1. Mấy câu đố gây tranh cãi của Sứ giả Đức Mẹ, nhưng vui:
  2. a) Thế nào là lửa không nóng?
  3. b) Hình ảnh không vẽ mà đẹp, biết cử động?

– (Th): Chú! Cháu muốn biết chú đã vẽ được lửa không nóng chưa?

– (T cười): Dễ ợt! ai chả vẽ được! Con nít nó vẽ cũng được!

– (Th): Chú đừng có nói với cháu lửa tranh, lửa mà chú vẽ bằng màu! Cháu muốn nói tới thứ lửa trong lòng. Thí dụ Chúa vẽ lửa trong bụi gai, nhưng ông Môise thấy bụi gai không cháy! (Xh 3, 2) Nhưng đó chỉ là cháu ví dụ thôi! Lửa của Chúa lại là lửa khác! Cháu tạm đặt tên là lửa nhiệm màu.

– (T): Tôi hiểu ý cô rồi! Thường ai chả vậy, khi lửa mà đã bốc lên tới mặt thì phải nóng thôi! Nói thế chứ tôi cũng đang tập đây! Vả lại mình phải xin ơn Chúa ban cho mình cây viết không phải để vẽ, mà để dập lửa nóng, giống như cây bút thần của cô bé có cánh trong Disneyland cô biết không? Cái đó vẽ đâu cũng ra trăng sao hết! Khi mình có cây bút đó rồi, mình biến lửa thành những bông hoa sao là tuyệt vời! Nhưng mà cô cứ tạo cho người ta có mặc cảm, chứ tôi nóng đâu đến nỗi như cô tưởng?

– (Th): Chú nói thế là cháu biết chú đã làm gần được rồi, chứ Chúa thì bảo chú phải hiền lành và khiêm nhường thật trong lòng cơ! Vậy cháu chúc chú tập một cách sao cho hoàn hảo!

– (Th): À, còn điều này, chú đã bao giờ thấy hình ảnh không vẽ mà đẹp, lại cử động được bao giờ chưa? Nếu chú đoán trúng, cháu thua, thì khi chú cần cháu đón, cháu sẽ có mặt ngay! Còn chú thua thì chú phải tìm ơn gọi. Chú có dám cá không?

– (T): Dám chứ, người ta gọi là mây chó đó! Cô biết chứ? Mây thì mình đâu có vẽ, mà lại linh động.

– (Th): Đã gọi là mây chó thì cứ tạm cho là đẹp đi, nhưng đâu có tuyệt vời!

– (T): Lần này cô thua là cái chắc! Cô nhớ giữ lời đấy! Nếu tôi hoàn tất công việc Đức Mẹ trao, mà Chúa cho tôi về, thì cô nhớ đi đón đấy! Khi ấy đừng lấy cớ là đang bận công tác! Tôi nghĩ là cũng sớm thôi! Tôi đang cố làm cho xong mau. Đừng có để tôi lạc lối đấy nhé! Tại vì đường bên ấy, tôi đâu có biết! Chỉ mới đây thôi, tôi có kể cô nghe về ba giấc mơ trong đời mình. Giấc mơ về chiến tranh thì không được đẹp lắm! Nhưng còn hai giấc mơ kia thì đẹp quá đi rồi! Đó là những hình ảnh không vẽ mà đẹp, lại cũng cử động được đúng ý cô đố rồi chứ còn gì nữa!

– (Th): Đó chỉ là mơ thôi! Cháu muốn nói thực tế cơ, cháu xin đưa ra bằng chứng xác thực đàng hoàng. Đó là các cháu ngoại, cháu nội của cô chú, có phải là những bức tranh sống động mà rất đẹp! Cô chú nghĩ có đúng không?

– (T): Đúng thì đúng trong hiện tại thôi, chứ tương lai khi chúng lớn lên, biết có còn đẹp như bây giờ nữa không? Cô cũng biết loại những bức tranh ấy trong cuộc đời thiếu gì, khi các con trẻ còn nhỏ thì cha mẹ, ông bà nào nhìn chúng cũng thấy dễ thương hết! thế nhưng mà lớn lên, biết bao ông bà, cha mẹ đã phải buồn lòng chưa hết, còn ưu phiền về con cháu mình nữa! Nếu không có những bức tranh theo ngày tháng bị phai màu, đổi dạng như tôi vừa nói, thì Chúa đâu bị ưu phiền, và Đức Mẹ đâu có khóc đến cả Thiên Đàng đều biết, nhưng những con người làm nên chuyện xấu thì vẫn không biết quay đầu về bến.

– (Th): Chú đã đi quá xa rồi! Cháu đang nói về thực tại, cũng không nói về mặt tinh thần! Nhất là tương lai có cái gì nắm chắc trong bàn tay được! Chú nghĩ đi, mẹ cháu và cô chú từ giờ đến khi Chúa gọi, cũng chưa biết là có được hoàn hảo không, nói gì các tuổi trẻ!

– (T): Đó là cô nói cho được ý của cô thôi! Một bức tranh đã gọi là hoàn hảo, là tuyệt vời thì lúc nào cũng phải là tuyệt vời mới được chứ! Bức tranh của Léonard De Vinci, hay của Raphael v.v… khi đã được công nhận thì thời nào cũng vẫn còn nguyên giá trị của nó. Đâu có thể bảo là vài mươi năm sau thì giá trị của nó không còn nữa!

– (Th): Chú thua rồi! có nhiều bức tranh chỉ giá trị với các nhà chuyên môn thôi, chứ quảng đại quần chúng xem không hiểu, cho họ cũng chẳng lấy, đúng không? Cháu biết có lần chú nói bức tranh rất nổi tiếng “La Joconde” chú chê là nhìn chẳng có đẹp gì! Đúng không? Cháu mong chú không chối! mà đến chú còn không thấy đẹp, thì cháu nghĩ nhiều người cũng không thấy đẹp! Như vậy thì cũng đâu có gọi là tuyệt vời cách hoàn hảo. Chú thua rồi!

– (T): Thua sao được! Tôi nói bức họa đó không đẹp, là vì Leonardo vẽ chân dung bà Mona Lisa vợ của ông Francesco Del Giocondo, vốn dĩ bà quá bụ bẫm, nên tôi không thấy đẹp, nhưng về phương diện nghệ thuật, nhà họa sĩ tài danh đã cho người ta thấy có nhiều điều bí ẩn gây tranh cãi. Tôi thí dụ như một bức họa ở thế kỷ 16, mà Leonardo đã vẽ được làn da mà người xem có cảm tưởng là những tia máu dường như đang chạy dưới làn da ấy một cách sống động, hoặc như nụ cười mỉm của bức họa nhiều bí ẩn. Nhà hoạ sĩ đã tài tình tạo cho người xem mỗi người nghĩ về ý nghĩa nụ cười đó một cách khác nhau, và khiến gây tranh cãi. Đó là người chiêm ngưỡng đang đoán đọc tư tưởng người trong tranh. Nhưng mà tại sao tôi phải dài dòng như thế làm gì nhỉ?

– (Th): Chú không chịu, sau cháu không có đón chú!

– (T cười): OK! … Thì phải chịu thôi!

– (Th): Chú có thấy điểm đẹp là không phải ta vẽ lên, mà đẹp là ta có một niềm vui không? Đấy là điểm đẹp mà cô chú đã có được trong thành phần gia đình, có nghĩa là rất đẹp, vì không có phải như nhiều gia đình khác, vừa lo, vừa buồn, vì những chứng bệnh. Còn các người mà đã không phải vẽ, lại còn biết những điều làm cha mẹ chỉ bảo cho con cái, thành những đứa trẻ rất là ngoan, có đạo đức, chứ nhiều nhà con trẻ ngoan thì có ngoan, nhưng lại khiếm khuyết về mặt đạo đức, chỉ nói về việc cầu nguyện thôi, thì có rất nhiều trẻ em hầu như cha mẹ không quan tâm cho con cái mình về mặt này, thì thua rất thua! Cho nên cháu nghĩ là ta đang có được bức tranh đẹp về mọi mặt. Chú có vui không? Nếu thấy vui là …

– (T cười): là phải chuẩn bị “nuôi ơn gọi”!

– (Th): Lần này cháu tha chú, vì chú cũng có mặt trúng! Chỉ không trúng với điều cháu muốn đề cập tới thôi! Chú có thấy vui … không?

– (T): Vui chứ! Nói thực nuôi ơn gọi không phải là việc khó làm! chỉ kiếm khó thôi! chứ giúp người khó khăn hơn  mình, nhất là người nghèo, khổ ở VN thì chỉ sợ mình không có đủ tiền bạc để giúp thôi, chứ không phải tìm kiếm!

– (Th): Cô có thấy hai đứa cháu nội rất đẹp không?

– (Tr): Tạ ơn Chúa! Bây giờ thì chúng ngoan đấy! Sau thì chưa biết!

– (Th): Đấy là những bức tranh đẹp, ta thấy không cần vẽ, mà còn biết cử động nữa! Còn khó hơn là chú vẽ lửa không nóng. Vậy mà cô chú có được, nên đáng quí … phải không ạ!

(Một chút suy tư: Các bạn trẻ thân mến! Hôm nay Sứ giả của Đức Mẹ muốn nói với các bạn về một bài học, không chỉ vui thôi, mà còn rất hệ trọng nữa! Đó là trách nhiệm và bổn phận làm cha mẹ. Không phải chúng ta chỉ lo cho con cái về mặt đời sống, mà còn phải lo cho con cái trau dồi phần đạo đức nữa! Nói một cách rõ ràng hơn, là phải lấy việc dưỡng dục phần tâm linh của con cái là phần việc quan trọng! Trăm năm so với cái vĩnh cửu ở đời sau không là gì cả! Bởi thế nếu được mọi sự ở đời này, mà mất đời sau, hay thua thiệt ở đời sau, thì cái được ở thế gian này có đáng hay không? Cho nên Chúa đã dạy: “Được lời lãi cả thế gian, mà mất linh hồn, nào được ích gì!” (Mt 16.26). Ngày nay rất nhiều bậc làm cha mẹ, chỉ lo cung ứng cho con cái mọi vấn đề về phần xác, nào là học trường này, luyện môn kia, thậm chí nhiều đứa trẻ, bị các môn học, ngành chơi, theo ý của cha mẹ, mà bị quay như chong chóng! Có những em vô được đại học là bị “stress” nặng, đến thành ra hư hoại thần kinh! Ngày nay giới trẻ bị chứng bịnh trầm cảm rất nhiều, mà các bậc cha mẹ không nhìn thấy nguyên nhân! Lại cũng có nhiều thanh niên thành công mà chán đời, hoặc tính khí trở nên thất thường. Kẻ thành công nhưng tính tình bịnh hoạn sẽ tác hại đến đời sống của những người chung quanh, nhất là đối với những ai có tương quan gần gũi như liên hệ vợ chồng, con cái, xa hơn nữa là những tương quan trong đời sống xã hội! Tất cả những tay lãnh đạo độc tài, phát xít, ác độc và nham hiểm, đều là những kẻ mắc bệnh về tâm thần, mặc dù có tài, hay gặp hên trong một khúc quanh của định mệnh. Nói tóm lại: Các con trẻ cần được cha mẹ săn sóc kỹ hơn về mặt tâm linh và tình cảm, hơn cả các lãnh vực thuộc trí năng, hay bản năng.)

 

  1. Trong cuộc đời các bạn, khi nào bạn cảm nghiệm được sự Chúa, Đức Mẹ làm cho mình, mà mình không cắt nghĩa được, thì đó là “Ý Nhiệm Mầu”!

– (T): Tôi sắp đi dự Hội nghị Huynh Đoàn Đa Minh toàn quốc, cô nghĩ trong kỳ Hội Nghị này có gì trục trặc không ạ?

– (Th): Cháu chỉ phỏng đoán thôi, song trước hết cháu xin Đức Bà cho chú đi về bình an, đó là điều cháu có thể làm được!

(Sở dĩ cô nói thế là vì cô biết căn bệnh của tôi nó có thể khiến tôi đổ xuống bất cứ lúc nào, như nó đã từng. Nhất là tới một nơi ở vài ngày để chỉ làm việc về tinh thần, mà phương tiện không như ở nhà. Nhưng tôi biết là có bàn tay của Đức Mẹ ban cho mình sự bình yên! Sở dĩ tôi có thể nói việc Đức Mẹ ban cho tôi như thế, cũng là để chứng minh cho những người cho việc liên lạc giữa chúng tôi với TGTL bằng phương tiện thuần túy Á Đông, là bàn cơ, không phải là việc của ma quỉ như họ nghĩ! Trong Sứ Vụ Tình Thương của Mẹ, chúng tôi có kể việc cha Aldré Althoffer năm 1962, được Đức Mẹ cho phép đặt 80 câu hỏi về 36 ĐB. ở La Salette, ngài cũng cho hay là việc trao đổi với Đức Mẹ của ngài cũng qua trung gian một LH. Nhưng LH. này không tiết lộ tên tuổi, và ngài không cho biết phương tiện. Trước đây chúng tôi cũng đã trình bày sơ qua là việc thông tin giữa hai thế giới hửu hình và vô hình có nhiều phương tiện, tùy nơi và tùy lúc Chúa, Đức Mẹ dùng, chứ không hẳn cứ phải là sự hiện hình. Nhất là để thực hiện một công việc về viết lách lâu dài và bền bỉ như công việc tôi đang làm! Khoảng mươi mười lăm năm trước, tôi có đọc tiểu sử về chị Vassula Rayden, từng là một người mẫu được Chúa Giêsu dùng làm sứ giả hòa giải giữa Chính Thống Giáo và Công giáo, thì cũng biết đại khái là không thể hiểu được về cách dùng người của Chúa và Đức Mẹ. Mới đầu tôi cũng rất ngạc nhiên và không tin lời cô Thủy nói tôi đã được Đức Mẹ chọn. Tôi có gì để xứng đáng được sự tuyển chọn này đâu. Lâu dần thì xuất hiện trong đầu tôi ba điểm: Một là Cha Quy có lần về cho hay cô là Sứ giả của Đức Mẹ; Hai là từ lâu, tôi vẫn cầu xin Chúa cho tôi làm “khí cụ bình an” của Chúa” đến với mọi người, cho dù chỉ là một khí cụ cùn, nhụt! và Ba là tôi nhớ trong Tin Mừng có lần trong khi cầu nguyện Chúa Giêsu có nói lời cảm tạ với Chúa Cha rằng: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.” (Lc 10, 21). Thì tôi chỉ có thể nghĩ rằng Chúa và Đức Mẹ vì tình yêu thương vô bờ bến, thế nên: “Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi.” (Mt 12, 20a). Và tôi tin rằng: mỗi người, Các Ngài dùng mỗi cách, sẽ chẳng có cách nào giống hệt cách nào! Vậy trong cuộc đời của các bạn, hễ khi nào bạn cảm nghiệm được sự gì Chúa, Đức Mẹ làm cho mình, mà mình không thể hiểu, hay cắt nghĩa được, thì chỉ có một mệnh đề có thể nói lên tất cả ý nghĩa của sự việc xảy ra cho mình: Đó là “Ý Nhiệm Mầu”! Trở lại việc cô Thủy đang nói):

– Cháu đoán có thể là không trúng, song cháu biết lần hội nghị này rất là gay cấn, và có nhiều v/đ bàn cãi sôi nổi. Ý chú cho cháu biết là chú có ý xây dựng điều gì tôt hơn không ạ?

– (T): Thì cũng có chút ít … cô Thủy ạ!

– (Th): Nếu có cơ hội, cháu nghĩ chú nên vì Dòng Ba mà nói cho thật rõ ràng, điều chú đang để trong đầu. Rất nhiều người vô dòng chỉ biết có việc đọc kinh thôi, chứ không biết gì khác! Chú nghĩ như vậy có đúng không?

– (Th): Tất nhiên, Thánh Phụ Đa Minh không có ý chỉ lập hội đọc kinh, mà ngài lập ra dòng đi loan báo Tin Mừng về Nước Trời cho hết mọi người được biết! Thế nào là biểu tượng trong giấc mơ của một bậc hiền mẫu thánh thiện về hình ảnh con chó ngoặm bó đuốc và chạy đi khắp các nơi, khi Thánh Đa Minh mới chỉ là cái bào thai trong bụng mẹ.

– (Th): Cháu nghĩ là chú nên làm điều mà Thánh Đa Minh muốn! Cháu chúc chú thành công!

– (T): Cám ơn cô đã quan tâm! Xin cô cầu nguyện giùm cho.

 

Thứ Ba, ngày 10. 10. 2017 (Sau thủ tục chào hỏi như thường lệ)

  1. Cho dù việc làm của người cha, có ảnh hưởng không tốt, hay tổn hại đến bản thân mình, thì làm con cũng không nên oán hận, mà xa Chúa! Vì dù sao ông ấy cũng là người cha đã sinh ra mình, chưa kể còn vô cớ mắc tội với Chúa.

– (Th): Cháu chào chú! Hôm nay cháu chúc mừng sinh nhật của cô. Cháu mong rằng năm nay cô sẽ gặp được nhiều điều vui vẻ hơn. Cháu nghĩ là cô sẽ nghe được lời chúc của cháu!

– (T): Cô có điều gì mới lạ, hay tâm sự gì cô định nói với nhà tôi, xin mời cô nói trước đi!

– (Th): Tâm sự thì cháu chưa nói được, vì cô không có ở đây! Cháu có nghe được cô với mẹ cháu nói là tơi kỳ các em cháu phải đóng tiền xã hội (cô dùng từ sai, đây là tới kỳ đóng thuế năm, vì hai người đi làm thì lợi tức hơi cao. Cô Thủy hỏi): Như vậy có thể rất thiệt thòi không? Cháu đề nghị, ta thử bàn về vấn đề này xem sao? Chú nói trước đi!

– (T): Tôi nghĩ chính sách về an sinh xã hội của Úc, tất nhiên có liên quan với việc đóng thuế của người đi làm, tương đối là công bằng, chứ không có gì gọi là thiệt thòi cả! Tất nhiên là tương đối thôi, vì là thế gian mà! Chúng ta sẽ chẳng tìm kiếm được cái gì tuyệt đối ở trần gian cả! Nhưng dù sao cũng hơn chính sách an sinh xã hội ở nhiều nước trên thế giới! Nhất là cứ nghĩ tới VN.

– (Th): Trường hợp cô chú đều có đi làm, đóng thuế mấy chục năm rồi mới nghỉ hưu, thì cháu miễn bàn! Ta chỉ lấy trường hợp điển hình như mẹ cháu có ba người con, vậy theo chú thì mẹ cháu có may mắn, hay ba người con của mẹ cháu may mắn? Xin chú cho biết suy nghĩ chính xác của chú?

– (T): Tôi không học về tài chánh và sự điều phối về chính sách của nước Úc, thì làm sao tôi có thể nói cho cô sự suy nghĩ của mình cách chính xác được! Tôi chỉ biết đại khái là nước Úc người ta cần thu thuế để phải nuôi những người già, ngay cả những người chưa kiếm được công ăn việc làm, cũng phải nuôi họ và lo kiếm việc cho họ nữa, nếu họ không tự kiếm được việc để làm. Nước Úc còn lo cho những người bệnh tật ốm đau, có bệnh viện, có bác sĩ để chăm sóc sức khỏe cho dân nói chung, rồi còn rất nhiều dịch vụ khác một quốc gia cần phải có tiền để chi, thí dụ: Giáo dục, vệ sinh, cảnh sát để bảo vệ đời sống công cộng, các bộ lo về cầu đường, ngoại giao, quân đội để cần khi hữu sự, và nhiều vấn đề khác v.v… Vậy bổn phận nguời dân là phải đi làm và đóng thuế đầy đủ. Nếu trốn thuế, hay đóng thuế không đầy đủ, thì tất nhiên là có lỗi! Tôi chỉ có thể trả lời cách chung chung vậy thôi! chứ bất kỳ vấn đề nào nằm ngoài khả năng chuyên môn của mình, thì mình không thể ung dung tự tại, mà cắt nghĩa hay giải thích được! Mong cô hiểu cho!

– (Th): Cháu cám ơn chú! Thế còn mẹ, con biết mẹ có điều muốn hỏi, vậy mẹ nói đi!

– (B.Q): Mẹ hỏi con trường hợp của ông Khiêm, xảy ra mấy năm nay với chuyện ông ấy bị đi tù, thì sự sai trái của ông ấy mình không tính! Nhưng nghe đâu có mấy đứa con nó không bằng lòng ông ấy về chuyện gì đó, mà bỏ cả đi lễ, lại còn trách ông ấy nữa! Thời gian qua ông ấy cũng hay giúp các hội đoàn. Vậy nay ông ta gặp nạn thì mình có nên cầu nguyện cho ông ấy không?

– (Th): Chú Tâm! Chú nghĩ xem ta phải làm sao?

– (T): Cầu nguyện cho tha nhân là một nghĩa cử bác ái, thì cứ việc làm chứ có gì sai trái đâu! Còn việc đóng thuế hay thiếu thuế của ông ấy, thì chính phủ đã tính với ông ấy! Cũng vậy, việc ông ấy lỗi phạm đối với Thiên Chúa, cứ cho là về đức công bằng đối với xã hội trong việc trốn thuế và hợp tác với VC để làm giàu đi chăng nữa, thì sau này về Chúa tính với ông ta hay không, nhiều hay ít, là việc của Chúa, ta không cần phải nghĩ tới cho tâm trí được thảnh thơi! Đó là suy nghĩ của cá nhân tôi! Vả lại ta có bận tâm tới những chuyện đó, thì ta cũng đâu có quyền được giải quyết. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm qua việc làm của ông, thì ta phải tránh, đừng bao giờ hành xử giống như vậy, khi biết rằng trước pháp luật việc đó đã mang hại tới bản thân là không tốt! Còn con cái ông nếu như có người không đồng thuận với cha mình về điểm nào đó, mà không đi lễ, thì người con đó tự làm thiệt hại về nhiều mặt cho chính họ, nhất là về mặt tâm linh, nên sửa sai, hơn là cố chấp trong chuyện này! Nhất là cha mình đã bị ở tù là điều ông đã khổ sở lắm rồi! Làm con không nên cư xử với cha mình như vậy! Cho dù vì việc làm của cha có ảnh hưởng không tốt, hay tổn hại đến bản thân mình, thì cũng không nên! Vì dù sao ông ấy cũng là người cha đã sinh ra mình.

(Còn tiếp)