Ngày 01. 5. 2006 (10:30 am)

  1. Chúa dạy ta phải cho đi thì sẽ lại có! Nhưng bọn trẻ thì lại cứ lo lắng về tiền bạc!

– (Th): Con chào mẹ, cháu chào chú. Hôm nay chú muốn sao ạ?

– (T): Chào cô Thủy, tôi sắp về Perth, thì lâu mới được gặp lại cô.

– Chú hỏi trước hay cháu nói trước?

– Cô nói trước đi!

– Hơi dài, cháu cho biết là gia đình chú có tin vui, song hơi vất vả cho cô. chắc chú đoán được!

– Tôi nghĩ cũng không vất vả nhiều!

– Còn về công việc, cháu đã đem việc này trình lên Đức Bà. Bà nói, chú đã chịu khó, tuy là phải cố gắng. Còn cô thì trước rất là hạn hẹp trong vấn đề tiền bạc, nếu như phải cho ai từ gia đình đến xã hội, điều này đúng không ạ?

– Tôi nghĩ là cũng gần như thôi!

– Đây là điều cháu được phép nói ra, chứ không phải phạm vào điều xét đoán người. Mong chú hiểu cho là cháu không muốn chuyện làm mất lòng, mà chỉ muốn xây dựng, nên phải nói sự thật. Còn về các em con chú thì thực khó mà phục thiện! Cháu không có nói sai đâu! Chú phải cầu nguyện nhiều hơn nữa!

– Vâng! Cám ơn cô! Tôi cũng nghĩ bọn trẻ hôm nay, chúng có những suy nghĩ khác mình.

– Cháu phải nói rõ hơn là họ cho việc làm của mình là mơ hồ, vô lý! Chú phải cầu xin để Chúa Thánh Thần mở mắt cho họ, đừng có bao giờ cũng suy nghĩ khổ sở vì tiền!

– Tôi cũng sợ chúng như vậy. Nếu quả là có thì nói về tiền bạc rất khó! Mà Chúa thì lại không muốn cho người ta như vậy!

– Chú biết không, Chúa dạy ta phải cho đi thì lại có! Điều này đâu có nghĩa là phải mang hết của cải đi cho, mà trong tâm ý của mình ao ước được cho đi!

  1. Hôm nay đầu tháng Hoa kính Mẹ, Mẹ đích thân trao việc cho tôi. Tôi VUI lắm!

– (T): Hôm trước cô dường như muốn tôi đi theo nhà tôi vô Legio. Tôi cũng đã suy nghĩ nhiều, nhưng tôi cứ chần chừ không quyết định được, vì còn bận nhiều công việc ở dòng Ba Đa Minh, rồi còn bận rộn chuyện viết báo, lúc nào đầu óc cũng phải suy nghĩ, rồi còn phải sưu tầm, đọc thêm nhiều thứ. Khi mình vì vậy mà cứ chần chờ, thì Đức Mẹ có buồn lòng vì mình không?

– Để cháu hỏi Đức Bà, xem Bà muốn chú làm gì.

– Cám ơn cô! Nếu được Đức Mẹ bảo phải làm gì, thì tôi không dám từ chối, mà còn vui vì biết rõ ý Mẹ muốn mình làm điều gì.

– Chú biết không, cháu nói đúng như điều Đức Mẹ phán: Bà hỏi chú có muốn làm việc giống cô không?

– Có muốn chứ! Có điều nhà tôi rảnh rang thì đi thoải mái hơn!

– Bà bảo ai cũng theo như sự chỉ bảo là phải đọc kinh, vào hội nhiều; làm đẹp lòng Bà, cũng là điều tốt thôi! Song việc làm tốt hơn là, ví như chú đọc 10 kinh bằng sự thoải mái, thì hơn là vừa đọc vừa lo, hay sợ mà phải đọc. Điều này là không hợp ý Bà! Bà muốn chú vì vậy cho nên hãy làm công việc Đức Bà giao phó, là đem Tin Mừng đến cho mọi người, bằng cách phổ biến sâu rộng hơn. Đây là nguyên văn điều Đức Bà nói. Chú có hiểu không ạ?

– Dạ, theo tôi hiểu thì như vậy tôi cứ an tâm lo đọc nhiều, đối với thời gian mình có, và hy vọng được làm công cụ theo nghĩa này, có đúng không ạ?

– Chú biết không, Cháu đóan là Đức Bà muốn chú làm việc về sách báo phổ biến, chia sẻ các điều Chúa muốn.

– Con cám ơn Đức Mẹ dã dạy cho con biết điều phải làm cách rõ ràng. Thứ nữa là cám ơn cô Thủy – Qua cô, tôi được biết rõ ràng tôi đã được trở nên công cụ của Chúa và Đức Mẹ.

– Bây giờ thì là góp ý của cháu thôi, chứ không còn là lời của Đức Bà nữa. Cháu ví dụ như ở chỗ các Thánh cũng mỗi người một việc. Các hội chỉ có một điều tôn vinh và thờ phượng. Chú hẳn còn nhớ điều mà cháu nói không ăn cứ phải ăn không?

– Tôi nhớ!

– Các hội đoàn càng nhiều, điều này tốt thôi! Còn việc lần hạt đọc kinh thì giống như ta xin đường về Thiên đàng cho tốt, nhưng điều mà vào gần hay xa là do việc làm của ta ở đời sống này: Nếu mình càng làm được những điều khó khăn bao nhiêu, thì điểm càng cao bấy nhiêu!

  1. Thà đọc kinh ít, mà chú tâm Thì hơn đọc nhiều, mà đọc cho qua, hay chiếu lệ!

– (B. Q): Sao tao nhiều giấc mơ cứ phải đi kiếm dép! Có ẩn ý gì không thì cho mẹ biết?

– Con cho biết mẹ bị mất dép là ý con chia sẻ: Mẹ đọc kinh không sốt sáng, cứ mau lẹ cho chóng xong. Con về cho mẹ vui, con có ý để cho mẹ thắc mắc hỏi, và chia sẻ điều thiếu xót. Chú có biết không, ta cứ đọc ít kinh cũng được, nhưng phải chú tâm, đừng đọc lấy lệ! Hoặc phàn nàn khi cha làm lễ lâu, cũng giống như mẹ cháu mất dép, thì khó vào đường của Chúa cho vào.

  1. Phục vụ là cho đi. Cho đi bằng cách nào cũng là điều vui.

– (T): Cách đây hai tối, con của một người bạn có điện thoại cho chúng tôi hay là bố của họ – tức ông Trần Văn Núi bị bịnh ung thư sắp chết. Ông này cuộc sống khi về già có phần không được nghiêm chỉnh trong việc hôn nhân. Nói theo ngôn ngữ bình dân, là có sự bê bối! Liệu tôi có thể giúp gì cho ông ấy được không?

– (Th): Cháu nghĩ khi chú về Perth, rồi xem tình hình ra sao, sang đây cháu mới có thể nói gì, nhất là cháu phải gặp được ông ấy đã! Cháu cho biết ai chết cũng được gặp Chúa, nhưng có điều là phải theo Ngài! Chú! Việc trước tiên cháu thấy là có nhiều người muốn chú về ở bên ấy, làm lại các công việc như trước. Chú nghĩ sao?

– (T): Đức Mẹ sắp xếp vẫn hơn người ta muốn chứ! Trước đây cô cho biết Đức Mẹ sắp xếp cho tôi qua đây, thì dù ai muốn tôi ở đâu, tôi cũng không thích bằng ở nơi Đức Mẹ muốn!

– Thí dụ như cô chú gả chồng cho em ở bên ấy thì sao?

– Nó lấy chồng, mình đâu có phải theo. Ở đâu thì cứ cầu nguyện cho chúng nó thôi! ở đâu mà Đức Mẹ muốn để mình có thể phục vụ thì tốt hơn là ở nơi mà sự phục vụ bị hạn hẹp!

– Vậy thì “cho đi” cũng như điều cha giảng. Cháu nói cho đi là điều vui, dù cho đi bằng cách nào! Còn ta chịu thiệt ở đây làm việc cho Chúa, điều này là chú không bị mất dép, như mẹ cháu! (Chắc bạn đọc còn nhớ giấc mơ cứ mất dép của bà Quý, và cô Thủy đã cắt nghĩa là bị mất dép thì làm sao đi vào con đường của Chúa được! Đó là trường hợp của đức tin cứ lơ mơ)

  1. Cô Thủy ra sức khuyến khích tôi Phải nói điều Chúa muốn mình nói.

– (H.Tr): Chào cô Thủy!

– Cô có vui không, khi đem Mình Thánh Chúa đến cho người bệnh?

– (Tr): Vui lắm cô Thủy à!

– Họ còn sức khỏe không ạ?

– Người nào cũng còn sức khỏe nhiều lắm!

– Cô thấy sao, có cảm nhận là có dép không ạ? – Chú, chú có điều thắc mắc này không ạ, ví như ta không biết phải làm thế nào mới biết là hợp ý Chúa muốn, mà ngoài những yêu cầu của Chúa trong Tin Mừng không?

– Tôi không dám nghĩ tới chuyện đó, vì những điều trong T.M Chúa dạy, mình còn chấp hành chưa xong, sao còn dám nghĩ gì hơn!

– Rất nhỏ song nở lớn, giống như “Hạt Cải” Chúa nói trong Tin Mừng vậy! Cháu nghĩ đó là sự ta cứ e dè, không dám đem điều hiểu biết để nói cho người không biết. Tại sao vậy?

– À … thì ra là cô có ý nói về chuyện đó! Tôi đang nghĩ là mình có hai cách: Viết và nói. Viết thì cầu xin Đức Mẹ giúp soi sáng, rồi mình còn có cơ hội đọc đi đọc lại, thì cũng dám viết ra! Còn nói thì phải có cơ hội, chứ không thì người ta bảo mình là cái gì mà dám dạy đời, hoặc cũng có người lại nghĩ mình khoe khoang, thế cho nên, mình cũng cần phải dè dặt. Nhưng thí dụ như trong kỳ đại hội vừa rồi, thì tôi thấy mình cũng rất dễ để nói lên những gì cần nói, như cô thấy đấy!

– Chú nghĩ cũng đúng! Khi trước các Môn đệ Chúa còn bị người ta bắt bớ, điều này còn khó hơn là ta sợ họ chê là muốn tỏ mình ra. Theo cháu nghĩ thì mặc họ, gặp cơ hội thì ta cứ nói, vì đấy cng là cách đem Tin Mừng chia sẻ cho anh chị em.

– Vâng, thì tôi cũng cố gắng, mỗi khi có cơ hội!

– Chú biết không, họ cứ độc đoán! Chúa khi trước đâu có muốn vậy! Chúa bảo hãy bỏ hết theo Ta! Chú nghĩ đi, đây cũng là chuyện phải bỏ thôi!

(Lời bàn: ý cô nói là người ta cứ thường hay có tính ghen tương, không muốn kẻ khác hơn mình! Hoặc giả như có ai mà mình biết rõ là họ hơn mình, thì cũng tự ái không muốn học hỏi, hay lắng nghe! Cô Thủy có ý nhắc câu Chúa bảo phải bỏ hết, trong đó cũng có nghĩa là phải bỏ ngay cả tánh tự ái, là một phần cơ bản của kiêu căng. Chúa rất ghét tính ghen tị, và kiêu căng, như bạn đã thấy lần Chúa trở về quê hương Ngài là Na-da-rét, họ mặc dầu đã nghe Chúa Giêsu làm nhiều phép lạ ở Ca-phác-na-um, và hôm nay trong hội đường, cho dù lòng họ “Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người, thế nhưng họ vần bảo nhau: ông này không phải là con ông Giu-se đó sao?” (Lc 4,22). Cho nên Chúa đã không làm một phép lạ nào ở đấy, theo yêu cầu thử thách của họ, và Ngài bảo: “Tôi bảo thật các ông: Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình” (Lc 4,24).

– (B. Q): Nếu không có gì mà nói người ta lại bảo là điên!

– Chú vui đi! Cháu sẽ tìm cơ hội! Tiếc là phải hơi lâu! Nhưng điều cần là chú phải mạnh mẽ!

Suy xét: Ngồi đọc lại và suy nghĩ, tôi mới thấy là tại sao bao nhiêu lâu nay tôi cứ mong được làm “Khí cụ bình an của Chúa”, và chính điều tôi từng cầu xin Người, thế mà khi đụng trận, tôi lại cứ chần chờ, hơn bao giờ hết, cô Thuÿ cứ phải ra sức khuyến khích tôi, nói những điều Chúa muốn mình nói. Các bạn cũng vậy! Hãy xem đây cũng chính là sự khuyến khích các bạn, vì khi chúng ta đã thành người Kitô Hữu, thì tất cả chúng ta đều phải thi hành lệnh truyền của Đức Kiô trước khi Người về trời: “Anh em phải nhân danh Đức Kitô mà rao giảng cho muôn dân, kêu gọi người ta xám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân về những điều này” (Lc 24,47-48).

  1. Chú cứ chờ! Chúa sẽ phạt bọn CS, những kẻ làm điều mà Chúa giận! Chú biết không,  ai mà làm nhiều điều ác, sẽ không đứng vững!

– (Thủy): Cô đã làm được rất nhiều điều đẹp lòng Đức Bà! Cô cầu xin sẽ được ơn nhiều! Cháu hỏi cô có muốn hỏi gì cháu không ạ?

– Cám ơn cô! Tôi không có gì hỏi cả! Được biêt Đức Mẹ thương là cám ơn rồi!

– Cô biết không, người ta vào dòng, nhưng người khỏe thì ít, vì thế nên sẽ có việc làm tiếp, cô cứ chuẩn bị! Hôm nay tất cả đều vui. Người chết cũng được ơn cầu xin, người sống cũng thấm nhuần được phần tâm linh. Điều mà đáng nói là ta đã thực hành, mặc dù la nhỏ, cháu mong rằng: Khi chú có dịp nói, hy chia sẻ với mọi người điều Đức Mẹ muốn, là không phải cứ đọc kinh, mà phải làm việc cho mọi người biết là Tình Thương phải có cơ sở chứng minh, chứ không phải chỉ nói bằng miệng!

– (T): Cô có thấy chồng cháu Thư Sách có chút ý nghĩ nào là sẽ theo Chúa không?

– Khó, vì anh ta rất ngang, song khi nào Chúa muốn thì được! Chú nghĩ đi, tuyệt đối bất cứ sự gì khi mà Chúa muốn thì mọi cái sẽ khác!

Mở Ngoặc: Nghe cô nói thế thì lại khiến tôi ngh tới nước VN, quê hương mình: Chỉ vì CS mà biết bao người phải khổ, ngh tới thì tôi lại nóng ruột, nên hỏi:

– (T): Hôm qua ngày 30 tháng Tư, ngày CS cưỡng chiếm toàn cõi VN mình, tôi lại nhớ cách đây ít lâu, cô bảo CS sắp bị thay thế bởi người hiền. Những năm tháng gần đây, VN tham nhũng nhiều, thì cũng có hy vọng chế độ sớm xụp, nhưng sao lâu quá! Cô cho biết sắp chưa?

– Chú biết không, họ sắp phải bị phạt! Chú cứ chờ! Chúa sẽ phạt họ, nhừng kẻ làm điều mà Chúa giận! Chú biết không, ai mà làm nhiều điều ác, sẽ không còn có thể đứng vững! Chú hãy chờ! sự việc cũng không lâu!

– Cám ơn cô Thủy!

– Cháu phải đi!

Ngày 02. 6. 2006 (12:30)

  1. Trường hợp ông Nguyễn Đan, gốc gia đình Công Giáo,

Nhưng khi sống đã phản Chúa, chống báng Giáo hội,

Nên chết …

(Th): Cháu chào cô chú!

– Chào cô Thủy!

– Cô có muốn hỏi về gia đình không?

– Tôi muốn hỏi cô Thủy xem con dâu, con trai có thật lòng muốn dâng cháu để sau Chúa chọn làm Linh Mục không?

– Cô nghĩ đi, cháu nói về phần đời, nếu như cậu nhỏ này lớn lên thì: Một hỏi cô Vy Vân, thì sẽ thấy nói chờ đẻ thêm cậu nữa, còn ông bà ngoại thì sẽ không và không! Hai, Cháu nói là cô hãy xin Chúa cho hai người đẻ thêm vài cậu nữa!

– Chú có hỏi là ma sắp lên chưa?

– (cô Thủy tiếp): Cô thấy cháu vui không? Hơi giống người thế gian phải không?

– Đúng!

– (Tâm): Vậy Thánh cũng đâu khác người trần … ha?

– Chú chưa thấy đâu! Các ngài nghiêm lắm! Cháu thì khác! Cháu nghĩ khi trước đi học, gặp thầy giáo giảng bài, vừa dài, vừa kỹ, thì nghe mỏi mệt lắm! Cháu muốn không khí khác hơn!

– (B. Qúy): Mày hôm nay có chuyện gì vui vẻ quá vậy? Kể đi!

– (Tới đây thì ông Trường Sơn vô): Chào anh, Tôi mới gặp ông Đan.

– (Tr): Thế ông Đan có vui không ạ?

– (cô Thủy chặn liền): Cháu không cho bố cháu nói đâu ạ! Cô chú đừng phiền! Cháu nghĩ là ông Đan đang thời kỳ lựa chọn! Hôm nay cháu muốn biết chú về chơi ngoài việc gia đình, chú cô có cần cháu giúp điều gì không ạ?

– (Tâm): Tôi muốn trở lại vấn đề nhà tôi hỏi về ông Đan. Đây không phải là xét đoán, mà vì trước đây tôi đã từng có thời gian tiếp xúc với ông ấy. Ông ấy vốn là con nhà Công giáo có căn cơ, có nền tảng, xong ông lại hay chống báng Giáo Hội, không còn tin vào Chúa! Mấy năm trước khi chết, ông lại lấy một người Phật giáo, và càng ngày càng xa Chúa. Bây giờ nghe cô nói, thì mình cũng nên cầu cho ông Đan biết chọn lựa một cách chính xác phải không? Tức là xin cho ông biết ăn năn, hối lỗi về những lầm lẫn mình đã làm, lại còn xúc phạm tới Chúa và Giáo hội?

– Chú biết không, cháu xin thưa là khi chết LH đã gặp Chúa một lần, trong khoảng thời gian này là thời gian LH được tự do chọn lựa theo ý của họ. Cháu ví dụ như thời gian là ba tháng chẳng hạn. Vậy ta hãy để sau thời gian này, thì việc cầu xin mới có hiệu quả hơn. Vì thứ nhất: Nếu như LH này theo Chúa, thì khi đó, ta cầu xin cho LH được ơn tha thứ! Thứ Hai, nếu như LH không chọn Chúa, ta cầu xin cho LH này biết hối lỗi quay về!

– Vâng, Cám ơn cô đã cho biết rõ hơn về Tình yêu bao la, Lòng Thương xót vô biên của Chúa. Trước đây ai cũng nghĩ “cái chết” là điểm mốc, dứt điểm của sự chờ phán xét. Đâu ngờ rằng con người đã qua ngưỡng cửa tử, Chúa vẫn còn khoan dung cho LH người ta có cơ hội để chọn lựa lại.

  1. Nhờ cô Thủy đề bạt cháu nội mình lên tới Đức Mẹ.

– Cháu xin hỏi, khi LH ra khỏi xác, thì chú nghĩ họ gặp ai trước?

– Theo tôi nghĩ tùy theo lúc sống: Nếu sống tốt sẽ được gặp Chúa và Đức Mẹ; Nếu không tin Chúa, sau khi chết có lẽ ma quỉ sẽ tới đón.

– Cháu nói: Tùy … Các cha thì gặp ma quỉ trước chú với cô tin không?

– (B. Qúy): Không tin! Các cha thì phải gặp Chúa trước chứ!

– Con nói thật! Đó là khi các ngài bị bất toàn

(sau này khi đọc lại, đáng lẽ mình nên hỏi về hai chữ “bất toàn” cô Thủy dùng! Cô tiếp):

– (Th): Cháu cho biết: Vì các cha gần bàn Thánh, thì sự theo Chúa phải hơn mình! Nên một chút sai lầm của các ngài đã là nghiêm trọng! Còn ta thì chỉ khi nào nặng Chúa mới phạt! cho nên ta cứ phải cầu nguyện cho các ngài, nghĩa là từ cha cho đến Giáo Hoàng. (Nghe cô nói thế tuy có phần công nhận được, nhưng tôi không thể không có chút băn khoăn, tự nghĩ: Nếu vậy thì còn ai muốn đi tu nữa! nhưng chưa kịp nói ra thì cô Thủy tiếp):

– Chú ạ, dầu vậy vẫn nên dâng con cho Chúa, vì đó là điểm cao lắm! Thực ra các cha đi tu là hoàn toàn phải có ơn Chúa dẫn dắt, thì các ngài mới tu được! Chú biết không, cháu thí dụ khi ta có con đi tu thì ta phải xin ơn Chúa: Một là đừng có phán đoán là nó đi tu sướng hơn, vì được thoát khỏi cảnh vất vả, cơm áo. Còn được đi nơi này, nơi kia, và còn được phần “có danh, có chức”. Hai là có người thì ngược lại: Khi thấy có con cháu muốn đi tu, thì lại lấy làm buồn! Chú có muốn cháu nội sau này làm cha không?

– Tôi nghĩ là cô biết rồi! Vì lúc ở Perth tôi đã có nói ra rồi! Chúng tôi cũng như cháu Sỹ muốn nhờ cô đề bạt lên Đức Mẹ, cô có nhận không?

– Cháu nghĩ là tốt chứ! Cháu nhận điều này chú nói, song sau này Chúa có chọn không lại là phần khác. Cháu xin cho cháu bé mạnh khỏe, sau lớn có tấm lòng từ thiện, nhân ái, còn điều Chúa chọn, thì hãy để Đức Mẹ và các Thánh hướng dẫn nhé! Chú nghĩ sao?

– Vâng cám ơn cô! Chúng tôi rất mừng! và thế nào cùng cho cháu Nghĩa hay, cho nó vui!

  1. Nhân Giỗ bà, ta cầu nguyện cho những người thiếu xót!

– (Th): Cô thấy đám giỗ của bà ra sao?

– Các em thì cũng tụ về đọc kinh, còn tôi thì cũng hợp ý với các em thôi!

– ý cháu hỏi có gì khác không?

– Tôi không thấy có gì khác cả! Chỉ có cậu Bắc là không qua! Cậu ấy lúc nào cũng vậy! Có lẽ cậu ấy nghĩ cậu ấy báo hiếu lúc mẹ còn sống đủ rồi!

– Cháu thấy cô nhận xét cũng đúng! Ý cháu hỏi: Nhang bốc lửa, hay có mùi hương thoáng qua không?

– Không có đốt nhang! Chỉ thắp nến.Nhưng chắc là cô nói theo nghĩa bóng, thì tôi nghĩ có thể các em, các cháu làm giỗ, tức cầu nguyện lấy lệ. Tôi không dám xét đoán, nhưng có lẽ là còn hời hợt!

– Hôm nay, có nhiều thời giờ, cháu phân tích: Một là cháu hỏi thực, Hai là có ngụ ý; Ba là mình dựa vào những thực trạng, hoặc khuyết điểm mà cầu nguyện thêm cho mọi người bớt phần thiếu xót.

– Cô nói đúng! Như cô đã biết! Tính thằng em út thì không biết nó tự tị hay tự cao mà không tới đọc kinh. Còn người em lớn thì không đi nhà thờ, thì tôi chỉ biết đọc kinh cầu nguyện cho thôi!

– Cháu nghĩ cô phải cầu xin cho các ông em này nhiều hơn nữa!

  1. Thế nào là ý nghĩa của “ngày giỗ”

– (Th): Nhân ngày giỗ, chúng ta bàn một vài vấn đề có liên quan cho vui, chú có đồng ý không?

– Tôi có giờ mà! Có bận gì đu mà đồng ý hay không, xin mời cô ra đề!

– Chú có nhớ Giáo hội cho thắp nhang, và cả việc đến chùa, cũng như việc thăm viếng người quen chết mà không phải đạo Chúa từ khi nào không ạ?

– Có chứ! từ sau Công Đồng Vaticano 2.

– Vấn đề cháu đặt ra là: Tại sao mà gia đình lại không thắp cho bà một nén nhang, hay có chút hương trầm thoảng bay?

– Tôi không quan trọng lắm về việc này, nghĩa là có hay không cũng không sao, vì chỉ là hình thức! Điều quan trọng là cầu nguyện và dâng lễ chỉ cho LH.

– Cháu hỏi chú: Cầu nguyện và ngày giỗ có khác nhau không?

– Tuy có khác, nhưng về mặt tâm linh thì cũng là một. Khác thì khác ở chỗ cầu nguyện mỗi ngày là thuộc phạm vi cá nhân; Giỗ là một sự tập họp gia đình, hoặc mang tính cộng đồng lớn hoặc nhỏ tùy theo, để cùng hiệp ý dâng lễ, đọc kinh cầu nguyện cho người chết trong ngày đáng ghi nhớ về họ. Ngày giỗ vì thế là một cơ hội để mọi người trong gia đình nhắc nhở nhau, không chỉ nghĩ tới người thân đã qua đời, mà còn nhớ bổn phận cầu nguyện cho người ấy!

– Cháu bảo rằng xông hương cũng là một vấn đề thuộc tâm linh, chú có thấy trong nhà thờ cha cùng có xông hương không? Bây giờ thì có khi các cha cũng có đổi việc xông hương ra thắp nhang cho có vẻ đông phương.

– Theo tôi thì xông hương, thắp nhang, đàn hát, trang trí khăn áo, màu sắc, áo lễ may thật đẹp mặc trong những ngày lễ trọng, lễ lớn … Tất cả đều là hình thức!

– Chú nói mọi cái là hình thức, là nghi thức, là ngoại vật, ngoại cảnh góp phần đánh động tâm hồn, thì cháu cũng nghĩ là đúng thôi! Nhưng về hương thơm, khói tỏa, hay theo văn hóa đông phương người ta dùng nhang, thì cháu cho là khác! Chú biết mà, Chúa vừa sinh ra thì đã có người mang biếu Chúa những nhũ hương, cùng mộc dược. Đó không phải là vô tình đâu! lại cũng không phải là hình thức! Chú biết là Chúa không chuộng hình thức mà! Rồi khi Chúa chết, nơi Chúa nằm cũng đã được đổ dầu thơm. Kể cả bà Thánh cũng đem dầu thơm xức lên chân Chúa. Điều này sách nói rõ ràng, chú biết mà. Còn cháu nói, thì khi nào chú chết, cháu dẫn chú theo cháu thì chú biết ngay! Còn bây giờ cháu cho biết: bất cứ lễ nào, các LH chầu chực rất đông! Nên khi ta đi dâng lễ thì hãy cầu nguyện cho các LH nhiều hơn! Còn khi cha mẹ chết (hay ai cũng thế) ta ngoài việc cầu nguyện, cũng nên thắp cho họ một nén nhang để tỏ lòng thành, thì họ cũng thích, hay muốn lắm! (còn tiếp)