1. Người của Thế giới Tâm linh Cũng có những tín hiệu đánh vào nội tâm người sống.

– Cháu cho cô biết: Khi nào mà tâm cô cảm thấy vui một cách “mơ hồ”, thì đấy là các cụ đánh động!

– (Tâm): Sao nghe giống như hồi còn trẻ thỉnh thoảng cứ hay buồn “vô cớ” í … nhỉ?

– Thì cũng có lý chứ chú! Thuở đó hình như là thuở của tình yêu. Tiếc là cháu chết sớm, nên không có cảm giác ấy! chỉ là nghe người ta nói là có sự đánh động của giác quan thứ sáu gì đó, chả lẽ cô chú lại không biết sao? Cháu thử suy rộng ra nhé! Khi tới tuổi ngta siêng năng đọc kinh cầu nguyện nhiều chẳng hạn, thì giác quan thứ sáu có ái lực với thế giới tâm linh, từ đó các LH trông ngóng ta nhiều hơn thuở ta còn để tâm trí vào các thứ ở trên đời! Về mặt tâm lý khi có ai trông ngóng, hay đợi chờ, thì tâm con người cũng tựa như mặt nước có cái gì dù nhỏ bé mà chạm vào, tức thì tạo ra những cuồng sóng lăn tăn. Đó là cháu thử tập lý luận thôi, chưa chắc đã đúng! Chứ chuyện của tâm linh thì cháu biết là có đấy!

– (bà Quý): Ý nghĩa của sự đánh động là sao? Con nói rõ thì mẹ mới biết!

– Con nghĩ là khi nào mẹ cảm thấy vui, mặc dù mới có chuyện bực mình, song đấy là tâm thức những người chết an ủi mình!

– (Trinh): Tôi thí dụ như ngồi trên xe có người nói làm bực mình, nhưng lại nghĩ trình độ hiểu của họ có thế thôi, thì lại vui liền!

– Đó là thần linh yêu thương cô, đánh động tiếng nói của lương tâm, để cô không bị mắc lỗi yêu thương! Cháu nghĩ Thánh Thiên Thần của cô hoạt động đấy!

– Chú có nghĩ là đôi khi chú có cảm giác như tim bị nóng lên, mà không phải là do cao máu mà ra không?

– (tôi bắt phì cười): Trái tim tôi bị băng giá … từ lâu rồi!

– Chú! Cháu phải hỏi lại là chú cảm thấy ấm áp khi một đoạn văn viết vừa ý không?

– Cái đó thì có!

– Đấy cũng là các cụ về cho vui đấy!

– Ngộ … ha! Vậy là trong lúc mình viết cũng có cụ xem trộm!

– Chú quên rồi! có lần cháu nói cho chú biết trong thế giới Tâm linh người ta trao đổi với nhau bằng tư tưởng!

– À … há! Tôi chậm nghĩ ra!

  1. Có những sự thúc đẩy, hay tạo hứng cho mình say mê công việc linh thánh, nhưng mình không biết.

*** Chú Trường Linh đã giúp tôi, mà tôi có bao giờ ngờ!

– Chú nghĩ đi, khi mà ta còn sống, điều mà ta có lòng thì ta hay nghĩ, hoặc nhớ tới cha, hay mẹ, vì là những người gần ta nhất. Bây giờ chú không biết đâu, nhưng cháu cho chú hay là chú có người thân, và người này gần với chú lắm, cũng đồng tâm với chú, chỉ là chú không nhìn thấy thôi!

– Tôi biết là mình có nhiều người thân quan tâm cho mình lắm! Vì hầu hết là đã được Chúa cho vui, nhưng người mà cô nói, thì thực khó mà quả quyết là ai được!

– Vậy thì cháu cho chú biết: Nhiều khi ông Trường Linh vẫn về thăm chú, và khiến cho chú yêu đời hơn yêu cây cảnh, và lại hay đi đi, lại lại, suy ngẫm tìm hiểu thêm về các Thánh Linh (những sự linh thiêng thuộc về Chúa), tìm các tài liệu để viết, hầu sau này làm chứng nhân cho những ai còn nghi ngờ.

– Cám ơn cô! Cám ơn em Trường Linh nhiều nha!  … Nhiều lúc cũng nghĩ về cô, và muốn cô yểm trợ những công việc về Tâm Linh, chẳng biết là những lúc ấy cô có biết không, hay là đang bận công tác của Đức Mẹ?

– Cháu cũng cám ơn chú, vì thực ra mấy điều cháu nói chỉ có cô chú là thông hiểu, còn nếu bây giờ mà chú đem kể cho người này, người nọ … chắc gì người ta đã tin chú, cô, hay mẹ cháu!

– Tôi đồng ý! Thực ra cái gì nó cũng có thời điểm của nó!

  1. Người chị tâm linh rất muốn cho em mình nên tốt! Cho nên bạn đừng bảo Chết là hết … nhé.

– Cháu gửi lời nói với Phụng em cháu là: Chúa cho nó như ý, nó phải cảm tạ và bỏ bớt tính nóng! Chúa khi trước vì chuộc tội cho mọi người, đã chịu bao sự nhục nhã, đau khổ, huống chi con người! Cháu thấy có những người khi đến trước mặt Chúa thì ăn  năn, khóc lóc, sờ vào chân Chúa, các dấu đinh … mà thực ra các hành động ấy không bằng thi hành theo ý của Chúa là: Sống khiêm nhường! Cháu muốn nói với Phụng là trong nhà có mẹ, có vợ, có con, có anh, chị em, các cháu, bên mình, bên vợ, sau đến hàng xóm, cộng đồng dân Chúa … Hãy tập kềm hãm bớt, để mà thực hiện những điều có lợi ích cho tâm linh. Chúa cho ta ơn gì, hãy lo làm cho Chúa vui!

  1. Trên trần gian có nhiều loại tính người, Thì thế giới bên kia cũng đủ mọi loại hồn! Có những hồn cứ muốn trở về nơi mình chết!

– Chú có điều gì ta cần bàn … không ạ?

– Cô bây giờ chắc là nhàn rồi! Vì chỉ săn sóc các LH đã được vui, thì có gì là khó khăn đâu?

– Cháu cũng đã có nói là cháu cũng sắp phải đi làm việc khác nữa, là cháu phải đi xa, tìm những LH khốn khổ vì chết không được ai biết đến. Khi ấy cháu phải tìm gặp họ và phải săn sóc họ, nên không có về thường được!

– (Bà Quý): Thủy! Con đi như vậy, bố có được theo không?

– Con cho mẹ biết để mẹ vui! Bố cũng được Chúa cho theo để làm việc. Ví dụ như đàn ông với nhau thì hợp chuyện hơn! Tất nhiên như cháu đã nói, ai muốn theo Chúa thì Chúa đều cho, nhưng họ vì không biết Chúa, nên họ cũng hay hỏi. Khi mà hỏi thì cũng tùy người: Có LH đanh đá, có LH hay giận, hay cãi lý … cho nên mình phải làm sao để khi họ được về chỗ Chúa thì họ phải được chuẩn bị để có sự hiểu biết cặn kẽ. Việc này thì con với bố phải làm.

– (Tâm): Tôi xin hỏi cô, nếu hồn nào họ sợ bị thanh luyện, rồi học cứ dửng dưng đi khắp nơi thì sao?

– Họ chỉ ở chỗ họ chết thôi! Nhưng cũng bị giới hạn! Khi mà thời gian Chúa cho đã hết, thì họ sẽ phải chọn theo Chúa hay theo ma quỉ.

– Cô có gặp LH nào không biết Chúa, họ cứ đòi được gặp Phật không?

– Cháu gặp hoài! Họ bảo ông Phật họ thương hơn Chúa, cháu cũng cười thôi! Vì họ không biết đến Chúa, khi ấy cháu phải nhờ một Thiên Thần, hay một vị Thánh làm việc.

  1. Chúa dậy cách đi tìm chiên lạc.

*** Không phải là linh hồn không tình nguyện theo ma quỉ đâu!

– Thưa, Có đấy! Bạn đọc rồi rút kinh nghiệm nhé!

– Như vậy việc rao giảng Tin Mùng vẫn còn tiếp nối ở thế giới Tâm Linh, phải không cô?

– Cháu nghĩ là cháu phải đi hỏi Chúa …

– Cháu ví dụ, khi mà chú gặp phải một người cứng đầu thì chú phải nói như thế nào?

– Theo tôi nghĩ là mình phải rao giảng Tin Mừng cho họ.

– Cháu hỏi chú là trước hết, mình chờ đợi họ, rồi tìm cách thuyết phục, hay là cứ vào đề ngay?

– Theo tôi nghĩ là mình an ủi họ trước đã, rồi tùy theo sự họ đau khổ mà hướng họ về Chúa!

– Chú nghĩ đúng! Vì thế mà cháu, các Thánh, hoặc các Thiên Thần, hay ông Trường Linh mới không bị thất nghiệp! Chúa bảo “Khi mà con tìm một con chiên lạc, thì trước tiên là con phải bỏ công sức, rồi kế tiếp là làm sao cho “Tiếng của Ta” đến, để họ nghe mà trở về”. Đấy là Chúa Phán.

– Con tạ ơn Chúa! Cám ơn cô! Tôi nhớ là Chúa nhắc lại dụ ngôn của Chúa về “Con chiên lạc”.

– Chú, còn có điều kỳ cục là có loại người khi chết, chẳng phải là họ bị ma quỉ cầm giữ, mà chính họ tình nguyện theo.

– (Bà Quý): Lý do tại sao?

– Con thấy họ đều là những người khi sống ở trần gian có một số người tiếc của, rồi cũng có những người thì ham muốn của cải. Nói chung là có sự nuối tiếc vì chưa được thỏa mãn! Khi ấy ma quỉ chỉ việc cho họ một điều mà họ cảm thấy được như ý, là họ ngã lòng theo ma quỉ ngay! Chú biết không nhiều người còn tệ hơn là khi sống họ đã không có Chúa ở trong lòng, nhưng lại cứ mở miệng thì làm như mình ở gần bên bàn Thánh ấy! Chú có tin không?

– Trên đời thì trong nhân gian, loại người nào chả có, tin chứ cô!

– Chú cô hãy cố gắng làm sao cho được ơn Chúa nhiều hơn … nhé! Cháu chú cô chú sẽ làm được những điều mà cháu cứ nghĩ là khó!

– Tôi nghĩ là lúc nào mình cũng phải hết sức cố gắng thôi! chứ mình có cái gì khá hơn ai đâu! Ngoại trừ là được Chúa, Mẹ thêm sức cho mình!

– Cháu nói cho cô chú vui, hôm nay cô chú làm được nhiều điều như Chúa muốn! Cô chú bây giờ cháu phải đi!

– Cám ơn Chúa, Đức Mẹ đã cho cô là người của Chúa đến với chúng tôi, nhờ đó mà chúng tôi cảm thấy đời sống tăng tiến hơn trước! cũng do mình hiểu biết nhiều hơn trước nữa! Vâng, chào cô, chúc cô vui!

Ngày 30. 3. 2006 (11:00 am)

  1. Trường hợp cô Thanh vẫn cần phải được xin lễ tiếp tục.

* Mùa chay nên hãm mình, hy sinh.

Cô Thủy cho biết: Khi đời sống quá đầy đủ phương tiện,  con người dễ mất điểm về mặt tâm linh.

– (Th): Con chào mẹ vui! Con tiếp xúc với ngưòi đã bị Chúa ghét – Đó là chị Thanh – Chị nhờ chuyển lời cho Hợp biết là vẫn phải xin lễ cho chị. Đáng lẽ điều này con không được phép nói, song vì khi sống đối với con chị cũng là người chị tốt, khi trước chị cho con ăn xôi và dẫn con đi chơi, nên con phải cố xin Đức Mẹ để giúp chị. Hôm nay cô chú tới, cháu xin chia sẻ về việc làm từ khi mà chú cháu mình gặp gỡ, trong sự Chúa và Đức Mẹ cho phép.

– Chào cô Thủy và anh Trường Sơn.

– Hôm nay cháu nói cho bố cháu biết, cháu cần đi gặp một người bạn. Cháu có một câu chuyện vui, khi xưa có một ông Thánh đã bỏ của cải đi theo Chúa, cô chú có biết tên ông Thánh đó là gì không ạ?

– Thánh Phan-xi-cô Savié?

– Cháu thì dốt, song đang muốn hỏi cô chú xem có thích đi theo ông Thánh không?

– (B. Q): Tao thì theo được! Chỉ có lãnh tiền gìa thôi!

– (T): Muốn chứ! Hơn nữa của cải mình cũng chả có gì gọi là quí! Sống thì cũng chẳng bao lâu! Cho dù giàu có cũng chẳng mang theo được!

– (Th): Chú đã quyết tâm, thế còn cô?

– (Tr): Tôi cũng như chị Quý. Chúa cho tới đâu thì làm tới đó!

– Cháu nghĩ là được! Song ta còn liên hệ gia đình, ví dụ cô sắp sửa làm bà nội, các việc sẽ làm cho cô bận tâm, có thể là công sức hay của cải, vì thế khoan hãy hứa!

– (Tr): Nhà tôi thì có thể, vì ông ấy không có giữ tiền. Tôi thì về, có ít cho ít, giúp đỡ chúng nó được bao nhiêu thì giúp, nên có chút tính toán!

– (Th): Chú nghĩ đi, nếu ta đem một vấn đề cụ thể như cháu vừa trình bày, với tư cách một người đã chết, cô chú có nghĩ là phi lý không? Hay là có thể hồn nào dựa vào mà nói không?

– Không!

– Cháu cám ơn sự tin tưởng này, cháu chúc mừng là cô chú, mẹ cháu đang muốn ra khơi!

– Cám ơn cô! Trần gian đang bước vào mùa Chay, cô có gì để hướng dẫn cả nhà không?

– Cháu chưa nói hết! Chú có một chương chình cụ thể nào thì cháu sẽ góp ý thêm với chú.

– Tôi nghĩ chương trình thì Giáo hội đã đề ra, qua lời giảng dạy của của cha, như:

1) Chấp nhận hy sinh và những sự khó tới.

2) Siêng năng tới nhà thờ hơn bình thường trong năm.

3) Làm các việc lành chỉ cho các Linh hồn V.V…

– (Th): Chú có biết tại sao những phương tiện đầy đủ làm ta mất điểm không?

– (Tr): Cô nói đúng! Mùa chay mà xem phim, thì cũng không gọi được là hãm mình!

– (T): Phương tiện đầy đủ tạo ra con người làm biếng. Khi làm biếng thì sẽ bỏ bê việc lành phúc đức.

– Th): Chú hiểu ý cháu! Vậy chú phải hãm mình bằng cách nào, mà ta không cần đến phương tiện đầy đủ chung quanh ta … xin chú cho biết?

– Thí dụ tiền bạc cũng là phương tiện. Tuy ta có đủ, nhưng ta hãm mình đi bộ thay xe, ăn uống giản dị, thay ăn ngon, dùng tiền đó bỏ vô hộp tiền cho người nghèo.

– Cháu xin ví dụ, cô đang cần một số tiền, mà con, hay cháu nếu không có thì sẽ bị nguy hiểm, hoặc chết, nhưng mình hãm mình dùng số tiền đó để giúp cho một cơ quan từ thiện. Cô nghĩ mình có thể hy sinh được không? Đây chỉ là thí dụ, nhưng cô phải đặt mình vào trong thí dụ thì mới được!

– (Tr): Tôi thì có thể lo việc từ thiện! vì con cái thì ở đất nước này chúng không đến nồi! Còn mình thì đã dâng và phó thác chúng cho Chúa và Đức Mẹ.

– (Th): Chú biết không, trong đời sống nhiều khi ta cứ bị những điều phức tạp không lớn nó quấy nhiễu ta, như bỗng nhiên con cái làm ta không vui! Vợ chồng có khi chỉ vì một điều sơ hở nhỏ làm ta khó chịu, hoặc người ngoài, hay bà hàng xóm. Chính những cái phiền phức nho nhỏ, phức tạp này, làm cho ta khó hãm mình, mặc dù khi đến nhà thờ ta quên điều mình vừa bực bội.

– (B. Q): Mẹ hỏi: Thí dụ có ai làm mình buồn lòng, chẳng hạn con Hợp, hay thằng Phụng, rồi những cái đó không giải tỏa đi được, thì có mắc lỗi với Chúa không?

– Con nghĩ mẹ càng ôm nỗi buồn, thì cái người làm cho mẹ buồn, họ có lỗi, con nói chẳng hạn như Hợp, hay Phụng, thì mẹ có muốn cho chúng nó mất điểm không? Hay ví dụ như anh Dũng. Mẹ giận, hoặc bất kỳ ai giận, thì họ cũng bị vướng phải một điều là xúc phạm đến Chúa! Nếu như ta để tâm, mà khiến cho họ bị lỗi nhiều, thì ta cũng bị mất điểm!