Thứ Sáu, 1:45pm Ngày 20. 5. 2005

  1. Trao đổi tư tưởng chính là ngôn ngữ. Người của Thế giới Tâm linh có thể đọc được ý nghĩ của mình.

– Tâm: Lần này lâu quá mới gặp được cô Thủy, tuần trước mẹ của nhà tôi qua đời, nên cả gia đình phải về Perth trong lúc cụ còn bịnh (tức trước đó vài tuần), chắc cô cũng đã biết. Từ hôm đó nay trên Thiên đàng có niềm vui nào lớn lao không? Nếu có xin cô chia sẻ (tôi biết là hỏi cho có chuyện thôi chứ Thiên đàng là tuyệt đối vui, khỏi phải hỏi).

– Cháu vui vì đã được chú coi trọng, Song cháu còn vui hơn là chú tin cháu. Nếu như cháu nói sai, chú có buồn hay thất vọng không?

Hôm nay cháu cho hay là hôm trước Chúa có cho biết Ngài đã nhận lời cháu cũng như gia đình đã cầu xin cho ba người. Chú biết không: Được vui. Song vẫn phải cầu xin nhiều hơn nữa! Chú biết không mọi người khi chết ai cũng được gặp Chúa một lần. Khi đó Chúa đến và các Thánh Thiên Thần đã phúc trình các chyện làm của người chết, hoặc tốt, hay xấu, thì Chúa cho điểm ngay.

– Xin chú cho biết, hiện tại có phải chú muốn cháu chia sẻ một vấn đề nan giải mà không thuộc về tâm linh không? (Có thể cô đọc đuợc tư tưởng, tôi nghĩ vì trong đầu vấn đề gọi là nan giải có liên quan đến chị Giang – chị của Phụng).

– (Tâm): Tuần qua, vấn đề nan giải là chị Giang. Theo các con kể lại thì chị ấy hạch hỏi bà già (từ thông dụng của miền Nam) có còn ngồi cơ nữa không? Rồi nói xấu ông Hạt Cát (tên thật là Thomas Nguyễn Quí, HC chỉ là bút hiệu) cho rằng ông ấy đặt ra hội “Bạn Các Linh hồn” để thâu tiền xin lễ là lường gạt. Chỉ trích bà Lành về vụ bán băng đạo (CD, DVD) v.v… làm cho việc đạo đức trong nhà đang yên ổn, trở lên rối beng. Tôi nghĩ thì cũng có tương quan đến việc tâm linh … đấy!

– Chú có khi nào tin theo lời nói vô căn cứ không? ý cháu muốn nói về chữ “vô căn cứ” ở đây là: Chú và mọi người chưa có đến nhà ông Hạt Cát, mà ta lại cứ tin. Xin chú cho cháu biết ý kiến?

– Đây không phải là lời nói vô căn cứ đâu! Hội Bạn Các Linh Hồn là một tổ chức có tính cách Quốc Tế. Hoạt động trên nhiều Quốc Gia. Ông Hạt Cát chỉ là người Đại diện cho nhánh VN tại Uc, để thâu tiền lễ rồi gửi về Trung ương (bên Ý), nơi đó sẽ phân phối cho các LM ở các vùng hẻo lãnh – thường không có bổng lễ – trên khắp thế giới. Còn như ai tự xin lễ thì chỉ cần báo cho biết là đã tròn bổn phận. Điều kiện gia nhập hơi dài dòng, không thể nói hết ở đây được, nhưng tôi nghĩ cô thừa biết, đồng thời ông HC còn có nhiệm vụ dịch thuật các tài liệu từ các ngôn ngữ khác (ở đây ông ta dịch thuật từ tiếng Anh và ngược lại) để thông báo và loan tải các tin tức của Hội cho toàn thể các Hội viên người Việt. Trên từng tài liệu cũng có ghi rõ địa chỉ, POBox bằng Anh ngữ, để những ai nếu muốn, có thể liên lạc trực tiếp về văn phòng do người Uc phụ trách, mà không cần phải qua ông ấy. Như vậy không phải là vô căn cứ!

– Thưa chú cháu biết, nhưng cháu không thể trực tiếp nói chuyện với chị ấy được! Chú có thể đem ý này giải thích cho chị Giang và chồng chị cháu biết được không ạ?

– Nếu có dịp thuận tiện!

– Hôm nay chú có muốn hỏi “điều” mà trong đầu mình cứ băn khoăn, hoặc tâm trí mình chưa lấy làm vững vàng không ạ?

– Vâng, có hai điều: Thứ nhất là từ xưa giáo hội cấm việc ngồi cơ, chỉ mới đây thôi là có văn thư chính thức của Giáo hội Công giáo công bố ngày 2. 11. 1996 (Xin coi lại bài viết khởi đầu có tựa đề là “Lời Trần Tình”), nhưng ít người giáo dân VN biết, nên cô Giang chị cô mới phản đối mẹ cô là chị Quý đây! Khi có chuyện lộn xộn xảy ra thì tất nhiên tôi phải nghĩ, liệu có lớn chuyện không đây? bởi tính chị Giang cũng như anh Dũng chồng chị là người rất nóng nảy. Ở đời không phải lúc nào cũng bình chân như vại được, cho dù việc làm của mình không có gì là sai trái, nhất là đối với Giáo hội VN, việc tìm hiểu này còn quá là rạng đông. Có thể nói là trời còn chưa sáng! Điều thứ Hai có trong đầu tôi là: ma quỉ cũng rất dễ nhảy vào bàn cơ, vì chúng tinh ranh, lại chuyên phá hoại những việc đạo đức, nhất là có hại cho chúng. Nếu một lúc nào đó nó lợi dụng bàn cơ, hoặc chị Quý – mẹ cô – vì dù sao bà cũng là người đạo mới, việc am hiểu đạo Thánh còn rất ít. Lúc đó, liệu mình biết không?

– Việc này thì chú yên tâm!  Đức Bà cho cháu đặc quyền về với mẹ cháu có lý do như cháu đã trình bày trước kia, vì vậy cháu có đặc quyền trên bàn cơ cũng như mẹ cháu, nghĩa là Cháu không cho thì chúng không về đây được! Chú cứ yên tâm!

– Vâng, cám ơn cô. Tôi chỉ thắc mắc có bấy nhiêu thôi! Làm việc gì cũng cốt ở sự bình an trong tâm hồn. Có được điều này, thì không sợ gì cả!

  1. Huệ Trinh hỏi về mẹ mình Cụ mới mãn phần trần gian vào 2 tuần trước.

– Thủy: Cô có chuyện muốn hỏi, phải không ạ?

– Chào cô Thủy, vì là mẹ tôi mới qua đời, nên tôi muốn hỏi cô xem cụ có được vui không ạ?

– Cháu chào cô! Cô nấu món gì thơm thế! Làm cháu nói không được!

– Kho cá cho con gái thôi!

– Cháu chưa ăn chỉ ngửi thôi cũng thấy đã rồi! (cô Thủy ở xứ người bắc di cư, nhưng sống và đi học ở miền Nam, nên cô cũng sài từ miền Nam – chữ “đã” là từ của người miền Nam, tương tựa như “thèm” của người Bắc).

– Thủy: Xin cô cho biết cụ tên Thánh là gì và chôn ở đâu?

– Tên và tên Thánh mẹ tôi là Maria Nguyễn thị Nhuyễn, thiêu chứ không chôn tại Perth. Cụ chết ngày 07. 5. 2005. Theo chị em nói với nhau thì thấy bà già (lại tiếng miền Nam) chết vào Thứ Bảy đầu tháng, lại là tháng Hoa – Giáo Hội kính Đức Mẹ – thì nghĩ là Đ. Mẹ thương. Cốt sẽ được đưa về khu Thánh địa thuộc Giáo Xứ cha Vinh hiện đang làm cha xứ (Giáo xứ Good Shepherd – Chúa Chiên Lành – Tuy chúng tôi tạm sang Melbourne ở với cô gái út là Thúc Lưu Linh Thảo từ 12. 2004 – 12. 2013, nhưng nhà vẫn để y nguyên cho các con bên đó ở và trông coi).

– Cô chờ một chút …. Cháu đi, cháu hỏi, được Thánh Thiên Thần của cụ cho biết … cô có ngại cháu nói ra không?

– Không!

– Khi trước cụ cho vay, có một điều lỗi là khi người ta chậm trả, thì cụ mắng. Rồi có những khi, tay cầm tiền mà còn nói nặng nhẹ … vì thế nếu như cô tin cháu, thì cô nên cầu xin nhiều để cụ được ơn tha thứ!

(Điều này có thật! dạo mới lấy nhà tôi, thấy Thầy thì hiền hơn Mẹ nhiều, cụ ông lại rất đạo đức. Tôi vẫn thường nói với nhiều người về cụ ông rằng: Trên đời này người đàn ông mà tôi tâm phục nhất – vừa đạo đức, vừa hiểu biết, lại là người đàn ông tôi cho là HIỀN NHẤT TRÊN ĐỜI, thì người ấy là Thầy tôi (tức bố vợ. Người đàn bà hiền nhất là mẹ tôi – Người chịu đựng cha tôi suốt cả cuộc đời, và không than phiền, mặc dù hy sinh, khổ cực, mẹ tôi vẫn chẳng hề mắng mỏ, hay nói nặng con cái). Nhà tôi kể: Mẹ thì hay nói năng nặng nhẹ, mắng mỏ mỗi khi đòi tiền nợ. Trong lúc đó thì thầy không vui, và thường khuyên mẹ: Làm gì mà phải nói nặng người ta như thế! Người ta không có mới phải đi vay, còn mình có dư mới cho người ta mượn, người ta có thì mới trả được! việc gì mà phải đòi như thế! Thầy còn hay bảo các con cháu: Các con đừng coi trọng tiền bạc, của cải, vật chất … Tiền bạc là của đồng lần, nay trong tay ta, mai nó về tay người khác! Hãy nhớ câu “ở đời muôn sự của chung” thì đừng bao giờ bo bo ích kỷ. Vật chất Chúa cho chúng ở trong tay mỗi người một thời gian tạm để ai cũng được sống vui, đừng xem nó là của riêng mình!  Tôi cũng thêm vào đây cái NHẬN ĐỊNH rộng rãi một chút cho độc giả có cái nhìn tổng quát, lấy đó làm gương sửa mình, hầu sau này sẽ sớm được Chúa cho VUI: Thầy Mẹ tôi là tấm gương phản chiếu của hai lối sống. Cho tới cuối cuộc đời của thầy tôi, tôi đã thấy lúc nào ông cũng sống mẫu mực như vậy! Nhờ có người trong thế giới Tâm Linh cho biết, mà ta được rõ ràng về hậu quả của cuộc sống. Trước đây khi hỏi cô Thủy về Thầy tôi, cô đã cho biết cụ thì được VUI, và rất vui! Tuy nhiên, nhờ các anh chị em trong gia đình siêng năng cầu nguyện, nên rồi độc giả sau này sẽ gặp lúc cụ bà cũng được Chúa cho vui. Nhưng đó là chuyện sau này. Chúng tôi cũng xin mở một cái ngoặc ở đây: Những cuộc gặp gỡ tâm linh thì mọi chuyện được ghi chép đầy đủ theo năm tháng ngày giờ, nhưng mãi đến khi tôi trở lại Perth để sống và chữa bệnh, thì mới có thời gian để đánh máy, lưu trữ trong các Files mang tên là TGTL – Thế Giới Tâm Linh – Lúc này thì tôi mới thêm các ghi chú, hay chú thích cho độc giả dễ hiểu, cũng như viết thêm phần nhận định như trên chẳng hạn, để giúp cho các bạn trẻ sớm rút kinh nghiệm sống, hầu sẽ được hưởng hạnh phúc thật ở đời sau).

– Cám ơn cô rất nhiều! (nhà tôi nói) Cũng nhờ cô cho biết, để tôi cũng bảo cho các em tôi cùng với tôi cầu nguyện nhiều cho mẹ tôi. Nhưng nếu tôi nói cho các em, thì cô thấy là có trở ngại nhiều không?

– Cô cứ thuận theo ý gia đình mà nói (ý là cách nào do sự khôn ngoan của mình – tác giả chú thích thêm), không phải là cháu sợ như mẹ cháu sợ đâu! Nhưng tâm lý các cụ khi về già thì ai cũng thấy là đã đạo đức nhiều rồi, lại ốm đau lâu. Có nghĩa là bất cứ ai khi nghe cô bảo cụ cần được cầu nguyện nhiều, để được ơn tha thứ, thì họ sẽ hỏi cô dựa vào đâu mà nói thế … lúc đó cô trả lời sao?

– (Trinh):  Cô đặt câu hỏi rất trúng! Đa số người ta, có khi ngay cả cha trong Thánh lễ Phát tang hay đưa chân, để an ủi nhau cứ nói là cụ bây giờ ở trên Thiên đàng rồi! nhẹ thì “các cụ bây giờ về với Chúa” rồi. Tôi thì lúc nào cũng nói với họ rằng: Ai sống cũng tội lỗi nhiều lắm! nhất là hồi còn trẻ, cho nên cứ phải cầu nguyện nhiều cho các cụ.

  1. Trong Tin Mừng Chúa Giêsu KiTô Việc thực thi đức bác ái là quan trọng nhất.

– Chú biết không, nhiều khi ta phạm rất nhiều tội, song tội nặng có người cho là nhẹ, cũng có khi ngược lại, nghĩa là cũng có những tội ta cứ nghĩ là nặng, thì với Chúa nhiều khi lại là nhẹ! Chú nên cho mọi người biết là ta cứ cầu xin nhiều, chưa chắc đã là đẹp lòng Chúa bằng làm những công việc như ý Chúa muốn.

(Tôi lại liên tưởng tới những bài học Chúa dạy trong Thánh Kinh rằng: Trước khi đi làm việc Tông đồ, thì ta phải cầu nguyện, như một lần kia các Môn đệ sau một ngày được sai đi để làm việc tông đồ, các ngài về trình lại là thất bại trong việc trừ quỉ, thì Chúa bảo ngay rằng vì các con thiếu cầu nguyện. Còn bài Tin Mừng về ngày cánh chung, thì Chúa chỉ hạch sách người ta rằng khi Ta đói các ngươi đã không cho Ta ăn, Ta khát, các ngươi đã không cho Ta uống, Ta rách rưới, các ngươi đã không cho Ta mặc … Ngài không hỏi ta đã đọc bao nhiêu kinh).

– (Tôi đùa): Bởi vậy, xin cô giúp tôi là cầu cùng Chúa cho tôi chết sớm một chút! thực ra bây giờ chết thì cũng vừa rồi, để già khú đế mới chết, con cháu chúng lại nghĩ là mình đã đạo đức đủ rồi, chả cần phải cầu nguyện cho mình nữa! Cô nghĩ sao?

– Chú chưa chết được, vì còn phải viết! (lại châm biếm đấy!). Cô cũng thế! Cô chưa chết được, vì còn phải nuôi chú! (tôi tưởng tượng cũng thấy cô ấy đang cười. Bạn thấy có giống như nói chuyện với người sống không? chữ sống theo nghĩa đen, thực ra không ai chết cả, chỉ giống như sâu hóa bướm! Không! Còn hơn thế!).

Chú biết không, cái gì cũng do Chúa định hết! Mẹ cháu thì không dám xin, mẹ cháu sợ chết lắm! Cô biết không, nhà ta được ơn Chúa cho VUI: Thứ nhất, chị Giang đã từ từ đi vào Dòng (dòng Phan Sinh Tại Thế, người ta thường gọi là Dòng Ba Phan Sinh), thay vì đi sinh hoạt đời. Phụng, em cháu thì cứ ra đường là trông cậy Chúa, trước không có thói quen tốt này! Đó là Thứ Hai. Thứ Ba tới em Hợp (đôi khi còn gọi là Liên Bích) thì đã dám bỏ tiền làm việc lành, hoặc xin lễ cho các LH cần. Khi trước chỉ để tiền mua nhà (hay trả tiền nhà), còn mẹ cháu thì cháu phải hướng dẫn thêm! Cô chú thì sẽ được vui nhiều hơn, mặc dầu có chuyện khó xử.

  1. Hãy Tìm sức mạnh của cầu nguyện. Chỉ sợ LH nào nhất định theo ma quỉ, thì mới hết thuốc chữa. Ở Trần gian ta vẫn nói là “Tội phạm đến Chúa Thánh Thần”.

– (Tâm): Sau đây là câu hỏi của cô Hợp nhờ tôi hỏi giùm: Các LH nói chung, nếu bị sa hỏa ngục mà người nhà không biết, cứ xin lễ, cầu nguyện thì ích lợi của sự cầu nguyện hay dâng lễ sẽ thế nào? Thí dụ như trường hợp cậu Phiệt, hay một anh giúp lễ ở Springvale v.v…

– Cháu cũng muốn nói cho mẹ cháu biết luôn một thể là các LH mỗi năm được cha làm lễ, và được cầu nguyện chung, song rất chậm! Nhưng nếu ta cầu nguyện thêm cho họ, họ sẽ mau được vui, dù là phải chờ đợi. Còn như ở vào trường hợp LH phạm tội nặng, nếu như người nhà cầu xin chung chung cũng được vui, nhưng không bằng giúp một ơn kêu gọi, là nuôi một nam tu sĩ, hoặc một nữ tu thì mạnh hơn, nghĩa là LH kia sẽ mau được vui hơn!

– (bà Quý): Nhưng đâu phải ai cũng biết mình có thân nhân, hay người quen ở tầng cuối. Nhà mình là nhờ có con về cho biết, chứ mấy ai được biết chuyện LH bị giam cầm ra sao … Vậy rồi làm sao người ta biết để làm những việc như con nói?

– Mẹ chẳng phải lo, khi mà các LH bị xuống tầng cuối, các Thiên thần đâu có bỏ họ. Nếu họ từ chối không theo ma quỉ, thì dù tội nặng mấy sẽ có lúc, Thiên thần của họ được Chúa cho phép tạo cho họ cơ hội, tỷ như Thiên Thần sẽ đánh động người thân trong gia đình bằng cách nào đó thì ta không thể biết được, vì sẽ tùy từng hoàn cảnh, tùy cơ hội, mà Thiên thần bổn mạng của LH ấy sẽ đánh động người nhà của họ cách hết sức tự nhiên, để họ cầu nguyện, xin lễ cho. Con thí dụ, họ còn cha mẹ chẳng hạn, thì cha mẹ sẽ hết sức thương con mình phải sa hỏa ngục, mà làm các việc dâng lên Chúa, chỉ cho con mình. Lời cầu xin ấy sẽ được Đức Mẹ xin Chúa tha bớt …

– Những LH mồ côi thì sao?

– Con nghĩ là họ nhờ vào các hội đoàn, đoàn thể trong giáo hội, hay như Hội Bạn Các Linh hồn chẳng hạn … Các hội đoàn cũng thường hay xin lễ cho các LH mồ côi lắm! Khi mà được cả thế giới cầu cho thì mạnh lắm! Cho nên các bậc cha mẹ trong các gia đình Công giáo phải giáo dục con em mình ngay từ khi chúng còn nhỏ: Điều thứ nhất là phải biết kính sợ Thiên Chúa. Trong Bẩy ơn Chúa Thánh Thần ban, có ơn “Kính sợ Thiên Chúa”. Một khi kính sợ Chúa, thì phải biết xa lánh tội (tức sợ làm điều tội). Điều thứ hai cũng rất quan trọng: Lớn lên lỡ mà yếu đuối phạm tội, mà phạm tội là cái chắc! thì phải biết là đừng bao giờ từ bỏ Thiên Chúa mà chọn ma quỉ! Thường chỉ những kẻ không được dạy dỗ, rồi làm những chuyện không tốt, mang lại hậu quả không lường, sinh bất mãn, nên mới chống lại Thiên Chúa, những kẻ như thế mới ngả về phía ma quỉ. Nhất là những kẻ khi đã theo ma quỉ, thì lại hay được chúng ban cho những lợi lộc vật chất, nên càng không bỏ nó được!

  1. Những gì xảy ra trước và sau khi chết?

– (Tâm): Có lần cháu Phụng cho tôi hay về bố cháu (bố Phụng cũng là bố của cô Thủy và là chồng chị Quý đây. Dạo xưa tôi chưa qua Melbourne, thì cô Thủy cũng vẫn được về để giúp gia đình về mặt tâm linh) (bố cháu) tức ông Trường Sơn có dạo được lãnh nhiệm vụ ở ngoài nghĩa trang, kiểu như tiếp nhận những người mới chết. Vậy tôi xin hỏi:

  1. a) Hồn người chết có phải theo xác ra ngoài nghĩa trang không? Nếu xác bị thiêu thì sao ạ?

  2. b) Khi nào thì mới được rời nghĩa trang đi nơi khác?

  3. c) Thời gian này dài bao lâu thì LH mới phải tới trước tòa phán xét riêng?