1. Ngày Cánh Chung: Vũ trụ nói chung, Trái đất nói riêng, liệu có còn tồn tại nữa không?

– (Tâm): Nhân chúng ta vừa bàn đến chuyện cũng gần có sự tương quan đến Cánh Chung, nói cách khác là ngày tận thế của nhân loại, nên tôi cũng xin hỏi cô Thủy: Chúa tạo dựng lên vũ trụ bao la như vậy, nhân loại Chúa cho sở hữu – cứ tạm dùng từ như vậy – Vì trong Kinh Thánh cũng chép Ngài ban cho con người làm chủ một hành tinh nhỏ bé là trái đất. Vậy sau ngày Cánh chung của nhân loại, trái đất nói riêng, vũ trụ nói chung không biết Chúa có còn duy trì nữa không?

– Câu chú hỏi, cháu phải đi hỏi Chúa. Xin chú chờ (độ chừng vài mươi giây, thì cô cho biết:) Chúa cho cháu nói nửa câu thôi: Chúa vì Đức Mẹ xin nên Ngài còn để, nhưng đến lúc mà Chúa cất thì sẽ không còn gì hết! Tuy nhiên, sẽ tới một ngày Chúa xét, nhưng Chúa sẽ chỉ phạt chỗ Chúa thấy là người ta đáng tội phạt! Nghĩa là nơi con người tội lỗi nhiều. Cháu nói rõ hơn là trái đất ta đang sống Chúa cho còn được lâu, vì Đức Mẹ xin, nên Chúa chưa làm thẳng tay, mà Ngài chỉ xử từng phần! Nói cách khác khi con người tội lỗi quá thì cái chết tập thể sẽ xẩy ra cách tự nhiên vậy! Chú vui đi! Có tận thế thì cháu nghĩ là chú cũng đã đi rồi!

– Cô lại nói chơi! Tôi mới nghe cô nói là tôi thọ lắm cơ mà!

– Đáng lẽ thì vậy, nhưng tại chú thích đi sớm! Chú biết không, bất cứ chú nói gì, ở nơi kín hay hở Chúa cũng nghe thấy hết! Còn Chúa sẽ xét xem chú nói chơi hay thật, thì điều đó cháu không biết!

– Cô chưa cho tôi biết hết câu: Ngoài trái đất ra thì vũ trụ có tồn tại không?

– Cháu đã nói rồi, là Chúa chỉ cho cháu có nửa câu thôi! Theo cháu nghĩ thì Chúa không làm xẹp hết!

  1. Khi xác loài người ngày sau sống lại, thì ở đâu?

Cũng như Trên Thiên Đàng bây giờ,

chỉ có Chúa Giêsu & Đức Mẹ là cả hồn với xác về Trời,

thì Chúa & Mẹ ở trong trường vị nào? (vị trí và môi trường thế nào)

– (Tâm): Theo Kinh Thánh và cũng là điều buộc phải tin, thì sau ngày tận thế loài người đều sống lại cả xác. Nếu đã có xác thì trong thế giới Tâm Linh người ta ở chỗ nào?

– (Th): Cháu có thể cho chú biết một chút là: Sau cuộc phán xét chung, kẻ dữ thì sẽ bị bỏ vào biển lửa, đó là lần chết thứ hai của họ, những người lành thì Chúa sẽ cho nhân loại mới này một trời mới, đất mới. Tất cả những điều đó là Kinh Thánh nói. Khi ấy Chúa cho mọi người ai nấy đều có một thân xác tuyệt vời, không phải là thân xác lúc chết nữa! Chú nghĩ đi, là một thể xác cấu không đau, và cũng không cả trọng lượng!

Lời bàn: Nghe cô Thủy nói như vậy, mới đầu tôi nghĩ: Như thế có còn là thân xác nữa hay không? Tôi mới mở sách Khải Huyền tìm lại những gì Thánh Gio-an đã thị kiến và ngài đã viết: “Bấy giờ tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển cũng không còn nữa. Rồi Thành Thánh từ trời xuống” (Kh 21, 1-2); mà chỉ có những người có tên được ghi trong sổ Trường Sinh của Con Chiên (là Đức Kitô) mới được vào.” (Kh 21, 27). Thành chẳng cần mặt trời, mặt trăng chiếu sáng (Kh 21,23). Ở đấy sẽ chẳng có đêm (Kh 21,25). Vì Đấng ngự trên ngai phán: “Này đây Ta đổi mới mọi sự” (Kh 21,5). Thì biết rằng thân xác của chúng ta ngày đó đã được Thiên Chúa chúng ta đổi mới!

– Vâng! ít ra là ta cũng có được một khái niệm như thế, chứ chắc là phải còn biết bao huyền nhiệm ẩn hiện trong thân xác đó! Cám ơn cô Thủy nhiều! Cũng trong sự liên tưởng, đàng nào thì tôi cũng mang tiếng là kẻ hay thắc mắc, nhưng tôi biết là cô sẵn sàng cho biết những gì Chúa và Đức Mẹ không cấm, nên tôi thật sự lắm lúc cứ nghĩ rằng cả một Thế giới Tâm Linh huyền nhiệm như thế, mà chỉ có Chúa Giêsu với Đức Mẹ là hiện hữu với hai thân xác, giữa một khoảng không bao la, bát ngát, nói theo ngôn ngữ của con ngườì, thì không phải là mất đi sự dung hợp, cân bằng các trạng thái, hay phản ánh một sự dị biệt khác thường sao?

– Chú biết không, với quyền phép tuyệt diệu của Thiên Chúa, thì không có gì là không dung hợp! Chú cứ nghĩ đi, cháu muốn chú nghĩ vì tầm nhìn của suy với nghĩ còn vượt xa hơn cái nhìn của con mắt rất nhiều! Từ đó, ta biết rằng Thiên Chúa là Chúa của tất cả nghệ thuật tuyệt vời không có giới hạn! Vậy thì không có một chút bất trắc về tự nhiên, chứ đừng nghĩ là chênh vênh, rời rạc! Điều mà Chúa Cha muốn thì thân xác của Chúa Giêsu và Đức Mẹ không có theo sự tưởng tượng ở nơi chú về một sự đi đứng to lớn, cho dù rất chính xác về chiều cao cũng như về cân lượng! Mà chỉ như là một sự tổng hợp toàn bích những ánh sáng tuyệt hảo. Vì ngôn ngữ của chúng ta không thể diến tả được, nên cháu xin ví dụ như thế này là khi những ai đã được diễm phúc Chúa, hay Đức Mẹ cho nhìn thấy khi các Đấng hiện ra, thì chỉ biết khao khát được chết mà về ngay với Chúa, hay Mẹ, còn như tả lại cho bất kỳ họa sĩ, hay nhà điêu khắc nào để họ vẽ hay tạc lại, thì phải nói là rất thất vọng, mà không dám nói ra! Vì biết rằng khả năng con người chỉ có thể làm được có ngần ấy thôi! Còn trong tâm tình mà nói cho chú có được một khái niệm, thì chú cứ thấy từ vạn cổ tới bây giờ biết bao thi nhân say sưa ca tụng ánh trăng đẹp, và cháu chắc chú cũng không đứng ngoài trong số các vị ấy đâu! Nhưng chú lại không thể sờ và nắm bắt được ánh trăng! Tất cả những ai đã thấy Đức Mẹ hiện ra cũng thế đó! Cháu xin tóm lại một điều: Tâm Linh là một điều bí mật khó hiểu, mà ta vẫn cứ muốn biết, song sẽ chẳng thể nào biết được, cho đến khi rũ bỏ được phần vật chất của mình, mà bước hẳn vào trong thế giới thuộc về Tâm linh ấy!

  1. Cô Thủy đố: Chúa, Đức Mẹ có ăn gì không?

– (Th): Chú có muốn hỏi là Chúa và Đức Mẹ có ăn gì không?

– (T): (Tôi nghĩ là mình bị mỉa mai, châm biếm rồi! Nên nói ngay): Không cần thiết phải hỏi điều đó!

– (Th): Chú nghĩ là chú hiểu? Cháu cho biết là Đức Mẹ ăn bằng lời chúng ta cầu xin. Nhiều thì Bà no, ít thì Bà đói! Chúa thì ăn bằng những điều ta làm cho Chúa vui. Đó là ta phải lắng nghe, và thực hành Lời Chúa. Càng nhiều càng tốt!

  1. Nhiều lễ, ít lễ còn tùy

– (Bà Quý): Mẹ nghĩ nhà nghèo kiếm được tiền xin lễ là họa huần. Tỷ dụ như nhà mình mà giàu có, thì mẹ chết con cái, rồi nhiều khi bạn bè đông có nhiều người cũng đưa tiền lễ cho mình xin, làm sao lại không hơn nhà nghèo được!

– Điểm này rất dễ hiểu! mẹ nghĩ đi, Chúa cũng xét giống câu châm ngôn của VN là “Quí hồ tinh, bất quí hồ đa”. Trong Phúc Ấm Chúa đã chẳng khen ngợi bà góa bỏ 20 xu vào thùng tiền đền thờ đó ư. Tuy là ít so với mọi ngườì, nhưng đó là tất cả phần ăn trong ngày của bà. Còn có có thể nói rằng đó là tất cả số tiền mà bà có. Những người giàu bỏ rất nhiều so với bà góa này, nhưng họ chỉ bỏ chút tiền dư của họ mà thôi! Lại có người bỏ cho người khác thấy! Mẹ thấy lễ nhà giàu vừa lớn, lại vừa to, tức có đông cha. Có lần Chúa đã nói: Ta chỉ cần tấm lòng, chứ không cần hình thức rùm beng, khua chiêng, gõ trống! Mẹ biết không, nhiều người đưa tiền vì trả nợ, có khi đó là tiền vay mượn, nhiều khi là đồng tiền ân nghĩa! Rồi tại sao Chúa bảo người giàu khó vào Nước Trời hơn con Lặc đà chui qua lỗ kim, vì càng giàu, thì càng gần gũi, hoặc hít thở trong tội lỗi. Còn người nghèo thì không có điều kiện để phạm tội nhiều, thì dù có ít lễ đối với Chúa cũng không sao!

Chú Thích: Thứ Nhất khi đề cập tới những sự lớn lao bằng hình thức, thì điều này Chúa dạy các Thánh Tông đồ rất kỹ chúng ta cần nhớ: “Các con hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để thiên hạ trông thấy, bằng không, các con mất công phúc nơi cha các con là Đấng ở trên trời. Vậy khi các con bố thí thì đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng họ. Quả thật Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Còn con có bố thí thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc con bố thí được giữ kín, và Cha con, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con. Thứ Hai cô Thủy có những từ mang dấu ấn thời đại, như ngày xưa ngta gọi là Đức Bà, bây giờ ai cũng cũng gọi là Đức Mẹ. Thỉnh thoảng cô cũng nói theo tôi. Thời cô hay dùng từ Phúc Ấm, ngày nay chta thường gọi là Tin Mừng. Tất cả chỉ là từ ngữ mà thôi!

  1. Sống tinh thần đạo đức, chứ đừng sống kiểu đạo đức là cái “thời trang” mà người Tây phương gọi là “Model”.

– (Trinh): Tôi xin hỏi cô Thủy: Một người dùng toàn thời gian tới nhà thờ (về hưu chẳng hạn), còn một người sống theo bình thường – Chủ nhật đi lễ một lần – Còn lại thì rong chơi thoải mái, dù là không có làm gì nên tội. Cô bảo người nào hơn?

– (Th): Cháu nói vắn tắt là hai người cùng tốt! Song phải nói là Chúa muốn ta sống VUI khi đến thờ phượng, cậy trông. Bà nọ đi chơi cũng được, tuy ít đến nhà thờ hơn bà kia, song phải sống gần Chúa! Nghĩa là đừng có quên Chúa! Người làm ít thì đừng có làm lấy lệ! Người làm nhiều thì không phải là làm lấy điểm! Cả hai đều phải sống thật lòng! Chúa cho ta vui, không ép buộc ta phải lo lắng làm việc đạo đức! Chỉ làm vì lòng yêu mến mà thôi! Cũng như có người chỉ nghĩ đến Chúa như một thói quen, không phải là do tấm lòng yêu mến Chúa!

– (Tr): Nghĩ đến Chúa như một thói quen như cô vừa nói đó, thì tốt hay không tốt?

– Cháu nghĩ là mất điểm, vì chỉ nghĩ đến Chúa vì sợ chết, và sợ bị khổ.

– Cám ơn cô Thủy!

– Cháu di! Khi nào chú gọi tiếp thì cháu lại về.

Ngày 16. 6. 2005

(Sau đây là một số điểm tóm lược

Cuộc nói chuyện bên nhà cô Hợp do cô kể lại)

  1. Những tin vui cho gia đình.

*** Cháu Uyển Mai mơ được gặp Chúa & Đức Mẹ

  • Những Thánh lễ 30 gia đình xin, đã được Chúa thương ân giảm cho các LH nhiều lắm!

  • Nếu lo làm đường dài thì Chúa cho vui khi ta chết! (nhắc lại: đó là các việc lành như nuôi được một người nào nghèo, rất nghèo. Hay nuôi (có nghĩa là yểm trợ) một nam, hay nữ tu nhà nghèo.

  • Chị Thanh (người đã tự vẫn) sắp vui đã về báo cho Hợp biết.

  • Chị Giang đã có lòng với các LH, nên Chúa sẽ cho gia đình chị được vui. Cụ thể là khi mình cầu nguyện cho LH nào, thì Chúa cho vị Thánh trực tiếp xuống gặp, thì LH ấy xin với Chúa qua vị Thánh cho mình vui.

  • Hôm chị Thủy nói là gặp một người, người ấy là bà Hoài (vợ cũ của anh Dũng chồng chị Giang bây giờ). Chị Hoài đứng trước cửa và nói lời cám ơn hết tất cả mọi ân nhân.

  • Con cho nhà tin vui (cô Thủy nói với bà Quý). Hôm rồi cháu Uyển Mai nằm mơ thấy Đức Mẹ ãm chúa Hài đồng. Chúa cho nhà vui bằng cách cho trẻ nhỏ thấy, để nhắc ta vững lòng tin. Chúa cũng cho ta biết là Chúa thương con trẻ, nên ta phải hiểu là ngược đãi trẻ con là tội nặng! Chúa lại cho cháu Uyển Mai mơ mà còn nhớ để kể lại cho nhà nghe, thì đó là ơn đặc biệt cho gia đình đuợc vui. Hãy cảm tạ và cầu xin nhiều hơn nữa!

Ghi chú: Cháu Uyển Mai 5 tuổi, Cháu kể lại cho cả nhà nghe đêm Thứ Hai, ngày 13 rạng 14. 6. 2005 mơ được gặp Đức Mẹ tay ãm Chúa Hài Đồng nhìn cháu và bà mỉm cười. Đức Mẹ mặc áo Trắng và xanh, Chúa áo màu Hồng. Có những tia sáng chớp loé.

 

Ngày 18. 6. 2005

  1. Mẹ Huệ Trinh, cũng là mẹ chúng tôi được vui.

– (Thủy): Chú cô có thấy gì đặc biệt không?

– (T): Thưa không!

– Được hôn xương Thánh mà không phải vào nhà thờ.

– Chú có nghĩ là cháu vui không?

– Cô thì lúc nào chẳng vui! Nhưng hỏi thế thì chắc là cô mới có thêm niềm vui, xin cô chia xẻ cho chúng tôi với chứ?

– Vâng! Cháu rất vui, vì tất cả mọi LH mà chú cô, mẹ cháu, Hợp cầu xin đã có hy vọng rất nhiều!

– Tạ ơn Chúa, Đức Mẹ, và cám ơn cô Thủy nhiều!

– Cháu còn nói thêm và cháu được phép nói, là bà cụ thân sinh ra cô được vui. Cụ VUI, cụ nói con gái bây giờ thờ phượng Chúa, còn có thể hơn bà khi trước!

– (H. Trinh): Cám ơn cô Thủy! Nhờ Chúa và Đức Mẹ thương, cũng như được Chúa, Đức Mẹ cho cô Thủy giúp, rồi lại còn được biết tin để được vui.

– Con cho mẹ biết: Mai có người đến!

– Mai mẹ bận lắm! sao tiếp được! Mai tính! (Bà Quý bận là vì một tuần bà có hai ngày được Hội người già tới chở đi chơi, họp bạn già – Thứ Ba Hội Cao Niên Đông Dương; Thứ Tư Hội Cao Niên Uc).

 

Ngày 25. 6. 2005 (19:45 pm)

  1. Chú Trường Linh muốn xin Lễ 30, và nuôi một Tu sinh

* Chú giận mình là khi sống đã không chịu khổ thêm!

– (Th): Cháu muốn nói một điều, nhưng chỉ sợ cô chú buồn.

– (T): Không đâu, cô cứ nói đi!

– chú hứa! Là vì hôm nọ chú có ý bảo chú Trường Linh khi nào có việc làm hãy về.

– Ly Do là chỉ không muốn làm chú ấy bận tâm, vì sợ Chúa chưa cho đi đi, về về nhiều, lại mất điểm đối với Chúa!

– Cháu có nhiệm vụ tiếp xúc, khi người thân cầu nguyện hay xin ơn đặc biệt. Cháu được chú Trường Linh gửi lời mới đây thôi, nếu chú muốn nghe, thì cháu sẽ thuật lại, còn không thì cháu không nói!

– Dĩ nhiên là muốn nghe chứ! Xin cám ơn cô trưóc!

– Chú Trường Linh, cháu thuật nguyên văn, không thêm bớt: Chú ấy nói cám ơn anh chị, đã cho em mọi cách để được bớt lạnh. Chị đã xin lễ 30 cho cụ (ý chỉ mẹ của Trinh), còn cho người nghèo, mục đích chỉ muốn cho bà được vui. Điều này chị đã nói với anh rồi, em nghĩ là anh không có được tiền bạc thoải mái nên em … chú để cháu hỏi lại, cháu quên … em, rất muốn nếu có thể anh xin cho em như thế. Em nhớ là khi trước không biết anh nói thật, hay nói đùa, là muốn cho em có việc làm như bố chị Thủy, vì thế nên em nghĩ là một điều hơi khó với anh, là xin cho em một lễ 30, hay nuôi một Linh mục nghèo (hiểu là người đang học làm LM). Chú ấy xin như vậy, chú có nghĩ là chú em đòi hỏi hơi quá không?

– Không! Tôi không nghĩ là quá, vì mình có thể làm được! Nhưng có điều khó hiểu là sao chú ấy lại bị nặng như vậy? Tại hôm trước mình không biết đó thôi! Vì hình như cô chỉ góp ý cho là đưa chú vào chỗ có người cầu nguyện cho đời đời, tức Dòng Phan Sinh, và chỗ ông Hạt Cát là Hội Bạn Các LH, cũng được có Thánh Lễ mỗi ngày, và cũng có xin lễ và vận động bên VN nữa.

– Theo cháu biết là vì chú ấy phạm tội mất đức Hy sinh! Cháu ví dụ là khi trước lúc còn sống chú ấy cứ tính chắc ăn là khi ra nước ngoài sẽ tu tiếp, và sau này làm nhà thờ, còn có tiền thì gửi về VN, giúp các cha, các sơ, các dòng tu nghèo. Nhưng điều mà Chúa muốn không phải như thế! Chúa muốn ta phải ở chỗ nào mà giáo dân cần, dù có khó nghèo, hay phải chết!

– (B. Quý): So sánh với bà Hoài, bà Thanh, mẹ thấy tội của ông ấy đâu có đến nỗi, mà sao bị nặng như vậy? Lại cũng phải xin Lễ 30, rồi nuôi một Tu sinh.

– Con cho biết tùy vào việc làm! Nếu như ta đi bằng xe hơi thì mau tới nơi, còn đi bằng xe đạp thì lâu! Con cho biết như chị Thanh thì cũng xin lễ 30, hay nuôi một sơ, nhưng chỉ được tha một cách … còn chưa biết cụ thể!

– (Tâm & Trinh): Anh chị hứa sẽ làm theo yêu cầu của em!

– (Th): Chú ấy giận mình! Chú bảo khi sống đã chịu được khổ, mà lại không dám chịu thêm! Nhưng rồi chú lại vui, vì chú đã được anh chị thương. Khi nào được Chúa cho vui, thì điều Chúa ban cho, chú ấy sẽ cầu xin cho anh chị và các cháu.

  1. Sát sinh thú vật có tội không?

– (Thủy tiếp): Cô! Bà rất vui về những điều cô làm cho bà. Chú có gì hỏi không?

– (T): Mình sát sinh những thú vật thì có tội không?

– (Th): Kinh Thánh đã nói tất cả các thú vật đều là do Chúa tạo dựng cả, con người cũng vậy, nhưng con người thì Chúa luôn coi sóc, vì là chi thể của Chúa. Nếu như có chuyện gì cần đến Chúa, thì Chúa sẵn sàng nghe. Còn chim rơi, hay tóc rụng cũng là do Chúa cho, nhưng các việc này không có nghĩa là Chúa phải đếm hết! Phúc Ấm nói giống như thế, nhưng ý nghĩa rất là cao siêu, chứ không phải vậy! Việc con chim chết hay sống Chúa không cần phải biết tới! Và Chúa cũng đã có lần nói chúng là của ăn của ta. Cho nên việc sát sanh không có gì là có tội cả!

– (B. Q): Con nói rõ ràng hơn! Mẹ không hiểu!

– Của ăn là của dân Chúa! Mẹ biết không, các loài thú là Chúa tạo dựng cho loài người ăn, Còn điều Chúa muốn ở ta là tình yêu.

  1. Cô Thủy được Chúa cho phép nói cho biết: Một ngày gần đây Chúa sẽ ra tay, kẻ dữ sẽ bị thay thế!

* Khi mà Chúa muốn thì sẽ có cuộc đổi đời!

– (Th): Chú ạ! Chúa đang cần một người thay thế để làm việc “THIỆN”. Chú cứ chờ sẽ có một ngày chuyện cháu nói sẽ thành hiện thực! Chú có hỏi gì thêm?

– (B. Q): Mẹ hỏi, con nói thay thế là thay thế ai?

– Con nói “Thay Thế” đây là ý nói “Cuộc chống lại kẻ tàn ác”.

– Mẹ nói khó lắm! Cộng Sản nó mọc rễ ai mà thay thế được!

– Chú có hỏi gì không?

– Tôi cũng nghĩ nát óc! Hiện nay vẫn chưa có một tia sáng hay giải pháp nào! CS Tàu và CS Việt vừa mưu mô, vừa tàn độc – nghĩa là vừa ác, lại vừa độc! – Dân thì vừa sợ, vừa cầu an, lại vừa chia rẽ! Tôn giáo nào cũng chia làm hai phe: Phe muốn giải thoát gông, xiềng, cùm, cũi; phe khác thì lại cầu an, nếu không muốn nói là sợ khổ, sợ chết. CS thì cứ nuôi phe nhát bằng ân huệ “Xin Cho”, qua một chút đặc quyền, đặc lợi nhỏ giọt! Cô có biết vì sao không? Vì dân mình bị đô hộ quá lâu, xong rồi lại tiếp tục bị gông cùm, xiềng xích, cũng không thua gì thời gian trước, nhưng khổ hơn trước nhiều! làm chí bất khuất bị thui chột. Chí thì thỉnh thoảng còn, nhưng bất khuất bị teo lại! Cuối cùng tôi chỉ còn tin vào phép lạ.

Lời Bàn: Plato đã định nghĩa con người vốn là cây sậy có lý trí. Khi lý trí bị kẻ cai trị thuần hóa, thì thân sậy chỉ còn biết ngả theo chiều gió – đung đưa bên này, ngả ngớn bên kia – Lý luận của những kẻ theo phe này xem đó là sự “khôn ngoan”, vì cứ thế thì không bị gãy! Plato là một triết gia Hy lạp về chính trị. Tác phẩm Cộng Hòa của Plato là một tác phẩm kinh điển về triết học mang tầm vóc tư duy chính trị, trong Quyển III Platô lý luận: “Người ta không muốn bị cướp mất một niềm tin chân thực, nhưng điều đó xảy đến là do trộm cắp, hoặc vũ lực, hay sự mê hoặc. Tôi gọi nó là trộm cắp khi một người bị thuyết phục từ bỏ niềm tin của mình, hay quên nó đi (bạn sẽ cảm thấy hơi khó hiểu! Một người đi đạo mà nói bỏ niềm tin thì không bao giờ chấp nhận, nhưng vì cái gì đó, khiến họ tạm thời quên Giáo lý của Chúa đi thì lại dễ chấp nhận). Trường hợp thứ nhất là bằng lý luận, trường hợp thứ hai là bằng thời gian, lấy cắp nó mà người ta không biết điều gì đang xảy ra. Và tôi nói vũ lực là có ý nói rằng một người bị mê hoặc để thay đổi não trạng do ám ảnh của những hình khổ thể xác hay đe dọa tình thần. Còn về sự quyến rũ, tôi nghĩ bạn sẽ đồng ý rằng điều này xảy ra khi một người bị lôi kéo ra khỏi niềm tin của họ (Nhiều người cho rằng họ không thể bị mất niềm tin, nhưng nói cách khác dễ nghe hơn: là họ bị lôi kéo ra khỏi đời sống đức tin, bởi nhiều khi họ cũng không biết “đời sống đức tin” nó cụ thể là như thế nào, và bao gồm những gì!). Vì sự lôi cuốn của lạc thú, hay vì sợ sẽ phải chịu đau khổ (bạn đừng bó chặt chữ lạc thú vào nếp sống đồi trụy theo kiểu ăn chơi trác táng. Lạc thú của một nhà tu hành là địa vị có thể được chiêm ngưỡng, và tôn vinh; được xứng đáng hưởng một số những lợi lộc hào nhoáng và quyền quí, được ở một chỗ mà người khổ không bao giờ dám mơ ước! Dĩ nhiên những nhà tu chân chính, không cho phép mình thưởng thức những thứ đó!). Vâng, mọi sự ảo tưởng đều giống như một thứ bùa mê … … Rất lạ nếu một người chăn cừu tự đánh mất danh tiếng của mình khi để những con chó canh giữ cừu bị thiếu ăn, và luyện tập kém, khiến cái đói và tính vô kỷ luật, hay thói quen xấu của chúng làm cho đàn cừu lo lắng, và khi ấy thì chó canh cừu tỏ ra không khác gì với bày sói. Chúng ta phải hết sức thận trọng chống lại việc những người bảo vệ chúng ta đối xử với đồng bào theo cách ấy, và vì họ mạnh hơn, họ có thể trở thành những tên bạo chúa hung dữ, thay vì những đồng minh thân thiện” (Livre III, The Republic – Plato).

– (Thủy tiếp): Chú thấy không, mình làm sao ngờ được là chuyện vượt biên cả triệu người mà các nước chịu chấp chứa? Cháu cho chú biết đó là việc Chúa làm! Nhưng mình nói ra thì người ta cũng sẽ chẳng tin! Chuyện kia cũng vậy! Khi Chúa làm thì nó sẽ hết!

Chú thích: Cô Thủy nói đúng! Ngay như gia đình chúng tôi, nếu không có bàn tay xếp đặt của Chúa thì chúng tôi không thể nào tự mình có thể vượt biên được!

– (T): Ngoại trừ cô, người khác nói thì tôi khó tin! Nhưng cô cho tôi niềm tin! Tôi thật sự tin!

– (Th): Chúa cho cháu nói là: Sắp đến rồi! Chú, cháu nói thêm là: Khi mà Chúa muốn là sẽ đổi đời!

– (B. Q): Mẹ nói nghe! đừng có cho bọn này ăn bánh vẽ!

– Cháu cho biết, mẹ cháu đang không tin! Chú có vui không?

– Vui chứ! Tin này sao không vui cho được!

– Cô có tin không?

– Tin chứ!

– Mẹ cháu thì không rồi! Chú chờ đi! sẽ có một ngày … có tin vui! Cháu cần một thời gian. Các LH cần đến người xin lễ về cho Hợp. Con đi! Chào chú, cô, mẹ!