348. Hội Thánh Thông công.
* Lòng Chúa Thương Xót thì vô bến bờ! Song đừng có ỷ lại!
– (Tâm): Cô biết không, thời bây giờ, chúng tôi có vị Thánh của Lòng Chúa Thương Xót là chị Thánh Maria Faustina. Trong khi nhân loại ngày càng thèm thuồng, đua đòi, ham hố cuộc sống vật chất. Sự sa đọa lôi kéo con người xa Chúa mỗi ngày một nhiều hơn, thì Chúa Giêsu lại tỏ lòng Thương Xót của Chúa với nhân loại qua vị Thánh của thời đại. Nhờ đó, phong trào tôn vinh và sùng kính Lòng Thương Xót của Chúa được quảng bá rộng rãi khắp nơi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, có một số người lại vin vào Lòng Chúa Thương Xót để bao che cho cuộc sống buông thả của họ. Bởi vậy cho nên khi mình chia sẻ với họ về việc các LH phải chịu khổ, chịu nóng để đền tội, thì họ cứ cho là hù dọa! Có người còn cho là khủng bố tinh thần họ nữa chứ! Cô là người từng tiếp xúc với đủ mọi thành phần các LH trong luyện ngục: Từ những người sớm được vui, rồi những người phải chịu nóng, hoặc lạnh, hay ở chỗ tối đã hàng chục năm, chưa được Chúa xét, đến những LH bị cực hình như bị dòi bọ xúc xỉa như trường hợp cô Thanh, cô hoài v.v… Cô có lời nào, hay ý kiến gì cho những người ỷ lại vào Lòng Chúa Thương Xót (LCTX), xin cô phát biểu ạ?
– (Th): Chú cho cháu khoan trả lời câu của chú, vì chú có người muốn gặp!
– (Trường Linh): Em cám ơn anh chị đã hết lòng thương em, nên em cho anh chị biết trước khi về VN, hễ có dịp mà anh chị bố thí cho người nghèo, hay bất cứ những chuyện gì cần phải giúp tha nhân, thì những người chết cũng vẫn được thêm điểm.
– Cám ơn em nhắc! Hôm trước ba má, và cả ba của chị Huệ Trinh cũng có nói! Điều này thật sự không ngờ đó! Trước kia anh chị chỉ tưởng là mình làm được việc thiện gì thì chỉ là có lợi cho mình về sau thôi! Ai ngờ là cả những người thân của mình đã chết, cũng được hưởng nhờ nữa chứ! Bây giờ anh càng hiểu rõ, và hiểu rộng hơn về ý nghĩa của những từ “Hội Thánh Thông Công” … là thế đấy!
– (Th): Chú ấy đi rồi! Cháu tiếp chú đây. Cháu hỏi chú nhé! Khi mà chú cần mua một cái gì, thì việc làm trước nhất là sao?
– (T): Lại hỏi nữa rồi! … Chắc là phải có tiền, đúng không ạ?
– (Th): Đúng! Những người mà như chú nói ấy, họ cũng giống như người nghĩ rằng cứ dùng kinh để mua LCTX. Đọc kinh thì tốt, chính cháu từng thúc giục mẹ cháu điều này! Nhưng kinh chưa phải là tiền! Trong Phúc Âm Chúa từng nói: “Không phải cứ Lậy Chúa, Lậy Chúa mà vào được Nước Trời!”. Quan trọng là phải lắng nghe Lời Chúa và thực hiện Lời Chúa! Nếu ta phạm tội, cháu ví dụ như ở trần gian, hễ tội nặng thì bị giam trong tù thời gian bao nhiêu năm tùy theo tội ta phạm. Nhẹ thì cũng bị tạm giam ở nhà giam của cảnh sát. Tâm linh cũng tương tựa. Chú nói cho họ biết nếu như muốn được Chúa thương xót thì ta phải sạch tội! Phải tập sống thánh thiện. Nếu không, Chúa đã chẳng dạy ta phải ăn năn, xám hối và đền tội! Chúa là Ánh Sáng Chân lý, là Đấng Công Chính, nếu như cứ đọc kinh thì tội được tha, thì có khác nào khuyến khích người ta cứ phạm tội! Vì lòng con người ta dễ nuông chiều theo điều xấu. Khi ấy thì dù Chúa có thương họ biết mấy, mà họ cứ nuông chiều xác thịt mà phạm tội thì Chúa cũng phải quay đi, còn họ thì cũng sẽ có ngày bị cảnh cáo!
– (Khi ấy tôi thấy cơ chạy xuống chữ buồn, rồi khóc!) Cháu nói rõ hơn là Chúa có thương xót như các sách báo phổ biến, song cháu biết là LCTX phải tuyệt đối, không thể diễn tả và đo lường được! Chúa lại muốn ta đồng hành với Chúa, có nghĩa là Chúa không muốn đi một mình. Tuy nhiên, cháu biết cuộc sống ai cũng có những lúc phải đau khổ là do sự bất toàn của con người, mà một là họ tự gây ra cho họ, hai là họ gây ra cho nhau, khi ấy thì đừng bảo là “tôi chia sẻ Thánh giá với Chúa”, hay là “vác Thánh giá Chúa trao”, như thế là hoàn toàn sai! Một khi Chúa đã chấp nhận chết để cứu ta, là Ngài muốn ta được sung sướng và yêu thương nhau. Nếu ta muốn tự nguyện xin vác Thánh giá theo chân Chúa, thì phải vác bằng tình yêu thương tuyệt mức!
Cháu nghĩ hôm nay chú cô ngồi nghe cháu nói cũng … đau lưng! Chú cô có muốn hỏi gì nữa không ạ?
(Chú thích: Maria Faustina là tên đổi theo thông lệ khi khấn Dòng. Tên cha mẹ đặt cho chị là Helen Kowalska, sinh ngày 25 tháng 8 năm 1905 tại Glogowiec, Ba Lan. Năm 20 tuổi chị vô dòng Đức Mẹ Nhân Lành. Maria Faustina từ trần vào ngày mồng 5 tháng 10 năm 1938, tại thành phố Krakow, Ba Lan, khi mới 33 tuổi đời. Danh tiếng về mức trưởng thành thiêng liêng và kết hợp thần bí với Thiên Chúa của chị đã được công nhận rộng rãi.
Mặc dù chỉ có một học vấn rất giới hạn, nhưng người nữ tu hèn mọn này được giáo dục trong trường học của Thày Chí thánh. Chị đã để lại cho chúng ta một cuốn nhật ký (đã được dịch ra nhiều thứ tiếng), khơi lên một nguồn hoan lạc và là trường dạy về đời sống thánh thiện cho nhân thế. Từ quyển Nhật Ký này, người đọc có thể tìm thấy những con đường đưa họ đến với Chúa và học biết để sống tín thác và nhân ái.
Sứ mạng của thánh nữ Maria Faustina là loan báo thánh ý của Thiên Chúa, là công bố cho toàn thế giới biết về Lòng Thương Xót của Người.
Quyển Nhật Ký của thánh nữ Faustina là một bản tường thuật sâu sắc và là bằng chứng của một đức tin kiên cường không lay chuyển. Nhưng trên hết, đó là bằng chứng về một niềm tín thác trọn vẹn vào Lòng Thương Xót vô cùng của Thiên Chúa.
Phân tích quyển Nhật Ký trên phương diện thần học, chúng ta có thể tóm lược sứ mạng của thánh nữ Maria Faustina vào 3 chủ điểm:
1. Nhắc nhở cho thế giới nhớ lại chân lý đức tin về tình yêu thương xót của Thiên Chúa dành cho mỗi người, như đã được mặc khải trong Thánh Kinh.
2. Khẩn nài Lòng Thương Xót của Chúa cho toàn thế giới, cách riêng cho các tội nhân, bằng việc thực hiện một số hình thức sùng kính Lòng Thương Xót Chúa như đã được chính Chúa Giêsu đã tỏ ra. Những hình thức này gồm việc tôn kính bức ảnh Chúa Thương Xót với hàng chữ “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Chúa”, cử hành đại lễ kính Lòng Thương Xót Chúa, vào Chúa Nhật sau lễ Phục Sinh; đọc chuỗi kinh Thương Xót; và cầu nguyện vào giờ thương xót vô biên (tức 3 giờ chiều). Chúa Giêsu đã ban những lời hứa trọng đại cho các hình thức sùng kính ấy – miễn là chúng ta phải phó thác đời sống cho Thiên Chúa và tích cực thi hành bác ái cho tha nhân.
3. Loan truyền Lòng Thương Xót Chúa cho thế giới, đồng thời gắng đạt đến sự toàn thiện, theo những điều thánh nữ Faustina đã đặt ra. Tức là sống tín thác nơi Thiên Chúa, chu toàn thánh ý Người và sống nhân ái với người chung quanh.
Ngày 18 tháng 4 năm 1993, tại quảng trường thành Phêrô ở Rôma, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong nữ tu Faustina Kowalska lên hàng chân phước.
Ngày 30 tháng 4 năm 2000, Đức Thánh G.H. Gioan Phaolô II đã long trọng tôn phong nữ tu Maria Faustina lên bậc hiển thánh. Chị là đấng thánh đầu tiên của năm thánh Cứu Độ. Trong một lời công bố đầy ngạc nhiên, Đức Thánh Cha đã ấn định Chúa Nhật sau lễ Phục Sinh là Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót Chúa trong toàn Giáo Hội hoàn vũ.)
349. Trường hợp ông Đan Nguyễn, Chúa cho biết là Chúa chưa xét!
* Khi làm việc lành, thì phải có trái tim nhân ái. Kiên nhẫn, đừng bỏ cuộc!
* Hễ trồng trái ngọt, thì không phải ăn trái chua!
Nếu như không trồng, thì không có ăn … phải vậy không?
– (T): Trường hợp của ông Đan Nguyễn cô có thấy là ông ta được giảm bớt hình phạt, hay sự khổ đau trong luyện ngục gì chưa ạ?
– Cháu phải đi hỏi Chúa! (…) Chúa bảo chưa xét! Chú cô cứ cầu nguyện cho ông ấy! Mẹ thì khi mà cầu cho cha Lý, thì tiện thể cũng cầu cho ông ấy luôn, vì cũng từng biết ông ta! Chú cô và mẹ cháu hãy nghe cháu nói thêm: Khi ta làm việc lành thì tiên quyết là cần phải có trái tim nhân ái! Người có trái tim nhân ái thì không được buồn phiền, giận hờn, bỏ cuộc! Phải quên mình đi! Nghĩ là việc gì ta làm, ta cứ liên lỉ làm, ta sẽ thắng!
– Cám ơn cô nhắc! Thành thực mà nói, mình làm điều gì cho người thân, người nhà thì còn kiên nhẫn được! kể cả cầu nguyện. Chứ người ngoài, nhất là khi sống đã biết là hai cái lý tưởng nghịch nhau, thì mình có giúp, cũng mau bỏ cuộc! Nhưng mà cô nhắc, thì tôi hiểu rồi! Xưa Chúa còn dạy phải cầu nguyện cho kẻ thù, huống chi chỉ là bạn khác ý mà thôi!
– (Th): Cháu nghĩ cũng khó, nhất là chú còn khó hơn cô! Vì chú nghĩ phải, mà xưa họ không nghe thì bực lắm! Song bây giờ cháu phải đi! Cô chú cứ theo như cháu chia sẻ mà làm được điều lành, thì đời này vui! và khi chết cũng được vui! Cô chú cứ cầu xin cho các LH, thế nào cũng được các LH biết tới!
Ta trồng trái ngọt, thì không phải ăn trái chua! Còn nếu như không trồng, thì không có ăn … cô nghĩ sao? Cháu chào cô chú vui!
– Chúng tôi cám ơn cô nhiều!
(Ghi chú: Tác giả đã có lần kể về ông Nguyễn Đan và có một vài sinh hoạt chung với nhau. Nguyễn Đan theo cái nhìn của tác giả, ông là một trí thức và có lòng đối với đất nước, nhưng vẫn có cái nhìn sai về mặt tôn giáo, mà lại là mặt quan trọng! Tác giả biết là ông khó thành công và không có tâm lý về mặt tổ chức quần chúng. Tác giả không nói thẳng bao giờ, vì không muốn mất lòng nhau, chỉ nói thoáng qua thôi, nhưng biết là ông ấy không có ý thay đổi, vì ông nghĩ là mình trúng! May là ông đã không thành công, nếu không thì lại có thêm một nhà độc tài và kỳ thị tôn giáo! Năm ông viết Tuệ linh, thì tôi nói với Huệ Trinh là tôi sẽ viết về Tâm Linh, và khi ấy Đức mẹ bắt đầu huấn luyện cho tôi viết “Tâm linh và Đời sống”. Đó là vì sao tôi nói rằng giữa tôi và Nguyễn Đan, chúng tôi khác nhau về lý tưởng. Tuy nhiên, tôi vẫn xem ông là bạn và cầu nguyện cho LH của ông.)
———o0o———
Sau lần gặp gỡ trên, chúng tôi
Đi Về thăm quê hương.
Thời gian đi là 2 tháng từ 24.6.2007 đến 24.8.2007
Chuyến về Vn này chúng tôi có được tin vui: Hằng đuợc ơn trở về làm hòa với Thiên Chúa. Thức sẽ trở lại gia đình, nhưng trở ngại là Đào còn cương quyết không chấp nhận!
Cặp Trình Đệ và Thy Giang chưa có kết quả! Giáp ngày cuối cùng, Thy Giang có tới theo lời mời của chúng tôi. Trong cuộc gặp mặt, các anh chị em lấy lời lành mà kêu gọi Giang trở về sống với chồng con, nhưng Giang chỉ cám ơn, và nói: “Em chưa sẵn sàng”. Chúng tôi đành phải bảo nhau tiếp tục cầu nguyện như cô Thủy đã hiến kế, nhưng tôi vẫn nhớ lời cô bảo: “Nếu cô ấy đã có người yêu mới trong đầu, thì như người xưa đã nói là đành để đường ai nấy đi mà thôi! Vì hễ người đàn bà đã muốn, thì không còn thuốc chữa!”.
Xin mời quí vị theo dõi tiếp “TGTL54”.