(Tiếp theo số 276)

Chú Thích (về sự ngọa ngôn: Cái gì cũng “Sự khó Chúa gửi”, hay “Thánh giá Chúa trao”): Trong cuộc sống của ta, phần lớn những hậu quả thành tựu do những nguyên nhân tự chính mình tạo ra. Thí dụ: Người cẩn tắc thì bớt sự lo lắng và áy náy; Sống lành thì chết lành, hay như thành ngữ có câu: “sống khôn thác thiêng”. Hại người người hại; ăn mặn thì khát nước; ở hiền thì gặp lành v.v… về mặt y học: Hầu hết các bệnh đi vào cơ thể do cái miệng. Ăn uống thoải mái thì trước sau gì bịnh cũng thoải mái hoành hành thân xác. Giận hờn, thù oán thì sớm phát sinh các chứng thuộc về tâm bịnh. Khoa học cũng chứng minh rằng: Mỗi khi ta tức giận thì trong nội tạng phát sinh độc chất, là mầm mống của các chứng bịnh nan y, như ruột, gan, tim, mật, thận, lá lách; Hút thuốc nhiều thì hại phổi; Uống rượu nhiều thì hại gan v.v… Ăn chơi trác táng nhiều thì suy nhược thần trí, và bại liệt cơ thể; Còn biết bao vấn đề thuộc tâm lý, xã hội như: Sống bạt mạng thì gây nhiều bất trắc, hiểm họa và tai nạn. Ví như điên vì tốc độ; say xỉn mà còn lái xe; Bất tín thì chẳng được người tin; Dối trá thì mất tín nhiệm; ở ác thì gặp quả báo v.v… Ngoài tự mình gây ra thì còn bị ảnh hưởng môi trường và những người sống quanh ta. Ở một xã hội mà mạnh ai nấy sống, không biết giữ gìn cho nhau, thì môi trường sớm bị hủy hoại. Câu chọn bạn mà chơi, vì sao mà có, hẳn ai cũng biết? Một người ăn trộm thì cả xóm phải đề phòng; Chỉ một nhóm người bán nước, thì cả một dân tộc chịu khổ lây. Ấy vậy mà nhiều người ốm đau, bệnh tật, hoạn nạn cứ bảo sự khó Chúa gửi; Đến thăm nhau cái gì khốn khó lại cứ bảo “Thánh Giá Chúa trao”. Ta cứ nghĩ xem, nếu lời của ông Phật: “Đời là bể khổ” trúng! Mà không trúng sao được! Vì từ bần dân đến kẻ quan quyền, người phú quí … ai cũng thấy đời mình khổ. Mà cứ sự khổ là Thánh Giá Chúa trao, hay sự khó Chúa gửi … thì Chúa có còn là một Đấng Từ bi và Nhân hậu nữa không? Hay là một vị thần dữ, thần ác nào đó chuyên bày trò hại người? Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn ngày xưa khi tiếng An-nam mới bắt đầu, ngài đã viết bài “Cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Cho nên cô Thủy mới khuyên người trong nhà, đừng cứ như nhiều người ăn nói tùy tiện mà làm Chúa buồn! Trong đời sống Tâm linh chúng ta đã biết: Cứ hễ làm Chúa buồn nhiều, thì LH mai sau sẽ phải bị xét nhiều! Ấu đó cũng là hậu quả phát xuất bởi nguyên nhân khi còn sống, đã tùy tiện muốn phát ngôn làm sao thì phát, chứ không bởi Chúa chúng ta khó!         

  1. Y như phần chú thích ở câu trên, Người Tâm Linh cứ muốn tôi nói thẳng và viết thẳng.

– (Th): Chú thấy không, ở đời còn nhiều chuyện để nói và viết. Chú thích cây viết của mình đứng ở phía nào?

– Câu hỏi của cô tôi chưa nắm bắt được ý cô muốn hỏi.

– ý cháu muốn hỏi là chú thích viết về Tâm Linh, tâm lý, xã hội, hoặc Tình yêu v.v…

– Tôi ý hả, thích nhất là Tâm linh, nhì là phối hợp giữa tâm linh với tâm lý xã hội để người đọc dễ đọc hơn!

– Chú tài thật! Riêng về mục tâm linh cháu thấy khó không phải là không viết được, nhưng khó là phải sưu tầm. Còn cháu nói để chú được “vui”, là điều mà ta làm việc cho Chúa thì ta không sợ!

– Tôi đâu có tài! Cô biết là mỗi lần viết những câu chuyện về Tâm Linh và Đời sống, là tôi phải cầu cứu Đức Mẹ, Thiên Thần Bản Mệnh, và cũng có lúc phải cần tới cô nữa, cô biết đấy, nhất là những câu chuyện về tâm linh giữa cô và tôi đây này! Bây giờ và sau này vẫn cần có sự trợ giúp của cô thì mới xong!

– Có điều hơi tiếc là ta chưa dám nói thẳng. Cháu hy vọng là sẽ có ngày ta được nói thẳng hơn và không phải e ngại, chắc chú hiểu?

– Cũng không phải là chưa dám, nhưng mình còn ở cái thế khó thẳng lắm! Là một giáo dân, “thẳng” sẽ bị các cha cắt ngay. Cô thấy đấy, cũng cái mệnh đề “Người Nữ Thánh Thể” mà Đức cha Phụ Tá Giáo Phận Sài Gòn Vũ Duy Thống dùng để nói về Đức Maria trong bài giảng tại Thánh địa La Vang, thì mình thấy hay và lạ, về viết một bài về “Người Nữ Thánh Thể” là bị kiểm duyệt “cắt” nguyên bài, chỉ vì một danh từ kép ấy! Cô biết tại sao không? Chỉ vì ban kiểm duyệt cho là lạ, chưa thấy ai dùng! Chứ có gì là sai đâu! Chúa Giêsu Thánh Thể, Thịt máu Ngài không phải từ nơi Đức Mẹ sao, nếu không thì Ngài đã chẳng gọi một thụ tạo là mẹ mình?

– Đức cha Phụ tá không sai! Chú cũng không sai! Cháu nghĩ một ngày gần đây, chú sẽ mạnh dạn tiến! Cháu phải đi! Chúc cô chú VUI, mẹ VUI và hẹn khi cần đến thì về.

Ngày 07. 8. 2006 (11:30 am)

  1. Đầu tư cách nào cho có lợi?

* Người ta sao cứ chọn lựa vật ảo, để mất đi hạnh phúc thật!

* Ta có thêm vào bốn bức tường, hay mười hai bức nữa, thì chết cũng chỉ đi bằng hai bàn tay trắng. Vậy tất cả chỉ là ảo vật thôi!

– (Th): Cháu chào cô chú! Hôm nay ta bàn về đề tài nào đây, cháu xin đưa ra một ví dụ: Chú có thể là người nguội lạnh về đầu tư của thế gian, nhưng còn cô thì lại cũng chưa hẳn là giống như chú. Trước hết, ý chú thế nào?

– Tôi chỉ mong sao con cái đừng quá lo lắng về vật chất, mà đánh rơi mất hạnh phúc là thứ Chúa đã cho có ở trong tay.

– Còn cô thì có ý gì không ạ? Cháu biết cô sắp về bên nhà (tức bên Perth) nên nói cho vui.

– Tôi thì sắp về coi cháu giùm con một chút thôi! Không biết có giúp cho con được vui không? Còn đầu tư thì không! Đối với con cái mình chỉ cầu cho chúng nó được hàng ngày dùng đủ để không mất hạnh phúc, chứ chẳng nghĩ gì khác nữa!

– Đó là con đường ngắn nhất để về bên Chúa! Nên cô chú cứ giữ lập trường như vậy đi! Cháu thêm, Chúa cho nén nào, ta hưởng nén đó, còn nếu muốn làm ra thêm, thì cháu có một ý kiến là ta hãy nhìn lại những người khốn khổ hơn mình! Cháu ví dụ mình đã có một căn nhà, mà lại muốn có thêm vài căn nữa, thì việc đầu tiên là dù nợ nhưng cũng đã có một số vốn. ở nước Uc này nhiều người đã làm như vậy! Song theo cháu thì, chú cô nghĩ xem, nếu như ta có để thêm vào bốn bưc tường, hay mười hai bức nữa, thì khi chết ta cũng chỉ đi bằng hai bàn tay trắng, mà suốt cuộc đời còn phải lo vụ trả nợ, mà suốt cả đời không bao giờ được bằng an! Trong khi Chúa muốn ta cho đi, và Chúa cho lại ta sự bằng an, thì cháu nghĩ: Điều mà ta cho đi và lãnh sự bằng an, là được vô cùng hạnh phúc không chỉ ở đời này, mà hạnh phúc cả ở đời sau, thì lời vô cùng! Chẳng hiểu ý này đối với cô chú thì ra sao?

– (H. Tr): Tôi rất cám ơn cô cho ý kiến! Vậy thì tôi cùng vẫn hàng cầu xin được như vậy! Tôi nhiều khi chỉ lo lắng cho con cái – biết là cái lo vớ vẩn – nên cũng có lúc lại tự nghĩ là đức tin của mình vẫn còn kém!

– (T): Tôi hoàn toàn đồng ý với thí dụ cô đưa ra!

– Cháu không dám đi vào đời tư của cô chú đâu! Đây chỉ là cháu ví dụ thôi! Vậy cho phép cháu bàn tiếp nhé! Khi cô sinh các em ra, điều mà cô mong muốn là các em được khỏe mạnh, và không chết yểu, phải không ạ?

– Vâng, đúng vậy!

– Khi ấy thì cô chưa có đặt vấn đề tương lai cho các em, có đúng không ạ?

– Dạ, trúng luôn!

– Vật khi mà cô đã lo cho các em học đến nơi đến chốn, có nghĩa là các em tự đem điều học hỏi của mình vào xã hội, rồi bản thân cũng có việc làm để sống. Lại có thể sống tốt nữa, thì cô lo gì cho tuổi già mất đi sự bằng an, trong khi Chúa muốn ta đóng góp thêm với Chúa, cộng tác với Chúa trong lãnh vực tâm linh. Nếu ta làm được điều này cho Chúa vui, thì rất là được ân huệ về sau!

– (Tr): Tôi cũng biết là tương lai các cháu thì thế nào Đức Mẹ cũng phù hộ cho các cháu. Cho nên bảo là lo thì cũng lo vậy thôi, chứ tôi cũng rất bằng an trong tâm hồn!

– Chú thì sao?

– Tôi í hả? Nói chung là chúng tôi thấy con cái ở xa thì quan tâm vậy thôi! chứ lo thì được cái gì? chẳng qua thì nghĩ đến con cái những khi chúng: vợ đẻ, con đau, chồng thì nếu bận rộn với khách hàng thì không phụ trợ được việc nhà, mà không bận rộn thì lại nặng lòng về tài chánh. Nhưng mà nói chung là không đáng kể! Đời con cháu thế nào cũng đỡ hơn lúc cha mẹ mới chân ướt, chân ráo, đặt chân tới quê hương mới – một nơi hoàn toàn xa lạ đối với mình về tất cả mọi mặt – Nói vậy thì cô hiểu là cuộc sống nó có những vấn đề cơ bản thực tế của nó thôi! chứ không ai trong vợ chồng chúng tôi mơ ước những chuyện đầu tư, hay kế hoạch làm giàu!

– Cháu đưa ra thí dụ, và cũng đặt thành vấn đề, để bàn cho vui thôi! Chứ cô chú cứ VUI đi! Cháu biết khi Đức Mẹ cho ai làm điều Đức Mẹ muốn, thì sẽ được ơn đặc biệt!

– Cám ơn cô! Chúng tôi nhất quyết đặt tin tưởng vào Chúa, Đức Mẹ và nhận nguồn ân huệ của Mẹ ban cho, là chính nguồn hạnh phúc của mình trong cuộc sống hôm nay và mai hậu!

– Cháu khi đưa ra thí dụ này nọ, thực ra là cháu luôn nghĩ tới những người trẻ, những cặp vợ chồng, ngay cả những đôi đã qua hẳn tuổi trưởng thành của đời sống vợ chồng, vậy mà từ VN qua đây, không nghĩ gì khác hơn là chỉ có tiền, tiền, và tiền. Rồi làm ngày, làm đêm tối mặt, tối mày, có khi bán rẻ cả hạnh phúc để chạy đua với bạn bè, xã hội về vật chất! Cháu thấy có đôi vợ chồng kia, người vợ thì cứ thấy nhà bạn mình tại sao xây được nhà lầu, mà mình lại không làm được! Người bạn kia mua được cái shop, mà chồng mình thì cứ không thích chuyện làm ăn. Nếu một người đàn bà mà cứ ôm ấp một tư tưởng như thế, đến ăn sâu vào trong tim óc, mà ông chồng dù yêu thương vợ cách mấy, thì cũng không thể truyền đạt được những gì Chúa nói. Đây là sự thật ở thế gian chúng ta có thể gặp bất cứ nơi nào: Trong số những bạn bè của ta, con ta, hay bạn bè của con ta, hay trong chính vợ chồng ta. Cô chú có nghĩ là sẽ có ngày ta phải chiến đấu với những tệ nạn đó của xã hội, mà thức tỉnh con người đừng vì những thứ vật chất ảo đó mà đánh mất hạnh phúc thật?

– (T): Hôm nay cô bàn hay lắm!

  1. Cô Thủy giải giấc mơ.

* Người bên kia không thiếu thốn gì cả! Đốt hàng mã chỉ tốn tiền! Cái mà người bên đó thiếu chỉ là những lời cầu nguyện,  những việc lành, bác ái ta chỉ cho họ!

– (B. Quý chợt nhớ ra điều gì, bỗng hỏi): Mẹ hỏi này, Thủy! Mẹ thấy có ba người về trong giấc mơ, mà lại rất nhỏ bé, nhưng không phải con nít – Vậy là ý gì? Thứ Hai là con Hằng nó phôn hỏi thằng Vừng có muốn mẹ nó làm gì cho nó không? Thứ Ba là bên nội nó muốn đốt quần áo, mũ mã, vì sợ thằng Vừng ở bên kia nó thiếu thốn, vậy khuyên con Hằng nên làm thế nào, vì nó bị giằng co hai bên? (chú thích: phía bên nội của cháu Vừng ngoại đạo).

– (Th): Con trả lời mẹ: Thứ Nhất, ba người trong giấc mơ mà mẹ thấy là chị Hoài, chị Thanh và ông Trường Linh về cám ơn. Còn khi chết thì ai cũng có thể được biến dạng tùy ý: Lớn, nhỏ không thành vấn đề, đối với mẹ ba người ấy là những người trước kia mẹ không biết, nên mới biến thành người tí hon để mẹ chú ý đến việc họ về, mà tỉnh dậy không quên là họ đã về với mẹ! Còn nếu là người nhà, thì về bằng những hình ảnh sống động và bằng chính khuôn mặt thời gian trước khi họ chết, thì ta biết ngay là ai về với mình. Ngoại trừ trường hợp ba người này, thì con cho biết họ về cám ơn, còn thường khi mơ thấy ai về, thì ta cứ xin lễ cầu nguyện cho họ là tốt nhất! Cho dù LH đã được vui rồi, thì lễ ta dâng, kinh ta cầu cũng không trở thành vô ích! Hãy nhớ rằng Chúa công bằng vô cùng! Không có việc tốt nào ta làm mà Chúa không tính! Thứ Hai, câu Hằng hỏi thì mẹ bảo cho nó biết: Ở bên kia chẳng thiếu gì cả! Chỉ thiếu lời cầu xin cho các LH và làm các điều lành, bác ái cho những người khốn khổ. Khi mà cha mẹ làm được những việc này, thì dù ông nội có bị cầm buộc vì bùa chú, thì Chúa cùng bắt mọi ma quỉ phải th, và cho cụ vào nhà. Mẹ hãy nói nguyên văn những gì con nói, đừng thêm, bớt. Còn cháu Vừng thì VUI, cháu được các Thánh đón! Cứ chịu khó lo làm những điều mà cháu ấy muốn, đã nói ở phần trên.

  1. Khi xác loài người sống lại, thì sẽ ra sao ? Sẽ tiến tới ngày, cái đẹp được ái mộ vì việc làm cao quí của con người, hơn là cái vỏ bọc ngoài!

– (B. Q): Còn những người mà sau khi chết đem thiêu, đốt thì sao?

– Con đã nói, được chết là phần Chúa cho (ghi chú của tác giả: Đừng nói đến sự khác biệt giữa ý của Chúa với ý nghĩ con người, chỉ giữa người tâm linh với người trần gian đã khác nhau rồi! Người đời lúc nào cũng đặt cái chết vào cơn bị động! Cho nên nói tới chết là sợ! Người tâm linh nghĩ khác hoàn toàn! “Chết là pần Chúa cho!” Cô Thủy nói tiếp:) Cho nên con nói để mẹ biết: sự sống vẫn tiếp tục, không có gì khác với lúc trước! Con biết, mẹ chưa chết thì không có tin đâu! Song sự thực là thế! Còn thể xác thì nếu đem thiêu, đem đốt, thì thành tro. Chôn thì cũng hết thịt, hết da! Điều này mẹ có tin không? Hay mẹ tưởng rằng chôn thì thịt da, xương cốt vẫn còn y nguyên vậy? Con nói thật, mẹ chết xong, Phụng, Hợp, hay chị Giang dù có thương mấy, cũng chẳng ai dám ra nghĩa địa, đào xác mẹ lên mà mang về để trong nhà! Con cứ nói vậy để cho mẹ nhớ học chữ “Quên” ngay sau khi chết, đừng có lưu luyến người nào cả! Dù là đứa khi sống có cho mẹ ăn nhiều, ăn ngon! Khi Chúa cho được về bên Chúa, thì hễ ai khi sống lo làm được điều Chúa muốn, thì sẽ còn đẹp hơn khi sống nhiều! Cho nên đừng quan tâm chuyện chôn, hay đốt! Cách nào thì cũng trở thành cát bụi mà thôi! Nghĩa là như nhau! Khi đất đã phủ lên rồi, thì chẳng ai còn ngó thấy nữa!

– (Tâm): Tôi hỏi cho vui thôi! Sau này khi xác loài người sống lại, thấy nhau bằng hình dạng cũ, ví như người dị dạng, khuyết tật, kẻ trắng, người đen v.v… thì quá tội nghiệp cho những người da đen, những người tàn phế do quái thai, dị tật, cô nghĩ sao?

– Cháu hỏi chú: Chúa có phải là Đấng rất công bằng không? Nếu câu trả lời của chú là có, thì chú cứ tin đi! Những người dị tật là một khổ hạnh khi trước, thì sau này Chúa sẽ cho họ được tốt lành, hoàn hảo! Sau này, chú cháu mình còn chưa biết cái “đẹp” phải được quan niệm như thế nào nữa cơ! Chú nghĩ đi, nội trong cuộc đời chú thời trang về đẹp cũng đã xoay đổi cái nhìn của người ta biết bao phen rồi! Huống chi là cho tới ngày tận thế, nó còn đảo ngược biết bao quan niệm mà tính! Cháu thí dụ sẽ tiến tới ngày mà cái đẹp được ái mộ vì việc làm cao quí của con người hơn là cái áo bọc ngoài. Chú nghĩ có thể là như thế không?

  1. Sau tận thế, Thế giới loài người có tồn tại thế nào?

– Tôi không còn ý kiến gì về chuyện đó nữa! Cô ạ, Trong Kinh Thánh khi nói chuyện Tận thế, lúc ấy, Chúa Giêsu ngự giá mây trời mà đến, và Chúa Cha trao cho Chúa Giêsu quyền cai trị các vương quốc, các dân tộc … Vậy có nghĩa là thế giới loài người vần tồn tại hay là chấm dứt? Tôi nói chấm dứt đây không có nghĩa là hết luôn, mà biết đâu là một sự biến đổi, ví như là trong một thế giới tâm linh hết chẳng hạn?

– Cháu phải đi hỏi Chúa (…  …  …) Chúa bảo: Chúa đã dựng nên, thì Chúa không phá hủy! Chỉ khi nào con người ỷ vào cái biết của mình, mà xúc phạm tới Chúa, cho dù là khoa học tiến bộ tới đâu, thì cũng bị hủy diệt! Còn mọi người Chúa dựng nên đều có tâm linh, thì hễ họ không làm điều ác, thì không bị trừng phạt.

– Con cám ơn Chúa, cám ơn Đức Mẹ! và tôi cám ơn cô Thủy!

– Có một điều này, cháu nói nhỏ cô nghe là, cô có công việc làm cho gia đình hơi có phần nặng đấy, kể cả vật chất lẫn tư tưởng (theo tôi thì là tinh thần, nhưng cô Thủy dùng từ tư tưởng, và tôi cũng chưa thể đoán ra được là chuyện gì). Khi nào đến, cô hãy nhớ tới chìa khóa Thánh Phê-rô nhé! Chúc cô sẽ vui về mọi mặt! Cháu phải đi!

– (B. Q): Hai bà Thanh, Hoài và ông Tr. Linh về chỉ cám ơn, hay có cần sự giúp đỡ nào … con cho biết?

– Để khi nào con hỏi, hoặc mời về, nếu các vị ấy có cần gì thì sẽ nói trực tiếp! Con đi!

– Tất cả cám ơn cô Thủy nhiều nha!

Ngày 12. 8. 2006 (20:00 pm)

  1. Chuyện một giấc mơ. Người Tâm Linh có ý nhắc nhở: Chúa không phải như là một món đồ ta cất đâu đó, chỉ khi nào cần thì mới sờ tới!

– (Th): (Sau các thủ tục chào hỏi): Chú có nghĩ là khi mà người ta có điều thắc mắc, thì người ta cầu đến Chúa, điều đó có đúng không?

– (T): Tôi cần sửa lại từ cô dùng, vì chưa chính xác lắm! Khi ngta gặp chuyện bất ổn, hoặc là ngta bị đau khổ, thì ngta mới chạy đến với Chúa! Cô đồng ý mấy cái mệnh đề tôi vừa đưa ra không?

– Dạ, cháu đồng ý với chú! Chú biết không, từ ngày gặp chú, cháu phải cố gắng theo chú học lại tiếng Việt, chứ cháu chết lúc đó còn nhỏ, học vấn chưa có tới đâu! Bao nhiêu năm về chuyện trò với mẹ cháu, thì cháu không phải học thêm tiếng nào hết! Nhưng nói chuyện với chú lại khác! Cháu phải học hỏi và cập nhật nhiều vấn đề!

– Cô nói sao thì tôi cũng phải nghe vậy thôi! Chứ bảo tôi tin, thì còn phải xét lại! Nhưng không có nghĩa là tôi bảo cô nói dối! Mà chỉ là cách nói khiêm tốn thôi! Tôi nghĩ ngay như ở đời, một Sứ giả của vua, hay của Đức Giáo Hoàng khi đi công cán thì đã được trang bị đầy đủ hết rồi! Huống hồ người của Chúa, hay của Đức Mẹ. Tôi nghĩ chỉ một tia sáng của Chúa, hay của Đức Mẹ xuyên “soẹt” cái thôi, thì có điều gì cô không biết! Nhưng thôi bỏ chuyện đó đi! Cô có gì cần xin nói đi!

– Cháu có một cảm nhận là ở đây hôm nay chỉ có mẹ cháu là sợ hỏi, còn em cháu, cô thì có thể hỏi, hoặc có gì xin cứ hỏi! Chú thì có sẵn điều hỏi cháu không ạ?

– Tôi hôm nay xin làm công việc biên chép cho mọi người.

– Cháu cần hỏi chú, khi mà chú đã ao ước được làm những gì mà Đức Mẹ trao, thì nếu như có người giảng là ta phải bỏ hết và vô tư, thì chú có làm được không ạ?

– Dù biết là có khi mình làm không được, thì tôi nghĩ mình cứ phải cố gắng thôi!

– Cháu xin vô đề: Hợp cho biết hôm nay em muốn gì?

– Em muốn hỏi, hôm qua em mơ gặp bố, bố bảo em qua Mỹ … (Hợp chỉ nói tới đó thôi! Nên tôi cũng không rõ về giấc mơ ấy thế nào, nhưng cô Thủy thì biết).

– (Cô Th): Chị được Chúa nói cho biết khi em có những điều bất an, thì lòng cậy trông trở nên hời hợt. Trong giấc mơ, bố hay là một linh hồn người thân nào nói chung mà về thăm nói chuyện vui vẻ, là điều được ơn Chúa cho vui. Còn LH ấy về mà cứ có sự lo lắng, hoặc lo cho một chuyến đi gì đó, thì em cần phải cầu xin, rồi xét mình xem mình đang gặp chuyện khó khăn gì thì phải xin Chúa cho mình được vui, hoặc xin Chúa giúp cho một cách để giải quyết!

– Xin chị nói rõ hơn!

– Có nghĩa là em đang có chuyện lo lắng, buồn giận, bực mình, nên đã mất sự cậy trông vào Chúa! Chúa cho biết: Em phải bắt đầu lại từ sự siêng năng hơn trong việc cầu nguyện, năng đến nhà thờ, và làm những điều Chúa muốn!

– Làm sao em biết điều Chúa muốn … để mình làm!

– Chị nghĩ đầu óc em trở nên u muội, tối tăm rồi đấy! Chúa bao giờ chả dạy ta sự yêu thương và tha thứ. Có phải là em đang gặp sự khó xử không, vì trước mắt là một người em cần, còn một người thì lại bị em hờ hững. Chúa thì cứ thấy em xin, nhưng mà em lại không chịu làm điều Chúa muốn! Hãy cố gắng làm thử?

– Xin chị nói rõ!

– Chị nghĩ là em hiểu chứ không phải là không hiểu! Ai hiện tại đang ở trong nhà em?

– Chuyện này thì em hiểu! Nhu cầu mà nó xin, thì em không thể đáp ứng! Chị bảo hoàn cảnh của em, em phải làm sao bây giờ?

– Chị bàn một cách may ra tạm thời có thể cứu nguy, là hãy cứ cho nó tiền về VN, khi nó sang, em ngồi nói chuyện với cháu, và kể hết mọi chi tiết cho nó hiểu là em không thể còn năng lực cho thêm nữa! Chị ví dụ như nếu nó có xin tiền nữa, thì cũng hiểu là không còn có thể cho được!

(Ghi chú: Đến đây tôi mới hiểu tại sao mới bắt đầu gặp, cô Thủy lại hỏi tôi “Chú có nghĩ là khi người ta có điều gì thắc mắc, giải quyết không được, thì ngta mới cầu đến Chúa” là vậy! Thì ra ý cô là muốn vừa cảnh cáo em, mà cũng vừa nhắc nhở mọi người rằng Chúa không phải là “cái áo tơi”, ngày xưa nhà quê người ta cứ treo ở xó bếp, nhưng mà cứ hễ phải ra mưa, thì người ta mới cần tới nó! Đừng xem Chúa như thế, mà bị Ngài giận! Ta hãy xiêng năng đến với Chúa đi! Thì khi gặp khó khăn, có điều gì mà Chúa lại chẳng giúp cho ta được! ý cô cũng nhắc nhở: Hãy làm điều Chúa muốn trước đã! Các bạn trẻ hôm nay không biết cái áo tơi, thì cứ tạm hiểu đó là iếc áo mưa của thời cổ, người ta chưa chế tạo ra chất ni lông để làm ra áo mưa, nên phải dùng lá khô mà kết lại thành cái áo khoắc vào mình, còn đầu thì đội một chiếc nón lá).

  1. Có Hai LH về cám ơn vì đã được bớt đau khổ.

* Nếu có sự thành tâm, thương xót mà cầu nguyện, Thì một người dù tự hủy vẫn có hy vọng!

– (Cô Thủy còn đang nói chuyện, thì tự động ngưng lại và cho biết chị Hoài về):

– (Hoài): Cháu được ơn Chúa cho ra khỏi chỗ mà cháu xin nói là rất thê thảm! Cháu biết tuy nói vậy chứ không ai hiểu và biết được sự thê thảm đến mức nào! Cháu được Chúa cho phép về để cám ơn đến ông bà, gia đình các chị em về bên họ cô Giang (xin nhắc lại cô Hoài gọi chị Giang là cô, vì cô là đời vợ trước của anh Dũng). Nếu như có thể thì cho cháu được gửi lời cám ơn đến anh Dũng chồng cháu, anh đã vì cháu mà đến với Chúa. Song cháu cng muốn nhờ anh Dũng cầu nguyện thêm! Cháu xin hết và phải đi!

– (Th): Còn một người nữa về! Chị Thanh nhờ cháu nói lời cám ơn vô cùng, khi mà được các Thánh tìm hỏi đến, thì Chúa đã cho bớt khổ, song chị ấy cũng vẫn còn cần xin được cầu nguyện cho nhiều hơn nữa! Chị ấy nói lời cám ơn Hợp vô cùng! Và muốn nhờ em làm những việc lành chỉ cho chị ấy! Trước khi đi, chị Thanh nói lại là chị ấy cám ơn mọi người vô cùng! Chị còn nói tiếp là chú Trường Linh có việc Chúa cho làm, mà hôm nay rất bận!

(Chú thích thêm: Trường hợp cô Thanh chết là do cô tự tử, nên như cô đã nói cho biết trước kia là phải ở chỗ tối và rất khổ, thế mà nhờ xin lễ, nuôi ơn gọi và những lời cầu nguyện mà cô cũng được Chúa xét và cho bớt khổ, tức là LH không bị hư đi đời đời! Do đó ta nếu biết có người tự hủy hoại cuộc sống, mà mình cứ lấy lòng thương, đau xót cho LH thật lòng, mà cầu nguyện, cùng làm các việc lành như bố thí, nuôi người đói khổ, hay giúp ơn gọi … thì cũng vẫn có hy vọng!).