-
Nói đùa, bàn phiếm người tâm linh luôn muốn xây dựng.
* Con người được Chúa tạo nên trong sự tốt đẹp, Nhưng làm điều xấu là tự ý con người!
(Trong số TGTL trước, cô Thủy nhắc tôi Nếu như muốn đi đường tắt, phải tập quên cái điều mà mình muốn nóng đi!)
– (T): Thì cô nói thật tôi cám ơn lắm chứ! Chứ không có người nhắc mình đâu có nhớ! Thực ra thì chuyện này tập cũng có thể chứ! Nhưng mà sao lại có người lạnh, người nóng … ha? Người mà lạnh, biểu họ tập nóng họ tập cũng chả được! Cô hay nói chơi, nên tôi cũng phải nói chơi: Cô biết không, Thánh Phêrô tính cũng như lửa í chứ!
– Chú đoán cũng trúng đấy! Song cũng có lần ông ta phải quên cái nóng của mình bằng cách khóc lóc, ăn năn! Khi ấy Chúa mới trao chìa khóa cho đấy chứ! Chú và cháu nói thực ra, nếu cháu sống cũng không có can đảm chết như ông, dù có biết là sẽ được cầm chìa khóa! Nhưng chú thì có thể làm được!
– Không có đâu! Tôi cũng không dám chết kiểu đó!
– Đây là điều cháu nói thực với lòng cháu. Còn như chú nhận xét là chú cũng không dám bắt chước ngài chết theo kiểu này, thì cháu nghĩ cái điều mà không chết, chỉ có quên, tại sao ta lại không thực hành được? Chú cô nghĩ sao về điểm này, xin bàn thêm cho vui!
– (T): Con người ta thường có khuyết điểm này là: Cái cần quên thì lại khó quên, cái không được quên thì lại cứ quên! Tôi cũng chỉ là một con người bình thường như thế! Hơn nữa, nam thì thường hay nóng hơn nữ! Tôi nói thường, chứ cũng có ít người đặc biệt thì không tính!
– Cháu cũng phải nói thêm là Chúa công bằng, không có thiên vị. Khi Chúa tạo dựng nên con người thì tâm trí như nhau cả, chỉ có phái nữ cực hơn trong vấn đề sinh đẻ. Còn chú nghĩ đi, thế giới này ai cũng muốn hòa bình, những người làm cho nhân loại chết bằng cách này, hay cách khác, không phải là họ được Chúa ban cho chẳng hạn như tim họ chứa máu nóng hay máu lạnh. Nhưng rồi Chúa có cách trừng phạt họ! Chú hiểu không?
– Tôi không biết sao, nhưng giữa những con người với nhau, thì mỗi người có những đặc tính riêng, nên gọi là cá tính; Còn giữa hai phái, có những khác biệt đại khái là những nhóm tính chung. Vì vậy tâm lý học mới phân biệt ra thành nam tính và nữ tính.
– Cháu chỉ nói Chúa tạo nên ta, không có cho ai nóng hay lạnh. Khi người ta lớn lên, theo cháu nghĩ, người ta ảnh hưởng bởi môi trường xã hội. Người ta khi được hướng dẫn theo ý Chúa, và họ làm theo được điều Chúa muốn, thì thiên đàng ở ngay bên! Một khi xã hội, cháu thí dụ bị hướng dẫn hay đúc khuôn họ vào hệ thống của những hận thù, thì không bao lâu cái xã hội ấy sẽ bao gồm số đông là những con người hăng say chém giết. Sống chỉ mang một hoài bão là chiến thắng anh em, chiến thắng đồng loại! Chú ạ, cháu khẳng định là khi ở trong bụng mẹ thì ai cũng như nhau. Chúa không hà hời cho bên này giết người, bên kia cầm bút, viết sách! Trong Kinh Thánh nói rõ ràng sau khi tạo dựng lên con người, Thiên Chúa nói mọi sự đều tốt đẹp! Thế có nghĩa là Ngài làm nên con người là con người, và ban cho họ sự tự do. Họ muốn làm điều gì là tự ý họ! Còn Chúa không bao giờ muốn dựng nên điều mà Ngài không muốn!
-
Khoa học đang muốn tạo ra con người trong ống nghiệm.
– Nhân vụ chúng ta đang bàn về con người, tôi muốn hỏi: Con người có thể dùng khoa học mà làm ra con người được không?
– Điều này theo ý cháu, họ sẽ bị thất bại! Họ sẽ cố làm cho bằng được! Song, tới một điểm nào đó, chính họ hủy hoại, hay làm chết tác phẩm mà họ muốn làm! Bây giờ người ta rất tin tưởng vào khoa học, nên việc này thì cứ phải chờ đáp số!
– Cám ơn cô!
-
Bạn hãy nghe cho rõ lần nữa, những gì sẽ đến sau khi bạn chết!
* Trở lại trường hợp ông Đan Nguyễn.
– Tôi xin hỏi lại cho rõ: Hồi đó vừa chết là cô đã được gặp Chúa ngay phải không? Nhưng đó là vì cái chết của cô quá tang thương, chứ những người khác thì đã chắc gì?
– (Th): Ai chết cũng gặp Chúa, và gặp một cách rất rực rỡ! Có điều Chúa hỏi theo ai, nếu họ theo Chúa, thì Chúa gọi Thánh trông coi người này ra trình diện (nhắc lại cô quen gọi Thiên thần là Thánh). Khi ấy vị Thánh báo cáo về những điểm tốt, xấu của người ấy, rồi dẫn họ về một chỗ, và tùy vào những việc mình làm khi còn ở trần gian mà đợi Chúa xét!
– Đã thấy Chúa cách rực rỡ như vậy, mà còn có những người không theo Chúa sao?
– Cháu không cần phải nói những người nào đâu xa, ngay như ông Đan đã có em làm cha mà còn xa Chúa, thì khi chết vẫn có ý phân vân. Cháu cho biết: Khi Chúa hỏi theo ai, mà chỉ phân vân chưa quyết định, thì lập tức có ma quỉ đến cám dỗ ngay. Lúc đó Chúa cũng không bắt ma quỉ phải biến đi, chỉ có Chúa là đi thôi!
– (T): Nếu một người đã gặp Chúa như thế, mà còn cứng lòng, hay phân vân thì tôi nghĩ là quá đáng lắm rồi! Sứ giả của Mẹ, hay các Thánh còn có thể khuyên bảo gì được nữa!
– Chúa vẫn thương họ, nếu mà họ còn xin ơn Chúa! Có điều là họ không biết cậy vào ai, nhờ ai, nên mới có các cha, các bà sơ, các họ đạo, giáo dân cầu chung cho họ. Song khi nào được Chúa xét … Thì điều ấy cùng còn xa lắm!
– (Bỗng cô Thủy bảo tôi): Cháu đi nhé! Chú hãy chờ thứ hai sau hỏi tiếp! (không ai kịp chào ai).
Thứ Hai, ngày 12. 3. 2007 (Trưa 12:20)
-
Còn tiếp chuyện ông Đan: Vì đâu một người phản bội Chúa, mà còn được cho chờ xét?
– (Th): Cháu chào cô, chú, mẹ và em Hợp. Hôm nay cô chú có muốn hỏi về việc xin lễ cho một LH đã xa Chúa, thì họ có được nhận ân sủng của Chúa không?
– Cô đặt câu hỏi rất cần đấy! Vì nhiều khi mình đã biết về một người đã xa Chúa, hay đang sống xa Chúa, mà xin lễ, hay cầu xin cho họ, thì thứ nhất là không dám không trông cậy vào Chúa, còn thứ hai thì như cô từng nói là nếu lòng họ không mở ra thì Chúa cũng phải thua! Cho nên câu hỏi cô đặt ra rất là quí giá cho những ai hay có lòng cầu nguyện cho kẻ lạc đàn!
– Cháu ví dụ như chú giận ai: Con, hay vợ thì cũng dễ bỏ qua, nhưng nếu như có một người mà chú đặt hết niềm tin, và lúc nào cũng nghĩ người ấy làm đẹp lòng chú, nhưng rồi tự nhiên quay lại phản bội chú, thì cảm nghĩ chú ra sao?
– Có lẽ sẽ có nhiều trạng thái cùng lúc diễn ra trong tâm mình như: Đau lòng! giận! ăn không được! ngủ không được! càng nghĩ càng tức! Rồi bực! Tiếc là mình chưa gặp trường hợp đó, nên có thể chưa diễn tả hết tâm trạng được!
– Chú nói đúng như cháu nghĩ! Song về mặt tâm linh mà xét thì “tội trọng”! Vì là một sự phản bội đến Đấng đã tạo dựng ra chính mình! Đấng ấy lại vĩ đại vì làm nên tất cả mọi sự để cho mình hưởng, chỉ vì yêu thương mình, thế mà mình lại quay lưng, phản bội! Vì thế nên ta phải cầu xin nhiều, kể cả xin lễ!
– (Hợp): Em hỏi chị, ông ấy đã phản bội (cô Hợp có ý chỉ ông Đan, vì cô có biết ông Đan), mà còn được chờ lời cầu nguyện, và chờ xin lễ, thì do đâu mà ông ta được?
– Khi ông ấy chết, trong phân vân, ông ấy còn được một chút nghĩ lại! Sau thì có ăn năn.
– (Hợp): Ăn năn có phải là một ơn Chúa ban cho không?
– (cô Thủy): (Giận! Giận!) Em hỏi chị đúng! Nhưng có điều là dù ăn năn thì Chúa cũng thương, nhưng khi nào được tha: Mau hay lâu thì còn tùy ở chuyện mình làm khi xưa! Chuyện ấy thế nào? ảnh hưởng tác hại tới những người chung quanh ra sao? Đối với gia đình? Ngoài xã hộỉ? Đã có lần chị nói: Tình yêu Chúa thì vô biên, mà sự công bằng của Chúa thì cũng rất nghiêm minh, không một chút sơ xót!
– (B. Quý): Mẹ muốn hỏi là “giận” là “giận” chuyện gì? Nói ra?
– À, con giận mẹ hay có tư tưởng làm biếng, không chịu đi họp theo yêu cầu của Dòng Ba (chúng tôi cứ hay quen dùng từ Dòng Ba cho gọn khi nói chuyện, xin nói lại một lần cho tất cả mọi lần: Dòng Ba tức là Các Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh). Mẹ phải lo ngày Chúa đến!
-
Tội Hủy hoại Thai Nhi.
– (Th): Con cho mẹ biết là hôm nay cả nhà ta tụ họp ở đây, có ai có điều gì lo sợ không? (Khi cô ấy hỏi như vậy tôi nghĩ là cô ấy biết điều gì đó nên mới hỏi).
– (H): Em muốn hỏi một vấn đề thuộc tâm linh.
– (Th): Em cứ trình bày đi!
– Chú Tâm có cho em một CD của chú. Em rất sợ là trong CD chú nói về việc phá thai, cha mẹ sẽ bị án phạt! Cho nên em có sợ về việc đó! Em hỏi chị là có cách nào giúp cho giảm hình phạt của Chúa?
– Chị hỏi là việc đó biết mà cứ làm? Hay là rơi vào trường hợp bị bắt buộc? Em muốn hỏi trường hợp nào?
– Trường hợp mình biết mà làm vì thiếu trách nhiệm, hay là sợ bị chê cười!
– (Th): Có hai cách sợ vì bị bó buộc: Một là sợ vì tai tiếng! Hai là chị ví dụ như một người ngoại tình sợ chồng biết! ta rơi vào tình trạng nào?
– (H): Nếu là tất cả thì sao?
– Thì nặng tội! Chúa cho biết mà phạm thì nặng! Còn nếu như vì hoàn cảnh thì nhẹ hơn, nhưng vẫn phải đền tội!
– (T): Phải làm sao để đoái công chuộc tội?
– Chú nghĩ đi, Chúa cũng giận chứ không phải cứ nói câu “Chúa tha”, rồi nghĩ là cái gì Chúa cũng tha mà không phải đền đâu! Có nhiều người cứ nghĩ một cách đơn giản như vậy, rồi tội đâu cũng hoàn đó! Cứ nghĩ đi xưng tội là xong! Sai! Em có thấy Chúa giận bao giờ không? Khi trước Chúa đã làm cho khăn đền thờ bị xé ra làm hai đó!
Chị cho biết, khi mà các thai nhi bị bách hại thì còn tùy: Nếu như cá nhân cha mẹ biết, mà vì một trường hợp nào đó “bỏ” … tội cũng nặng! Còn như chỉ vì bị tai nạn thì … (cơ bồng ngưng, không chạy)
-
Chú Trường Linh về báo tin Vui. Các LH. Hoài, Thanh cũng nhắn tin.
– Chú! Có ông Trường Linh về báo tin vui lắm!
– Xin cô cho biết?
– (Tr. L): Em cám ơn! Trước là bác đã giúp cho được gặp và điều may mắn nhất là nhờ anh chị đã hết lòng thương, nên đầu tiên là Chúa đã cho em hết bị lạnh; rồi kế đến là em đã được vui!
– (T): Còn gì khác hơn nữa chứ, đâu chỉ có vậy?
– (cô Th): Chú ấy đi rồi! Cháu nói cho biết là ông ấy được thêm một điều là được tự do nói chuyện, cũng như được đi gặp bất cứ ai, mà không bị mắc lỗi!
– Cám ơn cô! Thôi hiểu vậy, mình cũng vui rồi!
– (Th): Còn chị Hoài, và Thanh cũng gửi lời cháu về cám ơn mọi người đã cho một sự mà người chết không thể làm được! Nếu không có lời cầu xin, hoặc xin lễ. Hôm nay chị Thanh muốn nhờ chị nói cho Hợp biết là chị được các Thánh cầu bầu, Đức Mẹ thương, nên đã ra khỏi chỗ tối, Song vì bác Trang, cha mẹ của chị ngày trước vì nuôi con, cho vay, chơi hụi … cứ thu nhặt tiền cho nhiều, vì thế chị ấy cũng xin Hợp giúp cầu nguyện cho bác. Chú có đói không? Cháu hỏi cô có sợ điều gì cho gia đình hay bản thân không?
– (Tr): Cũng sợ chứ! Từ ngày Chúa Đức Mẹ cho cô về giúp thì tôi cũng có cố gắng sống đạo hơn trước! Còn sợ về tội thì phải sợ chứ! Suốt cuộc đời mình làm Chúa buồn biết là bao!
– Cô cứ làm theo cháu nói, còn gia đình thì cô cứ cầu xin! Còn Chúa thì Ngài cho Ấn sủng, cho việc làm yeu thương và bác ái … cô cứ vậy mà thực hiện!
– (Tr): Gia đình tôi được rất nhiều ơn! Cả người em tàn tật, Chúa cũng rất thương!
– Chú sợ gì về sau?
– Sợ ở lâu lắm chứ! Nhưng hiện tại thì cứ hay lo lắng cho những đưa em bất trung trong lời hứa hôn phối!
-
Muốn chuộc tội phá thai, phải làm thế nào?
– (T): Trở lại câu chuyện về phá thai. Cha mẹ phá thai thì phải chuộc tội bằng cách nào, xin cô giúp họ!
– Nếu muốn cho nhẹ một chút thì hãy làm điều bác ái! Ví dụ như nuôi một tu sinh học làm Linh mục; Hay một người nghèo tàn tật! Chị Hương Bình chỉ bệnh thôi! Nếu phải kiếm gạo thì vẫn còn làm được! Cho nên em Hợp phải nhớ rằng: Đây là làm cho một người không có thể kiếm gạo được!
– Cám ơn cô! Cô có còn điều gì lạ nữa không xin nói cho biết?
– Nếu chú bỏ thuốc lá thì khi chết được vào chỗ ông Thánh Đa Minh ngay, chú nghĩ sao?
– Cô đưa ra điều kiện nội quy thiên đàng không có ghi, chỉ e là tôi nhịn phí đi!
– Chú nghĩ đi, Thánh Đa Minh còn dám bán quyển sách quí, thì thuốc đâu có đắt giá bằng, Tại sao lại tiếc?
– Thánh Đa Minh không hút thuốc, chứ cô kiếm kỹ đi, thế nào cũng có Thánh hút thuốc!
– Cháu nói cho vui! Khi chết chú gặp Thánh nào biết ngay!
– Cô đừng có xúi Đức Mẹ đưa đến cho tôi một ông Thánh khó tánh! Kỷ luật nghiêm khắc!
– Hôm nay vui quá! Chú có nhắn cháu hỏi ông Trường Linh điều gì, cháu nói cho, vì ông này rất kỹ!
– Vậy thì nhờ cô nói ông Trường Linh cầu bầu cùng Đức Mẹ cho anh em về việc hôn nhân!
– Cháu sẽ nói lại cho, song hôm nay chưa được, vì cháu phải đi! Chào mẹ, cô chú, Hợp!
Ngày 07. 4. 2007 (3:30 pm)
-
Bà Ngoại của Huệ Trinh Một trường hợp để con cháu phải nghĩ lại!
– (Th): Cháu chào cô chú vui. Hôm nay điều mà cháu đoán là cô hay chú có điều cần hỏi về linh hồn người thân ra sao. Thứ Nhất là phải có tên thánh, thứ hai là chỗ chôn cất để tìm đến cho dễ!
– (H. Tr): Cô Thủy làm ơn kiếm giùm xem bà ngoại tôi năm nay thế nào, ở đâu? Cụ tên là Anna Nguyễn Thị Tuế, chết ở làng Hương La, Tỉnh Bắc Ninh. VN. (Cụ mất khoảng 55 tuổi; năm1950).
– (Th): (đây là lần tìm kiếm lâu nhất chưa từng thấy! Cô Thủy đi khoảng 10 phút sau mới trở lại) Khi cháu đi hỏi, thì các Thánh hình như còn phải lục sổ (một cách nói cho dễ hiểu mà thôi!) Con mô tả sơ một chút là khi con đi tìm thấy cụ, thì cụ có vẻ ngơ ngác lắm! Mới đầu còn không biết là có phải không? Cháu nói có người hỏi, cụ bảo lâu lắm, con cháu cũng đã quên rồi! ở đây tuy rằng tối tăm, song vì khi còn sống chịu khổ đã quen, nên cũng chịu được!
– (H. Tr): Có thể đúng! Vì mẹ tôi rất ít xin lễ cho bà ngoại, khi sống với ông ngoại, bà cũng rất cực! Nhà nghèo lại phải nuôi bốn con. Ông ngoại vừa nóng tính vừa khó!
– (Th): Cháu không phải là nhiều chuyện, song khi các Thánh chỉ chỗ, cháu tìm tới, thì thực cô nên xin lễ cho bà! Cô biết không, Tâm linh rất là huyền diệu, khi mà cô được ơn soi sáng, thì bà cụ có Thánh Thiên thần Bản mệnh thương, nên đã đánh động cô, để cho cô hỏi, hầu giúp cụ! Cháu nói cô nắm được vấn đề không?
– Dạ, tôi hiểu! Tôi cám ơn cô!
(Lời bàn: Đây cũng là bài học mà chúng ta cần rút kinh nghiệm. Chúng ta lo cuộc sống, lo những vấn đề mưu sinh cho gia đình, cho bản thân nhiều quá, nên thường quên đi những người thân của mình sống âm thầm, khổ sở trong bóng tối cô đơn! Nếu là con cái, thì lại càng rất là lỗi đạo đối với cha mẹ! Công sinh thành và dưỡng dục lúc sinh thời, đời ca ngợi biết là bao nhiêu, thế nhưng thời gian đã xóa nhòa đi hết bao nhiêu ân tình! Thấy những cha, những mẹ như bà ngoại này đây, tội nghiệp và ngậm ngùi biết mấy! Ngày nay ở đâu cũng ảnh hưởng nếp sống Tây phương – Nơi được mệnh danh là đời sống vật chất cao – Con người sống thoải mái, và sướng hơn xưa thật đấy! vì quá nhiều tiện nghi, và dù phú quí hay không phú quí, thì xã hội đã thành nếp sinh hoạt tràn đầy những nghi thức. Nào là Mother’s Day; Father’s Day, Valentine’s Day; Và không bỏ sót bất cứ Birthday của người nào trong gia đình! Nhưng người ta quên dần những người đã chết! Dù rằng đó là người rất thân, mà khi vừa nằm xuống, người ta đã tốn rất nhiều nước mắt! Thế mới biết, con người khi đời sống vật chất càng cao, thì tất cả những gì thuộc về tinh thần càng thu hẹp và trở nên nhỏ bé lại, thậm chí có những cái đã triệt tiêu hẳn luôn, không còn một chút gì sót lại trong lòng người! Nhiều người khi được hỏi đã trả lời là mình vốn không có thói quen xin lễ hay dâng lễ cho người chết, dù người ấy là chồng, hay vợ; Cha mẹ hoặc con cái! Làm thế nào để ai nấy hiểu được đời này chỉ là tạm bợ, đời sau mới lâu bền và đi vào vĩnh cửu? Đời này chỉ là mộng ảo, đời sau mới là thực! Là sự tồn tại không bao giờ mất, hoặc hết! Phải thấy được điều này, mới hiểu được sự sống ở bên nào mới thực là cần thiết! Có thấy được chỗ nào thực sự là cần thiết, mới có được những đáp ứng phát xuất từ sự quyết tâm của con tim, chứ không như dịch vụ, hay một sự làm cho qua, hoặc lấy lệ).
-
Bạn muốn ăn chay, hay xin được quên ăn, chỉ nằm một chỗ?