Vẫn thứ Hai ngày 01 tháng 9 năm 2008
- Đối với Chúa, không ai là chết oan hết!
– (Th): Bây giờ rất nhiều người chết vì tai nạn, kể cả thiên tai nữa! Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao? Không lẽ các người chết đều tới số cả sao?
– (T): Hôm nay tôi cũng đang định hỏi cô chuyện này, thật là trùng hợp! Vậy nhân tiện đây, xin cô cho biết ý kiến về vấn đề “Trong cuộc sống, có nhiều người cho rằng con người sống chết là do số mệnh, nhưng cũng có người không nghĩ như vậy”. Cô có thể nói gì về việc này không?
– (Th): Để cháu đi hỏi Đức Bà (ít giây sau, cô thủy cho biết:) Cháu hỏi, Đ. Bà bảo họ là những người Chúa giận, vì họ sống cách rất tội lỗi. Đặc biệt khi xưa Chúa giận, Chúa còn phạt cả một thành bị thiên tai. Vì vậy, nhiều khi Đức Bà cứ phải xin Chúa tha, và còn bảo ta cầu xin cho họ bớt phần Chúa phạt. Chú hiểu không ạ? Nếu chú có điều thắc mắc, xin cho biết?
– (T): Nếu như thế, số người chết vì thiên tai không phải vì họ tới số, mà là do tội lỗi của con người sao? Cứ theo cách nói của số đông trên trần gian thì cái gì cũng có số cả! Nếu bây giờ ta bảo “không có số mệnh” sẽ có nhiều người cãi tới chết, họ cũng cãi. Tất nhiên cũng có những người không nhận “con người tội lỗi của mình”, cho là họ bị vạ lây giữa đám đông tội lỗi kia. Thực ra chẳng ai là không có tội, chỉ là chuyện ít nhiều và nặng nhẹ thôi!
– (Th): Mỗi người đều có sổ riêng, và Chúa sẽ xét từng người. Đừng có lo bị chết oan! Chẳng có ai oan cả! Còn điều này nữa: Khi tất cả những người vượt biên đến được trại tỵ nạn, thì họ hiểu rằng đây chỉ là nơi ở tạm, vì vậy, nếu có ai được phái đoàn nhận cho đến đệ tam quốc gia sớm, thì họ mừng lắm, không có ai khiếu nại tại sao tôi lại phải đi sớm. Người ta quên rằng: Đời này cũng chỉ là đời tạm!
Cháu còn nghĩ là chúng ta phải hiểu sâu hơn nữa là: Dù cho cầu xin hay sờ chân Chúa. Thậm chí khóc than, hối hận, thương Chúa chết vì tội lỗi loài người, nhưng vẫn cứ không cho Chúa ngự trong lòng, là cứ thường xuyên phạm những lầm lỗi do lòng ghen ghét, do chuyện tiền bạc, công danh, không chia sẻ cho những người đau khổ, đói rách, bịnh hoạn, túng thiếu, hoặc người già cả cô đơn… thì vẫn không có điểm đối với Chúa!
– (T): Tôi hiểu, vì Chúa muốn việc làm của ta, chứ không phải chỉ “Lậy Chúa, Lậy Chúa!”, nhưng cô vẫn chưa khẳng định là con người có số mệnh hay không?
(Ghi chú: thực ra cô Thủy đã có lần nói rồi, nhưng vì chuyện “con người có số” gần như bị nhân loại yên trí nó là “định luật”. Người ta còn bảo đôi giầy còn có số, huống chi là con người, mặc dù chỉ là đùa chơi. Lòng người ta vẫn muốn có chỗ để qui trách cái điều người ta không thích nhận lỗi ở phần mình! Cô Thủy còn muốn nói rõ hơn là không chỉ cứ phải là làm điều ác mới thành tội, mà những ai vô cảm, không chia sẻ cái mình có với những người lân cận thì cũng là có tội rồi! Trong Tin Mừng Chúa dạy: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! Lạy Chúa!” là được vào Nước trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi!”(Mt 7,21).
– (Th): Chú đừng lo, cháu sẽ nói tiếp, song phải yên lặng …
(Lúc này, nhà đang dọn cơm, các cháu nhỏ có hơi ồn ào. Có lẽ vì vậy mà sau này, cứ hễ gần tới giờ cơm, thì cô nói “bây giờ cháu phải đi”).
… Con cho mẹ biết, có nhiều giải thích, nhiều chi tiết, song con đề nghị để nhà dùng cơm đã, ăn xong nói tiếp được không? Chú nghĩ sao?
– Vâng, tôi xin đồng ý với cô!
– Cháu đi nhé! Chào cả nhà.
– Chào cô! Xin hẹn gặp lại!
(sau bữa ăn)
- Vấn đề số mệnh (tiếp theo số 439) Bạn hãy đọc kỹ “Bài này” để biết “số Mệnh” có hay không?
– (Th): Câu nói: “Con người được tạo dựng theo hình ảnh Chúa” chú nghĩ đúng hay sai?
– (T): Tất nhiên là đúng! Vì đó là Kinh Thánh nói.
– (Th): Vậy “Con người” có phải là “Robot” tức người máy không?
– (T): Đương nhiên là Không!
– (Th): Tại sao?
– (T): Vì con người không bị “set up”, từ ngữ trong nước bây giờ gọi là “Lập trình”? hay “cài, đặt”? để chỉ phải làm theo những gì người làm ra nó muốn! Trái lại, con người được hoàn toàn tự do và tự làm chủ cuộc đời mình.
– (Th): Đúng vậy! Bây giờ mình bàn rộng ra hơn một chút: Chú cô, mẹ nghĩ đi, Chúa đâu có bảo người ta phải giống như Robot, khi Kinh Thánh nói “ta mang hình ảnh Chúa”, mà Chúa thì như thế nào? Có phải Chúa thì rất Thánh Thiện và hoàn hảo không? Xin cô đóng góp cho vui!
– (Trinh): Chúa cho con người “tánh bản thiện”, nhưng con người không giữ! Cứ làm theo ý riêng mà đa phần là điều không tốt, không theo ý Chúa!
– (Th): Như vậy thì rõ ràng là Chúa không “set up”, không “an bài” để bó buộc người ta phải làm theo ý Chúa! Chúa muốn con người được hoàn toàn tự do, nhưng còn danh từ “Chúa quan phòng” thì chú, cô giải thích thế nào?
– (T): Tôi nghĩ, giống như một đứa bé mới biết đi, cha mẹ của đứa bé biết con mình đi không vững, hay ngã, nên để “phòng” hay ngừa cho nó nếu có bị té thì cũng không gặp sự nguy hiểm, nên một là lót thảm dưới nền nhà, hai là dẹp bớt những đồ vật lỉnh kỉnh, để đứa bé đỡ bị vấp ngã, hay đập mặt vô. Nhưng điều đó không có nghĩa là cấm nó đi, không cho nó chạy, hay cụ thể là không cột chân nó, mà vẫn để cho nó tự do đi theo ý nó. Vậy: Quan=thấy, phòng=ngừa. Chúa thấy trước con người yếu đuối, hay lỗi phạm, nên Ngài ngừa cho ta bằng cách: Ban cho ta có trí khôn, để suy xét, điều nên làm, và điều không nên. Lại cho ta tiếng nói của lương tâm, để ta biết tránh điều xấu, làm điều tốt. Vì vậy, nếu ta ăn uống quá độ, cho thoải mái, ta mang nhiều bệnh tật, thì đừng bảo: Chúa định cho ta phải như vậy! Làm điều xấu, điều ác mà phải lãnh hậu quả, thì đừng nói: Số phận mình hẩm hiu! Cô có cho là đúng không?
– (Th): Cháu thêm: Chúa quan phòng theo ý cháu, còn là “Ơn Chúa”. Chú biết không, Chúa lo cho mọi vấn đề, nếu mà ta cầu xin, trông cậy vào Chúa. Chẳng hạn như Xin Chúa cứu con khỏi mọi sự dữ. Sự dữ là gì? Phải chăng là những tai nạn bất ưng xảy đến ta không muốn chết. Nhưng có nhiều người trong lòng không muốn chết, mà ngoài miệng thì cứ nói là “con muốn chết”, hay “Chúa gọi về”, có người dùng cách nói: “Sẵn sàng xin vâng”. Điều này, nếu ai dối lòng, Chúa đều biết! Tuy không phải là hết mọi người. Cháu lại ví dụ như người bị bệnh nan y, đau khổ, xin Chúa đón về sớm. Chú nghĩ đi, Chúa không muốn đặt ai vào số chết cả! Khi tạo dựng con người, Chúa muốn con người được sống vui, sống hưởng hạnh phúc với Chúa. Sở dĩ cái chết đến với con người như một định luật, vì con người phạm tội. Điều này chú biết rồi! Vậy cháu xin lặp lại: Chúa không muốn đặt ai vào số chết cả! Song cũng không có cách mang cả hồn xác ta về trời hết, vì ta không xứng đáng! Vậy nếu chú là Chúa thì phải tính sao đem về bằng một cách nhẹ nhàng hơn xin cho biết?
– (T): Có phải cô muốn nói là những cái chết vì thiên tai, thì vẫn nhẹ nhàng hơn là chết vì những con bệnh, như bệnh nan y, hoặc liệt giường, đau lâu ngày, phải không?
– (Th): Chú hỏi có số mệnh không? Cháu đang bàn về điều Đ. Mẹ chỉ điểm cho. Vậy mẹ, cô chú hãy tìm hiểu và trả lời cho! Chứ cháu không muốn chú so sánh cách chết nào hơn!
– (T): Tôi đã có nói: Không phải là con người có số mệnh, hay như người ta thường bảo: Số mệnh đã an bài, mà chỉ là vấn đề Chúa quan phòng thôi!
– (Th): Cháu cũng tạm nghĩ là đúng! Song cháu thắc mắc ở điểm: Khi trước có ông Thánh được biết và nói: “Tôi không xứng tháo giầy Ngài” – Thánh Gioan Baotixita trên sông Gioóc-đan – Vậy tại sao ông biết hay thế? Ta thử tìm hiểu thêm. Xin tất cả cùng bàn cho vui!
– (T): Tôi nghĩ: Ông được “Linh Hứng”. Nói cách khác, Ngài được Chúa Thánh Thần tác động. Nhiều vị Thánh trong Cựu ước gọi là Tiên tri cũng vậy!
– (Th): Chú nghĩ đi, các Tiên tri theo như chú biết, thì có khác với nho-y ly-số không?
– (T): Tôi nghĩ: Nho-y lý-số là một khoa tập hợp những kinh nghiệm, chú tâm nghiên cứu về một khía cạnh của “nhân sinh”, ghi chép lâu đời những kinh nghiệm do hiểu biết tích lũy, thành ra một bộ môn, như một môn “khoa học huyền bí đông phương”. Ai chịu khó học hỏi, nghiên cứu tỷ mỉ, thì nói được, chứ chẳng phải do Chúa Thánh Thần tác động. Đời sống con người, và sinh hoạt vũ trụ, có những định luật chồng chéo. Hễ ai chịu quan tâm nghiên cứu, thì sẽ khám phá ra và nói được những điều người thường không biết. Khoa y-học tây phương cũng giống vậy. Ông bác sĩ nhờ học mà nói được bệnh, sau khi xem xét, và quan sát bệnh nhân. Những khía cạnh khác cũng vậy thôi! Chẳng hạn như nhà thiên văn, thầy địa lý v.v… Bây giờ những khoa học về không gian, có thể cho người ta biết trước được nhiều điều.
– (Th): Vậy có một trọng điểm là: Dù là Tiên tri (được linh ứng, hay được thị kiến), cũng là người có xác phàm, có đầu óc. Chú có nghĩ những đầu óc khôn ngoan tuyệt vời, hay đầu óc nảy sinh ra cách kiếm sống, những trí khôn hay đầu óc này có phải là “sự Chúa cho” không?
– (T): Dĩ nhiên, vì không có gì mà không bởi Chúa! Ngay như những điều tôi được biết qua cô … cũng là “ơn Chúa” cho cả!
– (Th): Có một điều rất đơn giản, cháu muốn nói: Chúa quan phòng cho mỗi người một cách khác nhau. Kể cả trí khôn, và sự hiểu biết. Ngay như sự khôn ngoan, người ta cũng chẳng có giống nhau, nên khác nhau ở chỗ tự chọn nơi mỗi con người thôi!
Cháu ví dụ như khi ta muốn xin Chúa, thì cái điều trước tiên đáng người ta cần xin là: Bình An phải không ạ? Song nếu như người ta cứ cãi lộn, cứ ghen tương, thì “sự bình an” của Chúa cũng phải đi chỗ khác chơi thôi!
Vậy ta cứ phải “Khiêm nhường”, và chính điều này đem đến cho ta sự bình an. Chú có đồng ý không?
– (T): Dạ, đồng ý hoàn toàn! Nó cũng như một định luật: Điều kiện để có bình an là khiêm nhường.
– (Th): Vậy thì vấn đề “số mệnh” đã quá rõ ràng! Cho dù Chúa muốn anh A sống lâu, nhưng anh ấy cứ làm những điều cận kề với sự chết, đùa với lửa, chơi với súng đạn, rủ nhau đua xe trên xa lộ, hay trong thành phố về đêm … thì Chúa cũng phải đi chỗ khác chơi thôi! Vậy mà có người vẫn buồn Chúa, giận Chúa, bỏ nhà thờ, bỏ lễ, vì tại sao con tôi còn trẻ quá mà đã bắt nó chết vội thế?
(Kết của lời bàn: Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, trạng huống nào, cô chuyển lời dạy của Đức Mẹ cho ta (vì chính cô đi hỏi Đức Mẹ, như ta đã biết) là: “Hãy cứ “khiêm nhường” nhận tội lỗi, khuyết điểm về phần mình, rồi sự “bình an của Chúa” sẽ đến, cho tâm hồn mình! Cuộc sống thực ra chỉ có sự “Bình an” trong tâm hồn là quí giá nhất thôi! Không phải là những thứ khác như người ta tưởng! Khi có cuộc sống bình an, thì vấn đề số mệnh không còn phải đặt ra nữa!). ***********
- Linh hồn không xác, sao cô biết họ già, trẻ, lớn, bé?
– (Th): Chú có hỏi điều gì khác không?
– (T): Tôi xin đặt câu hỏi: Linh hồn về thế giới Tâm Linh không xác, làm cách nào cô biết người đó lớn nhỏ. Ví dụ: Ông nội tôi qua đời chỉ ngoài 40, trong khi cha tôi ngoài 70 tuổi, ông mới mất. Làm sao cô phân biệt được người nào già hơn người nào?
– (Th): Vì L.H. không xác, nên các điều kiện: già trẻ, sống chết bao lâu, là do Thánh Bản mệnh của L.H. cho biết, nếu mình hỏi. Bình thường các Thánh Bản Mệnh của họ chỉ tường thuật về các lỗi lầm, chứ không kê khai tuổi tác … Vậy những gì cần thiết thì cháu phải hỏi, nên phải nhìn nhận rằng: Cũng không được chính xác lắm! Chỉ đại khái thôi! Song có điều là: L.H. nào dữ, thì cũng vẫn cứ ăn nói không có mềm mại, hay từ tốn như người hiền lành. Ngoại trừ họ đã tự sửa chữa dần trong thời gian thanh luyện.
(Ghi chú: Điều này tôi cảm nhận được, như sau mấy chục năm, được gặp lại L.H. anh Phanxico Savier Ng. Hữu Diện, bạn đồng nghiệp dạy học với chúng tôi, nhưng đối với Huệ thì anh ta là người em họ hàng, cái giọng điệu hơi “lôi lối” thời xưa, nay vẫn như vậy, trong ngôn ngữ nói chuyện. Hẳn đã có lần tôi nói: Cái cách nói chuyện của mỗi người lúc sống thế nào, chết đi vẫn vậy! Tuy nhiên để thành thánh mà vào Thiên đàng, thì tâm tính rồi cũng phải sửa đổi làm sao cho tốt, mới có thể vô!).
- Các Thánh thấy nhau ra sao?
– (T): Thế còn các Thánh, thì thấy nhau ra sao?
– (Th): Điều này thì cháu được phép nói, chỉ khi nào chú hỏi về Chúa, thì cháu không được phép nói! Các Thánh hay các người chết lành, được vào chỗ Chúa cho phép, đều nhìn nhau bằng hình ảnh, có y-phục rực rỡ tùy theo điều mà khi chết họ có. Thí dụ như dòng Ba Đa Minh thì y phục trắng, chứ không có ai ở truồng cả!
– (T): Cô thật vui tính! Cái áo dòng Ba nó nằm trong quan tài, nếu xác không được lên thì nó cũng chung một số phận! Nói vậy để đừng ai sắm cho mình bộ áo vua mặc lúc chết, kẻo lại phí tiền! Nhưng cô nói thế thì tôi tin là y phục rực rỡ tùy theo công phúc, lòng yêu thương đối với tha nhân khi sinh thời, vì chỉ mấy thứ đó khi chết mang theo được thôi!
– (Th): Chú hiểu điểm này, cháu rất phục! Có thể nói theo phần đời là tâm phục, khẩu phục. Hôm nay, vừa vui, vừa dài. Chú có vui không? Hay bảo cháu lắm chuyện?
– (T): Vui, nhưng chưa thỏa mãn lắm, vì cô bảo có nhiều điều chưa được phép nói!
– (Th): Cháu nói rồi! Chú cứ theo cháu dẫn đến Chúa, thì biết ngay Ngài như thế nào! Vì Chúa bảo: “Hãy quảng gánh lo đi mà theo Ta!”.
– (T): Cô nói thế thôi, chứ giờ bảo cô dẫn đi, cô cũng chẳng dẫn được!
– (Th): Cá? … Chú cá bao nhiêu?
– (T): Cá bao nhiêu cũng được!
– (Th): Một năm tiền lương mua đá nhé?
(Xin nhắc lại: Cô dùng danh từ mua đá ở đây, có nghĩa là tiền nuôi các Tu sinh nghèo để họ có phương tiện học hành cho đến lúc chịu chức Linh mục. Vì ngày càng hiếm người đi tu. Những nước nghèo như VN thì có người muốn đi tu, nhưng lại thiếu phương tiện học hành. Nên cần phải có nhiều người giúp đỡ! Cô nói: Người khôn thì xây nhà cho mình ở đời sau, người dại mới lo xây nhà cho mình ơ đời này, vì đó là xây nhà trên cát).
– (T): Tôi biết rồi! Lại vào bẫy của cô thôi! Cho một giấc mơ thôi, chứ không thực!
– (Th): Chú đúng, và không bị thua! Vì cháu sẽ dẫn chú đi bằng cách đó, miễn sao nhìn thấy được những gì chú muốn! Còn nếu Chúa gọi thật, thì chú nghĩ đi, còn phải đền tội … Khi ấy thì chú không có tiền cho, lấy đâu mua đá? Chú có muốn hỏi thêm gì nữa không?
– (Th): chú cứ đem điều gì cháu nói, mà chú nghĩ là nghe được, chú thuật lại cho Phụng nghe.
– (T): Vâng, thường thì tôi vẫn kể lại cho Cháu nghe.
(Còn tiếp)