1. Đường vào Nước Chúa thật khó!

– (Th):Hôm nay ta còn có nhiều việc để làm, ví dụ như có một cha nào đó xin tiền … chú đoán đi?

– Trước mắt thấy có cha Qui Melbourne, cha đang cần tiền sửa nhà thờ.

– Chú nghĩ đi, Chúa không cần điều đó! Trong khi các người nghèo cần! Chú đi họp, có dám nói điều đó ra không?

– Tôi chưa đủ “power” để nói ra ý này! Cũng có thể nói cách khác là mình mới, lại chưa có uy tín, và khoảng cách còn quá xa để mọi người quan tâm tới góp ý của mình! ý cô thì sao?

– Cháu cũng chẳng có ý kiến gì, chỉ nghĩ nhiều khi có những điều ta cần làm, ta lại không làm được! Thôi thì để Chúa xét!

– Cô nói đúng! Đời sống ở trần gian quá phức tạp, không phải điều gì muốn cũng có thể làm được! ở đời có câu: “đúng người đúng việc”. Dẫu biết rằng việc này nên làm, tức là đúng việc, nhưng phải được giao cho đúng người, mới có kết quả! Trao sai người, việc hay mấy cũng thành bại!

– Cháu chỉ đưa ra một ví dụ cụ thể thôi! Bởi thế nên đường vào Nước Chúa thật khó, ta cũng như mọi người, muốn mà không làm được! Nói cách khác, làm việc cho Chúa rất khó, nếu không có Chúa giúp, thì ta không làm được!

– Tôi cũng biết điều đó! Tôi cũng nhớ câu Chúa nói: “Đường vô Nước Trời, phải đi bằng ngõ hẹp, gồ ghề khó đi. Chọn con đường rộng thênh thang, dễ đi, nhưng mà không tới!

  1. Cô Thủy bây giờ thường gặp hai chú em của tôi là Trường Linh và Trọng Nha. Cô kể về tính nết hai người thì rất trúng như các chú ấy thời xưa!

– (Th): Cô có muốn hỏi cháu không?

– (H. Tr): Tôi chỉ băn khoăn về bà ngoại mình thôi, thì đã được cô nói cho biết rồi!

– (Th): Chú, cháu đi gặp một người … chú có muốn biết không?

– Muốn chứ!

– ông Trường Linh! Cháu hỏi ông có về không? Ông ấy bảo chỉ gửi lời thôi là muốn cô chú nhớ đến ông bằng cách làm việc bố thí. Ổng bảo “nói thế là đủ!”.

– Chú nghĩ sao … cháu đoán nếu ông ta làm cha chắc giảng ngắn, lễ mau kết thúc! Cháu nghĩ điều ông muốn là làm cho tha nhân được vui. Theo cháu thấy thì ông ta rất vui tính, song cũng mẫu mực và đạo mạo. Những ai đến thì phải nghiêm túc! Chú biết không, chú Tr. Linh bảo chỉ có anh hai là hiểu chú ấy nhất! Tiếc rằng không sống để anh em có cơ hội họp bàn về Chúa nhiều hơn!  … ông ấy hay nói như thế!

– Cô cứ nói giùm với chú ấy, bây giờ cứ mỗi lần tôi viết bài về Chúa cho độc giả, thì chú ấy cứ về với tôi trong đầu … là anh em có nhau rồi! Thời gian chịu khổ đã qua, giờ thì anh em vui với nhau trong hạnh phúc mới! Chỉ tiếc là anh đã lâu không được thấy em! Nhưng cứ tạm coi như thế này cùng là được Chúa cho gặp nhau rồi!

– Cháu sẽ nói như thế! Chú cứ chờ, khi nào mà tâm linh đánh động là có chú ấy ở bên cạnh. Hãy tìm hiểu trong tiềm thức!

(Linh ứng: Năm nay: tháng 5 năm 2017 khi tôi đánh máy tới giòng chữ này: “Hãy tìm hiểu trong tiềm thức”, tự nhiên tôi thấy ứng lên trong tiềm thức một hình ảnh rất gần gũi quen thuộc, mới hay khuôn mặt Trường Linh ngày xưa in hệt như khuôn mặt một đứa cháu 9 tuổi hôm nay – thật là lạ lùng! – Chính là khuôn mặt của cháu Tâm Linh, con của Thanh Uyển & Kim Phụng).

– (T): Còn chú Laurenso Thúc Trọng Nha, thấy nói được vui nhiều từ lâu … mà sao không bao giờ lên tiếng? Nhân ngày hôm nay, nếu như cô Thủy có thể tiếp xúc được, xin cô hỏi thăm chú ấy giùm tôi với!

– Cháu hỏi ngay, chú chờ! (…) Trọng Nha bảo chú ấy vui! Nhưng vui hơn là anh chị không có bỏ Chúa, điều này Chúa lại khen ngợi cho chú ấy về phần thiêng liêng (tất nhiên tôi không biết chú ấy được Chúa biểu tỏ cách gì). Chú Trọng Nha nói: Nếu như nghĩ đến em, thì hãy cố gắng làm điều Chúa muốn! Bởi hễ làm thì tâm linh các người thân được nhờ, và phần sau cuộc đời anh chị cũng được luôn! Hãy nghĩ là đem đau thương chia sẻ cho những người khổ hơn mình! Hãy nhớ điều em nói mà thực hành!

– Cám ơn cô Thủy, và cám ơn hai em! Nhưng Trọng Nha bảo đem “đau thương” chia sẻ cho những người khổ hơn mình là sao?

– Chú ấy nói, nếu như anh chị nghĩ đến em là tại sao chết trẻ mà thương nhớ, thì hãy đem niềm đau khổ này chia sẻ cho, ví dụ như an ủi, ví dụ dùng tiền bạc, ví dụ thăm hỏi, ví dụ nhường nhịn cho một ai đó, mà họ làm cho mình bực, chẳng hạn như chuyện xã hội, ví dụ như trong gia đình, ngoài xã hội … anh hiểu không?

– Anh biết rồi! cám ơn em!

– Chú biết không, ông này nói nhiều, cháu nghe mà nhớ không kịp! Hai người khác nhau xa!

(Lời bàn thêm: Chú Trường Linh chết tháng 2 năm 1979 khi đó chú khoảng 20 tuổi. Chú là người rất đằm tính, con trai mà có đôi mắt bồ câu, nên nhìn hiền, rất dễ thương. Ít nói, y hệt như cô Thủy mô tả. Chú lại có mấy năm học chủng viện Long Xuyên rồi không may VN bị Cộng Sản thôn tính, các dòng tu, chủng viện bị giải tán, nên ai nấy đều phải về nhà, có lẽ vì vậy mà nếp sống của chú trở nên đạo mạo hơn! Chú không thích nói những chuyện thừa. Họa huần mới nói chơi. Khi cười thì nhẹ nhàng, có một chút mắc cở như con gái, nhưng vì khoác thêm tính đạo mạo của nhà tu, nên gặp nữ nhân như cô Thủy, chú càng nghiêm nghị, khiến cho đối phương cần có thái độ nghiêm túc là phải rồi! Một điểm tương quan đáng ghi nhận là, trong thế giới Tâm Linh tuy không có thể vật chất, nhưng các LH vẫn phân biệt được ai nam, ai nữ. Đã vài lần trong lúc chúng tôi đang nói chuyện, bỗng cô Thủy khựng lại, rồi cho hay: có người đang muốn gặp cô, và cô nói luôn là người nam. Trọng Nha thì tính tình và bản chất ngược hẳn lại: Chú này mất sau anh mình là chú Trường Linh khoảng ba năm. Khi chết, chú mới khoảng 14 hay 15 tuổi, con người của nhiệt tình và náo động, thích sinh hoạt hội đoàn, đoàn thể khi tuổi còn sớm! vui tính, nhộn, ưa làm trò, hay nói lái … tạo niềm vui cho những người chung quanh. Đã bao năm qua đi. Cuộc sống đã chuyển đổi rất nhiều. Con người đã từ thế giới này bước sang một thế giới khác, vậy mà bản chất mỗi con người không đổi. Người nào vẫn còn nguyên những cá tính riêng biệt của người ấy! Thế mới biết hồi nhỏ mình có những lầm tưởng lớn, cứ nghĩ các Thiên thần thì hẳn là giống nhau và được xếp thành một loài. Còn các Thánh trên Thiên đàng thì chắc là đồng dạng, y như một đoàn người chỉ thấy chung một màu áo trắng. Trắng từ trong tâm tính trắng ra, hay như một sự gọt dũa về mặt tinh thần đến như họ bước ra từ một khuôn đúc, chẳng hạn như ai cũng khiêm nhường, ai cũng yêu thương và nghĩ cho người khác, nên ai cũng thận trọng lời nói, không nói lời thừa, cùng chung những đặc tính đạo đức hệt như nhau v.v… Giống như ta nhìn xuống trong một giòng sông, bắt gặp cả một bày cá “lòng tong” hàng vạn con, con nào, con nấy giống nhau y hệt, chúng cùng bơi, cùng động tác, và cùng rẽ chung với nhau bất kỳ về một hướng. Không, không phải như thế! Mỗi con người trong thế giới Tâm linh như mỗi bông hoa, tuy bông nào cũng đẹp, nhưng lại mỗi bông một vẻ. Linh hồn nào cũng tuyệt vời, nhưng lại ánh lên những màu sắc lung linh khác biệt, tạo thành Thiên đàng lúc nào cũng vẫn là Thiên đàng, chứ không phải là một quê hương đã cũ, một thành phố đã rêu phong. Tuy vậy, phần nhận định này chỉ nguyên là lời bàn của tác giả mà thôi! Quý Thính giả, hoặc những độc giả có thể có những suy luận khác.)

  1. Khi người Tâm linh nói chuyện ma Cà-rồng.

* Khi người thân về với mình trong giấc mơ, là muốn ta cầu nguyện.

** Xin Lễ và đi dâng lễ hiệp thông với Linh mục

bằng cả tấm lòng của mình dành cho linh hồn,

chứ đừng bỏ chút tiền ra nhờ cha làm lễ.

– Chú, cháu hỏi một câu hơi ngoài đề chút nha! Ma Cà – rồng chú đã thấy chưa?

– Tôi chỉ nghe nói, hay đọc sách thôi! À không, cũng có thấy được vài lần trong đời, nhưng chỉ là thấy trong phim mà thôi!

– Thế chú có nghĩ là có thật không?

– (Tôi cười): Cô nghĩ sao mà hỏi câu đó!  … dĩ nhiên là tôi không tin!

– Tại vì cháu biết vẫn còn có một số người tin, nên mới đặt thành vấn đề. Nhân tiện, cháu cho biết họ có những điều đồn đại không đúng! Tại vì có những người tưởng tượng ra chuyện này, chuyện nọ, cháu nói ví dụ như có một nền văn hóa nào đó thủa xa xưa, người ta nghĩ ra chuyện con người có kiếp “Luân hồi”, thế rồi được một vài tín ngưỡng lấy làm tiền đề để khai thác và làm đáp số cho vấn đề rắc rối thuộc nhân sinh, mà các triết gia thời cổ đại không thể tìm hiểu, hay trả lời được! Bộ người ta cứ tưởng mọi sự khi chết người ta vẫn làm được hay sao? Tín ngưỡng Ai cập Kim Tự Tháp, Tín ngưỡng “con trời” mà các đế vương Trung Hoa thời cổ đại được dựng lên làm Thiên Tử, những chỗ này khi vua chết đã từng chôn theo tì thiếp, quân lính, ngựa và đao kiếm để cho người chết về bên kia dùng! Sự đồn đại đó vì còn ảnh hưởng tiếp tục tới bây giờ, nên mới có nghề làm vàng giả, tiền giả, xe giả, ngựa giả, thậm chí cả người giấy để thân nhân mua đốt, gửi về bên kia cho người chết dùng! Thì chuyện ma cà rồng cũng giống y như vậy. Ai còn nghĩ đến những chuyện tương tựa như vậy, thì chết đi rồi sẽ biết! Cháu nói cho biết, kẻ muốn ở mộ, hay thích trở lại căn nhà của mình thì chỉ có theo ma quỉ, nó sẽ cho mình ở chỗ mình chết, hay nơi mình muốn một thời gian, khi mà nó bắt mình làm việc cho nó!

(Ghi chú: sáchKiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, và “Hưng Hóa kỷ lược của Phạm Thận Duật đã chép rằng: Ở Hưng Hóa có dân ma gọi là “ma cà rồng”. Người dân này, lúc ban ngày động tác phục dịch, ra vào như thường. Đến đêm thì bay đi làm ma, thường vào nhà đàn bà đẻ để hút máu. Đến trống canh năm, giống quái vật ấy bay về trở lại làm người, nếu hỏi đến việc đã làm ban đêm thì không biết gì cả.

ma cà rồng xuất hiện vào Âu châu như khu vực BalkanĐông Âu. Người ta thường nói rằng ma cà rồng chủ yếu hay cắn vào cổ nạn nhân, hút máu từ động mạch. Lịch sử của những người mê tín ma cà rồng nói chung xuất phát từ tục ăn thịt người. như một thủ đoạn tâm lý nhằm khủng bố tinh thần kẻ thù và phản ánh nhiều sự cuồng tín. Người ta cho rằng là do tà thuật phù thủy gây ra, ma cà rồng đội mộ sống lại và lấy đi sự sống của người sống. Những truyền thuyết về xác chết thèm khát máu thời xưa gần như giống nhau ở mọi nơi trên Trái đất. Ma cà rồng tựa linh hồn gọi là Lilu được đề cập tới trong khoa nghiên cứu ma quỷ Babylon, và kẻ khát máu A-kha-ru (Akhkharu) trong huyền thoại Sume thậm chí được coi là sớm nhất, tức vào khoảng trên dưới 10 ngàn năm trước. Người ta nói những con quỷ cái đó đi lang thang hàng giờ trong bóng tối, săn tìm và giết những đứa trẻ mới sinh cũng như phụ nữ có mang.

Nữ thần Ai Cập Sekhmet trong một huyền thoại trở nên điên cuồng, khát máu sau khi sát sinh một vài người và chỉ thỏa mãn sau khi uống rượu cồn pha máu.

Trong tác phẩm Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Bạch Cốt Tinh cũng hút máu người. Bạch Cốt Tinh sinh ra từ một bộ xương hấp thụ khí của càn khôn nhật nguyệt mà thành.

Trong tác phẩm Odyssey của Homer, vong hồn mà Odyssey gặp trong chuyến đi qua địa ngục bị quyến rũ bởi máu tươi của cừu đực hiến tế, thực tế là Odyssey dùng lợi thế của mình để triệu tập vong hồn của Tiresias. Người Âu châu trung cổ lưu truyền những truyện rùng rợn về một giống ma hút máu có tên “Vampire”. Nhiều truyện về ma cà rồng rất ghê rợn, như chuyện một người hung ác xứ Wales đã chết từ lâu, bỗng đêm đêm sống lại trở về gọi tên từng người quen và hút máu họ đến chết. Ngoài ra ma cà rồng rất sợ tỏi, cỏ roi ngựa và cây thánh giá. Chúng có thể bị ngăn chặn bằng cách đâm cọc xuyên qua tim để giữ chúng không ra khỏi quan tài. Chuyện Ma Cà-rồng nổi tiếng nhất, và được thực hiện thành phim nhiều nhất là Ac quỉ Dracula

Sinh năm 1431 tại pháo đài Sighisoara (România), là con của lãnh chúa Vlad II Basarab. Với biệt danh Con của Rồng (Dracul), Vlad cha đã truyền lại tên gọi này cho con trai thứ của mình và cái tên Dracula (có nghĩa là Con của RồngDracul’) đã ra đời là như vậy. Vào mùa Đông năm 1436-1437, Dracul cha trở thành hoàng thân xứ Wallachia và ở tại cung điện Tirgoviste. Năm 1447 cha và anh trai bị Vladislav II ám hại. Để trả thù những kẻ đã giết cha và anh trai mình. Một ngày Chủ nhật đẹp trời năm 1459, Dracula bắt toàn bộ những người đã tham gia vào vụ ám sát. Họ bị đem đóng cọc xuyên người. Sau đó Dracula bắt họ xây một pháo đài trên đống đổ nát của tiền đồn nhìn ra sông Arges. Rất nhiều người đã chết trong khi xây lâu đài và Dracula đã có được một pháo đài phòng vệ. Ngày nay, những gì còn lại của pháo đài này được gọi là Lâu đài Dracula. Việc đóng cọc xuyên người để trả mối thù cho cha và anh trai của Dracula đã bắt đầu một thời đại kinh hoàng và được sử sách lưu lại là nổi tiếng bởi những hình phạt dã man dành cho nạn nhân. Mục đích của Dracula là tận hưởng sự khoái trá bệnh hoạn được nhìn nạn nhân bị hành hình. Trên thực tế, những hình khắc chạm gỗ được tìm thấy thuộc thời kỳ này cho thấy Dracula thường xuyên thưởng thức bữa tối với xung quanh là những xác người trên cọc.

Vào năm 1462, quân Wallachia tấn công sang Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Dracula bị bắt giam vào ngục tối. Trong suốt những năm nằm trong ngục tối, Dracula vẫn tiếp tục trò ưa thích của mình, ông bắt chuột, chim và hành hạ chúng. Tới năm 1476, Dracula được thả ra, nhưng bị quân Thổ Nhĩ Kỳ giết và chôn tại tu viện biệt lập Snagov, gần Bucharest (Hungary bây giờ). Sau khi bạo chúa thành người thiên cổ, những câu chuyện về ông vẫn tiếp tục lan truyền và là đề tài kinh dị nhất. Tuy nhiên, phần lớn những câu chuyện đều được dựa trên nội dung các cuốn sách phát hành tại Đức và Nga vào đầu những năm 1500).

– (cô Thủy tiếp): Khi mà LH nào còn có Chúa, và được Chúa tha rồi, thì thỉnh thoảng có người được các Thánh đem về cho người nhà thấy bằng những giấc mơ đẹp. Ví dụ như: Họ nói được; Họ có thân xác đẹp đẽ như còn sống. Nhưng chú đừng có nghĩ là họ đã được vui hoàn toàn, chứ chưa nói là đã được lên Thiên Đàng đâu nhé! Họ được ơn Chúa cho các Thánh dẫn về là để nhờ ta cầu nguyện. Còn như ông Trọng Nha, hay ông Trường Linh bây giờ thì các vị ấy không cần về! Cháu nói lại cho rõ, khi một người thân mà về nói cho mình (hơi họa hiếm), hay về trong giấc mơ có khi nói, có khi không nói (cách này thì nhiều hơn) là đã được Thánh Bản mệnh đem về. Các Thánh Bản Mệnh (xin hiểu là Thiên Thần Bổn Mạng) cũng như Đức Bà không muốn một LH nào bị hư mất! Nhưng chú nghĩ đi, các Thánh rất bận rộn, nên nếu như ta không cầu xin, thì các ngài cũng không có thì giờ tìm hỏi hết các LH đâu! Các ngài rất bận, bởi thế các LH rất cần ta cầu xin cho họ! (Cô Thủy thường chỉ nói chung hai chữ là cầu xin, hay cầu nguyện, thì ta phải hiểu là các LH về là muốn ta xin lễ cầu cho họ, vì giá trị của Thánh Lễ là vô cùng cao quí. Nhưng một số người cần sửa lại việc bỏ tiền xin lễ, mà không đi lễ cầu xin cho họ, thì không khác nào ỷ vào tiền bạc mình có mà bỏ ra chút ít, mướn cha làm lễ! Điều này không có đẹp lòng Chúa! Mà các cha cũng không phải là người làm lễ mướn, nếu như ta không cùng hiệp thông cầu nguyện với các ngài. Cũng giống như nhiều người tới nhà thờ dự lễ ngày Chúa nhật cho xong, để khỏi mắc tội trọng vì luật của Giáo hội. Thì hãy nhớ rằng đọc Tin Mừng Chúa mắng các kinh sư, những người Biệt phái (Pharisiêu) rất nhiều, rằng họ là những người giữ lề luật rất chi ly, nhưng mà cái tâm của chúng không có gì hết!)

Khi mà chết (cô Thủy tiếp) Chúa hỏi theo ai, nếu theo Chúa thì có một văn bản Chúa sẽ xét theo tội trạng, nhưng nếu người sống tha thiết xin, thì được ân giảm theo như những gì mà người sống làm. Điều này rất quan trọng!

(ghi chú của tác giả: Những gì người sống cần làm, hay nên làm cho người thân của mình, thì những bạn đọc nhiều số của “Thế Giới Tâm Linh”, chắc sẽ rút được nhiều kinh nghiệm hơn người đọc ít).