1. Tình mẹ

– (B. Quý): Thủy này! Con Hợp nó xin một lễ cho cô em dâu. Nó nhờ mẹ hỏi con xem là một lễ có đủ cho cô ấy không, hay phải xin nhiều lễ?

– (Th): Cô em dâu đang ở chỗ … (cô Thủy không nói chỗ, chỉ tiếp) … Con đã gặp cô ấy, cô ấy nói “cám ơn Hợp hôm trước đã xin lễ” và cô muốn chị Hợp hãy nói với chồng cô phải chăm lo cho con nhiều hơn trước!

 

  1. Đọc đoạn này thì biết là phải cầu nguyện cho các thai nhi.

– (T): Cô Hợp có biên giấy nhờ tôi hỏi cô một câu như sau: Em nằm mơ, bị trói chân tay, nhìn ra cửa sổ, thấy một người đàn bà khoảng 30 tuổi, và một đứa nhỏ khoảng 3 tuổi. Xin hỏi người đàn bà ấy là ai? Tại sao mình lại bị trói chân tay?

– (Th): Giấc mơ mà Hợp thấy người đàn bà là Thánh quan Thầy, bà đang bực phải giúp Hợp trong vấn đề Hợp làm lỗi với các trẻ, như Hợp đã biết! Em phải xin lễ, và cầu nguyện cho những đứa mà mình đã bỏ nó! (Cần biết: Mới năm trước đây, một người sau khi đi đại hội về nói cho tôi hay: Trước giờ mình cứ sai ở việc cầu nguyện cho các thai nhi, nay nghe một cha giảng cho biết: Không việc gì phải cầu cho các thai nhi, chúng có làm gì nên tội đâu mà phải cầu! Những đứa bé đó chết là Chúa cất về Thiên đàng ngay. Tôi biết có tranh luận cũng không đi đến đâu, mà chỉ mất lòng nhau, nên bảo: Là giáo dân người ta chỉ biết nghe các cha nói thôi! Các cha khi trước bảo cầu cho các thai nhi, thì họ cầu, chứ đâu phải tự họ nghĩ ra mà làm đâu! Nay nếu có cha nói không cần phải cầu, thì hãy để các cha bảo nhau trước đi, rồi các cha cứ đề nghị với tòa Giám mục, công bố một cách thống nhất, thì giáo dân sẽ theo thôi!)

 

  1. Phép lạ Thánh Thể vĩ đại tại Lanciano. Làm sao biết chắc có lửa luyện ngục thiêu đốt LH?

– (T): Thường ai cũng lo sợ viễn tượng của sự đền tội trong luyện ngục. Theo cô thì nỗi lo sợ ấy nên hay không nên? Lo sợ thì cuộc sống sinh ra bất ổn, làm sao được bình yên trong hoan lạc!

– (Th): Chuyện này dễ hiểu! Chú nghĩ xem, người ta siêng năng đi lễ là do đâu?

– (H. Tr): để Chúa tha bớt hình phạt, cho mình bớt khổ!

– (Th): Cô nghĩ đúng! Nhưng cô có thấy Chúa chưa, hoặc có nghe được tiếng Ngài bảo chưa?

– (H. Tr): Tôi thì tin! Dù chưa thấy Chúa, hay nghe được tiếng Chúa phán bảo, nhưng ít nhất trong đời mình cũng được thấy phép lạ Mình Thánh Chúa ở Lanciano khi đi hành hương.

GHI CHÚ: PHÉP LẠ THÁNH THỂ TẠI LANCIANO.

(Năm 700, tại làng Lanciano, nước Ý, một linh mục hồ nghi khi dâng lễ. Khi ngài nhìn xuống bàn thờ thì bánh đã trở thành Thịt, rượu đã trở thành Máu thật.

Ðây là phép lạ cổ kính nhất và vĩ đại nhất trong số mấy trăm phép lạ về Thánh Thể đã được Giáo Hội công nhận.

Phép lạ này đã được Tòa Thánh cho xét nghiệm 5 lần, và ngày nay, Thánh Tích vẫn còn trưng bày, rất đông khách hành hương khắp nơi kính viếng.

Trọng lượng của máu là 16,505 gram. Thịt có màu hơi nâu và trở thành hồng nếu quan sát dưới ánh sáng trong.

Từ năm 1923, Thịt Thánh được trưng bày trong một hào quang, và những hột máu khô được đựng trong một chén lễ thủy tinh ở dưới chân hào quang.

– Năm 1971, sau công đồng Vatican 2, các Tu sĩ Dòng Phanxicô quyết định trao cho một nhóm bác học danh tiếng viện đại học Siena khảo sát lại theo khoa học.

Cuộc khảo sát đã đưa đến những quả quyết khoa học tuyệt đối không thể chối cãi và trở thành tài liệu với những bức hình chụp bằng ống kính hiển vi tinh xảo, có thể giúp ích cho việc tôn thờ công cộng. Giáo sư Odoardo Lioni, trong một cuộc họp vào ngày 4 tháng Ba năm 1971 tại nhà thờ có phép lạ, đã đưa ra những kết luận sau. Công trình nghiên cứu này, được nhiều tạp chí khoa học trên thế giới đăng tải:

1- Thịt và Máu là thịt máu thật.

2- Thịt và Máu của cùng một người, đang sống, cùng một loại AB. Trong máu có protein là chất thường có để giữ máu tươi.

3- Thịt máu có đủ các thành phần như thịt máu chúng ta: cũng có những khoáng chất: chlorides, phosphorus, magnesium, potassium, sodium và calcium.

Sau khi nghiên cứu, giáo sư Linoli tuyên bố: Tôi không thể ngờ được trong những điều tôi phân tích đó có những chất hữu cơ cách đây 12 thế kỷ. Khoa học phải đầu hàng đứng trước sự kiện lạ lùng không thể giải thích nổi. Ông đã viết kèm theo hồ sơ phân tích, cho Dòng Phanxico một câu ngắn: In principio erat Verbum et Verbum Caro factum est. (Từ đầu đã có Ngôi Lời và Ngôi Lời đã trở nên Thịt) (LC. Số 214, 7-2000, tr. 8-11).

Những lời quả quyết trên đây được Giáo quyền xác nhận trong một cuốn sách nhỏ có chuẩn ấn của Đức Cha Leopoldo Teofili, Tổng Giám mục Lanciano.

Việc các di tích thánh này được lưu trữ một cách tự nhiên trong 12 thế kỉ qua, không bằng chất hóa học, giữ trong không khí thường, mà Thịt Máu vẫn tồn tại cách khác thường, là một hiện tượng không sao giải thích theo khoa học được).

– (Th): Cô chú hay, biết bao nhiêu người dù đã đi hành hương tới những nơi có Thánh tích, hoặc nhiều người chưa có cơ hội tới cũng đều lo sợ là phải! Vì chúng ta vừa yếu đuối, lại vừa hay quên những điều Chúa dạy, nên chúng ta biết mình lỗi phạm biết bao nhiêu trong cuộc sống! Cháu ví dụ như Chúa dạy ta phải yêu thương vợ mình, hay chồng mình, nhưng cứ một lúc nào đó, họ làm ta quá bực, không nén được, thì điều Chúa nói, ta đã quên ngay! Bởi vậy, người biết mình hay lỗi, lại biết mình lỗi nhiều, thì lo sợ là lẽ tự nhiên!

– (T): Nhưng mà Chúa muốn mình phải sống vui, ngay như cô, cứ mỗi lần gặp là lại chúc “cô chú vui”, như thế không phải là bảo chúng tôi quên những lo sợ đi?

– (Th): cháu chẳng cần phải bảo chú quên, vì mới sáng chú đã được cô phục vụ, thì chú có thấy cả ngày hoan lạc không?

– (T): Cô lại đùa nữa rồi!

– (Th): Cháu phải nói sao bây giờ, cô nói vì con người lỗi nhiều, nên phải biết lo sợ hình phạt về sau, còn chú nói mình nên sống vui cũng không sai! Vậy theo chú, ta phải nói thế nào cho phải, xin chú phát biểu giùm?

– (T): Tôi nghĩ, ai cũng phải biết hễ làm tội thì phải đền, mà không chỉ phải đền ở đời sau! Vì khi ta làm điều tội thì ngay trong hiện tại, ta đã không có sự bình an trong tâm hồn! Không có bình an, thì chĩ có lo lắng. Vậy, điều kiện để được sống Bình an, là ta hãy cố gắng xa lánh tội lỗi! mà khi ta đã xa lánh tội lỗi thì không việc gì phải lo sợ! Chỉ còn lại vấn đề là có nhiều người vì chưa chết, nên không tin hẳn là có lửa trong luyện ngục thiêu đốt! Tôi đã từng nghe nhiều người vin vào Lòng Chúa Thương Xót, mà cứ biện minh rằng “nếu Chúa chấp tội nào ai rỗi được”, lại còn cho rằng nói lửa thiêu đốt trong luyện ngục chỉ là để hù cho người ta sợ mà thôi! Hễ ai chưa chết thì đừng bao giờ nói làm cho những người khác phải sống trong sự bất ổn và hoang mang! Tuy rằng được tiếp xúc với cô Thủy chưa lâu, nhưng tôi cũng đã được biết một số LH đau khổ trong thanh luyện về cho biết ít nhiều cảm nghiệm, dẫu vậy nhân đề tài thảo luận hôm nay, một lần nữa tôi muốn xin cô xác định sự hiện hữu khủng khiếp của lửa thiêu đốt các LH trong luyện ngục là có hay không, hoặc như thế nào? Mặc dù nhiều lần cô đã nói với tôi rằng chú dù có nói người ta cũng chẳng tin chú! Điều đó tôi biết, tôi không quan trọng điều được ai tin, hay không tin! Tôi chỉ nghĩ, ai sống cũng có được một số người thân, và tôi mong những người thân của tôi nghe thấy những sự thật tôi được nghe, chỉ vậy thôi! Xin cô hãy nói đi!

– (Th): Một lần nữa, cháu lại cám ơn chú cô đã tin cháu! Như cháu biết thì khủng khiếp lắm! Nhưng cháu cũng không có nói được! Để cháu đi hỏi Đức Mẹ … cô chú chờ!  … Cháu hỏi Bà, Bà nói cho biết “Lửa là có”, Bà cũng cho phép cháu nói điều Bà bảo “đấy là sự Chúa trừng phạt”. Không những cháu được nói thêm là Lửa khủng khiếp cỡ nào là tùy thuộc vào những tội năng nhẹ mà LH phạm! Bà còn bảo chú cứ việc nói theo những gì mình biết, vì điều này cũng có trong sách, đừng có sợ!

(Ghi chú: Khi vừa nghe cô Thủy thuật lại điều Đức Mẹ dạy tôi, thì lập tức tôi nhớ ra liền đoạn Phúc Âm (Lc 16, 19-31): “Lạy Cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này”. Đó chính là tiếng kêu cầu cứu của người phú hộ, khi ông thấy người nghèo khó Ladarô ngồi trong lòng Tổ phụ Abraham ở trên cao, trong khi ông bị lửa nung nấu).

– (T): Con cám ơn Đức Mẹ! Tôi cám ơn cô Thủy không những đã trả lời tôi, lại còn hỏi Đức Mẹ cho tôi nữa!

 

  1. Ở chỗ chờ Chúa xét, thì rất khổ không có thể tả được!

– (Th): Con để Cho bố nói nhé! Vì bố hay nói điều cấm, nên phải hạn chế! Con chào mẹ, cô, chú con phải đi.

– (Tr. S): Tôi chào anh chị, hôm nay tôi về nói tiếp phần tôi được biết, là khi mà ta bị ở chỗ chờ Chúa xét, thì rất khổ không có thể tả được! Thời xưa ở trong quân ngũ, anh biết đấy, những phòng nhì, hay an ninh quân đội điều tra … còn nhẹ hơn nhiều! Nghĩa là thời gian đợi Chúa xét thì ra trò! Tôi muốn nói thực tế ra như thế là để chia sẻ cho ai nấy biết, thà tu sửa bản thân ngay từ khi sống, chứ để đến lúc Chúa gọi, e-rằng không kịp! anh chị hiểu không?

– (T): Hôm nay tôi được nghe anh nói, thì như được thấy nhân chứng sống cho những gì trước kia mình tuy biết, nhưng cũng chỉ là biết trên sách vở, hay nói cách khác là biết trên lý thuyết! Nhưng mà thú thật, từ trước tới nay, mỗi lần gặp anh, thấy anh đùa giỡn, thì lại nghĩ … cũng không đên nỗi!

– (Tr. S): Anh chị biết không, tôi một phần là nhờ cháu Thủy. Khi sống mình cũng biết nói câu “các thánh thông công”, nhưng chỉ hiểu lờ mờ! đến bây giờ mới rõ thực tế! Hơn nữa, nhờ có sự cầu xin và làm việc lành của vợ con, lại được sự tiếp tay của anh chị. Tôi phải nói thực sự là nhờ vào người sống! Hôm nay, tôi cũng muốn gửi đến anh chị lời cám ơn đã giúp một phần tâm linh cho tôi. Hai là cũng đã giúp cho các con cháu, và cả bà xã của tôi. Điều này chỉ có thể nếu khi nào tôi được phép, thì xin ơn Chúa, Đức Mẹ ban cho anh chị và các cháu bên nhà được bằng an mọi mặt!

– (T): Nhân tiện đây, anh có điều gì nhắn nhủ người sống không?

– (S): Tôi có được phép, thì mới nói được! Còn nếu như lại phạm luật … thì không được! Song có một điều cần nói là: Khi ta có một sở thích gì … miễn đừng có vợ nọ, vợ kia thôi, thì vẫn cứ được hưởng, anh hiểu không? Vậy anh đừng lo là tại sao và tại sao … ví như đã không có miệng thì làm sao mà bập! (ý anh nói là đừng có sợ anh ghiền thuốc, vì người ta không có miệng thì hút làm sao được!) cứ nói theo kiểu viết văn của anh là … cứ như mưa bay, gió thoảng, và theo như điều Chúa cho là … nhang khói trầm hương. Thuốc cũng là khói, nên không có tội! Còn hiện giờ thì anh nghĩ xem ta có nên … Mây bay gió nổi … không?  … Anh nghĩ sao? (quý vị nghe thì biết là anh đang dụ tôi hút … đấy! Tôi vẫn nói từ lâu là tính anh thông gia của tôi rất vui. Quý bạn nào cuộc sống đa sầu, đa cảm sau này về bên ấy, tôi giới thiệu anh Trường Sơn, người bạn quí của tôi, bảo đảm không có giây phút nào buồn! Nhưng phải sống tốt ở bên này trước đã, để sau này không phải vào chỗ tối là được!).

– (T): Anh Sơn ạ! Tôi nghĩ mình nên hy sinh để mau về bên Chúa chứ! Cho dù Chúa không cấm!

– (S): Anh thì còn lâu, chứ tôi thì chết rồi mới biết: Biết điều đáng nói là Tình yêu, công bằng không phải tìm đâu xa, cứ thấy ở chung quanh ta đều có việc ta phải làm! Đấy là điều rất dễ, mà cũng rất khó! (Tôi vừa buồn cười, vừa nghĩ trong đầu: ông bạn tôi ghê thiệt đấy! ổng vừa dậy tôi, lại cũng vừa trách tôi là thiếu tình yêu thương với ông ấy, mà cũng lại chẳng công bằng tí nào, ra như người ta đến thăm mình, mà một điếu thuốc cũng chẳng mời).

– (Tôi gật đầu bảo anh): Anh nói trúng rồi! Trước khi châm thuốc mời anh, thì có lẽ hôm nào, các cha đồng tế, tôi thử đề nghị các ngài là hôm nay thay vì tới lúc xông hương, hay là mỗi cha một điếu thuốc, nhìn có khác gì nhang khói trầm hương … đâu! (Tôi còn đang nói thì cô Thủy vào)

– (Th): Con thấy bố con nói hơi nhiều! Vậy xin phép để Bố con nghỉ! Cháu cho cô chú biết kỳ sau mình sẽ có nhiều chuyện cần nói, còn bây giờ cháu xin phép cháu phải đi cùng bố cháu đi gặp một LH mà họ đang cần đến cô.

– (ô. Tr. S): Tôi cũng phải đi, xin cám ơn! Cuộc sống có anh chị giúp cho các con cháu chung của hai bên! Xin chào!

– (T): Chúng tôi cũng xin chào và cám ơn anh xuôi và cô Thủy!