1. (Ngày 23.12.2005 tiếp theo)

– Cháu không bảo ông thần này, nhà hiền triết kia là một vị Thánh của Chúa gửi tới. Thánh là Thánh, ngưòi là người. nói cách khác người ta thờ cái gì thì thờ, như cháu đã nói rồi: bàn tay người sét đánh, củ khoai lạ, tên trộm … chẳng lẽ đó là các vị Thánh của Chúa! Thánh hộ mạng của mỗi người, hay vị Thánh của vùng đất người ta sống chú không thấy, ngươi ta cũng chẳng thấy, còn các Thánh làm gì thì các ngài có cách của các ngài. Tất nhiên các Thánh không trực tiếp giảng đạo Chúa cho người ta như các cha, các sơ, nhưng chú có nghĩ là các Thánh có thể giúp người ta sống thiện, sống ngay lành, sống bác ái qua tư tưởng của những nhà hiền triết, hoặc ngay cả qua ông Phật v.v…

– Tôi đang nhìn ra vấn đề rồi đây … cô tiếp tục!

– Chúa cho các Thánh xuống trần gian trao phó cho mỗi vị một công việc tùy khả năng, và chịu trách nhiệm. Còn người ta thờ gì, gọi ai là thần thì họ gọi chứ họ đâu có biết Chúa cai quản hết. Chúa có biết bao chỗ cần các Thánh, nên Chúa cho các ngài đi khắp nơi. Cháu ví dụ như hiện tại chú Tâm là người có khả năng, giỏi. Chú có thể loan báo Tin Mừng, Chúa đâu có kéo vào việc đọc kinh cầu cho người chết như Hợp. Song nói tóm lại là các vị dân địa phương thờ bất cứ vị thần nào, dưới danh hiệu nào thì họ cứ gọi. Nhưng về Tâm linh thì Chúa sắp xếp từ từ cho con người đi từ hoang dại, đời sống thú vật, tiến lên thuần thục, nhu mì, hiền lành, tới nhận thức của trái tim, từ biết yêu mình, chuyển sang yêu tha nhân … Khi chưa vượt qua được những giai đoạn này, thì người ta chưa thể chấp nhận được những vấn đề tâm linh. Lúc đó cháu nghĩ chú có thuyết phục cách nào cũng rất khó! Chú biết không, khi người ta chưa biết Chúa, đôi khi ta cũng phải uyển chuyển, mềm mại trước những mê tín của họ sau mới có kết quả! Ví như chú muốn thuyết phục một kẻ đi buôn, điều thiết yếu là mở đầu chú phải nói về chuyện buôn bán trước.

Cháu nhắc lại là chú không làm được việc của Hợp, cũng như Hợp không làm được việc của chú, cũng như chú không làm được việc mẹ cháu đang làm! Có đúng không ạ?

– Dạ, đúng vậy đó cô!

(Sau này trong việc học hỏi và nghiên cứu, nhất là về KinhThánh, tôi cũng tìm ra rằng trong khi Kinh Thánh trình bày trình tự diễn biến công cuộc Thiên Chúa đi tìm con người. Thiên Chúa đến với nhân loại nhịp nhàng và song hành theo mực độ phát triển của con người, thì cũng vậy: Nhân loại cũng tìm về quê hương vĩnh cửu của mình là Thiên Chúa. Bởi trong căn nguyên con người vốn thuộc về Thần Linh, thì con người dù có bị lôi cuốn, phiêu du, bạt ngàn … lúc nào cũng bị sức hút của Thần Linh thôi thúc quay đầu tìm về cội gốc là Thiên Chúa. Thánh Tôma Aquinô (Thế kỷ 13) từng nhắc lại lời của Thánh Ambrôsiô (Thế kỷ 4) rằng: “Mọi chân lý dù thốt ra từ ai (bất cứ là những bậc hiền triết Đông, hay Tây), đều phát xuất từ Chúa Thánh Thần”. Điều đó cho thấy cuộc tìm kiếm mò mẫm của nhân loại về Thiên Chúa qua các thời đại và các nền văn hóa, cũng sôi nổi như hành trình Thiên Chúa đến với loài người).    

– Cháu cho chú biết, ông ngoại cháu thì được như cháu đã nói, nhưng không phải ai cũng vậy! như trường hợp cô Linh mà em Hợp cháu nhờ đi tìm (tôi cũng không biết LH này, vì là cuộc gặp gỡ riêng). Thấy cô ta bị xiềng xích, cháu cũng thương. Cha mẹ, họ hàng là những người đến chùa nhiều nhất. Điều này chứng minh là họ cũng tin vào một “sự” gì đó! Nhưng có lần cháu đã cho biết: Tất cả lớn nhỏ trong bất kỳ tôn giáo, văn hóa, chính trị, hay xã hội … khi chết, ai cũng là một linh hồn tin Chúa, hay không tin Chúa? rồi đời sống thế nào: lương thiện, ngay lành, hay tội lỗi? Còn chuyện thờ bụt thần, tà giáo … thì trong Phúc Ấm Chúa đã không chấp nhận.

———-o0o———-

TGTL32

  1. Cầu xin cho một người “mê muội” trong đàng tội lỗi Cần phải kiên trì, lâu dài và nếu xin Đức Mẹ cầu bầu cho thì có hy vọng.

– (cô Thủy): Chú có muốn đọc kinh nhiều không? Cháu ví dụ chú muốn cầu cho người sống, mà bắt buộc đọc hàng ngày trong vòng năm, mười năm, chú nghĩ có thể làm được không?

– Tôi xin nói thật, Nếu cầu cho người ta trở lại, mà mất từng ấy năm, thì tôi vẫn phải cầu!

– Chú hãy làm đi! Chú xin Đức Bà cầu bầu thêm cho. Hãy nghe cháu, chú đọc kinh cầu xin hàng ngày, cháu nghĩ có hy vọng!

– Tôi sẽ làm, và xin cám ơn cô Hải đã chỉ dẫn lại khuyến khích!

– Cháu hy vọng chú được vui. Chú có hỏi cháu cô xin cho ai không?

– Tôi biết cho người em ở Mỹ.

– Cầu cho bà ngoại, song cầu cho người em thì còn dài hơn cháu nói với chú khi nãy!

– Tôi có phải hết sức nỗ lực cầu cho VN thay đổi không? Tôi thấy rất khó xét về tình hình!

– Rồi Chúa cũng xét! Song những người khổ mà không có đạo, họcòn muốn cho VC mau chết, để cho người khác lên. Chú cứ tin đi sẽ có ngày phải đổi thay thôi! Chú có về không, nếu họ mời?

– (Tôi cười): Tôi làm gì mà có người mời?

– Cháu đùa thôi! Nếu còn các vị trong Tiên Rồng, thì sẽ có một chính phủ tốt.

– Chuyện ấy giống như trong học thuyết, chứ thực tế không thực hiện được!

  1. Chuyện Linh tinh:

– Lâm bô.

– LH các trẻ thơ (không phải thai nhi)

– LH những người chết bất đắc dĩ

(chẳng hạn bị tai nạn, hay bị chết do người khác gây ra, như bị bọn khủng bố v.v…)

– (Tâm): Theo truyền thuyết của các nhà thần học, thì Lâm Bô là chốn các Thánh tổ phụ ở tạm, chờ Chúa Xuống Thế Cứu Chuộc. Điều đó có xác thực không, thưa cô?

– Cháu phải đi hỏi Chúa đã, mới trả lời chú được! (… đi …) Chúa Giêsu bảo là khi Chúa chưa xuống thế cứu chuộc. thì nơi đó là thật! và các Thánh Tổ phụ ở đó là thật! Các ngài chờ Chúa.

– Các trẻ thơ (không phải các thai nhi) chết vì nhiều lý do, như bệnh, tai nạn … có được ân huệ hơn những người lớn chết không?

– Tất nhiên! Chúa cho họ ở chỗ riêng, như ngày xưa các thánh Tổ Tông ở nơi mà hội thánh đặt tên là Lâm Bô vậy.

(Chúng ta nhớ rằng Chúa rất yêu con trẻ, và Chúa từng nói với các tông đồ rằng: Hễ ai không trở nên như con trẻ, thì không vào được Nước Trời)

Nhờ Chúa mặc khải cháu hé chút là: Các trẻ thơ, và cả những người chết bất đắc dĩ, Chúa trao quyền cho Đức Bà cứu họ – Nghĩa là giao toàn quyền việc này cho lòng yêu thương của Mẹ Maria.

Chú nghĩ cho suốt này: Cả người sống nữa! Hễ được Đức Mẹ thương … là có nhiều hy vọng! (Tôi thầm cảm ơn cô đặc biệt nhắc nhở tôi).

  1. Cầu cơ, Hồn về

– (Tâm): Bên lương cầu cơ mà hồn về, là do các linh hồn bơ vơ, lạc lõng, đi lang thang, gặp cơ ghé qua chơi, hay là cũng phải đươc phép của Chúa mới về được?

(theo tôi ngày xưa người ta dùng từ Bên Lương ý là chỉ những người lương thiện, vì thời đạo CG mới nhập qua VN bị cấm cách, nên bị gọi là “tả đạo” – là đạo trái với văn hóa và quan niệm của tổ tiên, tức bị cho là không hợp với trời và lòng người, bởi vậy các vua quan mới săn lùng, bắt, giết).

– Cháu nghĩ phải có người hướng dẫn hay cầm bắt. Chẳng hạn như theo lệnh của ma quỉ. Ma quỉ cũng sử dụng những cách này, để mê hoặc người ta tin và theo nó. Vì thế trước kia giáo hội cấm tuyệt, sau này mới cho phép trong những trường hợp đặc biệt như chú đã viết trong “lời mở đầu”.  Chú biết không còn có những người “sạo” để ăn tiền nữa!

  1. Trong chỗ VUI

LH các người thân, quen có thường gặp nhau không?

  • Chú Trường Linh lúc này rất bận rộn.

– (Tâm): Các linh hồn ông bà, cha mẹ, anh em, bạn hữu … khi được Chúa cho vào ở chỗ VUI, thì họ có thường gặp nhau không? Hay việc ai nấy làm, muốn gặp nhau phải có phép của Chúa?

– Họ có thể gặp nhau thường nha … chú! Vì trong thế giới Tâm Linh không có giờ giấc! Chú biết không, các cụ thì ở trong chỗ Chúa cho, còn chú Trường Linh đi làm việc, thì dù ở đâu đi nữa, cũng có thể gặp khi nào muốn, cháu đã có nói rồi, là chỉ cần mình nghĩ tới thì đã có ở trước mặt. Cháu cho biết, ông Trường Linh bây giờ bận lắm! Việc của chú ấy lúc này nhiều, vì ngừi ta chết nhiều quá! Các Thánh cũng đều bận hết!

(Tôi cũng mừng cho chú, vì hôm trước cô Thủy bảo ở đây người ta chúc cho nhau “Được Chúa cho việc để làm”).

  1. Bàn về đức Bác ái.

– (Thủy): Hôm nay chú cháu mình thảo luận với nhau về đức Bác ái. Chú nghĩ là mình phải hành xử thế nào cho đúng?

– (Tâm): nói một cách đơn giản là cứ sẵn sàng giúp tha nhân, trong mọi hoàn cảnh, bất kể là trong hoàn cảnh khó khăn, hoặc ngay cả lúc mình không muốn. Phải chấp nhận, ngay cả phải hy sinh thì càng tốt!

– Cháu chào cô (nhà tôi vừa đi tới). Chúc cô thấm nhuần Phúc Ấm. Cháu đang bàn về nhân đức Ái, quan niệm của cô về bác ái phải như thế nào ạ, Hôm nay cháu có nhiều thời gian để nói chuyện vui.

– (H. Trinh): Theo ý kiến cá nhân mình thì tôi cho đức bác ái nghĩa bao hàm cả về tinh thần, lẫn vật chất. Về tinh thần thì mình có bổn phận cầu nguyện cho kẻ sống và người chết. Người sống thì tất cả những người thân, quen … khi mà biết họ đang đau khổ cách này, hay cách khác. Nhất là những ai mà mình biết họ đang rối rắm thì cầu nguyện cho họ thức tỉnh mà trở về với Chúa. Tuy là nói thì vậy đó nhưng nhiều khi lòng mình cũng còn hạn hẹp, thường thì mình chỉ nhớ tới những người thân của mình trước! Cầu cho các LH thì cô biết rồi, tôi chắc chẳng cần dài dòng! Còn về vật chất thì tùy theo khả năng mình. Và còn vấn đề nói hành, nói xấu là mất nhân đức bác ái … cô nghĩ đã đủ chưa?

– Cháu nghe cô chú bàn thì đều đúng hết! Song điều cháu muốn bàn thêm ở đây không phải là cầu nguyện, hay cúng tiền, cho bạc mà vẫn được ơn của tấm lòng bác ái. Cô chú có cho là lạ không?

– (Trinh): Là làm cho người khác vui … phải không cô?

– Cũng đúng! Song ý cháu muốn đưa ra là: Làm thế nào mà ta ngăn được một tội ác sắp diễn ra, hay hình thành? Nếu như ta làm được thì là một việc bác ái lớn, nếu không muốn nói là trọng đại.

– (Tâm): Tôi đồng ý! Vì thường khi đòi hỏi mình phải can đảm, hoặc phải có khả năng đủ mới làm được! Tôi không kể trường hợp đóng vai hiệp sĩ để cứu người! chỉ thí dụ như ở Bắc Uc, luật cho phép các bác sĩ được chích thuốc an tử cho bệnh nhân đau nhiều được chết sớm. Nếu ta cản trở được luật này, thì được kể là làm công việc bác ái trọng đại!

– (Thủy): Vâng! Song đụng tới luật thì ta thua, vì như chú nói là ta không có khả năng! Nhưng   chuyện xảy ra trong một gia đình, thì đừng nói là không có gia đình nào vấp phải. Cháu cho biết chỉ cần một câu nói thôi thì một là được, hai là mất – mất đây là mất đức bác ái – Cháu thí dụ: Trong một gia đình người mẹ thì bảo nhà mình hãy trích ra một quan tiền cho người nghèo, nhưng con thì lại không muốn, viện cớ là phải nuôi con, và trả tiền nhà … Thực ra đó là vấn đề giống như chuyện dài của cả cuộc sống. Chú nghĩ xem nếu như người ta để chờ, thì có khi chờ đến lúc nhắm mắt, họ cũng chẳng thấy dư! Cháu nghĩ: Ta cứ cho đồng thời giải thích cho mọi người trong nhà là “Hãy đón Chúa vào nhà trong sự nghèo khó”, có nghĩa là ai gặp phải hoàn cảnh đó (trong vai người mẹ), thì hãy dùng phương cách của “yêu thương” hơn là dồn ép họ (tức con cái). Như vậy là bác ái đạt được cả hai mặt: Người nghèo thì được vui! Mà con cái thì học được đức yêu người Chúa dạy!

Trong việc làm bác ái, cháu thấy cũng có nhiều trường hợp cần tế nhị, chẳng hạn giáo dân thì cần tiền, mà giáo xứ thì hết gây qũy này, tới việc làm bác ái khác. Có những nơi, giáo dân cứ quanh năm phải đóng góp, nên cứ sau lễ mà thấy cha, hay ông trùm nói chuyện tiền bạc là giáo dân nhiều người không còn muốn nghe. Ở đâu thì người giầu cũng ít hơn người nghèo. Nếu cứ làm bác ái theo như công việc, thì lại càng làm cho người nghèo khổ hơn! Vậy chữ tế nhị cháu dùng là “Bác ái thì cần, nhưng làm sao để không là dồn nén, hay dồn ép).

Tuy nhiên, cháu cũng xin đề ra 3 điều: Cho, cầu, và cúng.

Cầu là cầu nguyện cho các linh hồn (1); kèm theo xin lễ dâng cúng (2); và không quên cho người nghèo khó (3). Cháu đề nghị cô chú cứ tuần tự mà làm, nghĩa là vài tháng có một việc, thì sau này bớt bị Chúa hỏi.

  1. Trinh hỏi về em gái. Có điểm, hay được khen thì có sao?

– Cô có hỏi về việc khác không?

– Tôi cầu xin cho cô em, phải lâu hơn nữa thì cũng phải cầu xin thôi! Lúc nào tôi cũng nghĩ tới nó, và đó cũng là việc bác ái. Cô nghĩ là những lời cầu xin của tôi Đức Mẹ có nhận lời không?

– Rất lâu! Cháu nghĩ thế! Vì họ không chịu hợp ý, hợp tác với cô!

– Nếu nó biết nghe lời thì đã xong ngay rồi!

– Cháu có điều muốn hỏi, cô có sợ gì không?

– Không! chỉ sợ em nó chết bất đắc kỳ tử, nên có sợ là sợ cho phần rỗi của nó thôi!

– Cô hãy cầu xin cho người mà cô sợ! Sẽ không sao, bởi vì cô đã được điểm!

Cháu thấy chú có vẻ mệt! chắc là cháu đi thôi! Cháu đi nhé! Hôm nay vui! Song còn mấy người   chưa về (tối nay vợ chồng con cái Phụng Uyển đi Party chưa về), chú có muốn chờ không?

– Tôi muốn hỏi cô, khi mình viết thì không cần người ta khen. Nhưng nếu người ta khen, mà mình vui, thì có mất điểm với Chúa sau này không?

– Nói về đời, chú nghĩ đi, có ai thích người ta chê, hay mắng mỏ mình không? Đây là tâm lý chung, cháu thấy chú không lo mất phần thưởng, mà lo là họ càng khen nhiều thì càng mệt cho chú, Tỷ như cô nấu ăn ngon mà người ta khen, thì cứ phải làm cho ngon hơn! Còn người ta khen văn chú hay, thì kỳ sau chú phải viết hay hơn kỳ trước. Chỉ cần nghĩ tới việv viết sao cho đúng với lời khen cũng đã mệt rồi!

– (Thủy tiếp): Chú nghĩ đi, khi nói cô có điểm là cháu xét thực, chứ cô có tự khen đâu mà cô mắc lỗi. Cháu nói cho chú biết: Khi chú viết một bài có ý nghĩa về tâm linh, là chú có chỗ chạy đua với các LH khác. Chú đã chọn đường ngắn để đi đấy!

– Cám ơn cô đã chỉ rõ!

– Cháu cho biết chú phải về! Chú cứ hỏi thì cháu lại nói, chú về không được! Cháu tóm tắt là trong niềm vui, chúng ta nắm được điểm bác ái 3 chiều, giống như cô xem phim Hàn Quốc hôm nào. Thôi, chú cô về ngủ ngon! Chú có muốn Chúa đến hỏi không?

(những năm gần đây, điện ảnh Đại Hàn phát triển rất mạnh, hơn Nhật Bản, hơn Hồng Kông về nhiều mặt, nhưng mặt đáng khen nhất là giáo dục cao. Trong khi phim Tầu, phim Hồng Kông vẫn còn chưa thoát ra khỏi cái văn hóa “Mười năm trả thù vẫn chưa muộn”, thì Phim ảnh Đại Hàn đã dạy người ta quên hận thù. Bao nhiêu tranh chấp, bao nhiêu chuyện chạy đua trên thương trường, bao nhiêu oan khiên, bao mối tình hận … tất cả đều được hóa giải trong bình an trước khi màn bạc kết thúc. Nên phong trào phim ảnh Hàn Quốc đã vươn cao).

– Cám ơn cô Thủy nhiều! Tôi biết đêm nay Chúa bận lắm! Chúa không có giờ để hỏi đâu!

– Hay là chú muốn Chúa đón? Chúa mà đón thì lẹ lắm, Ngài không cần hỏi đâu! Cháu đi! Chúc cô chú vui, bằng an trong tình yêu thương chuẩn bị đón Chúa vào nhà! (Đêm mai là đêm Chúa Giáng Sinh).

 

Ngày 11. 01. 2006 (13:08pm)

  1. Ma quỉ chỉ có quyền phép trên những ai theo chúng. Chúng không có thể đụng vào được con cái của Chúa.

– (cô Thủy): Cháu chào cô chú, hôm nay cháu chúc TẾT cô chú vui và ta sẽ bắt đầu chia sẻ, và tìm hiểu những điều mà cô chú và gia đình cháu muốn sau khi Chúa đón về, càng đỡ nóng càng tốt, phải không chú?

– Chúng tôi chào cô Thủy, chúc cô làm tốt những việc Đức Mẹ trao ban.

– Cháu xin thưa, có những điều không được nói thì cô chú thông cảm… nha! Song cháu cũng muốn những người thân được đi đường ngắn hơn!

(chắc độc giả cũng đã quen cách nói chuyện của cô Thủy. Đường ngắn tức là sau khi chết sớm được Chúa cho vui).

Cháu xin hỏi chú có phải hôm trước, chú có ý nghĩ “kỳ” khi nghe cháu nói về vụ “thành hoàng” có đúng không ạ? Có phải chú sợ cháu trá hình?

– Lúc đầu mới nghe có chút sửng sốt ở trong lòng! Nhưng cô thì tôi không sợ trá hình! Chỉ sợ ma quỉ trá hình cô lên nói chuyện.

– Vậy chú đã bị lung lay đúc tin chưa ạ?

– Không, tôi không sợ lung lay, vì có tin ông thần hoàng thì mới sợ!

– Một khi chú đã tin có Chúa, thì ma quỉ không có thể lộng hành! Còn tin vào cháu, thí dụ như cháu tìm đuợc cô Thanh, khi mà dù cô có thờ Chúa – đó là cháu thí dụ thôi nhé! – nhưng biết đâu cô không lệ thuộc vào ma quỉ, mà cháu vẫn có thể tiếp xúc được, thì không có lý do nào ma quỉ có thể thay cháu được! Như thế có phải lòng tin chú đối với cháu đã lung lay không ạ?

– Tôi đã nói là tôi tin cô Thủy chứ! Không có lung lay, nhưng ma quỉ thì tôi không thể biết nó như cô biết, chỉ được nghe cha nói lúc còn nhỏ, và đọc sách khi đã có trí khôn, thì Chúa cũng để cho nó có quyền phép.

– Chú biết thế thì cũng trúng, nhưng còn thiếu một vế, là ma quỉ chỉ có quyền, có phép trên những ai đã theo chúng. Ngược lại nó không thể làm gì đụng vào được những con cái của Chúa.

– Cô trúng rồi! Tôi cũng biết luôn vế thứ hai, nhưng nhất thời, gặp lúc thiếu tập trung, vì một tia chớp của sự ngờ vực, làm mình quên luôn đấy thôi!

  1. 204. Mọi người không phân biệt Tôn giáo, Sau khi đã nằm xuống (chết) đều là các Linh hồn. Linh hồn nào cũng đều là con của Chúa.

– Khi trước có lần cháu đã nói với chú về chuyện trần gian có nhiều đạo khác nhau. Rồì nói về các vị lãnh đạo các tôn giáo đó. Cháu nói: Bất cứ là ai, không phân biệt cao thấp, nói về chức tước, lúc chết, thân xác nằm xuống, giá trị nào cũng chỉ còn bằng vào là một linh hồn không phân biệt. Nghĩa là: Cũng là con một Chúa! Song chỉ vì tội lỗi mà Chúa đã phải phân chia ra. Sắc dân nào cũng vậy! Quốc gia nào cũng thế! Phe này, phe kia, chia nhau đối đầu, nằm xuống rồi, tất cả vẫn là con một Chúa.

– (Thủy tiếp): Vậy cháu lại hỏi chú, chữ “công chính” hiện tại chú đọc trong sách vở thì chú định nghĩa như thế nào?

– Theo tôi thì Công là công bằng; Chính là chính trực. ý nói người đứng đắn, ngay thẳng, không thiên lệch, không thiên vị.

– Chúa là Đấng Chí Thánh chú đã đọc thấy ở đâu ạ?

– Trong Cựu Ước.

– Thế còn Chúa Công Chính thì chú gặp ở đâu?

– (Tôi mỉm cười): Hôm nay tôi bị khảo bài, hay là đi thi vấn đáp … đây! Thôi sao cũng được! tôi xin trả lời cô: Trong Tân Ước Chúa dạy các Môn đệ của Chúa: “Trong anh em hễ ai không trở nên công chính hơn các ông Kinh sư, Biệt phái, thì sẽ không vào được Nước Trời”. Cho điểm đi!

– Cháu biết chú nói được cháu mới hỏi. Do Ngài là Đấng “Vô Cùng Công Chính”, nên Ngài thực thi điều đó trên các linh hồn, là cứu xét toàn bộ cuộc sống mỗi người: Bao nhiêu điều tốt lành đã làm? Bao nhiêu điều xấu, từ nhẹ tới gớm ghê, nói chung là tội lỗi. Không phân biệt người đạo này, hay đạo nọ – kể cả các cha mà gọi là con Chúa tuyển chọn – Khi ấy, cháu ví dụ dù chú có thờ hay không thờ ai, song nếu mắc tội trọng, thì cũng phải vào chỗ tối.

(tôi xin nhắc lại độc giả trước đây chta đã biết những người chưa được phúc biết Chúa khi sống, nhưng sau khi chết, được Chúa xét là LH ngay lành, thì cũng được Chúa cho ở chỗ chờ xét lại cho đến khi “Tin vào Danh Chúa Giêsu Kitô” như trong Tin Mừng Chúa đã nói, thì mới được Chúa cho VUI, vì chỉ có ai Tin vào Danh Người mới được hưởng ơn Cứu Chuộc).

  1. Không phải miệng cứ “Lậy Chúa … con là kẻ có tội” là được tha, Mà phải làm điều gì cho Chúa, dù là nhỏ mọn!

– (cô Thủy hỏi Phụng, vì hôm nay có sự hiện diện của cậu): Phụng, em đã xét mình chưa? Xét là em đã có sống như một người công chính chưa ? Xin chú cho phép cháu nói với em Phụng vài điều ngoài sách vở nó học

– Xin cô cứ tự nhiên.

– (Thủy): Em ra đi thì có Chúa ở trong lòng, vào đi ngủ thì cậy trông, cám ơn Chúa hàng ngày. Song Chúa vẫn ần ta làm một điều gì cho Chúa. Em có hiểu không? Vậy chị bảo em xét mình là em xem lại mình có cố gắng làm những điều gì để Chúa không buồn ?

– Xin chị liệt kê vài điều gợi ý cho em !

– Đơn giản lắm! Tình yêu thương và lòng tha thứ. Em đừng tưởng cứ luôn miệng “Lạy Chúa! Lạy Chúa! Con là kẻ có tội mà Chúa tha đâu! Em phải đáp lại Tình Thương Chúa đã đổ máu mình ra – để chuộc tội chung và riêng – là làm một điều gì cho Chúa, dù là nhỏ mọn.

– (H. Trinh): Thế còn mình làm cho Chúa thì ít, mà xin thì nhiều … chắc là Chúa cũng không vui … phải không cô ?

– Khi cô biết điều đó, thì cũng là đẹp lòng Chúa rồi! Vì hơn ai hết, Chúa biết ta vừa yếu đuối, tài năng ta hạn hẹp, nên Chúa chỉ muốn mình phải cộng tác với Chúa, dù chỉ một ít như cô nói! Nhưng phải biết mình, chứ đừng như mấy ông Pha-ri-siêu, làm thì chẳng bao nhiêu, mà kể công thì nhiều … mới chết!