Vẫn ngày 03.11.2008

  1. Cha Qui bảo “Đừng có bao giờ làm cái gì to mà đẹp”.

– (Th): Bây giờ cháu xin chuyển lời của cha lại, cha nói: Hãy noi gương cha là đừng có bao giờ làm cái gì “to” mà “đẹp” cả! Vì với mọi người trần gian thì tốt đẹp cả mọi mặt, có thể là ở xứ lạ quê người. Khi chết đi, có thể thế hệ con cháu còn vì thế mà biết và nhớ đến nguồn gốc. Nhưng cũng chính vì thế mà ta đã quên những người … nếu như ta bớt đi một góc giáo đường tiền, mà ta đã làm nên cho hào nhoáng, thì ta cứu được bao người thoát cảnh đói rét. Chúa không bắt ta không được làm, song đừng nên xa xỉ quá! Cuộc sống nên tùy tiện, bớt ăn mặc xa xỉ, để dành tiền ra cho người đói, đấy là điều Chúa muốn. Cha bảo cám ơn hai cháu nhiều, vì nhờ vào tình yêu thương mà Chúa cũng xử cho cha được nhẹ!

– (T): Thực ra là nhờ vào tình yêu thương của cha mà Chúa xử nhẹ cho cha, chúng con chỉ biết cầu nguyện thôi! Cha đừng có cám ơn chúng con, mà chúng con phải nên cám ơn cha. Chúng tôi cám ơn cô Thủy!

– Chú còn hỏi cha gì nữa không?

– Cầu cho cha sớm về bên Chúa, để cha cầu bầu cho chúng con!

 

  1. Câu chuyện cái điếu cầy của cha Qui.

– (Th): Chưa đâu! (cha nói) vì khi chết chưa có cầm theo được cái điếu! Cháu có thể gởi cho chú được không? Bằng cách chết thì cầm theo.

– (T): Như vậy thì chú chờ lâu lắm, vì con bỏ hút thuốc rồi! Có lẽ vì thế mà tuổi thọ lại kéo dài hơn là lúc còn hút. Cho nên, con nghĩ là tốt hơn, chú nên cai thuốc đi để khỏi phải chờ điếu! Cám ơn chú đã cho con niềm vui!

– (CQ): Anh chị chậm tiêu quá! Tôi nói thế là có ý bảo: Các thứ ở thế gian, chết đều không mang được gì cả. Cháu nghĩ đi, cái mà tôi cần nhất là cái điếu, vì nó còn quí hơn tiền tài, vàng ngọc, thế mà còn phải bỏ lại. Chỉ có các việc làm bằng tình yêu thương, là khi đến với Chúa, ta được mang theo hết. Cháu có hiểu không?

– (T): Chú nói con hiểu chứ! Nhưng tại chú muốn nói chơi, thì con cũng nói chơi thôi! Chứ có xác đâu mà hút với thèm? À, nhưng chú phải làm sao cho gia đình có người làm cha chứ! Bây giờ hết cha rồi!

– (CQ): Chúa chọn … chú không biết được! (Ngài quay qua hỏi H. Trinh):

 

  1. Nhắn qua cha Qui: Mẹ muốn con giúp các cô em.

– (CQ): Chị Tâm có muốn hỏi về bà không?

– (HTr): Thưa cha, chúng con thì vẫn cầu nguyện, chỉ không biết mẹ con đã được vui nhiều hơn chưa?

– (CQ): Chị cứ vui đi, vì tôi đã gặp bà, bà còn nhờ tôi về cho chị biết là bà cũng sắp được như tôi. Song bà đang muốn chị giúp các cô em được về những chỗ mà theo ý bà là tốt lành.

– (HTr): Dạ, cha nói vậy, con xin cám ơn cha. Con cũng hằng luôn cầu nguyện.

  1. Chú Trường-Linh quan tâm đến những anh em ở VN. Chúa sẽ làm cho ta những điều mà ta nghĩ là không thể!

– (CThủy): Bây giờ đến chú TrLinh đang nhắn là: Anh phải lo cho tụi ở bên VN, nếu không họ sẽ sống xa Chúa!

– (T): Cám ơn em đã quan tâm! Thực ra thì cũng khó, mình chỉ biết cầu nguyện. Vì ít gặp gỡ nhau, nên không biết rõ cách sống của mỗi người! Cho dù biết, chưa chắc nói các em ấy đã nghe, vì ai nấy đều đã lớn. Tóm lại thì nhờ em với Trọng-Nha, anh chị và hai em cùng cầu xin với Chúa và Đ.Mẹ.

– (TL): Theo em nghĩ, phải hành động. Họ còn có anh trong họ. Anh khuyên thêm, chắc họ nghe. Còn người chết thì họ đâu có sợ! Em nghĩ, có thể khi mà họ đến chỗ tận cùng đau khổ, họ sẽ cải sửa. Song cũng không thể biết trước là khi nào!

– (T): Cái đó em nói đúng!

– (TL): Ta cứ làm cả hai, may ra được!

– (T): Không biết em có biết không, cô Hà-Giang kỳ giỗ má có về!

– (TL): Em đang giúp cho cô suy nghĩ về phần hồn, song chưa dám khẳng định là được hay không, vì nếu trong lòng cô ấy không có Chúa, thì thua anh ạ!

– (HTr): Còn cô Đào thì sao? Chú TrL có còn nhớ cô Đào không?

– (TL): Chị đừng lo! Nếu như họ còn có Chúa ở trong lòng thì dễ! Chúa đang muốn cho mọi người biết Chúa làm được những điều mà ta nghĩ không thể được. Hãy chờ xem! …

 

  1. Người ngoại giáo hay làm việc thiện, bố thí nhiều, có được vô Nước Trời không?

– (Th): Cháu thấy chú TrLinh có việc phải đi, chú ấy hẹn khi khác. Chú có hỏi gì không?

– (T): Trước hết là cám ơn cô, hôm nay tôi có cảm tưởng như một ngày hội, chưa đúng! Phải nói là một buổi hội ngộ với những người rất thân thương của mình. Nói cho văn vẻ một chút là: tìm lại được cố nhân! Sau nữa, tôi cũng muốn hỏi cô một điều: Chả là hôm qua, có một người hỏi: Những người ngoại giáo nhưng sống ngay lành, lại hay làm việc thiện, bố thí cho người đói khổ nhiều, họ có được Chúa cho hưởng hạnh phúc trên quê Trời không? Với tôi và cô, mình hiểu thì dễ, nhưng không ít những người Công giáo cho rằng: Phải rửa tội trước khi chết đã! Với những người này, khó mà giải thích! Cô có cách nào không?

– (Th): Cháu nghĩ một người sống và một người chết như cháu nói, thì họ không tin! Chỉ có hai cách:

1) Người chết như cháu hiện hình ra cho họ sợ.

2) Ta phải nhờ tới cha. Chỉ cha nói là họ tin thôi! Cháu bàn là khi nào có cha và ông Trực. (C. Thủy biết là ông Trực ở đây ai cũng biết ông, và ông cũng sinh hoạt trong nhiều hội đoàn) Khi ấy chú hỏi như đã hỏi vừa rồi, xem cha nói ra sao, và bên cạnh còn ông Trực làm chứng, thì đi đến đâu, chú nói là họ không có ý kiến gì được! Vì họ nghĩ cha là đúng!

(Nói nhỏ: Nếu bạn không có cơ hội gặp tác giả, vì căn cứ vào “Lời trần tình” mở đầu, thì nếu gặp nhau, bạn chỉ có thể gặp ở thế giới Tâm Linh. Nhưng dù vậy, tác giả cũng xin “bỏ nhỏ”, hay nhắc khéo bạn chút thôi, là có câu chuyện ông Ngoại của cô Thủy với ông Thần hoàng làng, đã có một lúc kể về ông, là một người ngoại giáo lương thiện và có tấm lòng rộng rãi. Những người như thế, Chúa có một chỗ cho họ trú ngụ, rồi các thánh sẽ đến cho họ biết Chúa là ai, cho tới khi họ muốn theo Chúa, thì Ngài sẽ xét cho họ tùy theo cuộc sống trước kia khi còn ở dương thế. Tóm lại, dù ai khi sống trên trần gian, chưa biết Chúa, thì họ cũng vẫn là con Chúa, vì Chúa đã dựng nên họ. Nhưng họ vẫn phải tuần tự theo đúng quy luật của Chúa, như phải được nhận biết Thiên Chúa qua các Thánh, các Thiên thần; Xin được theo Chúa, sẽ được rửa tội cách thiêng liêng, bằng Thần Khí; đợi Chúa xét; và thanh luyện theo những việc mình làm khi sống ở trần gian).

 

  1. Sự kiện TKS & Thái Hà là một dấu hiệu nên buồn hay vui?

* Chờ xem đoạn kết, Vì “THiên cơ bất khả lậu”.

– (T): Cô nghĩ, Sự kiện xảy ra ở Tòa Khâm sứ Hà nội, và Xứ Thái Hà DCCT. Hànội, là một dấu hiệu nên buồn hay vui?

– (Th): Theo cháu nghĩ: Ví như chú viết một bài văn: Mở đề và thân bài đã có rồi. Chỉ còn đoạn kết! Khi mà có đoạn kết nữa, thì sẽ biết bài văn đó nói như thế nào! Ta hãy chờ xem phần kết của sự việc! Và thưa mọi người là, cháu không có quyền nói, vì Chúa chưa cho phép nói!

– (T): Cám ơn cô! Như vậy mở đầu có rồi, thân bài có rồi, chỉ còn kết nữa thôi phải không?

– (Th): Chú cứ hiểu theo văn chương chú viết đi! Bảo đảm đó là một sự thật!

(Luận: Cho tới số này, chúng ta cũng đã có đôi ba lần nghe thảo luận về VN trên nhiều góc cạnh. Nghĩa là qua nhiều số TGTL, chtôi đã đề cập tới VN không ít, theo nghĩa đó cô Thủy đã bảo là giống như một bài văn, mở đề và thân bài đã có rồi. Chỉ con chờ phần kết luận là xong! Hôm nay, tôi nghĩ là chúng ta không nên quá ép cô Thủy phải nói trắng ra nữa! Vì điều Chúa và Đức Mẹ mặc khải cho chúng ta qua cô Thủy như thế là quá rõ rồi! Nếu lại qua một Tiên tri, thiết tưởng chúng ta lại phải nghe bằng ngôn ngữ khó hiểu hơn, đó là ngôn ngữ Khải huyền, hay còn gọi là ngôn ngữ Sấm truyền.)

 

  1. Lại chuyện nói đùa! Thế gian, cứ nói “Chết” thì người ta buồn. Tôi gặp người “Chết”, cứ thấy VUI là vui!

– (T): Cám ơn cô! Cô cho biết như vậy là quá đủ rồi!

– (TH): Hôm nay chưa, có nghĩa là cháu chưa được nói! Cháu hẹn khi khác, bây giờ cháu phải đi! Cháu chào cô chú và mẹ! Khi nào rảnh rỗi, chú cháu mình lại bàn luận thêm cả đời lẫn đạo. Chú đồng ý không?

– (T): Dạ! Cám ơn cô nhiều lắm!

– (Th): Cháu hỏi cô có thấy đời còn nhiều việc phải làm không?

– (HTr): Đúng cô! Còn nhiều chứ!

– (Th): Chú thấy đời cần phải viết không?

– (T): Trước mắt còn nhiều bài phải viết, trước khi về Perth thăm và nghỉ ngơi với con cháu 6 tuần!

– (Th): Chú nghĩ là cực không?

– (T): Dạ, không cực!

– (Th): Vậy cháu đem lời chú cô về trình lên Đ. Mẹ, chú cô có muốn không?

– (T): Cô trình thì trình chứ thực ra Đ. Mẹ biết rồi! Bàn viết tôi là phim trường. Mỗi bài là một cuốn phim. Đức Mẹ vừa là Giám đốc vừa là đạo diễn của phim trường chúng tôi, Nhiều khi Đ. Mẹ tìm kiếm nhân vật cho cuốn phim, những Sứ giả của Mẹ dựng cốt truyện. Có gì mà Đức Mẹ lại không biết!

– (Th): Chú cô có muốn hối lộ cháu không?

– (T): Nhà tôi hỏi cô “Hối lộ cái gì đây?”, chứ tôi, tôi bảo: Lại là chuyện đùa!

– (Th): Đùa thế nào được! Thế gian cứ nói “chết” là người ta sợ, không thì cũng buồn! Như mẹ cháu đây này!

– (T): Còn tôi, thấy gặp người “chết” như cô, chỉ thấy Vui là vui!

– Xin hẹn cô chú lần sau!

– Chúng tôi chào cô!

 

10.10’ am, Ngày 17-11-2008

  1. Cầu nguyện cách nào, để đem lại lợi ích cho các Linh hồn – Nhất là các LH Mồ Côi.

– (Th): Cháu chào cô, chú, mẹ vui!

– (T): Chào cô Thủy, cùng vui trong Chúa và Mẹ.

– (Th): Đã lâu cháu cứ muốn mình tổ chức một buổi “phiếm luận”, sợ rằng mai đây, có thể không nói được! Theo ý cô chú, ta nên nói về đề tài nào trước?

– (T): Tôi nghĩ trong tháng các Linh hồn, thì mình cũng bàn chuyện LH. một chút, trước khi vô một đề tài nào đó. Tôi muốn hỏi cô, Ngoài những LH. tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc, thì khi dâng lễ, hay cầu nguyện cho các LH. mồ côi, mà phía các LH. này thì rất đông, như vậy ảnh hưởng của lời cầu xin trên các LH. này thế nào? Mỗi lần cầu xin, có cứu được một LH. Không?

Vì theo Thánh nữ Faustina thì cứ mỗi lần đọc câu: “Giêsu Maria Giuse, xin thương cứu rỗi các LH.” Thì sẽ cứu được một LH, phải vậy không?

– (Th): Cháu thấy rất khó nói, vì chú nghĩ đi, hàng ngày biết bao nhiêu LH chết, mà chỉ chỗ này đọc, chỗ kia không, thì khó thâu tóm được, vì các LH người chết cứ thế mà chồng chất. Cháu nói thế để dễ hình dung, chứ dùng chữ “chồng chất” thì không phải! Song có điều chắc chắn là ta cứ đọc, khi ấy các Thánh Bản mệnh chờ sẵn, và xét các LH mình trông nom, có đáng được lĩnh thưởng không? Nếu không thì lại phải chờ. Chú biết không, các Thánh Bổn mạng không dám không công bằng theo ý Chúa.

– (T): Ý tôi muốn nói là các LH mồ côi thì nhiều, mình cũng không biết LH nào mà chỉ cho họ. Mình chỉ mong là mỗi câu đọc như Thánh Faustina dạy, cứu được một LH, là thấy an tâm rồi! Xin hỏi cô: Thực tế là có được như vậy không?

– (Th): Phải để cháu giải thích cho đúng với việc các LH qua đời, mà phải gọi chung một tiếng là các LH mồ côi. Chú thử đoán đi, họ đều là có các Thánh Bản mệnh hết, chỉ có người không Công giáo ta sẽ nói sau. Vậy các LH mồ côi nói chung, họ đủ thành phần: Già trẻ, lớn bé, ông cha, bà sơ cũng có … luôn kẻ bị tai nạn, nhưng cũng có người bị gia đình bỏ quên: Thứ nhất là cứ nghĩ rằng họ đạo đức, đã có ơn Chúa, nên không cần cầu xin nhiều! Thứ hai, nghĩ LH ấy còn nhỏ không có tội! Thứ Ba, nghĩ người đó sống không làm điều gì ác, và hay xét đoán người ta theo bề ngoài, chẳng hạn bảo người đó hay làm việc bác ái … Lại cũng có những người gia đình giao cho các cha, hay các sơ cầu nguyện là chắc ăn. Không biết khi sống họ làm những gì, có thể có những điều làm Chúa buồn, giận, và vì thế họ rất cần sự cầu nguyện, nhưng vì chúng ta cứ nghĩ họ ngon rồi, mà thành ra không được ai nhớ đến. Vì thế mới gọi là mồ côi, có nghĩa là bị gia đình, hay những người thân lãng quên!

– (T): Cô vẫn chưa trả lời ngay câu tôi hỏi!

– (CThủy tiếp): Khi ấy các Thánh Bản mệnh đón nhận và xem LH mình trông coi đã xứng đáng được ơn này chưa? Nếu chưa thì đem giao lại cho ông Thánh khác, bà Thánh khác, và chờ đến kỳ tới.

– (Trinh): Vậy cô Thủy à, có phải khi tôi đọc câu “Giêsu, Maria, Giuse xin thương cứu rỗi các Linh hồn” thì có phải Thánh Bản mệnh của tôi chỉ cho các LH các vị ấy trông nom không?

– (Th): Vâng, các Thánh chờ nghe và phân phát cho các LH nào hội đủ điều kiện. Cô cứ đọc đi, nhưng cô phải đọc bằng cách nào, chứ đọc khơi khơi, hoặc tâm trí bị phân tán, thì cũng uổng!

– (T): Cô nói thì cũng đúng, nếu như ta cứ đọc như con vẹt! Tuy nhiên giả thử như đọc cả tràng kinh thì thật sự cũng rất dễ bị chia trí đã đành, chứ chỉ đọc một câu thôi, khi mình nhớ, thì nghĩ cũng không đến nỗi bị chia trí lắm đâu!

(Xin quý vị theo dõi tiếp cuộc phiếm luận của chúng tôi với sứ giả của Đức Mẹ về việc cầu nguyện cho các LH mồ côi vào TGTL kỳ tới)