- Khi một vị linh mục đã ra (từ bỏ chức LM) mà một lúc nào đó lại lên Bàn Thánh dâng lễ, thì có được không?
– (T): Tôi xin hỏi cô, khi một LM cởi áo xin ra, nếu tới một nơi nào đó làm lễ, thì có được không, vì tôi cũng chỉ là một giáo dân, mà người giáo dân vẫn nghe rằng chức linh mục thì không có bao giờ mất nơi một người đã được truyền chức Thánh này?
– (Th): Cháu xin nói là có hai trường hợp khác nhau: Một là khi ông đã xin ra vì ông không còn thích đến chỗ bàn Thánh nữa, về bất cứ lý do gì trong cuộc sống của ông. Nhưng khi tới một nơi nào đó, ông lại vì muốn một hư danh mà lên bàn Thánh, thì phạm tội! Hai là trường hợp ông ra là để che mắt thế gian vì một công việc nào đó, mà Tòa Thánh biết, thì không sao! Chú hiểu ý này không ạ?
– (T): Vâng, tôi hiểu!
- Thế nào là Phạm Thánh?
– (Th): Chú cô có biết danh từ “Phạm Thánh” là thế nào không? Theo cô hiểu thì thế nào là Phạm Thánh?
– (HTr): Tôi nghĩ khi mình phạm tội trọng mà lên rước lễ, đó là cụ thể nhất! Còn xưa ở VN, có trường hợp giáo dân vì tức mà đánh cha thì không biết có phải là phạm Thánh không?
– (Tâm): Tôi thật sự không được rõ lắm! Vì chẳng thấy nằm trong điều răn nào cả! nên đây chỉ là suy ra mà thôi! Thí dụ: Khi mình nói phạm tới Thiên Chúa; cũng đồng ý với H. Trinh, nhưng không cần phải đánh cha, mà chỉ mạt xát những người có chức Thánh chẳng hạn, không biết có trúng không?
– (Th): Còn Mẹ?
– (BQ): Mẹ nghĩ chưa xưng tội mà lại lên rước lễ có đúng không?
– (Th): Con hôm nay trình bày điều mà Chúa nói là nghiêm trọng, còn sự việc khác thì cứ xem là tội ngoài phạm vi của chữ “Phạm Thánh”. Có cái nặng cái nhẹ, tùy chẳng hạn như đã phạm tội trọng rồi mà còn lên rước lễ, thì càng nặng thêm! Bây giờ con xin nói: Phạm Thánh là đem Chúa ra làm chứng sự sai của mình, ví dụ như ai đó cho họ vay tiền mà nói là “có Chúa làm chứng tôi lấy lời rất nhẹ”. Đó là phạm Thánh! Nếu cứ cố tình đem Chúa ra mà thề như vậy là tội trọng! Đi xưng tội, dấu không dám xưng, thì phạm vào điều răn của Chúa! Còn như không biết, tức không coi là nghiêm trọng, thì Chúa cho cứ ăn năn, làm việc lành bù đắp vào lỗi phạm của mình thì Chúa cũng ân xá cho! Con xin nhắc lại về điểm này cho mọi người biết và hiểu là: Chúa bảo đừng có bao giờ đem Chúa ra làm chứng dối! Làm như thế, Chúa rất buồn!
- Làm sao mà vào Thiên đàng?
– (T): Hồi xưa mình làm về văn hóa thì chỉ đọc, viết và nghiên cứu về văn hóa. Từ ngày xoay trục về Tâm linh, thì phải bỏ toàn thời gian ra học về đạo, đọc về tâm linh mới có thể chuẩn bị để mà viết. Cũng bởi đọc nhiều mới sinh ra có điều bất ổn. Hôm nay, tôi phải bày tỏ nỗi thao thức này mong cô giúp xem có phương pháp nào cho mình tập tành, hay áp dụng được hay không? Đó là khi đọc sách, ta cứ thấy các Thánh nam cũng như nữ, lúc sống ở trần gian, các ngài yêu Chúa, yêu Đức Mẹ da diết, đến nỗi nhiều vị có thể nói được là yêu từng phút, từng giây! Nghĩ mình cho tới lúc chết, chắc cũng chưa thực hiện nổi điều này! Bởi “Yêu” không phải là việc, hay sự kiện gì đó, muốn làm là làm được! Cô thừa biết sự rung động của con tim không phải như những giây tơ đồng nằm trên phiếm đàn, bảo là cứ tập, thì sẽ có một ngày mình điều khiển được cho những sợi tơ đồng rung lên những cung đàn tha thiết. Nói cho ngắn gọn là chưa yêu Chúa, yêu Mẹ như các Thánh, thì bao giờ thành Thánh được! Mà không làm Thánh được, thì làm sao mà vào được Thiên đàng? Chẳng có lẽ cứ ở hoài trong luyện ngục? Đó không phải là điều đáng lo lắng lắm sao?
– (Th): Chú lo lắng sợ không nên Thánh được là điều tốt! Nhưng mà chú an tâm đi! Chúa biết lòng chú thế là được! Cháu cho chú niềm suy tư này, là ông Thánh Simon chỉ đỡ Chúa phần nặng của một khúc đường thôi! Mà cũng được làm Thánh. Ông kẻ trộm bên hữu Chúa chỉ ăn năn và xin Chúa một lời thôi, thì cũng đã được Chúa cho vui, rất vui trên Thiên đàng! Huống chi ta còn có cả nửa kiếp người, sợ gì mà không làm được!
– (T): Cô cứ nói thế! Nhưng mà tôi cũng thực lòng cám ơn cô!
– (Th): Theo cháu nghĩ, cô chú có thể làm được, vì có lòng tín thác vào Chúa. Cháu nghĩ thời gian sau này cháu sẽ có dịp về chia sẻ thêm, cô chú cứ nghe những lời “xúi dại” của cháu, có khi được vui! Cháu bây giờ phải đi! Dịp khác cháu mong nói cho cô chú nhiều chuyện vui nữa! Cháu chào cô chú, mẹ!
– (T): Chúng tôi cám ơn cô nhiều! Mong nhớ được những điều cô nói! Chào cô Thủy!
04 giờ 30 chiều, ngày 23. 3. 2008
(Sau thủ tục chào hỏi nhau như thường lệ)
- Chú Tr. Linh nhắn giùm bà Ngoại (Mẹ H. Trinh). Người chết vẫn luôn quan tâm cho người sống.
– (C. Thủy): Bà cụ (mẹ của H.Trinh) đang cần xin một lễ. Cụ nói Chúa Phục sinh xin lễ rất là Tốt. Và vì đây là điều ông Tr. Linh nhắc cháu, cháu phải khiến mẹ cháu nóng ruột, để gặp được cô chú cho kịp, không lại bị trễ lễ.
(Điểm thứ nhất: Bà ngoại các cháu nhắn qua chú Tr. Linh, rồi Linh mới gặp cô Thủy và nhắn cô Thủy. Thứ Hai: Độc giả sẽ thấy, có nhiều giai đoạn tôi bận chuyện viết lách, chuyện công tác của Dòng Ba v.v… nên ít gặp cô, nói chung là giai đoạn nào bận rộn, không có giờ thì ít có gặp, hơn nữa trong tuần thì thứ Ba, thứ Tư thường bà Quý đi với hai hội cao niên: HCN Đông Dương & HCN của Úc, có xe đến tận nhà chở đi. Về những ngày cuối tuần thì bận rộn con cháu, nhà không tĩnh để họp mặt. Hơn nữa cuối tuần từ thứ năm trở đi là các thứ họp hành của các hội đoàn, không của vợ thì chồng, hoặc cả hai… Nói tóm lại một tuần chỉ có sáng thứ Hai là thuận lợi, nhưng nếu có việc gì thì kể như bỏ cả tuần, và có nhiều thứ hai như vậy là mất luôn cả tháng không hội họp với cô Thủy. Ngoài ra cứ vào những tháng đi sang Perth ở với con trai, hay về VN thăm các cô chú và các cháu thì “Cơ” bị đứt đoạn).
– Cám ơn cô đã báo tin của Ngoại. Sắp tới Sinh nhật cô (người đời gọi là giỗ người chết! Tôi gọi ngày chết của cô ở trần gian là ngày cô được sinh lại trong “kiếp”, hay trong Thế giới “Tâm Linh” cũng thế!) gia đình xin lễ và cầu nguyện cho cô, chắc cô được thêm ánh sáng?
– Cháu lại phải nói dài hơn là đối với mẹ cháu, thì bà không muốn ngày này. Dù biết là (ví dụ) cháu có đi tu thì bà cũng không cho, vì sợ xa cháu! Hôm nay được chú nhắc đến, và mặc dù ngày đó chưa đến, song dù sao, cũng muôn vàn lần cám ơn chú, vì có một sự thông cảm và quí mến dành cho cháu, và cháu cũng còn phải cám ơn cô, đã giúp đỡ rất nhiều cho em cháu, bằng cách trông nom con của Phụng, và đã để cho mẹ cháu được thong thả, vui, trong cuộc đời còn lại. Đây là một điều mà không dễ gì ai làm được. Cháu ví dụ như nếu mẹ cháu là chị ruột của cô, thì còn có lí do để cô giúp đỡ hay dành cho. Nhưng đây chỉ là người ngoài, chuyện kết hợp của hai gia đình không bắt buộc phải giúp nhau ngoài ý muốn. Như thế chỉ có tình yêu mà Chúa trao ban cho trái tim của một con người mới làm được!
– (H.Trinh): Cô nói hay quá! Cô chết lúc còn nhỏ mà sao nói hay quá!
– Cháu đang nói hơi nhiều, chú có nóng không?
– Không, cô nói đúng! Tinh thần bác ái của nhà tôi, thì nói thật, tôi không bao giờ theo kịp! Tôi cứ phải cám ơn thầm nhà tôi hoài!
- Dù là kẻ thù, họ cũng vẫn là con của Chúa Và mình vẫn phải tha thứ cho họ.
– Chú muốn cháu bàn về Chúa không?
– Dạ! Có chứ!
– Chúa bảo “tha” kẻ thù! Cháu bàn với chú cô cho vui, còn mẹ cháu thì cho bà được “miễn”, không phải có ý kiến!
– Mẹ cũng chẳng biết gì mà góp ý kiến!
– Chú nghĩ xem: Kẻ thù của mình là hạng người nào: Họ định giết mình! – Họ muốn lấy tiền của mình! – Họ muốn hơn mình! Họ hạ ta xuống, hoặc họ nói xấu ta với người khác! Họ thuộc diện nào ?
– (H. Trinh): Họ thuộc diện thứ tư!
– Cháu chỉ đưa ra một vài điểm cho mình nhận xét. Ai cũng bảo là mình muốn vác Thánh gía theo chân Chúa. Như ta, nếu có kẻ thù vào diện thứ nhất, mà trong tay ta lại có quyền, có lực, có thể giết họ, chú nghĩ đi, chú có tha họ không?
– Mười năm trước khác, bây giờ thì đã khác! Mười năm trước nếu tôi có quyền lực, nếu tôi có thể ra lệnh mà giết được CS thì tôi sẽ ra lệnh. Ngay cả những kẻ theo CS cũng thế! Nhưng bây giờ thì tôi không còn quan niệm đó nữa! Nhưng vẫn cầu xin cho chế độ CS xụp đổ sớm, để quốc gia dân tộc được tiến lên với các nước, các dân tộc khác, và mọi người VN được sống trong tự do, an bình, không còn phải lo sợ gì nữa!
– Cháu biết chú đã được nhiều điều mà Thánh Linh soi sáng, nên đã có nhiều ý tưởng hay, cháu cũng mừng, vì đây là điều Chúa muốn! Chú biết không, ai cũng là dân Chúa, mặc dù họ vô cùng tội lỗi, Chúa vẫn tha cho họ, và Chúa cũng muốn ta làm được như Chúa. Đây là một điều cần phải lưu tâm từ việc nhỏ: Từ trong gia đình, đến anh chị em, họ hàng, bà con, cộng đoàn, xã hội … Cháu nghĩ là ta còn nghe được, còn nói được, còn nhìn được, thì hàng ngày còn có những vấn đề phức tạp thường xuyên xảy đến. Cháu nói sơ thôi! Chắc chú suy nghĩ sẽ hiểu rộng thêm. Để lúc nào rảnh, cháu bàn tiếp. Bây giờ xong việc ông Tr. Linh nhắn gởi, Cháu xin phép phải đi! Cô chú và mẹ, cháu hẹn dịp khác!
– Cám ơn cô Thủy! Xin chào cô!
NGÀY 07 tháng 4 năm 2008
(Chỉ có ba người: Cô Thủy, bà Quý, và H. Trinh)
- Lời khuyên của mẹ (mẹ của H. Trinh). Cha H. xin lễ đời đời.
– Cô có tổ chức ngày “Mother Day” không ạ ?
– Chào cô, về bên Tây Úc thì tôi sẽ mời đọc kinh “Tôn Vương”, sau đó thì ăn uống chút đỉnh, trà đàm, chứ có lẽ không bày ra vụ “Mother Day” (Phần ghi chú là của tôi (tâm): Huệ & Tôi có ý định sắp về Perth thăm con cháu và các em).
– Đây là lời cụ nhắn, cháu xin chuyển lại: Mẹ cần xin lễ thêm! (cụ nói): khi trước ông Bắc (người em út của H. Trinh) có điều gì nói để cho cả dâu rể không vui, hãy vì cụ mà bỏ qua mọi chuyện đừng buồn! Đừng có giống mẹ khi trước chỉ lo kiếm tiền. Hãy nghe cho rõ: “Con cháu hãy rộng tay bố thí cho người nghèo, thay vì tổ chức tiệc tùng ăn uống quá tải! Hãy tìm các con cháu, anh em gần xa, ai muốn đi tu hãy giúp đỡ họ”. Cháu chỉ chuyển lời, và khi mà cụ được ơn soi sáng, và cũng được ơn chia sẻ về tâm linh với người trong gia đình, thì đấy là điều cháu chúc mừng cho cô!
Cháu đang phải tiếp xúc với một ông cụ mà cháu cũng thấy khó! Ông có tên là: Đa-Minh Nguyễn văn Hiện. Ông cụ xin lễ đời đời (Cha H, có họ bên nhà H. Trinh).
- Phải cho vô điều kiện. Khi nhìn vào dấu đanh Chúa mà thương Chúa, Thì hãy đem đến cho người cần xót thương.
(Vì Huệ không ghi nhanh được, nên sau đây chỉ là những điểm tóm tắt cuộc nói chuyện):
– Khi có người nghèo nào đang cần tiền ta giúp, dù chỉ 1 đồng, thì đối với Th. Chúa vẫn là điểm cao nhất!
– Chúa bảo hãy tìm Ta ở những người kém may mắn hơn!
– Hãy tìm Ta ở những chỗ nào mà con sợ nhất: như những người cùi …
– Khi nào có ai tìm đến xin giúp, hãy cho, đừng tìm hiểu xem tại sao khổ, cho đừng phê phán! Cho cũng đừng khiển trách họ sao lại xa Chúa! Muốn gặp Chúa phải yêu thương, dù họ có vô cùng lầm lỗi!
– Chúa còn bảo: Khi nào con nhìn vào dấu đinh của Ta, mà con thương xót Ta, thì hãy đem đến cho người nào cần xót thương! Đấy là làm cho Ta vui!
17 GIỜ 00 NGÀY 30 – 4 – 2008
(Cha Phêrô Nguyễn Thanh Qui mất 22.4.08)
(Sau thủ tục chào hỏi)
- Hỏi về việc Cha Qui – Chú của Tác giả – mới qua đời. Người chết có 3 tháng để lựa chọn: Chúa, hay bất cứ sự gì ở đời.
– Đã lâu không có dịp gặp mẹ cháu, và cô chú. Cháu cũng muốn hỏi xem dường như chú đang có điều muốn hỏi phải không ạ?
– Cô biết tôi muốn hỏi! Vậy cô Thủy có thể cho tôi biết chút tin tức gì về cha Qui không ạ ?
Cha Phêrô Thanh Qui, tôi kêu Ngài bằng chú. Tuy không là chú ruột, nhưng sự thân tình giữa chú và vợ chồng chúng tôi còn hơn ruột thịt. Các con tôi cũng vậy, Chúng coi như ông nội, không đứa nào đám cưới mà ông không bay từ Mỹ sang để làm lễ cho các cháu. Còn lại Thảo Ly chưa lấy chồng, thì ông cũng bảo: Ông chờ sang làm đám cưới cho con! Nhưng rồi ông không chờ được! vì Chúa gọi ông sớm. Chú chịu chức LM khoảng (1963-64), rồi làm một phó xứ ở Biên Hòa. Làm Chánh xứ La-Ngà khoảng 67-68, sau khi xây nhà thờ La-Ngà thì làm Chánh xứ Tân Châu (Vũng Tầu) khoảng 1970, xây nhà thờ Tân Châu, đến tháng 4. 1975 Chú vượt biên qua Mỹ, Thành lập Giáo xứ “Mẹ Việt Nam”, và xây cất nhà thờ kiểu VN, tại Washington D.C. Được Giáo hội phong tước Đức Ông vào Thứ Năm, ngày 05 tháng 5 năm 2005. Chú vừa mất ngày 22 – 4 – 2008, khoảng 70-71 tuổi (năm sanh: 1937 hoặc 1938). Đáng lẽ chúng tôi có bổn phận phải qua Mỹ dự lễ an-táng của chú, nhưng vì hoàn cảnh không đi được, nên rất lấy làm ân hận, vì quả thực, Người không những là chú mà còn là ân nhân của chúng tôi. Tôi buồn như ngày bố mất, và cứ vừa dâng lễ, vừa đọc kinh cho Ngài, vừa khóc thầm trong nuối tiếc!
– Cháu biết! Song Chúa cho 3 tháng lựa chọn, nên chưa dám hỏi!
– (H. Trinh): Theo tôi nghĩ thì đã rửa tội, lại đi tu làm cha, thì đâu có theo ai khác ngoài Chúa nữa mà lựa chọn?
– Cô không biết đâu, nhiều người Công giáo, chết rồi mà còn để tâm, để trí vào những việc còn dang dở chưa làm xong ở thế gian, hoặc còn vấn vương tình cảm hay của cải không mang theo được … Cháu nói sơ thế chắc cô hiểu!
– (Tâm): Tôi đồng ý, nếu là người không biết Chúa! Còn như ta đã biết Chúa, và hiểu Chúa gọi về là chấm dứt mọi sự ở đời, cha thì còn hơn mình nữa!
– Cháu chỉ nói ví dụ thôi! Song khi mà ai chết, thì bên họ có hai thành phần: Một bên là Thánh, một bên là ma quỉ. Thuở xưa Chúa đã cho nó được quyền cám dỗ, để cho mọi người khi còn sống hay chết có thể tự mình lựa chọn. Khi mà lựa Chúa thì nó buông. Còn lựa nó thì nó đón!
(Còn Tiếp)