Thứ Hai, 10:50am Ngày 02. 5. 2005
-
Những lời khuyên quí báu của Thầy (cha của Huệ Trinh) nhân nhờ cô Thủy tìm ông. (Từ nay chúng tôi sẽ bỏ không ghi phần chào hỏi như thường lệ)
– Tâm: Hôm trước nhà tôi (Huệ Trinh) có hỏi về cụ thân sinh của nàng. Nên hôm nay chúng ta đặt câu hỏi này ưu tiên lên đầu (vùng của H. Trinh kêu bố mẹ là Thầy, mẹ). Cô Thủy có thể tìm giúp cho nhà tôi được không? Cụ là Đa Minh Nguyễn Văn Thừa, mất năm 1983 tại Mỹ Tho.
– Cháu đã hứa và bây giờ cháu đi tìm cụ, song phải nhờ vào các Thánh. Xin cô đợi! (thời gian đợi chỉ trong vòng vài chục giây).
– Theresse Thủy: Cô biết không, cụ VUI lắm! vì khi trước (lúc sống) cụ có làm được nhiều việc lành. Như là đức hy sinh, nhất là … Cháu không biết cụ nói có đúng không, song cụ bảo hy sinh nhịn cụ bà là điều trước tiên! … Cụ nói: Các con hãy cầu nguyện cho các LH thật nhiều! thì đấy là “Quà” Chúa cho thầy. Cháu thấy cụ VUI và còn nói thêm: Trong gia đình, điều mà Chúa thương nhất là HY SINH TÂT CẢ. Từ những phiền muộn, bực bội, giận hờn người thân. Hễ làm được vậy là đẹp lòng Chúa nhất! Rồi cụ bảo: Hãy bỏ hết của cải, đừng lo làm giàu! Điều mà ta làm cho đời sau là HÃY THỜ PHƯỢNG CHÚA VÀ YÊU MẾN MỌI NGƯỜI. Hãy cho kẻ nghèo cần đến sự giúp đỡ. Cụ bảo các con hãy thương yêu nhau. Nhường nhịn nhau, vì cuộc đời chờ về bên Chúa rất là ngắn! Sau hết cháu xin nói là: Ý cụ chỉ muốn nhắn chuyển lời thôi! Cô thông cảm! Cháu nghĩ là cô cứ thỉnh thoảng xin lễ giỗ hàng năm là được!
– Cám ơn cô Thủy rất nhiều! để tôi biết mà nói cho các em.
-
Kế hoạch sơ khởi cho thấy Người của thế giới Tâm linh sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ cho người trần nếu muốn thành “Khí cụ Bình an của Chúa”.
– Thủy: Chú có hỏi gì nữa không?
– Tâm: Cô có thấy rõ trong tâm trí tôi có điều băn khoăn … là những điều mình học hỏi được từ trước tới nay, tuy vô cùng quí giá. Nhưng muốn cho mọi người thân của mình biết, để họ lo sống tốt … thật sự cũng không phải là dễ!
– Cháu biết chú muốn nói cho mọi người để cùng nhau thực thi những điều Đức Mẹ muốn, song trở ngại là nói ra thì ai cũng cho là ta bị quỉ ám? Cháu hiểu điều chú băn khoăn, nhưng chú yên tâm đi, việc ta chưa thể thực hiện cũng không sao! Cháu nhớ khi trước chú nói là để chết rồi sẽ phổ biến. Chú có muốn chết sớm để thực hiện điều mong mỏi này không? Mình hy sinh mà lại đâu có cần phải để cho súng bắn … phải không ạ?
(Tuy không trông thấy cô, mà tôi nghĩ là cô ấy đang cười cách châm biếm).
– Mong chết sớm … mà lại sợ lỡ trái ý Chúa thì sao đây? (Tôi cũng mỉm cười) Tuy nhiên, nếu như Chúa chiều mà cho chết sớm thì càng tốt thôi! Sống lâu, tội lỗi nhiều, thì ích lợi gì đâu! Tôi xin hỏi cô Thủy: Làm thế nào để từ bỏ chính mình, không xu hướng về bất cứ cái gì, chẳng khuynh hướng, mà cũng chẳng thích làm điều này, điều nọ. Ngay cả việc muốn nói sự này, sự kia cho người khác, kể cả viết lách phổ biến, chỉ để mặc cho Chúa, Đức Mẹ hành động trong con người của mình. Nhưng làm sao mà biết được cái gì các Ngài làm trong mình đây? Thực ra nói từ bỏ chính mình … không phải là dễ! Cô có cách nào giúp được không?
– Trước hết cháu hỏi chú: Tại sao lại phải đi học? Xin chú trả lời!
– Học cho biết, bất cứ là lãnh vực nào.
– Chốc nữa … chú có muốn từ bỏ đi học hôm nay, hoặc là vài ba tháng nữa không?
– Điều này không phải là muốn! mà là bổn phận ở đời!
– Đúng! Song, nói từ bỏ mà ta không từ bỏ được là tại ta muốn hay ta không muốn! Cũng như nếu cháu muốn mà chú lại chưa muốn thì tư tưởng chú còn nặng nhiều về phần đời. Từ đó chú nghĩ đi … xin giúp cũng là hơi khó đấy!
– Tôi cũng xin lấy việc học làm ví dụ: Nếu như tôi muốn bỏ học thì cũng đâu có dễ, cũng giống như mười mấy, hai mươi năm qua, mình muốn học thì lại phải đi làm! Cô thấy đấy … cuộc sống làm người không có dễ!
– Cháu nói thêm: Khi chú muốn có tiền thì phải đi làm! Còn như muốn yên thân thì phải chiều theo bộ Xã hội. Chú nghĩ đi, Chúa đã biết và lo cho sự sống chết của nhân loại, vậy trừ các cha, các sơ, thì Chúa đâu có bắt ta phải chịu sự hy sinh thiệt thòi quá đáng. Chúa chỉ muốn ta làm những việc đơn sơ, khi hy sinh thì cũng chỉ thiệt thòi bản thân chút ít về những điều mà người ta làm cho mình buồn giận, cộng thêm vào đó là ta lo làm việc lành, giúp đỡ những người kém may mắn hơn ta.
Bằng vào những ý nghĩ này, cháu nói thật: Nếu như những tư tưởng mà chú cháu mình hiệp thông theo ý Chúa, thì cháu chỉ giúp được cho chú có thêm sức mạnh, để nói cho những ai đã sai lầm, hiểu lệch lạc những điều Chúa dạy. Còn nếu như khi nào chú cảm thấy nói mà lại sợ, hoặc ngại, thì cháu cũng chào thua thôi!
– Thực sự thì thời gian cũng chưa tới lúc thuận tiện, nên tôi cũng có e-dè, cũng có thể thiên hạ chưa quen với cách trình bày của mình, thì dễ gây hiểu lầm mà lỗi đức yêu thương. Nói cách khác, nếu mình chia sẻ một vấn đề, mà khiến cho đối tượng trở nên đố kỵ, rồi xa mình … thì tôi thấy không nên. Tuy nhiên tôi hứa với cô là tôi sẽ cố gắng!
-
Mục Tử từ trong Gia đình. Khởi đầu của một ước mơ dâng hiến.