Thứ Sáu, ngày 10. 6. 2005 (13:40pm)

  1. Cô Thủy kích động tôi bằng việc “Cá độ”.

– (Thủy): Chào chú vui, hôm nay con muốn hỏi chú có muốn đến một nơi, mà Chúa nghe ta rõ hơn ở nhà thờ không?

– (Tâm): Chắc còn lâu tôi mới được lên tới chỗ đó! Hay là cô có thể dẫn đi được thì cô cứ dẫn đi!

– Cháu dẫn đi được! Chú có dám đi không?  …

– Thôi tôi hiểu rồi, cô cho tôi đi trong giấc mơ. À, mà cô cứ hay cho mẹ cô mơ chuyện này, chuyện khác. Có phải cô vẽ ra trong trí bà ấy lúc người ta đang ngủ … phải không?

– Bí mật! chuyện này Chúa không cấm, nhưng cháu không nói! Cứ để chú suy nghĩ! Nhưng chú có thích gặp Chúa trong giấc mơ không? Ngay đêm nay!

– Cũng thích! Dù chỉ là trong mơ!

– Cháu nghĩ cô chú thì sẽ được, song đây là ý của cháu. Thôi bỏ chuyện này đi! Bây giờ để cho thêm phần hào hứng chú cháu mình cá độ: Ai thua phải theo cô đến thờ phượng Chúa thêm, chú chịu không?

– Rồi, chịu luôn! Nhưng cá làm sao mới được chứ!

– Cháu cá mai đây khi con chú sang, nếu hỏi một vấn đề gì mà thấy chú vui là chú thua.

– Vậy thì phải chờ khi nào Sĩ qua, biết ai thua, ai thắng đã rồi mới bắt đầu chứ!

– Chú phải hứa lời nói danh dự này với cháu.

– (Tôi cười): Cô xem thường tôi thế! Được rồi, Tôi hứa bằng danh dự!

– Nếu chú được! Thì chú khỏi đi, cứ ở nhà viết!

Ghi chú: Tôi thì cho là mình đi lễ mỗi ngày, chở vợ đi chợ, sinh hoạt dòng ba Đa Minh, thỉnh thoảng đi đọc kinh gia đình khi người ta có giỗ, đọc kinh hội Thánh Cả Giuse hàng tháng, Mỗi tối Thứ Sáu thì qua đọc kinh chung với các con cháu, tập cho chúng đọc và hiểu Lời Chúa. Tôi xin truyền lại cho các bạn trẻ có gia đình điều này: Phương cách Giáo dục Con cái tốt nhất trong thời đại hôm nay, là hãy tập tành đạo đức cho các con trẻ ngay từ khi chúng còn nhỏ. Chúng phải biết kính sợ Thiên Chúa trước, tức là sợ làm điều tội, rồi các con cháu của bạn khi chúng trưởng thành về đạo đức, chúng sẽ biết Yêu Chúa, Yêu Đức Mẹ. Có như vậy, lớn lên chúng mới phấn đấu nổi và thắng được các mưu chước của Satan, tức Quỷ Vương đang hoành hành trong thời đại này – Thời của văn minh vật chất đang lên tới cao điểm. Thời của máy Vi Tính, mọi cái thay đổi rất nhanh, người ta mua bất cứ hàng hóa nào vừa được sản xuất hôm nay, dùng chưa cũ, chưa hư, thì hàng hoá mới, kiểu mới đã được chào hàng – tức quảng cáo – Từ đó thị hiếu con người cũng thay đổi theo. Khi thị hiếu thay đổi, nó gây tác dụng giây chuyền, làm tâm tính khó bền. Quan niệm về Thủy chung dần trở nên lỗi thời. Đó là căn bản của các vấn đề luân lý, đạo đức bị trốc gốc! Thống kê tình trạng gia đình mấy năm gần đây về tỷ số các cặp vợ chồng ly dị đã lên tới 54,63%. Nghĩa là trung bình cứ hai cặp vợ chồng lấy nhau, thì không bao lâu sẽ có hơn một cặp vợ chồng chia tay. Như vậy ta phải đặt tên cho thời đại này là gì? Có thể gọi tên là “Thời đại Hạnh phúc Gia đình bắt đầu xuống dốc”. Bạn cũng biết rằng: Bất cứ cái gì muốn đi lên cũng vừa khó, vừa chậm, nhưng khi đã xuống dốc thì vừa dễ, lại vừa nhanh. Xã hội luôn có tính lan truyền, triết học có từ liên đới. Bởi vậy, trong giới những người đang thụ hưởng nếp sống văn minh tầng cao, họ quan niệm việc thay vợ, đổi chồng là một mốt mới. Mốt nào mới cũng gây cảm ứng kích thích tạo thành phong trào, lôi cuốn đối với xã hội trung lưu, rồì nhanh chóng lan xuống hạ tầng. Đó là tính Liên đới triết học về con người. Sự liên đới có cã hàng ngang lẫn hàng dọc. Hàng ngang thì lan nhanh trong mọi tầng lớp xã hội như vừa kể. Hàng dọc theo truyền thống thì Gia đình bao hàm ông bà, cha mẹ, và con cái. Khi một cặp vợ chồng chia tay, thì ông bà là bậc sinh thành bị đau khổ. Các con cái của cặp vợ chồng ly dị, đương nhiên trở nên bất hạnh! Cái gọi là văn minh vật chất Tây phương, nó phá vỡ truyền thống. Nó tách hết ra cho khỏi vướng víu và bận rộn, để ai nấy đều rảnh tay: Ông bà có đời sống của ông bà. vợ chồng là một đơn vị biệt lập. Con cái lớn lên và trưởng thành theo khuôn đúc của xã hội. Sự phế bỏ truyền thống luân lý, đạo đức cũ, đặt trên nền tảng học thuyết của chủ nghĩa “Tự do cá nhân”. Học thuyết này đã được thai nghén từ mấy thế kỷ trước. Đại lộ “Tự do chủ nghĩa” được trải thảm hoa hồng, nên không có dân tộc nào không muốn bước vào. Nhân loại thoải mái đi xuyên suốt mấy thế kỷ luân lý, đạo đức. Bây giờ chỉ một số rất ít mới nhận ra “Hạnh phúc nhân loại” đã rạn nứt và đang trên đà xụp đổ. Chính là có sự pha trộn hạt giống hủy hoại của Satan, trong cái gọi là “chủ nghĩa Cá nhân”. Tôi xin trở lại vấn đề sinh hoạt cũng là cá nhân của tôi đang nói ở trên, Tôi nghĩ là mình chỉ còn ít giờ để viết lách. Vậy mà hôm nay, cô Thủy còn ép tôi đánh cá độ. Như bạn đọc đã thấy, nếu tôi thua, tôi sẽ phải theo nhà tôi đi đọc kinh “Kính Lòng Chúa Thương Xót” lúc 3 giờ chiều ở nhà ông Tịnh, thì còn giờ đâu mà viết lách! (Nhà tôi dùng chữ thôi, chứ lúc đó cha Trường Luân chưa qua tổ chức phong trào Kính Lòng Chúa Thương Xót tại Springvale. Đây là đi đọc kinh Thần vụ ở nhà ông Trưởng dòng lúc bấy giờ là nhiệm kỳ của ông Tịnh) Bộ cô cứ tưởng ngồi xuống muốn viết gì thì viết sao? Còn phải suy nghĩ ra đề tài, rồi còn phải có giờ đọc tài liệu, tham khảo nữa chứ! – thời gian này tôi đang viết cho hai tờ báo Chân Lý và Dân Chúa – Chưa kể sau còn phải bỏ giờ học hỏi, nghiên cứu Thánh Kinh. Viết tài liệu Huấn Đức cho các Huynh đoàn anh chị em có tài liệu học tập hàng tháng. Đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của người Trưởng ban Huấn đức, khi mà Cha Tổng Linh Hướng và Đại Hội trao cho tôi, nhưng đó là việc của mấy tháng sau. Thời gian trước mắt là nghiên cứu và thực hiện cuốn Cẩm nang Huynh Đoàn Giáo Dân Đa Minh Việt Nam Uc Châu. Cô Thủy rảnh quá mà, nên cứ kiếm việc cho người khác, chắc để Chúa, Đức Mẹ khen và nâng điểm cho cô ấy!

Thưa bạn đọc, Trước giờ tôi rất kỵ phải nói về mình, thế mà hôm nay, tôi đã rớt xuống đáy vực của cái xấu, mà thành ngừ Pháp có câu: “Không có gì tồi tệ cho bằng nói về cái tôi của mình”, cho dù tôi chỉ mượn cớ để phản ảnh lên “cái tham” của một người trong thế giới Tâm Linh. Có cái tham nào được cho là tốt đâu! Cho dù là tham thúc đẩy người ta đọc kinh cho thật nhiều! Cô ấy dậy đời tôi nhiều thứ lắm! Nếu hôm nay tôi có trả đũa một chút, cũng chưa gọi là đòi lại luật công bằng.   

  1. Thế nào là đi đường dài, là về đường ngắn.

– Mẹ hỏi gì?

– Hợp nhờ mẹ hỏi: Mình cầu nguyện cho LH, mà lỡ mình chết đi, LH ấy chưa được lên thì sao?

– Con cho biết, khi mà ta cầu cho LH nào, thì Chúa hỏi đến LH ấy! các LH mồ côi thì còn có cộng đoàn tiếp tục. Các cha năm nào cũng ra nghĩa trang làm lễ cầu cho các LH. Tất cả trước sau rồi cũng lần lượt được tha, tùy theo tội nhiều ít thế nào có Chúa xét. Còn mẹ hay Hợp thì có nhiều người còn sống trong gia đình. Khi ấy, ví dụ các LH chưa được vui thì chị nghĩ em khỏi lo, vì còn con cháu, thế nào chẳng cầu xin Chúa cho được vui. Song đấy chỉ là thắc mắc thôi, chứ ta đòi hỏi thì lại mất lẽ yêu thương!

– Chú biết không, khi trước cháu có bảo Hợp đường dài và đường ngắn. Cháu ví dụ nếu em ấy chết trẻ mà các LH em ấy cầu khi trước vẫn còn chưa được vui, thì ta vẫn được ơn! Một là cộng đoàn cầu chung, Hai là các cha mỗi năm ít là một lần làm lề cầu xin tha như cháu vừa nói, còn các Thánh thì có nhiệm vụ tìm. Chúa cho đặc ân LH nào được Chúa thương thì sẽ ưu tiên. Vì thế cháu đã giúp em cháu bằng cách bảo cho nó làm các việc lành cầu xin cho các LH ai cần mà ta biết và cũng có khi cháu dẫn về cho nữa!

Liên tưởng: Cô nói ta biết là vì trong gia đình, có khi trong giòng họ, thế nào cũng biết có anh, chị, em nào sống bê bối, chứ không phải mình xét đoán người ta, thí dụ như Huệ Trinh thì cứ vẫn cầu nguyện cho Dung Hòa, Tôi thì cầu cho em mình là Tri Thức, mặc dù cả hai vẫn còn sống, nhưng nếu mà họ chết trước mình, thì mình đã sẵn biết mà cầu nguyện cho họ.

TGTL18b

  1. Làm sao còn chỗ trống trong tim để cho Chúa vào.

*** Vẫn còn có hai cách để yêu Chúa.

– (Tâm): Tôi xin hỏi cô là mình đọc trong sách, thấy các Thánh khi còn ở thế gian các ngài yêu Chúa xem như tuyệt đối – chữ tuyệt đối dùng theo ngôn ngữ loài người – Thí dụ như Thánh Têrêsa H. Đ. Giêsu, có lúc đã phải thốt lên rằng: Lạy Chúa, xin Chúa xa con ra một chút, vì con ngộp thở lắm rồi! Tôi hiểu đó là giây phút Thánh nữ quá yêu Chúa, chứ không phải là muốn Chúa xa mình. Tôi muốn chứng minh cái điều tại sao các Thánh cũng là người trần như mình, làm sao lại có một sức sống siêu nhiên mãnh liệt được như vậy, trong khi ta muốn theo các Thánh lại không được? Xin cô có kinh nghiệm gì có thể nói cho biết?

– (Th): Chú có nghĩ là do đức Tin của chú không đủ mạnh? Nên bị xác thịt lấn át, còn lý trí thì lo toan nhiều điều! Bao nhiêu thứ vật chất đầy ắp trong tâm hồn, chứ cháu không dám nói là chú để cho nó ngự trị! Nhiều người khác thì có thể chứ chú thì cháu nghĩ chưa đến nỗi, nhưng chỉ bấy nhiêu thôi, đủ để chú khó có thể yêu Chúa được như các Thánh!

– Chắc chắn mình Tin Chúa chứ! Mình cũng biết đức tin chưa đủ mạnh! Nhưng sao điều này cứ tương tự như nếu không phải chỉ là lý thuyết, thì cũng tựa như Lý Tưởng, một cái gì đó ở rất trên cao, chỉ để cho mình nhìn lên để mà với, chứ chẳng bao giờ bắt được!

– Cháu nghĩ thật đơn giản thôi, là các Thánh chọn cho mình Tình yêu Chúa, cũng ví như chú chọn cho mình một người tình. Từ nhỏ lớn lên chú cứ đi mơ một bóng hình lý tưởng nào đó, mà cái bóng ấy, cái hình ấy không phải là Chúa, thì sao chú gặp được! cho đến một ngày chú tìm được người yêu lý tưởng của chú rồi, thì trái tim chú đâu còn chỗ để Chúa vào nữa.

– Cứ cho là cô lý luận như vậy cũng trúng đi! Thế nhưng lúc trẻ thì tim có chỗ cho người tình, chứ bây giờ tim rất là trống mà sao Chúa cũng chẳng chịu vào?

– Chú lại đùa! Cháu nói tim chú bây giờ vẫn không có chỗ cho Chúa vào, vì chú sợ công việc, giờ giấc của Tình Chúa chi phối. ví dụ những công việc Chúa trao cho chú làm, giờ giấc thì chú sợ các bà đọc kinh dài, viếng Chúa thì chú bảo sao lâu! Tại chú nói đùa nên cháu cũng nói chơi thôi! Thực ra Chúa chỉ cần bất cứ làm điều gì, ví dụ như bổn phận trong ngày, cứ mỗi một việc lớn nhỏ gì ta chỉ cần một giây nghĩ đến Chúa là đủ.

Song, đây là cháu nói chú đừng giận, cháu cho chú 2 điều chú có thể chọn một:

– Thứ Nhất là chú được vui thật vui, để không dám không yêu Chúa.

– Thứ hai là chú thật buồn, khổ, để đến với Chúa cho nhẹ bớt niềm đau. Chú chọn cách nào, vì khi ấy ta phải cố gắng yêu.

– (Tôi mỉm cười): Vậy thì thà chọn được vui, để không dám không yêu Chúa, chứ dại gì chọn bị khổ rồi lúc đó mới đến Chúa cầu xin!  … Nhưng theo các Thánh, thì các Thánh lại thích chịu đau khổ để chia sẻ phần khổ đau với Chúa!

– (Trinh): Theo tôi thì xin chấp nhận theo thánh ý Chúa.

– Chú nói theo Phúc Ấm. Cháu nói theo thực tế này: Nếu các Thánh xin được chia sẻ với Chúa, thì ta cũng xin được! Chẳng hạn, chú xin như Thánh A-lê-xù …

(chú thích: xưa có chuyện ông Thánh A-lê-xù bị cha mẹ ép lấy vợ, ông bỏ đi 17 năm lưu lạc, sau cùng ăn mày, về nhà cha mẹ nằm ở chân thang 17 năm trời, mà cha mẹ, vợ cùng gia nhân không ai nhận ra. Cô Thủy này ghê thật! lấy chuyện xưa tích cũ ra chọc nhau!).

Hoặc chú xin Chúa cất cô về ngay, để ta chia sẻ với Chúa, cũng như trong Phúc Ấm nói? (Trong Phúc Ấm Chúa nói: “Hãy vác Thập giá mà theo Ta”).

– (Tâm): Nếu Chúa định cho thì   … cũng phải chhấp nhận thôi! Chứ xin thì tôi không xin! Xin kiểu đó có khác nào giết vợ, có khi còn bị ở chỗ tối nữa!

– Chú có vui không?

– Vui chứ!

– Nếu cháu cá là cháu được đó!

– Không! Khi nào cháu Sỹ nó qua thì mới tính chứ! Còn đây là câu chuyện vui vẻ hôm nay thôi mà!

– Vậy là chú ăn gian!

– Ăn gian sao được! ở trên đã ghi rõ, khi nào thằng Sỹ nó qua đã chứ!

– Cháu cho chú ngày khác! Báo trước chú chuẩn bị, không sẽ bị thua.

– Cô có nghĩ là khi nào …  ta nghĩ đến một nơi mà ít người đến … ta sẽ không bị chia trí, vì cháu nghĩ cô chú rất cần cho người nhà hiện qua đời hay còn sống!

– (Trinh): Thì cô nói cũng đúng!

– Em bị bẫy đó! Đến cái nơi ít người đến … là ra ngoài nghĩa trang chứ đâu!

– Sao chú lại chỉ nghĩ tới chỗ đó thôi ư? Chú phải học lại Phúc Ấm Chúa nói rồi! Có cần cháu nhắc lại không đây?

– Khỏi! sao tôi lại không nhớ Chúa bảo: “Khi con cầu nguyện, con hãy vào phòng, đóng kín cửa lại, vì ở đó chỉ có Cha với con”. Nhưng mà cô làm gì có ý này! Cô chỉ thích gài bẫy cho người ta thua … thôi mà!

– Hôm nay … vui! Cháu phải đi rồi! chúc cô chú vui!

Ghi lại buổi nói chuyện hôm qua

của mẹ con cô Thủy do cô Hợp gửi

Ngày 09. 6. 2005 (11:00am)

  1. Khi cầu nguyện Chúa cần tấm lòng đơn sơ, thành thật, cậy trông,chứ Chúa không cần tổ chức cho hào nhoáng, và nặng phần nghi thức.

(Phần đầu là chuyện riêng cô Thủy dạy em là Phụng vê đức khiêm nhường và Hy sinh. Sau đó là câu chuyện với bà Quý)

– (Thủy): Mẹ muốn được ơn chữa lành thì phải đến ông Tịnh đọc kinh Thần Vụ. Con cho biết mẹ sẽ khỏi hết! Chúa cho mẹ vui. Những ai cầu cho các linh hồn đều được Chúa cho vui. Nếu như mẹ nuôi được một bà sơ nghèo ở ngoài bắc thì càng tốt! Sau này khi chết mẹ sẽ được vui. Con cho mẹ biết để mẹ vui là nếu mẹ muốn làm việc này thì sẽ được, không khó lắm đâu!

Con lại cho biết thêm là vợ chồng ông Tâm còn phải cầu xin nhiều cho linh hồn người chết cũng như người sống trong gia đình. Nếu như bớt được thời giờ theo mẹ đến nhà ông Tịnh để đọc kinh Thần vụ thì tốt nhiều lắm! ông bà cứ nghĩ rằng đến nhà thờ thì có Chúa hiện diện và người ta nhiều hơn, đấy là điều thực như 2+2 = 4. Nhưng có điều ta không nghĩ được là Chúa ở khắp mọi nơi. Càng kín đáo Chúa càng nghe ta nói nhiều, và rõ hơn ở chỗ nhiều người. Con lại ví dụ khi ta ở chỗ chợ, thì chỉ mau mau mà về, còn ở nhà thì thong thả. Đây con chỉ có ý nói về một khía cạnh suy nghĩ sai lầm nào đó thôi! Chứ không có ý bảo là cứ ở nhà đọc kinh mà không đến nhà thờ! Con cho biết: Có khi ở nhà thờ mà tâm hồn không bình an, lo ra, thì cũng chưa phải là tốt! Đối với Chúa điều cần nhất là ta đến tâm sự với Ngài. Chúa cần ta nói chuyện với Người. Chúa cần ta thực lòng. Chúa sợ ta quên đi mà chỉ nghĩ đến chỗ hào nhoáng bề ngoài, hay quá nhiều phần nghi thức!

Bề ngoài và nghi thức Chúa không thích bằng đơn sơ và hết lòng cậy trông.

Con phải đi, con cho biết đây là ý Chúa dậy!