Thứ Hai, ngày 22.10.2007 (09:30 am)
- Giác quan thứ sáu Trong sự tương quan giữa Cảm xúc, Cảm nhận, và Cảm giác.
– (Th): Con đang suy nghĩ hôm nay mình nên chia sẻ với nhau về sự gì: Tâm linh hay chuyện đời?
– (H. Tr): Tôi đề nghị hôm nay cô chia sẻ về Tâm Linh đi!
– (Th): Cháu đang có ý nghĩ là mình tìm kiếm, hay chọn một tư tưởng nào đó làm chủ đề, để mang ra học hỏi chú.
– (T): Chào cô Thủy, chúc cô vui trong Chúa và Đức Mẹ. Tôi không dám đâu! Cô lại nói ngược rồi! Chúng tôi học cô thì có! Tôi nghĩ trần gian chẳng có gì mà cô phải học!
– (Th): Chú nghĩ vậy thôi, chứ chú đã biết là cháu khi còn tại thế sự học hỏi ở trường lớp cháu chưa kịp tới đâu hết, thì đã được Chúa gọi về rồi! Giá như nói chuyện tâm linh, thì đúng! Vì ngồi đây chưa có ai chết, nên tạm xem như cháu là nhất!
– (T): Thôi đi cô, đừng có giả bộ! Tôi chưa chết cũng biết điều này là Chúa chỉ cho cô chút ánh sáng thôi, là việc trần gian, cái gì cô cũng biết! Tôi không có thời giờ, mà cũng không muốn tốn công moi óc chứng minh những sự hiểu biết của cô về thế giới bên này, mà tôi cảm nhận được, vượt quá xa tầm mức của một cô bé mười lăm, mười sáu đầu thập niên Bẩy mươi của thế kỷ trước!
– (Th): Sai! Cháu phải cãi … vì chú chưa chết nên chú chưa biết!
– Cô cãi thì cũng giống như tôi cãi thôi!
– (Th): Cô chú đã từng giảng cho học sinh, vậy xin cho cháu biết sự khác biệt tường tận thế nào là Cảm giác; rồi Cảm nhận; và Cảm xúc? Xin mời cô?
– (H. Tr): Tôi thì dạy môn Toán, nên hiểu thì hiểu, nhưng nói ra thì xin để nhà tôi, vì là giáo sư văn chương thì nói có góc, có cạnh hơn!
– (Th): Vậy cháu mời chú vừa cắt nghĩa, vừa chứng minh!
– (T): Hình như nhà tôi với cô học chung một sách thì phải, chứ tôi không biết nói cái kiểu “có góc, có cạnh”; xước da người ta … đau chết không được! Tôi chỉ nói cách bình thường thôi: Tôi nghĩ Cảm xúc là có cảm giác động lòng, thấy trong lòng nao nao, hay nói một cách văn chương hơn thì là tình cảm nảy sinh do có sự rung động ở trong tâm; thứ tình cảm nẩy sinh do tiếp xúc với một người, hay một sự việc khách quan nhưng có tính đánh động nội tâm. Còn cảm nhận là nhận biết bằng cảm tính hay giác quan. Thí dụ: cảm nhận được nỗi đau của người khác qua cảm tính, hay bằng giác quan của mắt chẳng hạn, cũng có khi ta cảm được nỗi đau của ai đó khi nghe thấy đâu đó có tiếng rên la thảm thiết, nên vội chạy tới, hay tìm tới; hoặc cảm nhận thấy có điều không hay sắp xảy ra, thì là do linh tính báo cho biết, thì sự cảm nhận ấy thuộc về cảm tính; À, cô còn đòi chứng minh nữa ha! Tôi phải nói rằng từ ngày gặp cô tới nay, tôi cứ có cảm nhận như mình là một “thí sinh” (tức là người đi thi) cứ bị một cô giáo khó tính khảo thí hết cái này, tới cái khác! Mà lại còn làm bộ bảo rằng “cho tôi học hỏi thêm” làm bực chết đi được! Rồi, bây giờ tới Cảm giác. Cảm giác là hình thức thấp nhất của nhận thức, cho ta biết những thuộc tính đơn thuần của sự vật đang tác động vào giác quan ta, như cảm giác ngứa ngáy, mệt mỏi, đau đớn; cảm giác sợ hãi; Và đặc biệt cảm giác có điều không hay sắp xảy ra, hoặc cảm giác như người thân đang nghĩ tới mình, có khi là sắp gặp được người mình yêu (điều này phải thuần là người có giác quan Thứ Sáu mạnh, và cũng gọi được là có linh tính).
– (Th): Cám ơn chú, chú giảng quá hay! Vậy hiện tại đây, những gì chúng ta cảm nhận được với nhau, thì được gọi là thế nào?
– (H. tr): Cảm nhận tâm linh.
– (T): Có lẽ đúng! nếu giữa cô và chúng tôi hai bên đều nhận thấy có sự nối kết, hay liên kết, đúng hơn thì phải nói là có sự gắn bó về tâm linh. Cô nghĩ có không?
– (Th): Cháu vui vì đã được cô hiểu! Cháu bổ túc thêm là không những chỉ cô chú với cháu, mà thực ra từ trước đến nay, sự truyền đạt của Đức Mẹ đã có thể chứng minh được rằng không phải không có sự tiếp thu, cũng gọi được là có sự tiếp nhận! Vì thế cháu mới đòi chú phải chứng minh.
– (T): Cô vẫn hay hơn! Vì câu bổ xung của cô mới thực sự là sự kiện chứng minh cách sâu sắc! Tôi thua! Đúng như cô vừa nói: giữa bốn người ngồi đây, vì ba người chưa chết, nên khi đụng tới vấn đề tâm linh thì cô nhất!
– (Th): Nhưng về sự học ở đời thì điều mà chú vừa cắt nghĩa, cháu thua chú! Thôi cháu không đi xa nữa, kẻo lại bỏ điều mà cô đang muốn hỏi. Xin cô hỏi đi!
- Như trên đời, trong cõi tâm linh vẫn có những LH lẩn thẩn, thích kể lể.
- Lại thêm một LH thê thảm!
– (H. Tr): Thật sự trong đầu tôi nãy giờ, chỉ muốn được biết điều hôm trước cô hứa, là lần sau sẽ nói về chuyện một LH trong thế giới tâm linh, mà cô bảo là cần tới tôi?
– (Th): Vâng, Cô muốn hỏi về LH nào ạ?
– (H. Tr): Tôi có linh tính nghĩ tới LH Giuse Trần Đình Sủng, một người anh họ chết trên biển trong một chuyến đi vượt biên.
– (Th): Cô chờ cháu đi gặp LH này xem thế nào! (…) Buồn … giận! Cháu giận chú ấy vì chú ấy cứ kể lể với cháu là vợ con chú đã quên chú và đang vui … Chú quên là đáng lẽ phải lo tạ ơn Chúa, vì Chúa đã cho có cơ hội được gặp cô chú để nhờ, thì lại cứ than vãn! Cháu cho biết là hai cha con bị lạnh, đang khi cháu không có thời giờ, nên phải về hỏi xem cô có giúp gì cho hai cha con chú đó được không?
– (H. Tr): Nếu vậy thì để chúng tôi xin Thánh lễ đời đời và cầu nguyện cho hai cha con anh ấy!
– (Th): Chú có hỏi gì không ạ?
– (T): Tôi xin hỏi giùm nhà tôi về tình trạng LH Giuse Nguyễn Văn Phiệt, chết khoảng tháng 10, hay tháng 11, năm 1981, chôn ở Sài Gòn.
– (Th): Cháu đi kiếm … (hơi lâu một chút, khoảng từ 20 tới 30 giây) Cháu gặp rồi, thê thảm lắm! Cháu nghĩ phải liên tục xin Chúa tha!
– (H. Tr): Tôi sẽ liên lạc với bà mợ để phụ mợ tôi cầu xin, giúp đỡ cho người em này! Cám ơn cô!
– (Th): Chú có hỏi tại sao các LH cũng có các thánh quan thầy, mà bị ở lâu không?
– (T): Không cô, vì khi sống mình tội lỗi nhiều, thì mình phải chịu thôi! Các quan thầy cũng không thể đỡ cho mình được!
– (Th): Chúa rất công tâm, những ai mà cứ như là đạo giòng, nhưng lại mất tình thương yêu thì các thánh cũng khó xin! Chú có còn gì hỏi nữa không ạ?
- Cha mẹ trong thế giới Tâm Linh, khi thấy con cái sắp rơi vào hố địa ngục, mà vẫn cứ sống trong đam mê tội lỗi, thì xót xa, đau lòng chịu không nổi, nên mất cả bình tĩnh, như khi sống ở trần gian. Lòng cha mẹ là thế đó!
– (T): Tôi tuy muốn nhờ cô điều này, nhưng nếu như có sự phiền hà, thì cô hãy xem như tôi chưa nói gì hết … được không?
– (Th): Chú có điều gì vậy? Cháu đang tưởng là một người nào khác, chứ không phải là chú Tâm! Xin chú cứ nói đi! Cháu không ngại gì đâu ạ!
– (T): Thú thật là đã lâu không được biết tin về cha mẹ mình, tôi cũng thấy nhớ các cụ! Hôm trước cũng đã được cô cho biết các cụ được vui, nhưng tôi nghĩ là cũng còn rất giới hạn! Bây giờ không biết cha mẹ tôi có được khá hơn không?
– (Th): Để cháu đi tìm các cụ nhé! (… lúc cô trở lại cho biết): Giận … buồn! Cụ giận vì gia đình cụ đang gặp rắc rối, mà anh cả lại chịu!
– (T): Cô nói ba tôi giùm, mặc dù tôi nghĩ là ba tôi chắc biết chúng tôi khi về, đã cùng các em đi gặp gỡ từng người, có! Toàn thể, có! Khuyên bảo, phân giải … có! Tổ chức đọc kinh, cầu xin … có! Nhưng cũng như cô từng bảo nếu họ không mở lòng thì Chúa cũng thua! Cô cũng biết mà, chính ba có lần nói với tôi, lúc người còn sống “cũng đã từng nói mấy người”, nhưng giống như nước đổ lá khoai, không ai chịu nghe! Nhưng tôi hiểu tâm trạng ba tôi, vì người đã có kinh nghiệm thực sự trong vùng thanh luyện. Chắc chắn cha mẹ tôi đã nhìn thấy cảnh những LH phạm vào những tội giống như con mình đang phạm đây, người ta đang phải chịu cực khổ như thế nào, nên mới muốn hối thúc tôi, bằng mọi cách để cứu các em, nên tôi rất thông cảm! Bởi có cha mẹ nào yên tâm khi thấy con cái mình sắp rơi xuống cái vực thẳm đang ngùn ngụt lửa cháy, ngay trước mắt. Nhưng kẻ sống trên đời thì lại chẳng thấy được! và cũng lại chẳng nghe được tiếng đau quặn lòng, xót xa của bậc làm cha mẹ, lại cứ sống dửng dưng trong tội lỗi! Xin cô nói giùm với ba tôi là chúng tôi không phải không tận lực!
– (Th): Cháu chuyển ý của chú, song cụ bảo vậy tài năng ở chỗ nào? Cụ còn bảo thằng con cụ cho ăn học, sao lại không nói được em, cụ buồn! …
– (T): Cô nghĩ tôi nên nói sao cho ba mẹ tôi bớt buồn bây giờ! Mẹ tôi thì không nói, nhưng ba buồn, thì mẹ cũng buồn lắm! Đừng nói là ba mẹ tôi, tôi cũng buồn lắm chứ! Lúc nào cũng lo sợ các em bị mất LH. Tôi nói các em đây là cả Đào với Hằng nữa, chứ không phải chỉ Thức không đâu! Ai thì cũng có một linh hồn, và chỉ một mà thôi! Khi đã bị thảy vào lửa rồi thì là vĩnh viễn, chứ có phải chỉ trăm năm mà thôi đâu!
– (Th): Cháu cũng giống như người đưa tin thôi! Cháu không dám có ý kiến! Song cụ rất nghiêm khắc! Cụ bảo lỗi ở chú!
– (T): Nhờ cô nói giùm là chúng tôi còn về mà, để chúng tôi tiếp tục thử? Ngoài ra thì chỉ còn biết cầu nguyện!
– (Th): Cháu nói theo chú bảo! À … cháu quên nói cho cô chú biết, các cụ được vui hơn trước! Đó là nhờ các việc làm của cô chú, nên Chúa đã ban ơn thêm cho các cụ. Cháu nói rõ hơn là các cụ được quyền tự do ăn nói hơn trước. Cháu chúc mừng cô chú đã lo làm việc như ý Chúa trao ban. Chính nhờ vào các con, mà hai cụ được vui hơn và còn được tự do hơn trước nhiều!
– (T): Chúng tôi cám ơn cô đã cho biết tin, và cũng nhờ cô cho biết, mà mình như có sinh lực, hăng say làm việc, cũng như việc cầu xin cho các LH thêm sốt sáng! Mãnh lực thúc đẩy chính là đây! Cám ơn cô nhiều lắm! chứ thành tâm mà nói, chúng tôi biết mình còn yếu đuối và hay lỗi phạm lắm!
- Anh thông gia tôi đặt đứa cháu chung tương lai giữa ngã ba đường:
– Một con đường “Chúa chọn”.
– Một con đường “nối tiếp nghiệp văn”.
– Một con đường anh không muốn cháu lạc vô là “Đi mây về khói”.
– Cháu cho bố cháu nói!
– (T): Xin chào anh Sơn!
– (S): Chào anh chị, nếu như là ta trông thấy nhau, thì anh có sợ anh thoát tục không? Hay là còn phải tìm một hơi thở để lấy phần cảm nhận. Hôm nay được nói, tôi đang nghĩ phải bắt đầu từ đâu với nhà văn tâm linh cả đời lẫn đạo? Tôi nghĩ ngày xưa được quen biết anh cũng không hổ với con mắt nhận xét của tôi và vì thế, ta có một đứa con dâu, rể hai bên rất là tương đắc! Bây giờ tôi phải cám ơn anh chị thêm là chúng ta sắp có một thành viên ra đời, hoặc Chúa chọn, hoặc là sau này có thể nhờ vào dòng máu mà chọn nghiệp văn. Nhưng nếu muốn cho nó đừng chọn đi mây về khói, thì tôi nghĩ anh chị sẽ phải ra công sức, chứ vợ tôi thì già, vợ chồng Phụng Uyển thì còn non nớt nhiều mặt, nên trăm sự nhờ vào anh chị! Kế đến là tôi sẽ hết sức cầu xin Chúa ban cho mái ấm gia đình hai nhà được mọi điều như ý và bình an!
– Anh “Xui” tôi hôm nay chắc mới được Chúa ban ơn vui quá nên nói thế, chứ chúng tôi chẳng có đáng gì đâu! Như người ta ở đời còn có kẻ “tài đức vẹn toàn”, chứ mình thì nhiều khi chỉ là “ếch ngồi đáy giếng”. Cứ cầu xin Chúa như anh nói đó, là cái gì cũng đẹp, chuyện gì cũng ổn. Con cháu thì tôi học cô Thủy là cứ trông cậy, phó thác, không cần phải tính toán! Mà cũng không lo chúng “đi mây về khói”. Anh có muốn đi mây về khói, tôi đốt cho!
– (Cô Thủy bỗng xen vô): Bố cháu có việc phải đi, chú có dự định trước cái gì, bây giờ chú hỏi đi!
- Trường hợp những người chết đi sống lại.
– (T): Khoa học nghiên cứu về tâm linh qua việc phỏng vấn những người chết đi sống lại, có nhiều trường hợp kể khác nhau:
- a) Họ thấy họ phải đi vào một hầm tối và nhìn thấy ở bên kia đường hầm có ánh sáng điều đó đúng hay sai?
– (Th): Đúng, khi họ được mạc khải thì họ chỉ chia sẻ điều họ thấy! Còn ai đã được Chúa gọi thì ánh sáng Chúa đến một bên, bên kia thì bóng tối, song trong bóng tối có đủ cách, ví dụ như chú có cô bồ nhí, thì chú thấy mặt cô ấy, hay chú có một số tiền mà chưa sài tới, thì chú thấy tiền ở trước mặt, rồi nếu như từ chối Chúa, thì ánh sáng bên này sẽ lui đi, và bóng tối cũng có đường dẫn chú đi ngay!
– Tôi hỏi tiếp câu (b): Có một số người nói họ thấy trong một luồng sáng mạnh, không phải ánh sáng mặt trời có những sinh linh bay lượn trong đó, rồi trong đám sinh linh ấy, họ gặp được một số những khuôn mặt người thân, hay bạn bè của họ đã chết. Điều này xin cô cho biết đúng hay sai?
– (Th): Đúng! Vì họ có thấy mới tin, và là nhân chứng thì phải biết, và có biết mới nói được!
– (T): Câu ©: Lại cũng có những người trả lời là họ được thấy tất cả những gì mình đã làm trong cuộc sống: Từ những việc tốt cùng những việc xấu mình đã làm, nhưng không bị phán xét, rồi phải trở lại kiếp sống. Tôi xin hỏi, họ nói thế có trúng không?
– (Th): Cháu phải hỏi Đức Mẹ … (ngưng ít giây) … Con hỏi, Bà bảo: Khi mà Chúa xét thì các tội, hay các việc tốt đều được nhìn thấy, còn Chúa cho trở lại thì Chúa cũng cho biết họ đã làm những gì, và có thể họ sẽ lo làm điều tốt hơn!
– (T): Trường hợp thứ Tư được ghi nhận là có một số người khi trở về cuộc sống, lại đi đường tội lỗi! Cơ quan nghiên cứu về tâm linh không biết những người đó có thấy được gì không, sao lại trái ngược với rất nhiều người trở về lo sống một cuộc sống đạo đức hơn, hoặc truyền bá Tin Mừng, vì đã biết rõ ràng có cuộc sống đời sau. Cô có thể biết vì sao mà lại có những người trở về mà còn sống tội lỗi ạ?
– (Th): Cháu nghĩ họ thiếu đức tin, mà chú cứ nghiệm xem, hầu hết những người yếu đức tin thì họ sống cách yếu đuối về mặt tâm linh! Không có sức phản kháng! (cô lại quay sang nói với mẹ cô) – Mẹ cũng vậy đó! Con từng bảo đức tin của mẹ mong manh như tờ giấy! Nếu Chúa không cho phép con về kè một bên mẹ, thì sau này mẹ sẽ khổ lắm! Mẹ lo làm các việc đạo đức đi! Con nghĩ thời giờ cũng chẳng còn bao lâu nữa đâu!
– Khổ là thế nào?
– nóng hoặc lạnh như tuyết!
– (T): Cám ơn cô đã cho biết những diều thật hữu ích!
– (Th): Cháu muốn biết chú có vui trong cuộc sống này không?
– (T): Thưa, vui chứ! Nhưng tôi muốn hỏi theo lẽ cô biết chứ, cần gì cô phải hỏi tôi, vì cô thuộc về Tâm linh mà! (Còn tiếp).