1 giờ 45’ PM, Ngày 28 – 10 – 2005

  1. Bà Ngoại (Mẹ của H. Trinh) sắp được vui

– (Thủy): Con chào mẹ, cô chú, hôm nay vui. Một là bà ngoại sắp được vui, nên có ý nói cô chú hãy cầu xin nhiều hơn. Phụng có muốn hỏi gì không?

– (Phụng): Em chưa có gì để hỏi.

– (Thủy) : Cô có gì để hỏi không ạ ?

– (H. Trinh): Cám ơn cô đã cho biết tin mẹ tôi. Tôi cũng nói các em cầu nguyện nhiều cho mẹ tôi.

– (Thủy): Thảo Ly đã có lời cầu nguyện cho bà ngoại chưa? Hiện giờ bà đang được một cha cầu cho lễ 30, xong điều này cháu không tiện nói ra. Cháu chỉ vui là bà sắp được vui, sở dĩ cháu nói hé ra vì những điều mà cô chú dành cho gia đình cháu rất là quá đẹp! Xin đừng tìm hiểu thêm về điều này.

– (H. Trinh): Tôi cám ơn cô Thủy, khi tôi về VN, tôi có nhờ cha cầu nguyện cho bà nhiều (cháu của bà ngoại – chữ bà ngoại đây là gọi thay cho con, theo cách xưng hô của người miền Bắc/VN, chứ thực ra là mẹ của H. Trinh – ông cha gọi mẹ Trinh bằng cô).

– (Thủy): Sách! …

(Tên cô cháu gái mới lấy chồng ở Úc, được bảo lãnh qua. Con của chị Hằng, em ruột của c. Thủy, chị của Phụng. Sách kêu Thủy là bác, hôm nay Sách có mặt tại đây).

  1. Cầu Nguyện & Bố Thí Việc nào Tốt Hơn?

– Cháu có hiểu điều bác nói không? Cháu phải theo ý Chúa dạy mà làm:

1) Yêu thương, 2) Tha thứ, 3) Cầu nguyện.

(Sở dĩ hôm nay cô Thủy nói những điều đó với Sách, không phải tự nhiên, khi không mà bảo vậy. Trong tuần qua, Sách có tới bà Quý (bà ngoại), và gặp riêng cô Thủy … Cô Thủy lại biết được trong tâm Sách có điều không vui về ai đó trong họ hàng, nhưng Sách không tiện cho biết).

– (Phụng): Cầu nguyện thì dễ!

– Chị cho em biết: Cầu nguyện phải đi đôi với việc làm! Em hãy nghĩ điều cha giảng: Hãy canh tân con người mình!

– (B. Quý): Mẹ hỏi cho vui: Thí dụ mẹ là người có nhiều tiền, cứ làm việc phúc đức, thay vì đọc kinh cầu nguyện, hoặc ngược lại, thì điều nào hơn?

– (Thủy): (Cô đang chú tâm sự có mặt của Sách & Phụng, nên không trả lời câu hỏi trên) Con cho biết, bố cũng đang ở đây và bố hỏi Cháu Sách có vui không? Ông đã nhờ cháu và cậu Phụng giúp ông lo làm điều vui. Cả hai cậu cháu đã bàn tính đến đâu rồi?

– (Sách): Mới bàn tính sơ sơ thôi, vì khi nào đi làm có tiền mới tính được! Nhưng cũng vui!

– (Ô. Sơn): Cháu có buồn vì nghe lời ông nói không?

– (Sách): Không! Cháu không có bao giờ buồn ông! Được nói chuyện với ông ngoại, thì cháu vui chứ có bao giờ buồn được!

– (Ô. Sơn): Thôi cháu nhé! Để bác Thủy nói tiếp.

– (Thủy): Chú nghĩ đi, mẹ cháu ví dụ thì theo chú, điều nào ta nên làm?

– (Tâm): Cầu nguyện và bố thí phải đi đôi với nhau! Cầu nguyện kết hợp với Chúa luôn, thì Chúa sẽ ban cho có tâm hồn rộng rãi, luôn giúp đỡ người khốn khổ. Nên không sợ chỉ có cái này mà không có cái kia.

– (Thủy): Còn Phụng thì sao?

– (Phụng): Em cũng nghĩ như ba!

– (Thủy): Cháu hỏi cho vui thôi! Chứ theo ý cháu, nhiều khi cầu nguyện mà còn sai. Cháu ví dụ như Phụng, cầu xin mà khi Đ. Mẹ đến nhà, lại sợ bận rộn. Điều này thì chưa hẳn cầu nguyện là đúng!

– Chị cho biết hiện giờ về phần em, chị nghĩ em còn những sự rất bực bội. Nếu như đã cầu xin Chúa cho con được bằng lòng chịu thì phải nhớ chứ ..!

– (Tr. Sơn): Anh Tâm có hỏi gì không?

– (Tâm): Anh có muốn nói gì thì tôi sẵn sàng lắng nghe anh. Tôi cầu chúc cho anh được vui. Tôi nghĩ là anh đã được vui!

– (Tr. Sơn): Anh có muốn theo tôi để tìm hiểu và chia sẻ?

– Anh định chia sẻ gì đây?

– Ta nằm bên nhau, ngắm trăng và bàn việc nước!

– Việc nước thì thôi! Không cần bàn nữa! Nhưng mà nếu nằm bên nhau thì tôi cũng không từ chối! Anh cứ cầu xin Chúa, hễ Chúa cho tôi về sớm thì cũng được không sao!

  1. Sự Kiện Tượng và Tràng Hạt chảy dầu

– (Thủy): Chú có hỏi gì không?

– Tôi đặt lại vấn đề Đ. Mẹ chảy dầu ở Queensland. Giáo dân thì rất đông những người tới tận nơi đều chứng kiến hiện tượng chảy dầu: các tượng mang tới để bên cạnh tượng Đức Mẹ của Legio (Qld) đều chảy dầu. Rất nhiều tràng hạt mang tới để cạnh, chảy dầu. Dĩ nhiên cũng có ngoại lệ. Tôi ở xa nên không chứng kiến, nhưng sau có gặp một anh bạn (rất đáng tin tưởng), khi hỏi anh, anh cho biết: Nhiều tràng hạt chảy dầu, trong gia đình tôi tràng hạt của bà chị chảy dầu, chỉ có của tôi không! Có lẽ vì mình hoài nghi, mang để thử xem có chảy dầu hay không ? Nên sự lạ không xảy ra cho mình. Những người bạn của tôi bên Tây úc, đi về cũng xác nhận. Tuy nhiên, TGM. Queenland cho là giả trá, Ngài đổi cả cha xứ ở đó đi nơi khác. Vấn đề trở nên phức tạp!

Xin cô cho biết, sự kiện này thế nào ? có làm Đ.Mẹ buồn không ?

– Cháu nghĩ Đ. Bà không buồn, vì có thể là kiểm nhận xem đức tin giáo dân có cao không? Nghĩa là vâng lời song vẫn không chịu (về phán quyết của TGM). Cháu xin nói rõ hơn là: Đ. Mẹ biết họ không chịu bề trên nói là đúng.

Hôm nay chú nghĩ đi, ta ngồi đây với nhau (trước bàn cơ), cha hay các ông trùm, nếu biết, họ sẽ lên án ta. Giống như chuyện mà chú đã hỏi cháu. Tại sao ta không nghe họ. Vì ta tự thấy việc ta đang làm, và đang nghĩ là không sai! Cháu hỏi chú hôm trước, báo chí có nói hai việc: Một là Trái tim Chúa và Máu Thánh còn thờ bên Ý, và “giấc mộng”. Chú xem lại đi đều là điều thực! Bây giờ và về sau còn nhiều hiện tượng lạ. Chú cứ chờ xem!

(Thực ra như ở đầu sách, tôi đã đưa ra quyết định cho phép của Tòa Thánh, chứ nếu như ở thời gian vài chục năm trước, tôi cũng không giám ngồi đối diện với bàn cơ. Nhưng quyết định này không phải ai cũng biết, vì việc phổ biến rất hạn chế, nhất là ở trong nước. Hơn nữa để tránh sự lạm dụng các cha VN cứ dẹp đi cho chắc ăn!).

  1. Thiên tai: Vấn đề chết đông, chết nhiều. Các Sứ giả của Mẹ cũng rất bận rộn.

– (Tâm): Năm 2005, thiên tai quá nhiều, như ở Pakistan, chết hơn 50.000 người, rồi bão khắp các nơi! Đó có phải là việc Chúa tỏ quyền năng cho thiên hạ thấy không?

– (Thủy): Cháu đi xin phép Chúa … … (gián đoạn) … Chúa bảo tội lỗi thế gian thì phải bị trừng phạt. Đáng lẽ bị hết! Nhưng có Đ. Mẹ xin nên chỉ mới là một phần nào thôi!

– Những Linh hồn bị thí trong các thiên tai, có được Chúa cứu xét cách đặc biệt không?

(tiếp Ngày 28 – 10 – 2005)

  1. Chú Trường Linh đã có công tác của Chúa Hiện chú đang bận rộn, nhưng rất Vui.

– Cháu nói không phải Chúa … “thí”. Khi chú thấy một kẻ giết người, chú thấy họ đáng tội chết. Còn chú thấy một người bị xe đụng, chú nói họ không may, nhưng tựu chung thì tất cả mọi người đều có một hồ sơ tội trạng riêng. Nên dù chết riêng rẽ hay tập thể, Chúa cũng vẫn xét theo từng người một. Các Thánh có nhiệm vụ này, tùy từng phần Chúa cho làm! Chú nghĩ đi ta học phần đời, mỗi năm có biết bao văn bằng, thì chỗ Chúa, cũng có rất nhiều vị Thánh. Chú cô có cho là cháu nói có vẻ khó hiểu không ?

– Không, … tôi hiểu chứ!

– Cháu cho biết, sắp tới đây, cháu sẽ có công việc khác. Hôm nay ông Trường Linh có gửi lời cám ơn cô chú. Hiện giờ ông ấy đang bận rộn đón nhận những linh hồn chưa biết Chúa. Ông nói thêm, sẽ cầu xin cho gia đình được vui hơn.

– Xin cô cho chúng tôi gởi lời cảm ơn tới em Trường Linh.

  1. Trường Hợp Những Người (chết rồi) Mà Chưa Nhận Biết Chúa

– Xin cho tôi hỏi cô: Trường hợp các L.H. chưa biết Chúa thì đón nhận họ vào nơi nào ?

– Câu hỏi của chú không thể trả lời được! Ví như chú không biết nước Pháp, mà cháu nói một địa danh ở đó, thì cũng như không nói thôi! Nhưng thay vì trả lời câu hỏi ấy, cháu trả lời cách khác cho chú hiểu hơn: Nhiệm vụ của chú Trường Linh là hướng dẫn họ và chỉ cho họ được thấy sự Chúa cho thoát khỏi tay ma quỉ cầm giữ. Họ sẽ nghe và theo ngay, dễ hơn là người có đạo mà cứng lòng!

– Dù không hay chưa biết Chúa (dĩ nhiên không phải là những kẻ chống lại Chúa, những kẻ này biết vì đã được nghe nói, hoặc đã đọc qua sách báo …), thế nhưng tội của họ nặng, thì chết, họ cũng bị giam cầm trong Hỏa ngục chứ?

– Chúa cho giảm, và họ sẽ phải chịu đền tội.

(Vì thế, những người mới theo đạo có bổn phận cầu nguyện, hay xin lễ cho cha mẹ, ông bà mình … dù họ không có tên Thánh, để họ được ơn soi sáng và chấp nhận Chúa trong thế giới Tâm linh. Vì chỉ có những ai tin vào Thiên Chúa, Đấng xuống thế Cứu Độ, mới được sống. Còn việc làm cho những LH ấy hiểu và biết công cuộc chuộc tội của Chúa Cứu Thế đã có các Sứ giả của Mẹ Maria).

– Cháu nhân tiện muốn nói là: chỉ vì mắt ta không nhìn thấy chứ hồn ai mà bị cầm giữ (hiểu là ma quỉ cầm giữ) thì khủng khiếp lắm! Mẹ cháu thì không sợ! còn cô chú có sợ không?

– Bị ma quỉ cầm giữ thì ai mà không sợ ! đó là điều dĩ nhiên rồi!

– Cô chú hãy cầu nguyện thêm nhiều, vì gia đình còn cần rất nhiều ơn. Cháu nói không phải là chê hoặc dọa, vì cháu biết cô chú rất muốn xin Đ. Mẹ nhiều ơn cho gia đình.

– Tôi biết chứ! Chính mình vẫn luôn biết mình chưa hăng hái trong sự đọc kinh, nếu không muốn nói là còn làm biếng lắm! Mà kết hợp với Chúa và Đ. Mẹ thì nhiều lúc vẫn hay quên!

  1. Cầu Xin mà Không Kết quả

Gần Chúa mà lòng trí lại ở xa

– Cháu có vài điều muốn hỏi:

Thứ Nhất, Chú nghĩ gì về việc không hiểu tại sao, ta càng cầu xin, lại càng không thấy kết quả ?

–  Một là mình cầu xin chưa đủ, hai là khi cầu, lòng chưa sốt sáng. Dùng chữ “sốt sáng” thì có vẻ trừu tượng, khó biết. Ta nên dùng chữ “thực lòng”, hay “thành tâm”. Ba là tham lam quá, nghĩa là xin nhiều thứ quá, mà đa phần lại là vật chất, hay lo cho cuộc sống thực dụng v.v… Và bốn là những người mình cầu xin cho họ, họ lại chưa thực sự muốn cộng tác với người cầu xin cho, thì vì thế mà lời cầu không hay chưa kết quả.

Thứ Hai, cô chú có bị chán nản hay ngã lòng không?

– Không! Có thể Chúa, Đ.Mẹ còn muốn thử thách.

– Cháu cho chú biết, khi Chúa nhận lời sẽ không hẳn là họ đến nhà thờ, hoặc lo làm điều phúc đức gì đâu. Có thể họ bị một cái gì đó mà do đó, họ sẽ tự mình tìm đến Chúa.

Thứ Ba, chú có muốn hỏi tại sao có những người đã đến gần Chúa, mà tư tưởng thì lại vẫn còn ở xa Chúa không? Tại sao và tại sao ? … Cháu cho biết là tại ta cứ lo cho ta nhiều hơn Chúa! Ta hay lo lắng về những cái trước mắt, chẳng hạn như trước khi đi lễ mà lòng cứ nghĩ tới chuyện hôm nay nhà có khách, hoặc đi đọc kinh thì lại nghĩ tới việc phải ăn vận, và gặp ai thì phải ăn nói thế nào v.v…

– Cô nói đúng! Đầu óc con người ta thường hay vướng bận vào những chuyện đâu đâu, nhất là những lo lắng, ưu phiền, mà có khi chỉ sau một thời gian thì biết là có đáng gì đâu.

– Chú có ngại là nếu chú nói ra những điều cháu nói, thì có thể họ không thích nhìn nhận không?

– Tôi nghĩ, mình phải tùy thời cơ, và chỉ nên nói điều gì có thể!

– Cháu nghĩ, chú có thể nói trước về lý lẽ phúc âm, còn điều Chúa bảo cháu nói thì có thể sẽ bị họ lên án ngay! Chú biết không, họ cũng giống như điều cháu vừa chia sẻ mới đây: Gần Chúa mà tư tưởng họ còn ở xa Chúa, không muốn nên giống Chúa.