- Khi viết Thánh nói, thì con cũng cho họ biết là Thánh nào nói, đó là bổn phận của con, còn họ có tin hay không thì tùy họ. Nếu tin thì tốt cho họ, còn họ không tin, thì mình cũng có mất mát gì đâu!
– (Th): Cháu phải đi đến một nơi để xin ơn về một chuyện mà mẹ cháu muốn hiểu!
– (T, cười): Cô lại vòi Chúa, hay Đức Mẹ … bắt các Thánh phải làm việc … vui thật đấy!
– (Th): Cháu đến một chỗ rất là … (cô bỏ lửng) … Cháu được Chúa cho phép đi mời một vị Thánh về, để cháu đón ngài vào … Chú biết không, ngài không muốn đi đâu, cháu phải năn nỉ ngài mới chịu đi. Con mong rằng mẹ đừng nói, hay hỏi gì! để nghe Ngài nói!
– (Thánh): Tôi đến, hai người có ngạc nhiên không?
– (T): Chúng con chưa biết Thánh là ai, mà Thánh đã đến …thì phải ngạc nhiên thôi!
– (Thánh): Anh có nghĩ tôi là một chức vị Chúa không có cho, hay tôi là kẻ tự nhiên bay vào đây không?
– (T): Dạ con đâu dám nghĩ cách vô phép như vậy được! Chỉ là chúng con muốn xin phép được biết đích danh vị thánh nào mà mình được phép tiếp rước!
– (Thh): Chúa cần đến ai, thì người đó phải vâng lời! Còn anh đã nghĩ tôi là Thánh, thì tại sao lại còn nghi ngờ gì mà hỏi tôi là ai? Ý anh muốn tôi phải xưng danh, tôi nghĩ là chỉ có đến trước mặt Chúa thì anh hay tôi sẽ phải thưa Chúa con là … v.v và v.v… Còn anh cũng muốn bắt chước Chúa hỏi tôi là ai phải không?
– (T): Thưa Thánh, con đâu dám làm chuyện vô phép, bất kính thế! Chỉ là con đang làm việc Đức Mẹ muốn con chép lại các sự việc Tâm Linh, mà Mẹ muốn cho trước là con được biết, rồi sau nữa, nếu như ai muốn tìm hiểu về TGTL để biết mà sống tốt hơn, thì có lợi cho họ, nhưng để cho họ tin, thì vẫn biết là khó, tuy vậy con vẫn phải cố gắng viết sao cho có nguồn có gốc, hoặc nói thì phải có sách, mách có chứng, thí dụ khi con viết Thánh nói, thì con cũng cho họ biết là Thánh nào nói, đó là bổn phận của con, còn họ có tin hay không thì tùy họ. Nếu tin mà giữ các lề luật của Chúa, nghe lời các Thánh khuyên bảo, thì tốt cho họ, còn bằng như họ không tin, thì mình cũng chịu thua thôi Thánh ạ! Lại nữa, nếu như Thánh nào khó quá, không cho con biết tên, thì con cũng xin vâng thôi! Chứ con không dám trách đâu ạ! Ý con là như thế, mong Thánh hiểu và thông cảm cho con!
– (Thh): Nghe anh nói cũng hợp lý! Tôi cho biết tôi là người trông nom anh.
- 809. Thánh Cả dạy: Thứ Nhất khiêm tốn, chịu đựng. Bảo con cái dạy con trẻ bằng sự yêu thương, không được làm chúng sợ! Người lớn thì tùy khả năng đem Chúa đến với những người kém may mắn.
– (T): Lậy Chúa, con cảm ơn Chúa đã cho con được gặp Thánh Quan Thày của con. Con mừng lắm! Con xin cúi đầu hết lòng tôn kính Thánh Cả Giuse là Thánh Bổn mạng của con! Con xin Thánh có điều chi, xin chỉ dạy cho con, con hết sức thi hành theo sự chỉ dạy của Thánh ạ!
– (Thh): Chưa đâu, tôi hỏi sức khỏe của anh ra sao?
– (T): Con thì … tuy không lấy gì làm khỏe, nhưng con nghĩ cũng đủ để làm việc Đức Mẹ trao phó! Đức Mẹ chữa cho con không có bị thành đứa tàn tật là quí lắm rồi! Thánh Cả xem, nếu mà con bị tàn phế theo đúng như bệnh của con từ suốt mấy năm nay, thì con đâu còn thi hành được lời hứa với Đức Mẹ được nữa! Cho nên, chuyện không có sức khỏe, con nghĩ cũng là điều tốt cho con thôi! Bởi nếu khỏe như ngày trước, thì làm sao con sớm được về gặp Thánh Cả … Thánh Cả nghĩ có đúng không?
– (Thh): Tôi thấy anh nói như vậy là anh đã rất sẳn sàng rồi phải không?
– (T): Câu Thánh Bổn mạng hỏi con, thật là khó cho con trả lời! Con làm sao dám nói là mình đã sẵn sàng chứ! Thứ nhất tiêu chuẩn thế nào là sẵn sàng, con còn chưa biết! không khác nào con đường tới đích, con còn chưa thông, lại thêm sự yếu đuối của thân xác, điều nên làm thì không thích làm, điều không nên làm, thì cứ hay vấp phải! Tóm lại chỉ còn có một chữ “thích” thôi! Thì con biết là đâu có đủ! Nhưng Thánh biết không, con người càng sống lâu thì càng lỗi phạm chứ có ích gì! Bởi vậy con chỉ mong Đức Mẹ, với Thánh Cả thương mà bù đắp cho những khiếm khuyết của con, bằng cách ban ơn cho con nhiều, ngăn ngừa và đề phòng cho con nhiều, để con sống mà nên tốt, rồi làm cho xong việc Đức Mẹ giao. Con mà được như thế, là cuộc đời của con nghĩ đã được Chúa, Đức Mẹ, Thánh Cả thương hết sức thương rồi! Không còn mong gì hơn nữa!
– (Thh): Con chưa cần gặp Ta đâu! Bây giờ trước mắt, Ta chỉ bảo không phải cho riêng con, mà là chung cho nhiều người hai điều: Thứ Nhất, muốn trở nên tốt thì tự bản thân phải học khiêm tốn, chịu đựng đối với mọi người trong gia đình, con cháu, rồi ra tới ngoài xã hội. Đồng thời cũng phải khuyên bảo con cái, dù là con gái, con dâu, con trai hoặc con rể, phải ôm con trẻ vào lòng mà dạy dỗ chúng bằng sự yêu thương, chứ không được làm cho chúng sợ hãi! Còn người lớn thì tùy khả năng đem Chúa đến với những người kém may mắn, tùy vào sự việc mình gặp trong cuộc đời của mỗi người. (Chú Thích: Thánh Cả Giuse dạy “đem Chúa đến với những người kém may mắn” là giúp cho họ những sự họ thiếu thốn trong khả năng mình có).
- 810. Thứ Nhì: Bất cứ làm việc gì, nếu có sự bất công đều có hại cho tha nhân. Ông này trước có làm việc từ thiện, song việc làm này còn có ý nghĩa là làm lợi cho mình nhiều hơn cho người khác! Cần phải suy nghĩ!
– (Thh): Thứ Nhì: Còn về chị (Ý Thánh cả nói với chị Quý, vì hôm nay H. Trinh không có mặt, vả lại chị Quý đang có điều thắc mắc. Thánh đang nói:) tôi cho chị biết, bất cứ là việc làm của ai, dù là buôn bán, hay làm dịch vụ, nếu mà có sự bất công, tức là cũng như làm thiệt hại đến nhiều người khác, thì vẫn có lỗi với Chúa! Nếu nặng thì là tội! Còn muốn cho con cháu tốt, thì Chúa có cách làm của Chúa, nhưng họ có cho Chúa đến hay không, thì lại là chuyện khác! Ông này trước có làm việc từ thiện, song việc làm này còn có ý nghĩa là làm lợi cho mình nhiều hơn cho người, mong là hai người tìm hiểu thêm về ý nghĩa này. Tôi đi đây!
– (T): Chúng con rất cảm tạ sự chỉ dạy của Thánh Cả!
– (Th): Trước khi chú có điều gì cần hỏi cháu, thì xin đợi đã, vì Thánh Cả muốn chú nói rõ hơn cho mẹ cháu hiểu thêm!
– (T): Tôi nghĩ để vâng lời Thánh Cả, chúng ta thảo luận chung! Mời chị Quý cho biết ý kiến của chị trước đi ạ!
– (B.Q): Tôi nghĩ ông ấy mỗi lần làm việc từ thiện là đem tiền bạc của mình ra mà giúp cho hội đoàn, hay là ủng hộ một sự quyên góp nào đó cho người nghèo, thì là mất đi, chứ làm sao ông ấy có lợi được, nhưng mà Thánh nói thì mình phải nghe thôi! Đâu có phải ông ấy bỏ ra một đồng, để thu về hai đồng, hay ba đồng đâu mà có lời, anh Tâm nghĩ có phải không ạ?
– (T): Cứ bình thường thì mình không dám xét đoán người ta, nhưng Thánh nói, là Thánh biết chị ạ! mặc dù bề ngoài thì ta thấy ông không xấu, một con người nhã nhặn, tươi cười, tham gia rất nhiều hội đoàn, đoàn thể, và hễ có dịp cộng đồng tổ chức hay tiệc gây quĩ nào ta thấy ông cũng có mặt, và có mặt là có đóng góp. Như thế ông là người tốt đúng không?
– (B.Q): Đấy, anh cũng thấy vậy, chứ nào phải tôi nói!
– (T): Nhưng Thánh bảo mình nên tìm hiểu, thì chắc vấn đề không như ta thấy! Bây giờ mình đặt v/đ ngược lại: Nếu ông Khiêm là một người tốt thì tại sao ông bị police cứ tới nhà viếng hoài, ít nhất chúng ta biết, mọi người ở đây biết là trong vòng hai năm trở lại. Police có khi tới nhà ông làm việc cả ngày, hoặc có dạo từ ngày này sang ngày khác! Bây giờ trong khu xóm mình đang sống, bỗng nhiên có nhà nào Police cứ tới hoài, thì dư luận nói sao về nhà đó chị?
– (B.Q): Người ta nghĩ chắc trong nhà đó có ai làm chuyện phi pháp … phải không?
– (T): Chị nghĩ có lẽ đúng! Ông Khiêm thì người ta đoán được là công việc ông làm ăn mấy chục năm nay là trốn thuế, hay lậu thuế. Dịch vụ làm ăn của ông có tính cách liên bang, có nghĩa là còn có nhiều địa điểm khác trên nước Úc. Ông có nhân viên đặt tại Việt Nam. Ông có bảng hiệu công khai về việc chuyển tiền và lo các dịch vụ về giấy tờ du học, di trú v.v… Như vậy công việc của ông phải có liên hệ với Việt Cộng. Bản chất của Việt Cộng nói một cách đơn giản là một tụi ăn cướp, nhưng thành đảng, thì gọi là đảng cướp. Vậy một người tốt thì không bao giờ lại liên hệ với những kẻ xấu, huống hồ là bắt tay với một đảng cướp, mà là đảng cướp khét tiếng! Sự liên hệ ấy chắc chắn CS phải có lợi nhiều! Nếu không, nó không để cho ông có cơ sở làm giàu được suốt mấy chục năm! Như vậy câu chúng ta nói “ông là một người tốt” cần được xét lại! Chúng ta vẫn không có quyền lên án, mà chính quyền Tiểu Bang đã lên án ông rồi! Vì chỉ có nhà cầm quyền mới có đủ bằng chứng kết tội ông, chứ không phải chị, cũng không phải tôi! Đến bây giờ thì ai cũng biết tội của ông là tội lậu thuế. Như ở trên chúng ta đã bàn: Mình sống trên một đất nước chính phủ lo cho mình về mọi mặt, mà mình kiếm được tiền trên đất nước ấy, nhưng lại không đóng góp vào xã hội, thì bất công. Thánh Cả nói: “bất cứ là việc làm của ai, dù buôn bán, hay làm dịch vụ, nếu đã có sự bất công, tức là làm thiệt hại đến nhiều người khác, thì vẫn có lỗi với Chúa! Nếu nặng thì là tội”. Ông lại làm ăn với CS là kẻ thù của dân tộc. CS với bè nhiệm, hay hội kín, hay Tam điểm trong Sứ Vụ Tình Thương của Mẹ, chúng ta biết, chúng đều là tiền hô của Quỉ vương. Bởi thế người Công giáo cũng gọi Việt Cộng là kẻ thù, vì người Công giáo không thể đứng ngoài Dân Tộc được, mà phải chia sẻ ngọt bùi, cùng với những thương đau của dân tộc mình. Là người Việt Nam, chúng ta cùng chung một dòng sinh mệnh, tức cùng nổi trôi với định mệnh dân tộc Việt. Nhưng có điều chúng ta cần phải phân định là chính vì coi Việt cộng là kẻ thù, chúng ta mới lại cần phải cầu nguyện cho kẻ thù, vì đó là điều Chúa dạy! Để một ngày kia, mong rằng họ biết ăn năn đền tội, thì chắc dân tộc mình sẽ tha, mà Chúa cũng đòi hỏi họ phải biết ăn năn đền tội, thì Chúa cũng mới tha, vì tội ác của họ nói theo ngôn ngữ nhân gian là đã thấu tới trời! Chị có còn ý gì khác nữa không?
– (B.Q): Nhưng mà ông ấy cũng làm việc thiện nhiều, không thể bù được hay sao?
– (T): Được chứ chị! Chúa rất công bằng vô cùng, bởi thế nếu ai giúp cho những người nghèo khổ, đau yếu, tù đày thì hãy nghe Chúa nói đây: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 31-46). Nhưng chắc chị đã nghe Thánh Cả nói: “Ông này trước có làm việc từ thiện, song việc làm này còn có ý nghĩa là làm lợi cho mình nhiều hơn cho người”. Việc này chỉ có ông ấy biết! Thánh Cả biết! Chúa biết! Vậy hãy để sau này về Chúa xét, chứ chị và tôi đều không tới lượt phải xét! Chị không có buôn bán, tôi không làm dịch vụ, nhưng nhờ quảng cáo chúng ta biết mua món hàng này, hay chạy dịch vụ kia ở đâu. Quảng cáo thì phải tốn tiền. Và ngày nay những người làm ăn họ nghĩ ra được nhiều cách quảng cáo lắm! Làm việc thiện cũng là một cách những con buôn họ dùng nó để quảng cáo, và còn có thể lấy lại được tiền của chính phủ nữa đấy, nhưng tôi nghĩ là mình nên chấm dứt ở đây.
– (Th): Cháu cám ơn chú đã thảo luận rất tốt, vì trước khi gặp chú trong buổi nói chuyện hôm nay, cháu thấy được trong đầu mẹ cháu cứ vướng bận không đâu về chuyện của ông này, mà cháu không có thời gian để làm cho mẹ cháu hiểu, nên cháu xin phép Chúa để được mời Thánh Cả về. Cháu lại biết nếu Thánh Cả không về, thì chưa chắc chú đã chịu cắt nghĩa cách rỏ ràng như thế! Có khi chú chỉ phớt qua vì coi là không phải việc của mình, như lúc đầu chú đã nói! Bây giờ chú có v/đ gì xin chú cứ đưa ra để thảo luận đi ạ?
- Thế gian ngày nay không còn như trăm năm, ngàn năm về trước nữa! Ai cũng có đầy đủ phương tiện truyền thông, chỉ là họ dùng truyền thông vào mục đích gì mà thôi!
– (Th): Cháu nói trước là bất cứ vấn đề gì nếu cháu thấy cần, cháu có thể mời một vị Thánh nào đó về để cho chú được thỏa đáng! Nhưng cháu có một yêu cầu chúng ta nên ưu tiên một cho những vấn đề về tâm linh, để cùng chia sẻ cho mọi người, chú đồng ý không ạ?
– (T): Ngay chuyện cô nói là mình cần chia sẻ cho mọi người, vậy tôi xin hỏi cô những v/đ thuộc TGTL mà mình nói chuyện với nhau, cũng như những khi Chúa, Đức Mẹ, các Thánh về chỉ dạy, tỷ như Thánh Cả nói hôm nay đây … thì cô nghĩ mình có nên phổ biến không?
– (Th): Cháu nghĩ việc làm của Đức Mẹ là muốn ta siêng năng cầu nguyện cho người chết, bản thân ta thì đời sống được thăng tiến hơn về mặt đạo đức. Cháu nói việc đạo đức đây không phải như các cụ ngày trước quan niệm, là chỉ ở bên trong khuôn viên nhà thờ, mà như điều Thánh Cả vừa về chỉ dạy, tức là ta quan tâm nhiều hơn tới việc đem Chúa đến với tha nhân! bằng mọi cách. Cháu nói mọi cách có nghĩa là chỗ này, ta làm cách này, chỗ khác có khi phải dùng cách khác. Có khi ta dùng tiền của để đem tới cho người khó nghèo, để làm sáng danh Chúa, và nhờ đó họ nhìn thấy Chúa qua cách cư xử của ta. Cũng có chỗ ta phải dùng lời nói. Lại có nơi thì ta phải dùng ngòi bút v.v… nghĩa là Thánh Cả vừa bảo là tùy khả năng, tùy phương tiện mỗi người có, để thực thi Lời Chúa. Riêng trường hợp của chú, thì trong môi trường suốt mười mấy năm sinh hoạt, chú đã chinh phục được nhiều tâm hồn, được nhiều người mến mộ, tuy vậy đời vẫn là chợ, nên tiếng gọi nhân gian nói nó là cái chợ đời. Người trong chợ rất ô hợp, lại ai cũng có cái tôi của mình. Cháu nói điều này hễ không phải chú cứ cho là mình bàn chuyện phiếm, chứ đừng nghĩ ngợi nhé! Hồi đó chú bỏ lơ bốn tháng, không gặp cháu chú nhớ không? Ngày hôm nay, người ta đang coi chú như là thần tượng, nhưng nếu họ chỉ vì một điểm nào đó chú đụng phải cái tôi của họ, là họ chẳng muốn nghe chú nói nữa! Rồi khi họ vin vào được một điểm tựa nào đó, là họ lập tức bẩy cho thần tượng phải xụp! Cái mà họ dễ vin vào nhất, khi chú nói chuyện về TGTL là họ cho rằng chú bị ma quỉ sai khiến! Cháu nói rồi! chú đừng nghĩ ngợi nhé! cứ coi là mình bàn chuyện phiếm thôi! Nhưng mà khi họ nghĩ về chú như thế, thì phản ứng của họ sẽ ra sao? Cháu là người của TGTL mà cháu còn nghĩ là khi thần tượng xụp đổ, thì ta không có chỗ để rút!
– (T cười): Tôi tháo chạy trước cô cơ! Vì vậy tôi mới hỏi cô hôm nay đó!
– (Th): Cháu nghĩ chú đưa lên cho thế giới, coi ai được sự đánh động trong lòng họ, thì bản thân họ được nhờ vào chính những sự việc mà Chúa, Đức Bà dạy, và họ sau này sẽ được gặp Chúa sớm hơn! Còn các LH. thì được ơn nhờ vào sự có nhiều người cầu nguyện, nên cũng sớm được vui. Còn ai không lo làm những việc tốt, thì sẽ bị thiệt thòi, khi đó chẳng có thể vin vào sự tôi không biết! Thế gian ngày nay không còn như trăm năm, ngàn năm về trước nữa! Ai cũng có đầy đủ phương tiện truyền thông, chỉ là họ dùng truyền thông vào mục đích gì mà thôi! Sau hết, cháu nói chú, không phải là mình sợ, vì Chúa, Đức Bà, Thánh cả, và ngay cả Thánh Đa Minh cũng đã nói cho chú nghe rồi là: Nói Sự Thật, ta không việc gì phải sợ! ai nghe thì tốt cho họ, ai không nghe, mặc họ! Chúa nói mà người nào đã không thích, họ còn không muốn nghe, thì chú có là gì đâu mà phải lo lắng? Tuy nhiên, Chúa cho ta sự khôn ngoan, thì ta cũng nên đề phòng kẻ xấu, nhiều khi họ dựa vào sự chẵng đâu ra đâu mà làm trở ngại công việc của Đức Bà, nghĩa là khiến cho sự việc của mình không thể tiến hành. Cháu nói vậy, chú nghĩ sao?
– (T): Tôi nghĩ là cô nói đúng! Và đương nhiên là tôi đồng ý với cô! Và cũng có nghĩa là mình cứ làm như vậy, y như mình đã làm.
(Còn Tiếp)