-
Chết mà đùa thì xem cũng tựa như lông hồng thôi! Các Thánh, các Thiên Thần có chung, mà cũng có riêng là sao?
– Cháu nói cho vui, cô có muốn chú chết trước không?
– (Trinh): Chuyện chết trước hay sau, thì mình phải tuân theo Thánh ý Chúa!
– Cháu đã nói là vui thôi! Có nghĩa là ta cứ tạm quên điều mà theo ý Chúa đi! Có nghĩa là ta ghét, ta cho chết … trước! (Chắc các bạn đã quen tính đùa, hay nói chơi của cô Thủy rồi … phải không? Cho nên đừng có thắc mắc, tại sao người tâm linh mà nói thế!).
– (Tr): Không có ghét!
– Chú thì sao?
– Tôi hả … Tôi muốn tôi chết trước!
– Cháu cho biết trước cô chú thì chưa có được tính sổ, có nghĩa là hình như … Chúa quá bận, nên đã quên đi! Cô chú có cần xin các Thánh nhắc không ạ?
– Đã biết là cô nói đùa rồi, thì Thánh cũng vào hùa với cô thôi! Nhưng mà thôi, hễ Chúa quên, thì nhờ Thánh nào nhắc Chúa giùm cũng được! Tôi cũng xin cám ơn trước!
– Chú khi nào muốn, phải hỏi cháu, để xem các Thánh có bận việc, hay đi xa không đã, thì mới chắc ăn.
– (Trinh hỏi): Khi cô nói các Thánh, thì là Thánh nào? Thánh Quan thầy mình, hay Thiên thần?
– Thánh đây là Thiên thần bản mệnh. Cháu còn cho biết các Thiên thần, cả các Thánh cũng vậy, dù là riêng nhưng cũng chung.
– (Bà Quý): Con bảo riêng mà chung là sao?
– Chung là tất cả các Thánh đều ở chỗ Chúa, riêng là cùng ở với mình, để gìn giữ mình. Chung là Chúa cho bình đẳng, còn riêng là Chúa phân ra, ai cũng được Chúa cho việc để làm, và việc ai lấy làm, chứ không có làm chung với nhau.
Chú có muốn hỏi cháu về các điều mà ta cho là khó hiểu không?
– (T): Tạm thời tôi chưa có câu hỏi, hay là cô có gì thì tiếp tục nói cho chúng tôi nghe đi!
-
Điều gì làm ta sợ, và làm sao để hết sợ?
Chú Trường Linh đã được vui, nhưng vẫn muốn xin cầu nguyện tiếp.
Cháu Uyển Mai được ơn mơ gặp Đức Mẹ & Chúa Hài Đồng.
– Cháu được ơn Chúa cho hiểu thêm về các điều ta nghĩ là nhẹ mà thành nặng, khi nào có dịp cháu sẽ nói tiếp. Bây giờ, điều mà cháu nói là chú theo cô đi đọc kinh 3giờ chiều nhà ông Tịnh là cháu vui! Tuy rằng cháu chưa nắm phần thắng. Chú có muốn hỏi tại sao ta cứ phải sợ không?
– (Th. Tiếp): Cháu muốn thêm cho nhà ta là: Cứ tin vào Chúa. Lo làm việc Chúa muốn là thương người, thì Chúa sẽ cho ta hình phạt nhẹ nhất, và còn thêm đức khiêm nhường nữa, thì Cô, chú, Phụng cứ tin cháu đi! Khi ta chết Chúa sẽ cho ta được qua hết mọi sự, mà khi sống ta cứ sợ, sợ, và sợ!
– (Phụng): Em xin hỏi chị sao mà khi người ta cậy trông, thì lại cứ hay bị thử thách?
– Chị cho Phụng biết là Chúa cho em vui, để còn giống như con cháu Thánh cả Giuse là chịu khó trông nom gia đình.
– Chắc là chỉ vui phần cuối thôi, như vậy thì cũng vẫn còn sợ!
– Chị nói là Chúa cho, nhưng không ép. Còn nếu em muốn theo ngả khác thì Chúa cũng cho, nhưng hãy xin Ngài!
– Đây em chỉ đưa ra cho chị góp ý xem có cách nào để được vui thôi, chứ gia đình em thì chị biết mà, vợ em thì chịu khó, nhưng lại có bệnh cứ hay đau bụng bất thường. Con thì nhỏ, mẹ thì chưa biết là khi nào phải đẩy xe lăn! Vì thế mà chị thấy … mình mà theo gương Thánh cả thì phiền!
(Lúc đó cháu Uyển Mai chạy ra phòng khách, cô Thủy gặp được nên nói với cháu):
– Chúc mừng cháu được gặp Đức Mẹ bồng Chúa Hài nhi!
– (Uyển Mai): Cháu cám ơn Đức Mẹ! (vì có ông ngoại nhắc, nên) cháu cũng cám ơn bác Thủy nữa. Cháu còn muốn gặp Thiên thần với Thánh Giuse nữa!
– (Th): Cháu hãy để một thời gian nữa, có thể Chúa sẽ cho cháu được gặp, vui!
– cô Thủy tiếp: Chú có muốn hỏi về chú Trường Linh nữa không ạ?
– Chú ấy có thể về đây nói chuyện được không?
– Chú ấy đã được Chúa cho VUI, và chú còn đang xin phép, nếu khi nào đuợc, cháu sẽ dẫn về. Chú ấy có gửi lời nói là: Cám ơn anh chị, em đã được hết lạnh ngay từ hôm đầu tiên được anh chị xin lễ cầu nguyện cho, bây giờ tuy đã được vui, nhưng nếu có thể, xin anh chị cứ cầu nguyện tiếp cho em! Em rất cám ơn!
Cháu đã đến lúc phải đi rồi! cháu chào cô chú, xin gặp lại kỳ tới!
– Vâng, cám ơn cô, và xin hẹn gặp lại!
THứ Hai, ngày 19. 9. 2005
-
Khi con cháu lấy hết tâm và thành ý của mình
mà dâng lễ cùng cầu nguyện, thì trong thế giới tâm linh
Chúa ban ơn cách đặc biệt cho cha mẹ.
– (Cô Thủy): Con đang chờ để được nói, vì con biết rất có nhiều điều mà chú đi chơi về cần hỏi. Hôm nay cô chú có khỏe không ạ?
– Cám ơn Chúa, Đức Mẹ cho đi bằng an và vui! Nhưng sao hôm nay sao cô lại hỏi về khỏe, thường khi lời chào của cô là “có vui không” cơ mà?
– Chú biết không, vui thì thuộc tinh thần, tức tâm linh; Khỏe thuộc thể xác. Cháu hỏi thế là vì hôm nay cháu muốn mình chia sẻ cả đời lẫn đạo. Cháu xin hỏi cô trước: Cô có nghĩ là bà ngoại nhờ được cô xin lễ, mà có được ơn đặc biệt không?
– (Trinh): Cám ơn cô tôi cũng nghĩ là chúng tôi xin lễ cho mẹ chúng tôi, và cũng có vận động các em cùng xin lễ và cầu nguyện cho cụ, nên tin là Chúa thương và bớt phần phạt cho cụ!
– Cô hãy tin cháu đi! Vì điều cháu nói ra là sự thật, và cháu được Đức Mẹ cho phép nói, để gia đình cô chú được vui, và thêm niềm cậy tin! (cô tiếp liền):
-
Những địa điểm Hành Hương sao gọi là Thánh Địa. Phải cầu nguyện cách nào cho có hiệu lực?
Chú có nghĩ khi mình đến những nơi mà Đức Mẹ linh ứng – nói theo cách nói thế gian – mà mình xin ơn cho con cái, rồi chúng sẽ được vui, thì chú có nghĩ là do mình chọn cái nơi mà người ta đã đặt tượng ảnh Chúa, hay Đức Mẹ ở đó không?
(Mở ngoặc: gia đình chúng tôi mới đi chơi, trong chương trình có hoạch định chuyến thăm viếng “Thung lũng Đức Mẹ” là nơi có nhiều tượng đài Đức Mẹ của nhiều Quóc gia, trên đường lái xe từ Sydney đi Brisbane, và chúng tôi đã dùng thời gian một buổi kính viếng Đ. Mẹ tại địa điểm này).
– (T): Tôi luôn tin như vậy! Vì biết là mình còn khô khan, nguội lạnh, nên cứ mỗi lần tới những địa điểm “Hành Hương” thì lòng mình sốt sáng hơn, và tin là Mẹ thương ban cho cả gia đình, mọi người đều được gia tăng đức tin, với lòng sốt sáng đặc biệt. Về việc này, tôi có hai ý để chia sẻ: Một là các địa điểm Hành Hương đã được Giáo hội Mẹ nâng lên hàng địa điểm Thánh, mà ta thường gọi là Thánh Địa, thì bao giờ cũng được Đức Thánh Cha, hay các Đấng Bản Quyền ban phép lành đặc biệt cho tất cả khách hành hương đến kính viếng, vào bất cứ thời điểm nào, như Đức Mẹ Lộ Đức, Đức Mẹ Fatima, Thánh Địa Giêrusalem, hay Thánh Địa La Vang ở VN chúng ta, và nhiều nơi khác v.v… Chúng ta tin điều này, vì trong Tin Mừng Chúa Giêsu Đấng thiết lập Hội Thánh trên trần thế, Ngài đã ban cái quyền ấy cho các đấng kế vị của Ngài. Nên hễ dưới đất làm sao thì trên Trời, Chúa, Đức Mẹ cũng sẽ cho như vậy! Hai là: do tấm lòng của ta khi đến những địa điểm Thánh. Hầu như ai tới những nơi đó cũng đều mang tâm trạng nao nức, người nào cũng vất bỏ hết mọi sự vướng bận trên đời, từ công việc làm ăn, buôn bán, đến những lo toan vật chất, để chỉ tập trung duy nhất mỗi người một tâm tình, một nguyện vọng tha thiết để tới nói với Chúa, Đức Mẹ. Đó là ngoại cảnh ảnh hưởng tâm hồn, mà về mặt tâm lý thì cảm ứng này luôn luôn xảy ra như là định luật về tâm lý, chứ thực ra Chúa, Đức Mẹ ở đâu cũng hằng gần gũi với chúng ta. Còn chúng ta bất kỳ ở đâu, lúc nào với tâm tình con thảo, mà nói chuyện gì thì Chúa, Đức Mẹ cũng vẫn lắng nghe chúng ta hết! và tùy điều chúng ta xin, hễ có lợi cho phần tâm linh của chúng ta, thì các Ngài nhậm lời chúng ta, và ban cho chúng ta hết cả! Vậy điều kiện là: Cầu nguyện với tấm lòng nhiệt thành và sốt sáng, thì dù ở đâu bất kỳ, Chúa, Đức Mẹ cũng lắng nghe ta.
-
Khi nào một con vịt biến thành con thiên nga?
– Phải gặp kỳ tích. Nhưng thế nào là kỳ tích?
– Dầu vậy nhưng cháu thí dụ như chú cứ xin một điều gì đó, mà mãi chưa thấy được, thì có khiến mình thất vọng không?
– Dạ, thất vọng thì không bao giờ! Không tin vào Chúa, Đ. Mẹ thì còn nơi nào để mà tin nữa! Nói theo niềm tin của Thánh Phêrô: “Lậy Thầy, xa Thầy con biết theo ai”. Tôi luôn nghĩ mình cứ việc cầu nguyện, và trông cậy nơi các Đấng. Thế nào cũng sẽ có một ngày thôi!
– Chú thấy không, cuộc đời ta rất là mau. Chú nhìn lại thử, từ khi lập gia đình tới giờ đã có khi nào chú được yên tâm chưa?
– Thời nào có cái lo lắng của thời đó! Lúc còn trẻ thì là trai thời loạn. (tôi mỉm cười) người ta nói “Gái thời loạn” mới đáng nói! Nhưng không phải tôi nói ngược đâu! Ai cũng có một mối tơ vò cho riêng đời mình, chỉ mình mình biết, và cứ tự thường thì mình mình gỡ! Nhưng tôi được Đức Mẹ gỡ hết cho tôi! Cô có thấy con vịt nào trong phút chốc mà biến thành con thiên nga bao giờ chưa, chứ tôi thì chưa bao giờ! Nhưng suốt cuộc đời tôi đã nghiền ngẫm câu này: “Kỳ tích chỉ là một cách nói khác của vừa nỗ lực, vừa cậy trông”. Nên nhìn lại, thì đời mình được Đức Mẹ hằng cứu giúp, nếu nói theo ngôn ngữ đời, thì tôì và Huệ Trinh đều có nhiều may mắn! Có những may mắn phải được xem là kỳ tích. Song, như tôi vừa nói: Kỳ tích chỉ là một cách nói khác của sự vừa nỗ lực, vừa cậy trông.
-
Chúa cho ta sống bình an,