1. Có lỗi là bị phạt cấm nói! (đó cũng là hình phạt trong thế giới Tâm Linh) Là hoa trái thì dễ rụng, mà rụng thì thối! Nhưng …

– (cô Th. Quay qua nói với Phụng): Còn Phụng, em biết không: Bố thì bị thê thảm hơn nhiều! Cũng may chị đã cầu xin Đức Mẹ, và cũng nhờ vào đức tin của em, và sự ăn năn đền tội của Hợp, nên chị mới được trông nom bố.

– Sao tôi thấy ông về lúc nào cũng vui vẻ?

– Cháu không dám cho nói vì sợ … Chị cám ơn em đã làm các việc cho bố bằng: Thứ nhất là đức tin; Thứ Hai cầu nguyện. Thứ Ba xin lễ, bây giờ được giảm, chị nghĩ cũng tốt! Song, gia đình vẫn cứ phải làm các việc lành và tiếp tục cầu xin!

 – (ông Trường Sơn): Tao được nói chút, Chúa cho nói: Chúa bảo hãy nói điều Ta nói là “Yêu thương và tha thứ”. Tôi chào anh xui! Thế nào, anh có lo lắng về chuyện khói thuốc không?

– (T): Không anh! Tôi chỉ lo lắng về đời sống của tôi mai sau.

– (T. Sơn): Có một điều tôi cần nói là anh đừng có thêm bà nào! Tội nặng lắm!

– (Tôi cười): Sức đâu mà thêm!

– (S): Anh và tôi cả hai đều có khoa ăn nói, vì thế anh thì không biết sao, chứ tôi thì các bà yêu lắm!

– (T): Người ta yêu thì không sao! Chỉ sợ mình yêu thôi!

– (S): Song về bên này chẳng có đem được bà nào, còn bị Chúa hỏi tội! Chúa bảo: Phạm lỗi! Chúa bảo: Mất lòng khiết tịnh! Chúa phạt! Thôi chào anh!

– (Th): Chú biết không, bố cháu mà nói nữa, là sau sẽ không nói được! Đó là Chúa đã thương lắm rồi! Chú Trường Linh hôm trước nói là chú hãy nhớ làm vườn! Cháu nói ví dụ như một cái cây thì gốc là chính! Chú Tr. Linh ví như gốc chịu sự nặng nề, khi cây trổ bông trái. Còn ta chỉ là hoa lá, có khi rơi rụng, nhưng gốc vẫn sống. Chú và Phụng có hiểu ý không?

– (Ph): Xin giải thích thêm!

– Gốc vững thì lâu chết! còn hoa trái rụng thì sẽ thối! Chúa cho ta một đời, nếu như ta tin hết lòng, hết trí … Chúa sẽ cho ta dù sống hay chết cũng không bị hư nát! Vậy chú lo gì điều này! Chú, cháu nghĩ là chú đã coi ông Hạt Cát viết, các cha tu cả một đời còn có vi phạm lỗi. Nếu như ta lành sạch, thì cũng như người được tu vậy!

(chú thích: Vì khi nói chuyện với ông thông gia, tôi có nói là mình lo lắng về đời sau, nên cô Thủy đem ví đời sống những người tu hành, như các cha chẳng hạn, thì tựa như gốc cây, còn có trách nhiệm nặng nề đối với việc sinh hoa trái. Còn như đời sống thường chúng ta thì giống như hoa trái dễ rụng, dễ thối! Nghĩa là rất dễ bị hư nát. Nhưng nếu ta vững tin vào Chúa, mà phải nhớ điều răn Chúa dạy: “Tin hết lòng, kết trí khôn, hết linh hồn, thì dù là sống hay chết cũng không bị hư nát! Tôi nghĩ là cô Thủy thấy mình quá lo lắng thì trấn an! Thực sự ra thì khi gặp lại chú Trường Linh, mà biết chú bị như vậy, mà mình thấy đời sống của chú cũng tương đối tốt lành; Đại khái là một đứa em ngoan và hiền như thế, thì sao không lo lắng cho biết bao nhiêu mối liên hệ với mình, như trường hợp mấy đứa em đang sống trong tội lỗi! Còn mình thì cuộc sống cũng dài gấp ba lần cuộc sống em Tr. Linh, mà ai cũng biết rằng càng sống lâu, thì càng lỗi phạm nhiều! thử hỏi mình làm sao không lo được? Tôi nghĩ các độc giả, hoặc các thính giả của tôi cũng ít nhiều có những ưu tư như tôi! Nhưng người thiếu nữ tâm linh này đã cho ta niềm hy vọng là: Cứ Tin vào Chúa chúng ta với tất cả tấm lòng, hết trí khôn, hết tâm hồn, thì sống hay chết cũng không sợ bị hư nát! Còn một điểm nữa là cô nhắc tới một người tên Hạt Cát. Đây chỉ là bút hiệu của một người, nhưng vì chưa thể liên lạc với ông này được, nên tác giả cũng không thể tiết lộ tên thực, ngay cả tác phẩm nào đó của ông mà cô Thủy nói chưa chắc tôi đã có dịp đọc, nhưng phải công nhận là người tâm linh cái gì cũng biết! Tôi nhớ có lần cô nói chuyện với tôi về ông Thánh A-lê-xù, là một câu chuyện viết theo thể thơ vè cho các cụ thời xưa, cỡ tuổi mẹ tôi trở về trước, có đi học, mà phải là con nhà có đạo thì mới thuộc lòng câu chuyện bằng vè này! Tập chuyện xuất bản vào đầu thời kỳ văn học quốc ngữ ở nước ta, hậu sinh như cô không thể nào tự nhiên mà biết được! Tôi ghi nhận vô đây như là một trong nhiều nét cần khám phá!).

Thứ Sáu, ngày 22. 9. 2006 (Buổi trưa)

(Cô Thủy chỉ nói chuyện ngắn gọn với bà Qúy – mẹ cô)

  1. Cô Thủy nhắc nhở mọi người thân nhớ việc phải làm.

– (Th): Chúa cho mẹ nhiều ơn, về VN mẹ phải mua một tạ gạo cho người cùi! Còn Phụng thì phải nói là Chúa cho tràn đầy ơn! Cho nên phải thực hiện điều Chúa bảo: Phải yêu thương mọi người thân; Phải quên điều bực dọc! Phải đem Tin Mừng đến với người xa Chúa! Chúa bảo hãy vì Ta mà làm sáng danh Chúa! Gần là bà con, xa là bạn hữu, gần hơn nữa là các con đỡ đầu. Hãy chịu khó làm những điều Chúa muốn! Mẹ nói chú Tâm là phải siêng đi bộ! Giảm hút thuốc! Còn cô thì phải đem tình yêu thương đến cho người bệnh, như thế thì việc cầu xin cho gia đình có thể được Chúa xét!

– (B. Q): ý con nói là người sống hay người chết?

– Khi nói Chúa xét, thì mẹ phải hiểu là người chết! Chứ người sống thì Chúa để cho tự do, sau này Chúa mới tính! Con phải đi đây! Con chào mẹ!

(Suy luận: Điều cô Thủy nói đây, khiến tôi nhớ tới Dụ ngôn của Chúa về Cỏ Lùng. Một lần kia, Đức Giêsu nói với dân chúng về một dụ ngôn khác: “Nước Trời ví như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Khi mọi người đang ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất. Khi lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện. Đầy tớ mới đến thưa chủ nhà rằng: “Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy? ông đáp: “Kẻ thù đã làm đó!”  Đầy tớ nói: “Vậy ông có muốn chúng tôi ra đi gom lại không?” ông đáp: “Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa. Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: Hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi”. Mỗi người chúng ta có thể ví như một thửa ruộng, con người được Chúa dựng nên cách tốt lành, như ông chủ kia đã gieo giống tốt. Nhưng rồi bị ma quỉ cám dỗ, lòng người đã xu hướng theo điều xấu, như kẻ thù của chủ đã gieo những hạt cỏ lùng. Chúa sẽ không xét ngay những điều xấu, điều ác mà chúng ta phạm ngay khi ta còn sống! Song Ngài sẽ tính sổ khi con người được Chúa gọi về! Y như ông chủ đã nói trong dụ ngôn vậy! Bởi vậy khi còn sống trên trần gian, đừng thấy Chúa không nói tới những khi ta lỗi phạm, mà dựa vào Lòng Chúa Thương Xót, để bảo rằng: “Ôi, nếu Chúa chấp tội nào ai rỗi được!” mà nuông chiều tính hư tật xấu, để cho cỏ lùng trong lòng mình ngày càng phát triển! Lòng Chúa Thương Xót thì vô biên thực, nhưng tất cả những lỗi phạm của chúng ta, Ngài sẽ sai Thiên Thần bó lại thành từng bó mà quăng vô lửa! Đó chính là thời gian chúng ta phải đền vì những điều mình biết rằng không nên làm, mà vẫn cứ làm! Đó chính là sự Công Thẳng bên cạnh Lòng Thương xót của Thiên Chúa!).

Ngày 12. 10. 2006

(Bà Quý Gặp cha Lý và bố cô Thủy)

  1. Các LM đừng có muốn tiền nhiều!

* Kể cả thích xây nhà thờ cho lớn! Giáo dân Thì đừng bao giờ đụng vào của nhà thờ, hay của chung!

– (Thủy): Con về thăm mẹ vui! Còn chuyện VN, bà con, gia đình bác H… rất cảm động! vì mẹ và các em đã nghĩ đến người chết!

– (Bố cô nói): Tôi và cha Lý đã được Chúa xét. (chú thích: Cha Lý đây là một cha xứ nơi xưa kia ở VN, gia đình ông bà Trường Sơn có thời gian được biết và ngài chết cũng đã lâu; ô. Sơn tiếp:). Cha thì cũng chưa được vui! Chúa cũng cho cha nhiều điểm, vì khi trước đã lo thờ phượng, song vì phải nhiều lỗi … (cơ chạy xuống dưới, không nói tiếp) … Con không cho bố nói! Con phải đi gặp cha … (hơi lâu) … Cha bảo hãy xin cho cha “Thánh lễ đời đời”. Cha nói: Tôi cần cho mọi người biết “Chúa giận”, vì khi sống đã mắc lỗi! Chúa bảo hãy bán hết của cải đi theo Ta, còn tôi thì lại muốn có nhiều tiền để xây nhà thờ! Chúa đâu có đòi phải làm vậy! Chúa chỉ cần có nhiều việc làm là: Hy sinh, hãm mình và yêu thương. Cha Lý mắc về chuyện thế gian, bố cũng dính líu một chút, vì chuyện cắt xén đem về cho vợ con nhưng nhẹ! Tuy vậy Chúa cũng không tha. Chúa bảo hãy lo lấy cái mình cần, bỏ những cái mình không có mà lại lấy làm của mình! Chúa cho bố vui vì nhờ hôm mà gia đình thực hiện tình yêu thương đối với người nghèo và với bà con ở VN. Còn mẹ hỏi việc xin lễ, thì con cho biết: Chỉ cần đưa tên Thánh là Chúa biết, không cần phải tên gọi! Chúa cho ai cũng như nhau, chỉ phân biệt công việc làm từ thiện, hay bố thí cho người nghèo khổ! Cha Lý thì chưa được vui, nhưng cha được con giúp! Con đưa về cho Hợp có việc làm! Vui! Chào mẹ!

Ngày 17. 10. 2006 (9:35 am)

  1. Người Tâm Linh luôn khuyến khích mua đá xây nhà đời sau. Mọi việc làm lấy cái đích là yêu thương, bác ái thì tốt.

* Đức Mẹ chỉ cần những lời cầu xin chân tình!

– (B. Q): Mẹ hỏi trước cái này, con có chọn người để thế mẹ chạy cơ chưa?

– Nếu Chúa thấy cần thì Chúa sẽ chọn! Mà khi Chúa chọn ai, thì người đó tức khắc đi được    không cần phải tập! Bây giờ ta vào chuyện chính: Từ ngày cô về bên Perth tới giờ, có nhiều người chết vì tai nạn. Những LH này rất đáng thương! Con nghĩ mẹ và cô chú hãy xin lễ cho họ!

– (T): Chúng tôi sẽ xin lễ chung cho những người mới chết.

– Chú có ngại không, vì mất tiền xin lễ, rồi lại còn phải mua đá?

– Dạ, không! tới đâu tính tới đó, lo gì!

– Chú có được tin đá đẹp, hay đá xấu, đá tảng, hoặc đá vôi gì ở đâu chưa?

– Dạ, chưa có ai cho tin hết!

– Nếu có thì qũy đã có nhiều tiền chưa?

– Cũng chưa! Nhưng cứ hễ có thì mua chứ lo gì!

– Mẹ! Con nói cho vui, hôm nay có chú, điều mà ta chưa chết thì khó biết, song dù tin cũng không nhìn thấu được việc các LH cần lời cầu nguyện đến như thế nào! Hôm nay con muốn chứng minh là cha Lý đã được Chúa xét, xong vì ngài dẫu có điểm thờ phượng Chúa, nhưng ngài mắc tính thế gian là kiếm tiền xây nhà thờ, điều này Chúa đâu có nói. Chúa chỉ bảo ai theo ta hãy bán tất cả của cải.

– (T): Nhiệm vụ cha là mở mang cho giáo hội, chứ sao lại lỗi?

– Đành là vậy, song tùy cách làm việc của mỗi người, ví dụ như người ta cho cái gì, thì dùng cái ấy, không sao! nếu có mua bán thì cũng theo thoả thuận không sao, rồi làm nhà thờ cho vừa phải, đủ để có nơi chốn cho người ta đến thờ phượng Chúa, không sao! nếu dư thì lo giúp đỡ người nghèo mới đúng tinh thần Chúa muốn, nhưng cha lại mua khi rẻ, để chờ đến khi cao giá mới bán, điều này Chúa không cho! Bắt giáo dân đóng góp thật nhiều, làm cho to, cho đẹp, để được tiếng, Chúa không cho! Còn có nhiều tính cách thế tục khác, con không tiện kể hết ra được! Nhưng chung qui bất cứ làm việc gì cũng phải đặt trên căn bản yêu thương, bác ái và phải nghĩ đến người nghèo khổ là trước hết! Cứ lấy đó làm mục đích thì không sợ sai! Ngoài ra vì những mục đích nào khác, đều có lỗi với Chúa! Con nghĩ hôm mọi người tới đọc kinh, hãy xin đọc cho một mình cha và chỉ cầu nguyện cho một mình ngài! Còn chú có điều hỏi, xin chú cho biết?

– Tôi muốn hỏi trong những ngày lễ kính Đức Mẹ, nếu ta dâng lễ với ý xin Đức Mẹ đặc biệt cho các LH, thì chắc là Đức Mẹ sẽ ban ơn cho đặc biệt hơn là những ngày thường ta vẫn xin chứ, phải không?

– Chú biết không, Đức Mẹ chỉ cần điều này: Chú dâng lễ ở nhà thờ cũng được! Chú nghĩ tới các LH rồi dâng họ cho Đức Mẹ bằng cả tấm lòng xót thương thì cũng được! Nhưng phải thật lòng! Còn trong những ngày lễ kính Đức Mẹ, thì có nhiều người cùng làm công việc như chú làm, thì chắc chắn các LH phải được hưởng nhiều hơn! Nghĩa là số đông thì bao giờ cũng hơn là một người, hoặc ít người nhớ tới! Tuy nhiên phải trừ đi những lời cầu xin theo kiểu làm cho có, hoặc như mẹ cháu đang xin cho các LH thì lại chia trí đi đàng khác! Những cách làm đó thì phải trừ đi! Vì Đức Mẹ không thích những kiểu cầu xin như vậy! Một là làm thì làm cho thật tình, bằng không thì thôi!

  1. Điều kiện để các LH sớm được Chúa cho vui.

– (T): Các LH được giảm án phạt, được mau cứu xét là nhờ những Thánh lễ, những lời cầu nguyện của người thân nhiều, hay chính họ phải thay tâm, đổi tính; Phải trở nên hiền lành, thánh thiện, thì mới được ở gần Chúa?

– Chú nghĩ đi, cháu xin đưa ra ví dụ thế này: Chú có tiền gặp lúc bụng đói, cần phải đi mua một ổ bánh mì, nếu như tự mình đi mua, hoặc phải nhờ người khác chạy đi mua giùm! Cách nào hơn? Dĩ nhiên cách nào cũng trúng! Nhưng cái gì mình tự làm cho mình được thì vẫn hơn! Các LH khi ta cầu xin chung thì sẽ được các Thánh hỏi tới và các ngài nhận xét: Nếu họ khao khát thì sớm được vui, nhưng còn tùy thuộc vào việc họ hối lỗi, ăn năn và dốc lòng, cùng thời gian thử thách. Còn nếu họ không muốn Thứ nhất là theo Chúa; Thứ hai là không chịu là sửa đổi tâm ý, thì các Thánh cũng phải chờ cho tới khi nào họ đổi ý! Những LH được thân nhân cầu nguyện cho nhiều, thì: Một là được các Thánh hay tìm tới; Hai là nếu như họ bị ma quỉ cám dỗ thì cũng nhờ vào lời cầu nguyện nhiều của ta, mà họ quay đầu lại!

Nói tóm lại, không phải chỉ là do cháu nghĩ, mà cháu biết một cách rõ ràng là nhờ những lời cầu nguyện của người sống, mà các LH được ơn soi sáng!

  1. Sự tương quan giữa vũ trụ vật chất Chúa đã tạo dựng, đối với các Thánh, hay những người thuộc Thế giới Tâm linh?

– (T): Vũ trụ Thiên Chúa đã dựng lên đối với các linh hồn bên Thế giới Tâm Linh, có còn ảnh hưởng hay liên hệ gì không? Thí dụ như trần gian chỗ nào có thể tới được thì họ thích tới, còn những hành tinh không tới được, thì loài người cũng luôn tìm mọi cách để khám phá, để đi tới, như mặt trăng, Hỏa tinh v.v… Vậy các linh hồn khi đã được Chúa cho vui, được tự do nghĩ tới đâu thì đã có ở đó, các ngài có thích được chiêm ngưỡng, hay bay tới các hành tinh để thưởng lãm một cách thích thú, như người trần yêu thích cảnh lạ không?

– Theo cháu biết thì các LH chỉ khát khao được chiêm ngưỡng dung nhan Chúa! chứ không thích ngắm các vì sao. Còn các Thánh thì khỏi nói, các ngài cũng như ta xem “Tivi”, chương trình nào hay thì cũng biết! Chú mà chết, cũng không muốn đi đâu xa hơn điều mà cần là được ở bên Chúa trước!

  1. Phải chuẩn bị thế nào để khi chết ta không sợ hãi chi?                                         

– Nghe cháu nói tới “chết”, chú có sợ không?

– Tôi không sợ chết! Một là trần gian đối với tôi những gì muốn biết, thì đã biết rồi! Còn những thứ mới lạ không tới, hay không thấy được, thì có lẽ cũng phải chịu thua thôi! Vì khả năng mình chỉ có vậy! Hai là những người thân đa số đã về bên đó gần hết rồi! Những người còn lại thì từ từ cũng về theo thôi! Điều quan trọng là suốt cuộc đời chỉ nghe rằng Chúa, Đức Mẹ rất tuyệt vời, cho nên muốn được chiêm ngưỡng sự tuyệt vời ấy, thì phải mơ ước được về càng sớm càng tốt, không cách nào khác! Nhưng tôi cũng có điều sợ chứ! Là sợ bị ở trong luyện ngục lâu thôi!

– Các LH mà Chúa chưa biết đến, thì hơi lâu! Còn chú thì luôn ở gần bàn Thánh. Mới đây cháu thấy chú oai phong, dám nói các tư tưởng mà khi trước còn ngần ngại! Song cháu bày vẽ thêm là ta có của cải cứ bỏ hết ra cho tình thương! Chỉ cần khi Chúa gọi, mang theo một cây Thánh giá, thì cháu bảo đảm là sẽ được Chúa ưu tiên!

(Bình Luận: Những điều người nữ tâm linh này nói, không đơn giản đâu! Biết bao tấm gương đã cho mình thấy rồi! Hiền thì còn lâu mình mới trở thành “Hiền nhân”! Gần bàn Thánh thì sao mình gần được bằng các Linh mục! Hiền thì đã thấy em Trường Linh! Đứng trên bàn Thánh mỗi ngày thì được biết có cha Lý! Tiền bạc của cải thì còn phải học lâu bài học “Bà góa” trong Tin Mừng, là cho đi luôn cả phần ăn trong ngày, mà không cần nghĩ tới phần ăn ngày mai, nhưng bà vẫn cho đi, không nghĩ ngợi! Và cuối cùng, liệu mình có chịu nổi những khổ đau trên chặng đường Chúa gọi về không? Chứ không phải là cây Thánh Giá cầm tay người ta bỏ vào tay mình như mọi xác chết đâu! Cái đó chỉ là hình thức mà thôi! Đẹp mắt người sống thôi, chứ xác chết nằm đó có cảm giác gì?).

  1. Thiên Đường là gì? xa hay gần? Làm sao để cảm nghiệm được?

– (T): Thiên Đường xa hay gần? Theo cảm nghiệm của tôi Thiên Đường ở quanh ta, có khi là ngay nơi mình đang ở. Chỉ là tai mình không nghe, mắt mình không thấy, có phải đúng thế không cô?

– Cháu xin hỏi chú: Khi chú vui thì cảm nhận của chú ra sao? Xin cho biết?

– Khi vui thì ta cảm thấy sung sướng, hạnh phúc, không còn thiết đến sự gì khác nữa!

– Chú nghĩ đi, Thiên Đường là các điểm tựa cho tâm linh. Cháu không biết khi mà chú vui đến mức không diễn tả được, thì sự biểu lộ của chú sẽ diễn ra bằng cảm xúc như thế nào, nhưng cháu biết có người vui đến phải khóc! Thì Thiên Đàng cũng giống như người đã được khóc vì niềm vui ấy! Cháu lại xin đưa ra một so sánh khác là, nếu như cháu gom hết những từ ngữ để mà diễn tả một cảnh đẹp, thì chú hay mọi người không nhìn thấy được! Nhưng nếu như có một niềm vui phải rơi lệ vì giá trị của nó, thì Thiên Đàng chính là niềm vui như thế khi các linh hồn tiếp nhận. Vậy bây giờ, một cách tương đối, vì là ngôn ngữ trần gian, cháu xin định nghĩa “Thiên Đàng là niềm vui”. Nếu ta vui thì ta đã có thể cảm nhận được Thiên đàng trong đời sống của mình. Vậy chú nghĩ đi, Thiên đàng ở ngay bên ta chứ không có xa!

– Cám ơn cô!

– Cháu lại cho chú biết, Chúa có nói Thiên Đường của Tâm Linh cũng giống như một vườn Hạnh Phúc hoa thơm cỏ lạ đến với những người nghèo đói, khốn khổ, khi ta chia sẻ cho họ những cái họ đang cần, và làm cho họ vui. Khi đó thì Thiên Đàng chính ở trong tình người. Còn ta khi làm được những điều như vậy, thì Thiên Đàng rộng mở quanh ta, ngay khi ta sống ở trần gian, và cả lúc ta chết, chú có hiểu không ạ?

– Vâng, cô cắt nghĩa thật là tuyệt vời! Ước gì chúng tôi thực hiện được trong đời sống của mình!

  1. Về Phong trào “Linh mục của Mẹ” qua cha Gobbi.

– (T): Phong trào “Linh mục của Mẹ” có thật được Đức Mẹ làm qua Linh mục Gobbi không? Cuốn sách viết các Sứ điệp của Mẹ dạy qua cha Gobbi có đúng không? Sao có một số LM, hay GM phản bác?

– Cháu hỏi Đức Bà (… … …) Đức Bà bảo các việc mà Đức Bà mặc khải là đúng! Song nếu có ai không tin thì hãy cầu nguyện cho họ! Chú hiểu như thế nào?

– Tôi hiểu việc cha Gobbi đang hoạt động là trúng!

– Cháu nói lại: Đức Bà bảo việc gì Đức Bà đã làm thì đều đúng! Còn những ai phản đối, thì hãy cầu nguyện cho họ!

– Vâng, xin cám ơn cô đã hỏi Đức Mẹ và cho biết

  1. Bệnh theo tôi nghĩ thì xoàng thôi! Nhưng Huệ Trinh cũng vẫn được Chúa cho khỏi! Như vậy tức là sống tốt, thì dù chỉ chút thôi, Chúa cũng quan tâm.

– (ô. Tr. Sơn): Chào anh, tôi muốn được cám ơn anh đã cho các con được nhiều sự! Nếu như tôi sống cũng chưa chắc đã làm được!

– Chào anh! Anh đừng có phải cám ơn tôi! Tôi cũng còn đang muốn làm, hay thực hiện tất cả những điều cô Thủy nói cho tôi biết, mà không biết là mình sẽ làm được bao nhiêu phần đây! Cuộc sống là một chuỗi những liên hệ và tương trợ lẫn cho nhau. Chỉ sợ Chúa cho mình cơ hội nhiều, mà thực hiện không được bao nhiêu, về sẽ không biết sao mà trả lời khi Chúa hỏi. Anh thì tương đối đã ổn rồi! Xin mừng cho anh!

– (Th): Hôm nay cháu báo một tin vui là cô đã hết lo lắng về bệnh! Chú nghĩ là nhờ hoạt động hay có ơn Trên?

– Tôi nghĩ là cả hai! Nhưng bệnh của nhà tôi thì có gì đâu! Xoàng thôi mà! Thỉnh thoảng ai cũng phải bệnh với người ta cho vui chứ!

– Chú cứ nghĩ vậy, song sẽ có một ngày chú hiểu rộng là có ơn Chúa như thế nào! Điều này ta hãy tạm gác lại vì chưa có chứng minh. Cháu sắp phải đi!

– Cám ơn cô nhiều lắm! Tất cả các câu hỏi của tôi hôm nay, đã được cô trả lời cho hoàn toàn thỏa đáng!

  1. Ô. Đan bị nặng vì khi sống đã làm cho người khác xa Chúa!

– Chú có muốn cháu cho thêm một chút tin nữa không?

– Dạ muốn!

– Ông Phao-lô Đan Nguyễn thì cần phải xin lễ nhiều lắm! Vì ông đã làm nhiều điều mà Chúa giận! Có một lỗi lớn, Chúa bảo là không tốt, vì ông đã làm cho đệ tử của ông từ từ xa Chúa, bởi ông hiểu biết nhiều theo phần thế gian, rồi lại lập luận lôi cuốn người ta theo quan điểm sai trái của mình! Trên thế gian, hễ ai lấy lý lẽ của mình mà lung lạc kẻ khác mất niềm tin vào Chúa, hay khiến cho họ vin vào đó mà sống xa Chúa, thì tội sẽ bị tính nặng lắm!

– Cám ơn cô! Khi trước lúc ông còn sống, tôi cũng đã biết việc sai trái này của ông.

– Cháu không được phép nói thêm! Chú thông cảm! Bây giờ cháu phải đi!