Chúa muốn cho người ta ở nơi sung sướng đã được chứng minh bằng chính máu, thịt Chúa đã phải đổ ra, và phải chịu chết để cứu chuộc nhân loại. Vậy khi Chúa còn giận, thì Ngài chưa xét cho họ, nên họ chưa hưởng đặc ân này! Cháu nói thêm với chú điều này: Sự công bằng ở nơi Chúa thì hoàn toàn và tuyệt đối! Nhưng tình yêu thương của Chúa thì quá bao la, không trí khôn nào có thể hiểu được! Do đó dù họ như vậy, Chúa cũng không bỏ rơi. Có lúc họ cũng được chỉ cho biết về Thiên Chúa. Đó là trường hợp cháu cũng như nhiều người được Chúa và Đ. Mẹ trao cho công tác đi an ủi họ, và giúp họ nhận biết Chúa. Giúp họ Tin Chúa. Đến lúc đó mà lòng ác độc và thù hận vẫn còn, họ vẫn quyết không theo Chúa, thì họ sẽ lãnh án phạt đời đời. Còn như họ chấp nhận Chúa, thì họ sẽ biết ăn năn và họ sẽ được thanh luyện (Tới đây, tôi lại nhớ cha Nguyễn văn Sơn Thư ký tòa Tổng Giám Mục Sài gòn, mới cách đây một năm, Ngài có viết một bài nói về việc Ngài chữa cho một người bị “ma ám” nói theo ngôn ngữ trần gian, có khi như là người bị quỉ nhập. Người này bị một hồn dữ nhập, gia đình đã đi tìm thầy bùa thầy Pháp mà không khỏi, sau được biết cha Sơn Trừ quỉ, thì gia đình có tới nhờ cha. Cha đã gặp một L. Hồn và giúp cho L. Hồn này biết Chúa, ăn năn xin rửa tội và ra khỏi người đàn bà mà ông ta đã ám bao lâu nay. Và kết luận cha viết: Chúng ta còn có bổn phận đem “Tin Mừng” tới cho cả người đã chết nữa! Có lẽ bài viết hồi đó cũng gây xôn xao dư luận! Nay thì thấy là việc rao giảng Tin mừng cho người đã chết là thật, và các Thánh vẫn từng làm trong thế giới Tâm Linh. Sau này cô còn nói thêm: Những LH dữ theo ma quỉ, lúc đầu nó cho về theo sở thích, sau nó bắt làm công tác cho nó, làm không được bị nó hành hạ kinh khủng).
– (T): Xin cám ơn cô Thủy, đã cho biết cách tường tận.
-
Đau khổ và hối hận vì đã lãng quên đứa em thân yêu Thúc Trường Linh: cô đơn, lạnh lẽo suốt 26 năm trong thanh luyện.
– (Th): Chú có muốn cháu giúp chú điều gì không ?
– (T): Thực ra hôm nay trước khi gặp cô, tôi cũng muốn cô giúp điều này, nhưng còn ngại, chưa dám nhờ cô. Bây giờ cô đã mở lời thì tôi xin hỏi: Cô có thể giúp tôi gặp em Trường Linh được không ?
– (Th): Chú cho biết tên Thánh và chết năm nào ?
– (T): Vâng, linh hồn Nicholaos Thúc Trường Linh, chết ngày 19 tháng 2 năm 1979. Bị công an biên phòng và du kích Lào bắn chết bên Lào trong chuyến đi vượt biên tìm tự do.
– (Th): Chú! Cháu đi kiếm Thánh Bản Mệnh xem sao. Cháu không hứa, vì không biết cháu có thể tiếp xúc được không, xin chú chờ … (Thánh Bản mệnh mà cô nói, có thể là Thánh Quan thày, mà thường thì là Thiên Thần bản mệnh của mỗi người).
– (Th): Thiên Thần bản mệnh của ông ấy cho biết: Khi ông bị bắn ngã xuống, trước khi linh hồn ra khỏi xác, ông ấy đã kêu tên Chúa và nói: “Cho con về với Chúa!” Nên đã được hai Thánh đem lên chỗ Đức Mẹ xét, vì đây là trường hợp Chúa chưa “Cất” về (Tôi chưa rõ Chúa chưa cất về, điều đó có nghĩa là: Lúc đó giờ gọi của Chúa chưa đến, hay Linh hồn em Trường Linh chưa được Chúa cho về bên Chúa? Ta sẽ tìm hiểu sau, cô Thủy tiếp): xong hiện giờ chú có thể hỏi được!
– (T): Trường Linh! Anh muốn biết hiện trạng của em ?
– (L.H. Nicholaos em tôi): Em muốn xin lễ hàng năm, và cầu nguyện thật nhiều, vì em bị lạnh! Anh, (lúc em chết) khi đi thì em thấy anh khóc nhiều lắm, phải không?
(Nhóm vượt biên chúng tôi có tám người, có tôi trong đó, và tôi đã chứng kiến cái chết của em tôi, và đích thân mình chôn vùi cho em. Trong số có một người em của anh bạn cũng bị chết. Còn lai tất cả đều bị bắt giải về đồn công an biên phòng ở đó khoảng một tuần rồi họ dẫn bộ về Pleiku, rồi tù lao động ba năm ở Plei-bông – Một nơi trong rừng cách thành phố năm. mười cây số, tôi không rõ).
– (Tr.Linh): Tại sao vài năm sau, anh không xin lễ nhiều cho em? Chắc là anh lo cuộc sống nhiều phải không?
(Câu hỏi của em lúc này đối với tôi y như lời kết tội của một quan tòa! Và mình thật là tội nhân! Từ nhỏ tới lớn, tôi không có thói quen xin lễ cho các LH! Cầu nguyện cũng chỉ là họa huần! Đọc kinh giỗ nhiều khi cũng chỉ là lấy lệ! Qua việc gặp cô Thủy tôi hết sức cám ơn Chúa, Đ. Mẹ, và cô nữa, đã đánh động lương tâm tôi, và từ nay tôi học được bài học phải quan tâm và cầu nguyện cho các LH. nhiều như mình có thể).
– (T): Anh nghĩ sai rồi! Tôi nói, và mọi người trong nhà đều sai! Ai cũng nghĩ là em được lên Thiên Đàng từ lâu rồi chứ có ai biết là đến bây giờ … em còn đau khổ thế này! Xin lỗi em! Anh rất hối hận!
(Tôi đành lòng nói lời xin lỗi thôi! chứ tôi cảm thấy lương tâm dày vò vô cùng! Một đứa em bị giam cầm trong luyện ngục mấy chục năm nay (từ 1979-2005) – 26 năm! – Lời xin lỗi mang ý nghĩa gì? Em tôi nhận tiếng xin lỗi thì được gì, bù vào 26 năm chịu đau khổ trong luyện hình? Nhưng chắc là em tôi cũng phải nghe hai chữ “xin lỗi” của tôi thôi chứ biết làm sao hơn!).
– (T): Hứa với em là anh chị sẽ vận động và chính mình sẽ xin lễ và cầu nguyện cho em thật nhiều! Em tin đi!
– (Tr.L): Em không được phép nói nhiều! Xong em biết anh chị rất thương em, có phải vậy không ?
– (T): Điều em biết thì rất đúng! Song anh chị không ngờ chính mình lại lơ là và để em cô đơn, đau khổ như vậy! Anh rất hối hận! vô cùng hối hận! Hãy tha lỗi cho anh!!..
– (Tr.L): Bây giờ em nhắc lại, em rất lạnh! Cần xin lễ và cầu nguyện nhiều, nếu như anh có thể và làm được cho em! Chào anh chị, em cầu xin cho anh chị và các cháu thêm phần đạo đức, để Chúa cho nhiều ơn VUI! (Còn gì xấu hổ cho bằng, trong khi mình lơ là đối với em mình, còn em trong đau khổ, vẫn tha thứ cho người thân của mình, mà còn cầu xin cho mình nữa! Tôi cũng xin nói rõ hơn: Em Trường Linh mất trong khoảng tuổi 19, 20. Sinh thời em là người rất hiền lành, hay cười, ít nói. Ngay cả đôi mắt cũng thể hiện một vẻ hiền từ, nhìn vào thấy con người có nhân đức. Em đi tu chủng viện Long Xuyên đến năm 1975 Việt cộng chiếm miền Nam, các dòng tu, chủng viện bị giải tán. Trường Linh phải về ở với cha mẹ lúc đó ở Hòa Hưng, Sàigòn. 18 tuổi Việt cộng bắt đi “nghĩa vụ” sang chiến trận bên Cam-Bốt. Kể cả học quân sự rồi bị bổ xung cho mặt trận bên CămBốt thời gian khoảng một năm, em trốn về nhà, nhưng trong tình trạng trốn tránh thì cũng khổ sở lắm! Khi tôi tổ chức vượt biên bằng đường bộ đi qua khu tam giác biên giới Việt-Miên-Lào, để qua Thái Lan – một nước Tự do – Rồi sẽ đi Mỹ, hoặc Đệ tam quốc gia sau. Nhưng gần tới sông MêKông thì địch phát hiện. Ở vị trí này hễ qua sông Mêkông được thì tới Thái Lan. Nhưng Trường Linh đã bị bắn chết tại đây như đã viết trên … Nói xong câu đó em Trường Linh đã đi, và tôi gặp lại cô Thủy):
51 – Trường hợp Laurenso Thúc Trọng Nha.
– (T): Cô Thủy! … Tôi rất đau buồn về việc này! Nhân tiện xin cô giúp cho tôi biết tin về LH. một đứa em khác nữa thôi: Laurensô Thúc Trọng Nha. Em chết năm 14 tuổi. Vào ngày mồng 4 Tết đầu năm 1982 (Thời gian đó tôi ở tù VC cũng đã sắp được về. Khi về thì đã mất em, mọi chuyện do gia đình kể lại). Hôm ấy đoàn Thiếu nhi Thánh Thể trong giáo xứ tổ chức đi cắm trại ở gần Thanh Đa, tại đó có con sông, các em xuống sông tắm, và Trọng bị chết đuối ở đó, khoảng một, hai giờ chiều cùng ngày.
– (Th): Xin chờ con để con đi kiếm xem có gặp được không ? … (Sau đó một chút, cô Thủy trở lại) … Chú biết không, Cháu hỏi được! Xong chú không hỏi trực tiếp được! Cậu đó khi chết ở trong hội đoàn, đã được bao nhiêu người cầu nguyện cho. Cậu rất vui! Vì được Đức Mẹ cho ở chỗ “VUI”. Trường hợp của cậu ấy, cháu nghĩ là Chúa đã gọi về (Có thể đây chỉ là phỏng đoán của cô ấy), để gia đình sớm ý thức mà gần gũi Chúa nhiều hơn! Ý cháu muốn nói là: Ở đời khi người ta lâm vào trạng thái tột cùng đau khổ, người ta dễ gần gũi, bám víu vào Chúa và Đ.Mẹ nhiều hơn! Cháu cũng xin hé một phần cho chú biết là: Hiện giờ cậu ấy “Rất Vui” và “Rất VUI”.
(Đến đây lại cho chúng ta một điều chúng ta không biết là: Bất cứ ai chết cách gì kiểu gì, chúng ta cũng nghĩ là tới ngày giờ Chúa gọi về. Nhưng ở đây cô Thủy hé mở cho thấy có trường hợp Chúa gọi về như trường hợp của Trọng Nha (Thực ra cô cũng chẳng biết được ý Chúa, mà chỉ nói là “Theo cháu nghĩ”). Còn trường hợp của em Trường Linh, ở trên cô khẳng định: “Đây là trường hợp Chúa chưa cất về”. Theo như thế thì khi nói về cái chết của Trường Linh, lúc đó đáng lẽ chưa phải là ngày giờ “Chúa gọi”. Nhưng điều này biết thế thôi chứ không thể hiểu được! Bởi trong việc Chúa “Định”, Chúa còn để cho nó phụ thuộc vào sự “Tự do” mà Chúa ban cho con người nữa! Chúa cho con người làm chủ cuộc sống của mình mà! Và chính sự tự do mà con người được quyền hành xử mà làm ra kết quả cho số mệnh, hay vận mạng của mình. Tỷ dụ Chúa cho ông A được sống tới 70 tuổi, nhưng ông ta sống bạt mạng: Ghiền và đam mê đủ mọi thứ, thì theo định luật tự nhiên, hễ cái gì bị tàn phá, thì cái đó hư hỏng sớm! Thực ra thể xác con người chỉ là vật chất thôi, nên nó phải tuân theo các định luật về lý-hóa. Nhờ vào kinh nghiệm cuộc sống, cho nên cổ nhân mới có câu “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”. Điều này thì mỗi người tự suy nghĩ mà hiểu lấy thôi!)
Sau khi đã biết tin về hai em của mình, nhất là “biết rõ tin” về số phận đau khổ của Trường Linh, tôi không còn lòng dạ để tiếp tục tìm hiểu những gì mình đã chuẩn bị trước để hỏi, nên tôi vội vã nói lời cảm kích và biết ơn, rồi tạm biệt! Nhưng vì lúc ấy có nhà tôi bên cạnh, và cô Thủy đã hỏi chuyện nhà tôi, nên buộc lòng tôi phải ghi tiếp:
52 – Mẹ Già Như Chuối Chín Cây, Em Thà Như Hạt Bụi Bay.
– (Th): Cháu hỏi cô một tí nhé, có khi nào cô cảm thấy bứt rứt về một vấn đề gì đó … mà cô đang muốn hỏi mà còn ngại không?
– (HTr): Cũng có chút ngại, nhưng cô đã gợi ý, thì tôi cũng xin hỏi: Mẹ tôi, cô có thể tiết lộ sơ về thời gian nào, Chúa sẽ gọi mẹ tôi về không? (Mẹ của Trinh năm nay tuổi đã ngoài 90, tình trạng đã như đèn hết dầu. Hơn năm nay bà nằm thoi thóp một chỗ, hiện ở nhà cậu em trai, bên Perth).
– (Th): Cháu không được nói điều này! … Cháu chỉ đoán cho vui thôi nhé! Theo ý nghĩ của cô, thì cô đang băn khoăn trước hai điều: Cầu cho mẹ chết sớm thì sợ bị tội, mà cầu cho bà sống thêm thì khổ cho bà, có đúng không?
– (HTr): Tôi ở xa mẹ tôi, nếu như biết được khoảng thời gian nào, thì chuẩn bị cho chị em ở xa về dự đám tang vậy thôi! Vì kẻ ở Đông, người ở Tây, lại có người ở Mỹ, và Canada nữa.
– (Th): Cháu không có quyền nói đâu! Chỉ có bác sĩ là có quyền này thôi! … Cô đừng buồn cháu!
– (HTr): Tôi hiểu và cám ơn cô Thủy rất nhiều! H.Trinh đáp.
– (Th): Chú và cô có lòng tin cháu, người đời thường cho chuyện này rất là mơ hồ, phi lý (Ý cô nói chuyện người chết mà lại về nói cứ như người còn ở trên cõi đời này). Cháu xin cám ơn lại điều cô chú đã dành cho cháu sự ưu-ái này. Trước khi đi, cháu cũng xin chúc cô chú được ơn vui vẻ hàng ngày, và cũng mong nếu được cô chú hỏi đến, cháu sẽ xin nói ngay những điều có thể nói được. Còn như có điều gì không đúng, cháu mong cô chú thông cảm cho!
– (T): Chúng tôi một lần nữa cám ơn cô, và nhất là đã coi chúng tôi như người trong nhà. Và đặc biệt ngày hôm nay lại cho chúng tôi biết tin tức những người thân của mình đã qua đời!
NHỮNG TIN ĐƯỢC BIẾT THÊM
-
Trong Thanh Luyện, có nhiều mức độ khác nhau.
Vài hôm sau qua chơi, được bà Anna Phạm thị Qúy nói cho tôi biết thêm:
– (BQ): Buổi tối hôm ấy (7-3-05) tôi gọi cháu Thủy lên hỏi:
Mẹ có điều thắc mắc là trường hợp của ô. Trường Linh theo chú Tâm kể, thì lúc ô. Trường Linh chết còn rất trẻ, mới chừng 20 tuổi, quá trình của ô. ấy đã có đi tu, vì hoàn cảnh đất nước, chủng viện bị giải tán, chứ không phải tự ý bỏ. Đời sống ông ta lại hiền lành, thật thà, nghe chú Tâm kể: Chú này rất dễ thương, từ khuôn mặt, tính tình đến tâm hồn. Vậy mà sao lại bị ở luyện ngục lâu như vậy?
– (Th): Việc đó chỉ có Chúa mới có thể xét và trả lời được thôi! Người đời làm sao xét mà đoán được! Con cũng cho mẹ biết là: Ông Trường Linh có cám ơn con và cả mẹ nữa, vì qua mẹ cũng như con, ông có cơ hội để nói với chú Tâm điều ông muốn nhờ cậy.
– (BQ): Này Thủy, mẹ cứ nghe nói là ở luyện ngục thì phải chịu hình phạt nóng nảy, thế sao ô. Trường Linh về than lạnh. Vậy trường hợp nào thì bị nóng, trường hợp nào bị lạnh?
– (Th): Trường hợp các linh mục, các tu sĩ nam nữ mà ở chốn thanh luyện, thì được Chúa ân giảm cho, thay vì chịu nóng thì phải chịu lạnh. Còn giáo dân thì bị nung nấu trong cái nóng cùng cực. Hơn nữa, tuy là cũng ở trong chốn thanh luyện, nhưng không phải ai cũng như ai. Có nhiều mức độ khác nhau, tùy theo cuộc sống ở trần gian mình đã phạm những gì?
NHỮNG TIN THẬT KHỦNG KHIẾP:
-
Một Linh Hồn khốn khổ, Một người vội vã trở về với Chúa.
Khoảng thời kỳ gần lễ lá, tôi có gặp cô Linh-Giang ghé chơi (chị của Kim Phụng, và cũng là chị cô Nhật Thủy). Tôi kể lại việc cô Thủy về giúp tôi được gặp Thúc Trường Linh em tôi. Và trường hợp bị lạnh lẽo của chú ấy, rồi tôi rất lấy làm ân hận! Tối hôm đó Linh Giang kể lại cho chồng là anh Hùng Phi nghe (Hùng Phi còn có một tên nữa là Dũng, vậy khi nói anh Dũng hay Hùng Phi thì chỉ là một, xin độc giả nhớ cho). Dũng phôn xuống bà Quý (mẹ vợ):
– (Dũng): Hôm nào mợ đem dì Thủy xuống nhà con, cho con hỏi dì Thủy ít nhiều!
(Dũng vốn là người rất cứng cỏi, khi lấy chị Linh Giang, anh có vô (theo) đạo, xong có lẽ anh không tin cho lắm, vì đã lâu, anh không đến nhà thờ. Anh vẫn từng nói: Anh vẫn tin có Chúa, có Đ.Mẹ, nhưng giữ đạo không phải ở hình thức bên ngoài, mà là tại tâm của mình. Cả nhà thường rất quan tâm cho anh Dũng. Có lần Phụng hỏi chị Thủy):
– (P): Chị có thể làm cách nào giúp anh Dũng được không ? Cả nhà không ai có thể nói gì với anh ấy được! Chỉ còn biết phải cầu nguyện cho anh ấy thôi!
– (Th): Trường hợp anh Dũng em đừng lo! Chị cho em biết trước, sẽ có ngày anh ấy tự động lết đến nhà thờ! Tuy nhiên, gia đình cứ cầu nguyện nhiều cho anh ấy.
(Bà Quý có hỏi ý kiến cô Thủy, thì được cô góp ý):
– (Th): Mẹ cứ việc xuống anh Dũng, chị Giang!
– (BQ): Mẹ sợ anh ta hỏi rắc rối nhiều chuyện rồi lỡ ra con không trả lời thỏa đáng cho anh ấy được thì sao?
– (Th): Mẹ đừng lo lắng chuyện đó! Con sẽ chuẩn bị sẵn sàng, anh ấy hỏi bất cứ vấn đề gì con cũng trả lời được mà! Nói tóm lại mẹ đừng lo lắng về việc anh ấy hỏi.
(Chiều Thứ Bảy 19.3.2005 trước ngày Chúa Nhựt lễ lá, y như đã hẹn trước với Dũng và Giang bằng phôn. Linh Giang đã lên chở bà Quý xuống nhà).
Sau đây là đoạn ghi chép lại theo lời tường thuật của anh (Dũng) Hùng Phi:
(Cô Thủy có loan báo cho anh Dũng biết là anh đã xa Chúa quá lâu, và nếu anh không mau mau trở lại với Chúa, thì chết LH sẽ phải chịu đau khổ cách khủng khiếp. Anh chỉ kể tóm tắt và không biết còn có những chi tiết nào khác nữa, chỉ biết cuối cùng cô Thủy hỏi anh):
– (Th): Em biết anh Dũng có điều muốn hỏi, tại sao không hỏi?
(Dũng cho biết cô Thủy biết rõ trong lòng anh có điều muốn hỏi, nhưng vì ngại nên lại thôi không hỏi. Nhưng cô Thủy thúc đẩy anh hỏi):
– (Th): Anh cứ hỏi đi! Em biết thực ra trong lòng anh rất muốn hỏi em, nhưng anh không giám. Có gì mà anh không giám, anh cứ nói ra đi!
(Bị thúc đẩy quá nên Dũng mới đành phải nói ra):
– (D): Nhờ dì Thủy tìm cho LH Maria Hoài. Tôi muốn gặp LH này!
(Chị Hoài là người vợ trước của anh Dũng, lúc anh còn ở bên Campuchia. Dũng là người Campuchia lai Trung Hoa, lấy chị Giang là người Việt, nên nói được ba thứ tiếng Hoa, miên, Việt. Chị Maria Hoài chết trong trường hợp bị chính quyền Polpot Yêng Sa-ri tàn sát những người Việt ở bên đó. Anh Dũng trốn chạy sang Việt Nam (không biết tại sao anh không đem theo được vợ con, điều này anh không kể, và vì sự tế nhị, tôi cũng không hỏi hay đề cập đến!) sau đó gặp chị Giang và hai người lấy nhau, tất cả đều là gia đình thứ hai, vì chị Giang cũng đã có con với người chồng trước. Khi lấy chị Hoài ở bên Căm Bốt thì anh Dũng chưa theo đạo, mặc dù chị Hoài là người Công giáo. Vấn đề hôn nhân của họ, người viết hoàn toàn không biết và cũng không tiện hỏi.)
Theo anh Dũng kể thì cô Thủy đi kiếm LH Maria Hoài khá lâu mới trở lại và cho biết: Chị Hoài không được phép gặp anh! Tuy nhiên chị ấy cho anh biết: “Chị rất khốn nạn”!!! …
Qua cô Thủy, Hoài nói cho Dũng biết:
– (H): Tôi rất thù ghét anh. Anh biết không, mặt mũi tôi đến giờ này vẫn bị giòi bọ rúc rỉa, kiến bu đầy mặt! Tôi bị đau khổ đến cùng cực! Bao nhiêu năm nay, anh không xin cho tôi một lễ nào! Dù tôi không được ăn ở trọn kiếp, trọn đời với anh, nhưng tôi cũng vẫn là vợ của anh. Tại sao anh không hề xin lễ cho tôi ?
– (Anh Dũng): Tôi trước đây ngoại đạo,tôi đâu có biết là phải xin lễ cho em.
– Dù anh không có đạo, nhưng anh biết tôi có đạo, anh phải làm cho tôi chứ! Tôi rất giận anh! Tôi giận anh vô cùng!
(Chị Hoài giận là phải, vì khi lấy chị Giang, anh theo đạo. Thời gian từ khi theo đạo tới giờ cũng đã mấy chục năm, lẽ ra anh phải xin lễ cho người vợ cũ mới là đạo vợ chồng!)
(Theo anh Dũng kể lại: “lời nói và cung cách nói chuyện tỏ ra bà ấy rất giận, oán hờn tôi một cách rất dữ dằn” …)
– (Dũng): Tôi bàng hoàng quá! Tôi ân hận quá! Đêm hôm đó, tôi không làm sao ngủ được! … Tôi khóc! Khóc vì ân hận! Kết thúc cuộc tiếp xúc với vợ tôi … Người có tên Maria Hoài … Tôi hứa, tôi sẽ đi xin lễ cho bà ấy. Bà ấy hỏi tôi là có hứa thật không? và bảo tôi phải mau mau … Sau buổi tiếp xúc, tôi (Dũng), Giang và Hợp (Hợp là em gái của Giang, chị của Phụng) bàn từng câu, từng chữ (vì chị Giang có ghi chép cuộc tiếp xúc này). Hợp cắt nghĩa cho tôi (tức Dũng) biết: Ngày mai là ngày lễ lá. Lễ trọng. Anh phải đi lễ ngay ngày mai. Tôi (Dũng) đâu có biết mai là Chúa Nhật lễ lá, nghe vậy, tôi hạ quyết tâm: Phải đến với Chúa ngay ngày mai. Tôi sẽ dốc lòng ăn năn thống hối xin Chúa tha tội, vì tôi đã được biết là tôi chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi. Nếu tôi cứ tiếp tục sống như cũ thì sau này tôi sẽ phải chịu đau khổ không phải là cùng cực, mà là khủng khiếp (như lời chị Hoài báo cho biết)! Ngay hôm sau tôi đã vội vã phôn đi khắp nơi, phôn về VN xin thật nhiều lễ, và nhiều lời cầu nguyện như tôi có thể.
– (Dùng tiếp): Tôi tham dự lễ lá là Thánh lễ đầu tiên kể từ khi tôi bỏ nhà thờ. Bài giảng hôm đó đánh động tôi rất mạnh. Tôi lại may mắn được cha cho biết nghi thức thống hối sẽ được tổ chức vào ngay 7 giờ 30 tối mai. Bây giờ thì tôi rất thật lòng thống hối, và đặt hết tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa, để xin Chúa tha thứ những tội lỗi của tôi, cũng như giảm bớt hình phạt cho vợ cũ của tôi là Maria Hoài.
– Giang (vợ tôi) bảo tôi: Để sau Phục sinh, nói mợ (mẹ Giang: Bà Quý) cho gặp lại dì Thủy và hỏi xem những thánh lễ, những lời cầu nguyện của mình, của những người trong gia đình, mọi người thân … Chúa có nhận lời không? Riêng tôi (Dũng) nghĩ làm sao mà lẹ như thế được! Tôi bảo vợ tôi, để sáu tháng sau hãy hỏi, chứ vừa mới đây, mà tội lỗi như vậy, có gì thay đổi lẹ làng được!
-
LH. Này còn đau đớn khủng khiếp hơn!