(tiếp theo)
-
Phải cầu nguyện cho các LH cách nào?
Không phải là cứ tham dự, đọc cho hết kinh. Ta gọi là đọc cho có lệ!
– (Th): Cháu có một thí dụ muốn chia sẻ với cô chú: Như ta đang gánh một gánh nặng, khi ta đổ xuống thì nhẹ và ta xoa tay là hết mệt. Song đối với cha mẹ, anh em thì không phải giống như thế! Chú thấy khác biệt ở điểm nào, xin góp ý?
– Vật chất và tinh thần là hai lãnh vực khác nhau! Vật chất buông xuống thì xong, nhưng tinh thần không phải nói một cái là trọn nghĩa đối với cha mẹ!
– Cháu xin lỗi vì đã đem vấn đề này ra, chú cô nghĩ đi, cháu chỉ muốn góp thêm một điều mà lỡ ra ta thiếu xót. Cháu không có ý tìm hiểu, và đi vào chi tiết ở bên ngoại, cô thông cảm! Cháu nói và hỏi, chú nói rất đúng! Sự việc cô nói nhừng người em của cô hời hợt, thì cháu nghĩ các vị ấy cho là đã trút được gánh nặng, nên việc xin lễ và trong lúc đọc kinh cứ như là làm lấy lệ. Riêng cô thì thật tình cầu nguyện cho bà, chứ các người khác vẫn cứ giống như làm cho xong!
Cho nên cháu muốn nhấn mạnh để ai nấy hiểu rằng: Khi cầu cho người thân qua đời: Thứ nhất phải nỗ lực xin ơn Chúa cho bằng được! Dù ta chẳng biết khi nào Chúa cho, nhưng cứ thành tâm thương xót, lấy sự đau khổ của người làm của chính mình, như trường hợp chú Tâm cầu cho chú Trường Linh, anh Dũng cầu cho bà Hoài, thì dù nặng thế nào, ta cũng thấy là được Chúa xét liền. Thứ Hai là hy sinh và lo làm việc lành hơn trước! Cháu nghĩ cháu phải đi! Cô chú hãy để dịp khác, cháu vội!
– Chúng tôi cám ơn cô Thủy!
Ngày 21. 6. 2006 (12:55)
-
Những nghi thức cũng cần trong phụng vụ,
Vì các LH thì cần những quà tặng của ơn Cứu Rỗi,
Mà quà tặng phát xuất từ những lời cầu nguyện sốt sáng.
– (Th): Cháu chào cô chú! Hôm nay cháu hỏi chú đã mua đá chưa?
– (T): Chuyện mua đá thì chtôi vẫn để trong tâm, vì thực ra là chưa kiếm được! (các bạn còn nhớ mua đá là gì không? Ý cô Thủy nói về việc nuôi ơn gọi – tức là mình gửi tiền giúp đỡ cho một người muốn đi tu, nhưng vì hoàn cảnh nhà nghèo).
– (Th): Hôm chú đi hành hương, nơi mà các cha làm lễ, chú thấy có điều gì lạ không?
– Thường thì khi đi hành hương, lễ ở các nơi đó sốt sáng hơn! Và có nhiều ý nghĩa hơn!
– (Th): Cháu muốn hỏi về nghi thức?
– Nghi thức? Tôi nhớ hôm đi hành hương Đức Mẹ La-Vang, thì nghi lễ, rước sách rất long trọng, mà cũng rất đậm đà màu sắc. Nói theo từ ngữ trong nước bây giờ, gọi là “hoành tráng”. Vì hàng chục Giáo phận đổ về: Giáo dân không biết cơ man mà kể, hàng trăm linh mục, hàng chục Giám mục nón đỏ; Ca đoàn vừa nhiều, vừa đông, lại có các đội vũ, múa của nhiều giáo xứ. Không biết Thiên đàng lễ lậy ra sao, có màu sắc như vậy không?
– (Th): Dâng lễ phẩm thì chú thấy thế nào?
– Mang hình thức văn hóa Việt, đại khái là có hương nhang, có hoa trái, có bánh chưng, bánh dầy! Chắc cô muốn nói đến mấy thứ này chứ?
– (Th): Có Hồng y không?
– Hình như không! Có Giám mục Phụ tá giảng (tôi nhớ hôm đó là GM, Vũ Duy Thống. Tôi còn nhớ ngài dùng từ: “Người Nữ Thánh Thể” để chỉ Đức Mẹ. Dạo ấy tôi thấy hay, nên viết một đề tài về Mẹ Maria, và cũng dùng từ của Đức cha, nhưng báo Dân Chúa Uc Châu không dám đăng, chắc là thấy lạ sợ dị ứng?).
– Chú có điều gì nói cho cháu nghe, thí dụ trên bàn thờ nào nhang, trầm mù mịt, thức ăn, hoa trái … như vậy có gì sai trái không?
– Thức ăn thì không! Bánh trái chỉ là tượng trưng. Ban tổ chức thích thì làm vậy thôi! chứ thần thánh tôi nghĩ chẳng cần những thứ đó!
– Theo cháu nghĩ là các vị cần, không phải ăn, hay ngửi! Nhưng cũng nhờ vào các nghi thức này, mà các linh hồn được qui tụ về. Điều cháu nói đây có thể là chú chưa chết, thì cũng khó để mà giải thích, đợi khi nào chú qua đời, cháu sẽ dẫn chú đến, chú sẽ tìm được nguyên nhân! Song cháu cũng cho biết là các linh hồn một khi không bị ma quỉ cầm buộc, thì bao giờ cũng muốn được gia đình cầu nguyện cho thật nhiều, vậy mà nơi để các linh hồn qui tụ lại, chính là những nơi có các nghi thức Thánh lề được cử hành. Các linh hồn qui tụ lại để làm gì? Cháu xin thưa, các ngài hàng ngày rất muốn được chia sẻ các quà tặng của ơn Cứu Rỗi. Lúc nãy cháu lại nghe chú nói khi đi hành hương, các nghi thức, các hương trầm làm người ta sốt sáng hơn, ý nghĩa hơn, hay là ý thức hơn! Thì cũng tại những nơi đó, các LH nhận được những quà tặng nhiều hơn! Cho nên những khi có thể, như trong Thánh lễ những ngày lễ lớn, hoặc chầu Thánh Thể, chú thấy tại sao các cha phải xông hương, đó không chỉ thuần là về hình thức đâu! Cũng như hôm trước cháu đã nói, không phải tự nhiên mà khi sinh ra Chúa được các nhà Đạo sĩ tặng nhũ hương và mộc dược! Cháu chào cô (lúc này nhà tôi vừa bước vô). Cô thì cháu thấy có nhiều ưu điểm, mà các người từ sống đến chết rất cần cô cầu xin.
– (H. Tr): Cám ơn cô khen, tôi thực ra chỉ muốn cố gắng làm bất cứ gì để Đức Mẹ vui!
-
Người tâm linh cũng nói chuyện phiếm như còn sống trên đời. Nhưng không hẳn là chuyện phiếm này không lợi ích cho mọi ngườì.
– (Th): Cháu nói cho vui, nếu như cô nghe thấy tiếng gọi đi tu, cô đáp ứng ra sao?
– Thì chắc là đi ngay! Vì hồi còn nhỏ cũng có thích!
– Chú nghĩ xem, dòng kín với dòng hở thì dòng nào khó hơn?
– Tôi nghĩ dòng kín thì khó khi quyết định lựa chọn. Nhưng khi đã chọn được rồi thì tu dễ hơn tu dòng hở.
– (Tr): Theo tôi nghĩ lập gia đình thì cũng là dòng hở.
– Cháu đồng ý với chú về sự quyết tâm, song về hiện thực thì sao?
– Về hiện thực thì ở thế gian khó hơn! Vì có nhiều lôi cuốn quá!
– Cháu hỏi cô, nếu hai dòng này, cháu ví dụ tu có kết quả, thì theo cô tu dòng nào về trước?
– (Tr): Tu kín về trước chứ!
– Cô chứng minh?
– Tu kín, giờ chiêm niệm và cầu nguyện gấp 10 lần ở thế gian!
– Chú thì sao?
– Tôi nghĩ tu hở mà đạt kết quả, thì sự phấn đấu nhiều hơn, phấn đấu nhiều, thì có công nhiều hơn!
– Cháu cùng nghĩ tu hở thì về trước! Bởi vì khi ta ở trong bốn bức tường chỉ cầu Chúa và Đức Mẹ, trong lòng ta rất là sáng! Còn tu hở thì gặp nhiều điều khó mà giữ được ơn Chúa! Vậy nếu đem cân lên, và nhận xét những người phải hy sinh nhiều, đương nhiên là nặng ký hơn!
– Chú có vui không?
– Mình cũng đâu có biết là khi gặp Chúa, Chúa xét mình ra sao … mà dám vui sớm? Sợ lúc đó Chúa lại bảo: con không biết con là kẻ tội lỗi nhiều sao? Cho nên chả dám vui … cô ạ!
– Chú phải sống trong Hy Vọng chứ! Chú cứ tu ở nhà đi! Cháu thấy chú vui mà! Chú, cháu nói thật! Các bậc chân tu, không nhất thiết phải vào nhà thờ, hay các nơi mà chỉ có những bậc chưa có gia đình. Chú cô cứ làm được những điều mà Chúa, Đức Mẹ muốn, thì đó cũng là một bậc tu! Cháu nghĩ cũng không khác các cha hay các sơ đâu!
Lời Bàn: Mới nghe, chúng tôi cho là cô Thủy nói cho vui như cô đã nói, còn nói theo thường tình thế gian người ta hay “mị” nhau. Nhưng xét đến tận cùng, thì người tâm linh chẳng cần gì phải mị người trần gian! Vì có ích lợi gì cho họ? Niềm vui, và hạnh phúc của Chúa ban là nhất, là tuyệt đối! chẳng có gì của thế gian mà phải cầu, hay chinh phục, như các ứng cử viên cầu được phiếu bầu! Vậy thì mọi sự chỉ là muốn cho chúng tôi sống sao cho đúng ý của Chúa, Đức Mẹ mà thôi! Cũng trong niềm suy tư, chúng tôi đã gặp được ý cô trong lời Chúa Giêsu nói với người phụ nữ bên thành giếng ở Samaria: “Đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Thiên Chúa, không phải trên núi này, hay tại Giêrusalem, nhưng sẽ thờ phượng Thiên Chúa trong thần khí và trong sự thật” (Ga 4,21). Thần khí và Sự Thật chính là Thiên Chúa đích thật – là Đức Giêsu Kitô – là Đấng dạy chúng ta chỉ có tình yêu thương anh em bằng tinh thần phục vụ, nhất là đối với những người đau khổ và nghèo túng. Chúa Giêsu luôn muốn chúng ta chứng minh rằng chúng ta TIN Chúa hiện diện ở khắp mọi nơi, nhất là ở những nơi nào con người biết yêu thương và phục vụ lẫn nhau. Vậy nơi căn bản nhất không phải là gia đình sao? Vậy khi chúng ta thực hiện Lời Chúa ở đâu, thì cũng chính là tu ở đó vậy! Mong các bạn trẻ tin thực điều này!
– (Tr): Cám ơn cô! Cũng nhờ gặp được cô, mà chúng tôi cũng tiến triển được chút ít!
– (Th): Vậy là cô chú đã đồng ý với cháu rồi! Bây giờ vào chính đề: Chú cô lúc trước cứ cho là chưa có ơn gọi – Vì chỉ mới đồng ý đây thôi mà! – Cũng có nghĩa như là chưa có nghe được tiếng Chúa gọi trong bậc vợ chồng đi. Bây giờ thì hai người theo cháu nghĩ là đã nghe tiếng Chúa bằng một sự sâu thẳm của linh hồn. Cháu nghĩ nếu mà đem cân lên với mẹ cháu, thì chắc là nặng ký hơn!
– Chuyện tâm linh chẳng ai dám nghĩ ai hơn ai, chứ đừng nói là mình! Cô ấy đang nói khích chị đấy … chị Quý ạ! Ủa mà sao kỳ ha! Mẹ con mà cũng khích bác nhau … nữa! Người xa lạ lại tưởng đâu là mẹ ghẻ con chồng (tôi mỉm cười), thảo nào ca dao tục ngữ xưa có câu: “Mẹ cũng chẳng muốn con trắng đùi”, nhưng mà ở đây thì mình phải nói ngược lại!
– Chú tưởng mẹ cháu mà nói khích được hả? Mẹ cháu thì chi có dọa thôi! Ví dụ như không đi đọc kinh, thì cháu không về! là có hiệu quả! Chứ có đủn cũng không ăn thua! Chú biết không, Chúa biết là cô chú từ trong lòng đã có sự ao ước đấy là ơn gọi!
-
Gia đình gốc là theo Chúa, nhưng tại sao ông Đan lại vẫn cố chấp? Lòng Chúa Thương Xót là đây! Chúa vẫn khoan dung và chậm bất bình.
– (Tâm): Tôi vẫn thấy thương cho ông Đan. Lòng tôi vẫn cứ muốn hỏi cô xem có cách nào để giúp cho ông ấy? Hồi ông ta còn sinh thời, những năm sau cùng, ông Đan cứ thường hay có những lời lẽ của người chống Chúa, nghịch Giáo hội! Lúc đó thì tôi thật tình không thích ông ấy! Mỗi khi gặp chỉ như là chuyện xã giao. Nhưng khi nghe tin ông chết, mà lại đang ở với một bà vợ bên Phật, còn ông thì lại viết những bài về “Tuệ Linh” đăng báo … cho đẹp lòng bà vợ, thì tôi lo cho phần LH của ông! Dù gì thì xưa cũng có cảm tình với nhau về phương diện “Yêu Quê hương, yêu dân tộc”, nên thật tình tôi cũng muốn làm chút gì cho LH ông ấy được trở về cùng Chúa, biết xám hối ăn năn, đừng theo ma quỉ!
– (Th): Cháu đến, chú chờ! (… … … ) Cháu tới rồi! Cháu thấy ta phải cầu xin nhiều! vì ông này thuộc dạng cố chấp. Chú ạ! Chưa đủ ba tháng để biết ông ta theo ai. Tối hay sáng! Song ta cứ cầu xin. Sau khi được ba tháng, cháu sẽ cho biết phải xin lễ như thế nào, còn bây giờ cứ cầu nguyện đã!
– Vâng cám ơn cô! Nhưng tôi có chút thắc mắc: Dù gì ông ấy cũng con nhà đạo gốc. Nhà có mấy người đi tu, ông ấy hiểu nhiều về Chúa chứ! Chết thế nào chẳng được gặp Chúa một lần, vậy thì lẽ ra ông ấy phải quay đầu về chứ! Sao lại không?
– Điều này thuộc về Chúa, cháu chỉ biết là theo cháu đoán, ông ta tin tưởng vào Chúa, mà mộng ước không thành, đâm ra oán giận.
– Cám ơn cô! … Tôi hiểu rồi!
– Chú nghĩ đi, cháu ví dụ như một người không có tiền, nghèo khổ, mà trông thấy bên cạnh một người hàng xóm, hay bạn bè lên xuống xe, làm sao không muốn mình được vài điều như người ta, có khi họ theo một đạo nào đó, chẳng hạn như đạo Chúa. Họ sẽ lại nghĩ là tại sao Chúa cho người thì ăn không hết, kẻ thì thèm, lần không ra! Rồi vì thế, một ngày nào đó, họ kém đức tin thì sẽ xa Chúa ngay. Chú thấy, khi mà ta có được một chút thì ta không buồn, còn người có hơn ta, mà cố gắng làm lại không được, thì không phải buồn, mà hận! Chú nghĩ sao về những điều cháu vừa nói?
– Tôi nghĩ lập luận của cô rất đúng! Có thể như chúng tôi thì có tham gia việc này, việc kia, vì lòng yêu nước, yêu dân tộc, nhưng hoàn cảnh và khả năng không tạo cho mình một khát vọng quá lớn, để đến nỗi không thành công mà nuôi hận!
– Cháu đồng ý, song cũng chúc mừng cô chú không có tham vọng lớn! Chú cô cứ đi tu dòng hở là chắc ăn! Vui và đi đường ngắn! Cháu phải đi rồi!
– Cám ơn cô! Thực ra thì mình biết mình, mình cũng chẳng có tài trí gì đặc biệt hơn người! Cứu nước là chuyện lớn, không phải ai cũng có thể, nhưng là con dân của một đất nước đang lâm nạn, thì mọi người ai cũng phải góp một bàn tay. Quan niệm của tôi chỉ ngần ấy thôi! Ngạn ngữ còn có câu: “Mưu sự tại nhân, mà thành sự tại Thiên”, làm người phải biết tri thiên mệnh, thì thành hay không trước khi mắt nhắm, vẫn có thể mỉm cười! Suốt trong lịch sử nhân loại, chẳng có chế độ nào là vĩnh cửu! Kẻ ác dù có chậm hơn một chút – nghĩa là cứ cho rằng chậm hơn lúc mình nhắm mắt – Rồi cũng phải tàn! Vì đó là định luật!
– Tham vọng, chú có tham vọng đi tu không?
– Tôi nghĩ tôi không có tham vọng gì, ngoài việc chỉ muốn làm một công cụ – chỉ là một công cụ nhỏ bé – của Đức Mẹ … thôi!
– Cháu chuyển ý này đến Chúa … Chú cứ cầu xin! Cháu đi! Chào cô chú.
– Xin chào, và cám ơn cô!
(Ghi chú đặc biệt về con người của ông Đan Nguyễn. Khoảng năm 1986 tôi tới Canberra, Thủ đô của nước Uc để dự một phiên họp đặc biệt của những người quan tâm đến tình hình Quê Hương Dân Tộc – Một đất nước lỡ vận hội thế giới – lọt vào vòng “búa liềm” của quốc tế CS đảng. Phiên họp được Tổ chức và Mờì, cùng với sự Chủ tọa của ông Trần Văn Lắm nguyên là Nghị sĩ nền Đệ Nhất Cộng Hòa (của nước VNCH) và cũng là Cựu Ngoại Trưởng của nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Tại đây, tôi được kết thân với nhiều người, trong đó có ba nhân vật đáng kể là cụ Trần Văn Lắm – một người Công Giáo – rất dễ thương, hiền hòa, từ tốn. Tôi ở lại nhà cụ một đêm, hôm sau người già đích thân lái xe chở người trẻ là tôi đi tham quan một vòng Thủ đô chính trị của nước Uc. Người thứ nhì là ông Nguyễn Đan, tác giả của mấy cuốn sách chính trị thời đại có tầm vóc, một nhà Tổ chức nhiệt thành, một nhà trí thức nếu gặp thời, có khả năng thay cũ đổi mới. Nói theo chính trị nhà nghề là người muốn làm “Cách Mạng”, và có khả năng làm chuyện đó! Ông sinh trưởng trong một gia đình có bề thế về nhiều mặt (tôi không tiện tiết lộ), nhưng bất phùng thời vì nạn chung của cả nước! Gia đình ông cũng rất muốn làm “anh hùng tạo thời thế”, chứ không chờ “Thời thế tạo anh hùng” như một số người khác. Nhưng như tôi đã nói vận nước ỳ ạch không chuyển, khiến cho không phải chỉ riêng anh em nhà ông, mà có một số người tôi biết họ đành phải chịu thân phận của những con “Rồng mắc cạn”. Trong khi ông Nguyễn Thư là người đã viết học thuyết cho tổ chức Cách mạng nếu thành (tôi cũng đã đọc kỹ cuốn này, không vì mình được tác giả biên tặng, mà vì lý thuyết có khả năng chống lại lý thuyết của Cộng Sản), thì Nguyễn Đan đang soạn Quốc sách cho một tổ chức mà người đứng đầu đã không nghe Đan ngăn cản không cho phép về nội địa trong một tình hình hoàn toàn bất lợi, nhưng lại cứ về, khiến cho một tổ chức sớm bị tiêu tan. Đan tựa như một Nguyễn Trãi trong thời kỳ Nguyễn Trãi đi tìm Minh chủ để phò, thì trong tình thế này Đan gặp được ông Trần như tôi vừa nói trên. Mặc dù đã lớn tuổi, cụ trần rất nhiệt huyết, đi khắp thế giới để vận động thời cuộc. Cụ sẵn sàng chấp nhận làm viên gạch lót đường cho các anh em trẻ, đứng lên có cơ hội gặp gỡ các chính khách của thế giới trước khi mình nhắm mắt! Cụ cũng âm thầm vận động chính phủ Mỹ yểm trợ cho Người Việt Tự Do có cơ hội lật đổ chế độ phi nhân CS, nhưng năm 1989, đại diện của chính phủ Mỳ trả lời cho cụ biết: “Quốc Hội Mỹ đã chấm dứt không còn đặt Cộng Sản là đối tượng cần phải xóa sổ, vì mọi chuyện có tương quan đến CS đã xong”. Nghĩa là sau khi Liên Xô – Thành trì CS – và các nước Đông Ấu xụp đổ, thì 4 nước CS còn lại là Trung Quốc, Việt Nam, Cuba và Triều Tiên không còn được người Mỹ để vô tầm nhắm của họ. Khi QH đã vậy, thì sẽ không có bất kỳ chính phủ của ông Tổng Thống nào yểm trợ hay giúp gì được cho các tổ chức chống cộng, dù là CS TQ, chứ đừng nói tới CSVN, cho tới thời kỳ tổng Thống Obama tuyên bố chuyển trục sang Biển Đông, là vì kinh tế Thế giới rơi vào cơn suy trầm nặng nhất ở thời điểm của năm 2008, mà TQ thì lại tự vẽ cho mình đường “Lưỡi Bò Chín Khúc”, tức muốn độc quyền khai thác các mỏ dầu hỏa, dầu khí, và chế ngự con đường quốc tế hàng hải ở khu vực thuộc biển đông, chứ không vì lý do chính trị, hay chủ nghĩa CS như thời kỳ chiến tranh lạnh của mấy chục năm về trước khi Liên Xô chưa xụp đổ. Như trước đây tác giả đã nói là mình không có chủ đích viết chính trị vào Tâm Linh, nên đôi khi chỉ phác họa chút ít về bối cảnh lịch sử thế giới có tương quan tới VN, mà trong những câu chuyện tâm linh, thỉnh thoảng tác giả cứ đặt ra những câu hỏi với cô Thủy về số phận hay vận mệnh dân tộc mình đang phải gánh chịu, chỉ vì sự sai lầm của một số người làm chính trị thời cơ bị những tay sai của quỉ vương nắm bắt, rồi điều khiển chính người mình hại người mình, gây nên cảnh “nồi da sáo thịt”, tính đến ngày hôm nay, lúc tác giả đang viết đến đây là đã bẩy chục năm có dư! Rồi đây, nếu các bạn tin vào các vấn đề tâm linh, tin vào quyền năng của Chúa, thì các bạn thấy dù dân tộc VN trong hiện tình rất khó khăn của đất nước theo cô Thủy cho biết, thì những kẻ dữ sẽ bị thay thế. Chế độ CS sẽ tiêu tan, nhưng muốn được như vậy, trong Tin Mừng Chúa Giêsu luôn luôn bảo cho chúng ta biết phép lạ chỉ xảy ra trong điều kiện duy nhất mà Chúa cứ lập đi lặp lại với hết người này sang người khác là: “Đức Tin của anh đã cứu anh; đức tin của chị đã cứu chị, hay đức tin của ngươi đã cứu ngươi”. Đó là một mệnh đề vừa ắt có, vừa hiển nhiên, cũng có thể nói là điều kiện cần và có, để phép lạ xuất hiện. Vậy thì dân tộc VN, ít nhất là những người đã biết mình là con Chúa, chúng ta hãy làm cái việc mình phải làm! Bây giờ xin trở lại trường hợp ông Nguyễn Đan trong phạm vi thuộc về tâm linh, để các thế hệ về sau lấy làm bài học soi xét, rút kinh nghiệm đừng bao giờ lầm lỡ bước vào, cho dù có thành công ở đời mà “được lời lãi cả thế gian, nhưng mất linh hồn, thì nào được ích gì” như Chúa đã nói. Huống hồ lại chẳng biết vì lý do gì mà lại phải bất mãn với cả Thiên Chúa, như trường hợp của Nguyễn Đan, mà tôi nghĩ là nếu sau thời gian được chọn lựa, mà vẫn cố chấp như cô Thủy vừa gặp, thì sẽ phải chịu vô cùng đau khổ! Như tôi đã nói: ông Nguyễn Đan những năm về sau, khi chúng tôi đã hơi thân, rồi thân, thì đôi khi ông biểu lộ sự bất mãn qua lời nói đối với Giáo hội, có thể một phần nào do đọc nhiều, hiểu biết về các nền văn hóa, rồi lập luận giống như một số người được xem là thông minh, giỏi giang, kiến thức rộng cho rằng mỗi nền văn hóa đẻ ra một tôn giáo, và như thế Chúa cũng chỉ là sản phẩm của một nền văn hóa, xuất hiện vào một thời kỳ của nhân loại, nói cách khác những người này gán ghép cho Thiên Chúa là sản phẩm của đầu óc tưởng tượng của con người. Có những khi ở chỗ đông người ông cũng trình bày về một lập trường mà ông gọi là đường hướng Tân cách mạng. Ông cho rằng nguyên nhân thất bại của dân tộc là không có đoàn kết, dân tộc VN bị chia rẽ bởi có quá nhiều học thuyết, cũng như tôn giáo, nó thành ra nhiều mảng và không mảng nào có thể, hay chịu kết hợp với mảng nào, sinh ra chia rẽ, không thể kết đoàn với nhau được! Cho nên ông chủ trương xây dựng một học thuyết dân tộc và dĩ nhiên là phải đánh đổ các học thuyết khác, để kết đoàn dân tộc thành chỉ một khối, thì mới đánh đổ được Cộng sản. Dĩ nhiên là những anh em yếu trình độ hiểu biết, thì có thể đồng ý với cách lập luận của Nguyễn Đan. Nhưng tôi đã nhìn thấy nếu ông tiếp tục, sẽ không thể đi xa được! Lý do là trong khi chưa đủ sức chống lại CS, thì ông đã đụng phải các tôn giáo, cũng như các học thuyết, các đảng phái, các tổ chức chính trị đã có trước! Điểm kế tiếp là trước phong trào Tân Dân Chủ của thế giới, người ta chỉ có thể ủng hộ cho một chính sách chấp nhận các hệ tư tưởng đa phương, chứ không ai thích bị đả kích quyền tự do tư tưởng, tự do chánh kiến và nhất là quyền tự do tôn giáo của họ. Vì như thế có khác gì chế độ độc tài CS. Nhưng tôi cũng không hiểu tại sao trong vài ba năm cuối đời, sau khi ông tục huyền với bà vợ bên đạo Phật, thì ông lại viết một loạt bài cho đăng dài hạn trên một tờ tuần báo khổ lớn ở Sydney dưới chủ đề “Tuệ Linh”. Xét ra như vậy thì cũng không hẳn là ông chống hết tất cả mọi học thuyết mà ông cho là đã làm nên sự phân hóa của dân tộc! Mà chỉ là có sự bất mãn với Giáo hội Công Giáo, và cũng quy trách về Thiên Chúa, vì ông từng nói thời kỳ của Chúa Giêsu đã hết! Có lẽ như cô thủy nói là ông nghĩ mình tài giỏi, mà cũng nỗ lực đến tận cùng mà không thành công thì quay ra bất mãn với Chúa! Xin các bạn tiếp tục đọc và chờ xem trong thế giới Tâm linh, LH ông sẽ ra sao, ông có hối hận hay không về những sự cố chấp của mình, mặc dù rằng sự sai trái của ông chưa làm hại đến dân tộc, như ông Hồ Chí Minh và cái đảng giết người không gớm tay của ông ấy!).
Thứ Hai, ngày 26. 6. 2006 (12:30 trưa)
-
Khuyên em “Muốn được ơn Chúa, em phải giữ mình khiết tịnh”
– (B. Q): Thủy này, hôm trước Hợp nó nhờ: Trong óc nó có điều suy nghĩ mà không ra! Con có biết cái việc đó thế nào không? Nếu không biết thì cầu xin Đức Mẹ cho em đầu óc sáng lên để biết!
– Con nói thì có vẻ không được, song con cũng phải nói: Nó phải giữ mình cho thanh khiết, để mà được ơn Chúa! Mẹ truyền lại nguyên văn cho nó điều con nói thế này: “Chị nói để cho em biết là em đã có lòng ăn năn, thì Chúa có cho một ơn đặc biệt, em hãy nghĩ, nếu muốn xin ơn này, phải có tấm lòng khiết tịnh!
(Đây là chuyện riêng tư cá nhân, tác giả tất nhiên không có quyền biết, nhưng xin ghi lại đây để nhắc chung độc giả: Khi nào chúng ta cầu xin ơn Chúa, mà muốn được Chúa mhậm lời thì điều kiện tiên quyết là phải có tâm hồn thanh sạch).
-
Chìa Khóa Thánh Phêrô