(Vẫn ngày 24. 11. 2008)

  1. Ai khi chết, về gặp Chúa, cũng muốn Chúa xử nhẹ cho. Nhưng khi còn sống lại sợ cầu nguyện nhiều.

– (Th): Cháu cho biết hôm nay cháu muốn nói về phần đời. Chú nghĩ xem sống trên đời, ta có vợ, có chồng, có con cháu, rồi người nào cũng phải ăn, phải mặc, trẻ đi học, bệnh phải mua thuốc … Bởi vậy, nếu như ta làm việc phúc đức nhiều quá, e rằng gia đình mất vui!

– (Tâm cười): Cô tưởng tụi tôi tranh luận như vậy là tiếc của làm phúc, hay nghĩ mình đã cho đi nhiều mà thành vấn đề? Không phải vậy! Chúng tôi bây giờ, mặc thì không thiếu, ăn nhiều thì thành bệnh, làm thì không ra, muốn cho nhiều thì cũng không có nhiều để cho. Chỉ là cố làm sao có để cho! Nên không vì những điều như cô đặt ra, chỉ là chọn cách để cho, sao cho tốt nhất mà thôi!

– (Th): Chú thì cháu biết, một khi đã quyết định, thì khó có ai nói gì mà làm cho chao đảo. Song đây là chuyện chú cháu mình bàn luận chung chung. Gọi là chuyện đời đó chú! Tỷ dụ như ở VN ngày trước, dạo cháu còn sống, thì ai cũng phải làm, phải đẻ, mà không có ai kêu ca gì! Còn ở đây bây giờ: Có cũng than, không có cũng than. Không đẻ cũng than, đẻ cũng than. Theo chú nghĩ thì tại sao vậy?

– (T): Sách vở bảo con người không mấy ai bằng lòng với cái hiện tại mình có!

– (Th): Còn việc đạo đức thì: Đọc kinh nhiều cũng sợ!

– (B. Quý): Cái đó là có tôi đấy nhé! Nói đụng chạm!

– (Th): Cháu thí dụ (cô có thói quen dùng chữ thí dụ nhiều khi không cần thiết), Khi chết rồi ai cũng muốn Chúa xử nhẹ, nhưng mà khi sống lại sợ cầu nguyện nhiều! Cháu đề nghị chú nên đem chia xẻ điều này với mọi người, được không?

– (T): Dạ, khi có dịp, tôi sẽ làm điều cô nói!

– (Th): Có nhiều người không chịu nghe lời phải. Họ chỉ thích mượn Lời Chúa để tán tụng nhau. Các cụ trong dòng Ba, cháu nghĩ phải học hỏi nhiều, vì có rất nhiều người suy nghĩ sai. Chú chắc thấu hiểu điều này: Cháu đề nghị, chú cứ “bản cũ” lập lại là khi rao giảng Tin Mừng chú phải nhắc nhở nhiều, họa may mới có người làm được. Vì cháu nói thực: các cụ ông thì còn nhớ chứ các cụ bà là quên luôn.

– (T): Dạ, cám ơn cô!

  1. Cha Đa-minh Nguyễn văn H… mong chờ thánh lễ cầu xin.

– (Th): Cô có muốn hỏi về ai không?

– (HTr): Hôm nọ cha H… có về nhờ tôi xin lễ, mà tôi quên. Không biết cha có buồn không?

– (Th): Cha nhờ cháu nói cô giúp cha, nếu không thì cha phải … (Không thấy nói tiếp sự kiện) Cháu cho biết cha mong đợi!

Cháu cho chú biết một điều là ta cứ tín thác vào Chúa là tất cả những gì khó khăn cũng làm được hết!

– (T): Dạ tôi tin!

– (Th): Khi cô chú về thăm gia đình chắc vui lắm! Cháu cũng mong khi cô chú về lại đây, sẽ có nhiều chuyện cần nói!

– (T): Dạ tôi cũng mong muốn vậy!

– (HTr): Cám ơn cô nhắc cho vụ cha H. Tôi sẽ thực hiện ngay! (xin nhắc lại: Cha H là họ bên ngoại Trinh kêu bằng ông).

  1. Một điều quan trọng cần nhắc lại: Khi gặp khó khăn, hãy nói với Đ.Mẹ. *Hãy nhớ “Ăn năn xám hối”, sẽ được nhẹ đời sau.

– (Th): Hôm nay cháu vui vì bố cháu đã được phép nói một điều mà Chúa muốn ta làm, để Chúa tha cho nhiều tội trọng (Đó là bố thí cho người nghèo, nhất là nuôi được người đói khổ). Chú cứ theo ý này mà khuyên những người sau. Nếu làm được thì tốt lắm! Vì đây là người chết nói, mà người chết nói thì không sai!

– (T): Vâng cám ơn cô nhiều! Đã lâu rồi, cô nói là sắp có đá để mua, mà sao không thấy?

– (Th): Chú cứ chờ thế nào cũng có!

– (Th): Hôm nay cháu nói cho chú vui chú về thăm nhà, nếu có gặp gì khó khăn, chú cứ nói với Đức Mẹ, tất cả sẽ được êm dịu!  Cháu phải đi!

(Sau khi qua Perth được 1 tuần thì chuyện cô nói có xẩy ra thực, do chỗ phát tiền cho tôi họ sai nhưng cứ cho là đúng, và gây rắc rối cho tôi. Ngay lúc đó tôi nhớ lời cô Thủy nói với tôi, nên tôi không lo lắng. Tôi nhờ Đức Mẹ, thì mọi chuyện chỉ ít ngày sau là qua khỏi. Cám ơn Đ. Mẹ, và cám ơn cô Thủy đã cố vấn!)

– (T): Cám ơn cô! Và tôi sẽ nhớ điều cô nói! Nếu cô đi ngay thì xin chúc cô luôn làm được nhiều việc cho Chúa và Đức Mẹ! Nếu chưa phải đi thì cô cứ tiếp tục!

– (Th): Trước khi đi, cháu nhắc lại: Hãy ĂN NĂN XÁM HỐI nếu như ta muốn sau được xử nhẹ! Chào cô chú và mẹ, hẹn ngày nào về sẽ lại tiếp!

– (T): Chào cô, cám ơn cô!

(Lời Nhắn nhủ: Trước khi cô Thủy đi, cô nhắc lại “Lời cảnh tỉnh của Chúa”, chắc chắn không chỉ là lời cho một cá nhân, hay một gia đình. 9 năm trước thì tác giả chưa rõ! Nhưng Sứ giả của Đ. Mẹ thì biết khi nào cuốn sách TGTL này được phổ biến theo ý Đức Mẹ, để nhiều người chưa biết được biết. Nay thì tác giả cũng đã có thể biết được chút ít rằng: Giống như 100 năm trước khi Đ. Mẹ hiện ra với ba trẻ nhỏ ở Fatima tức năm 1917, Đ. Mẹ đã kêu gọi người ta ĂN NĂN XÁM HỐI … thế rồi Thế Chiến Thứ Hai đã xảy ra suốt từ 1939 đến 1945. Thống kê cho biết khoảng 70 triệu người đã bị chết trong cuộc chiến tranh ấy. Lần này Lời Cảnh Tỉnh của Chúa được gián tiếp phổ biến qua kế hoạch của Đức Mẹ, thì chắc chắn là tai họa không lâu nữa sẽ lại giáng xuống, nếu con người khắp nơi trên thế giới không dừng lại tội ác và những dục vọng đam mê xúc phạm tới Thiên Chúa. Ngày nay ai trong chúng ta cũng hiểu cách rất rõ rằng nếu như Đại Chiến Thế Giới Thứ Ba bùng nổ, thì không phải chỉ nền văn minh hiện đại bị chôn vùi, mà có thể cả Nhân loại sẽ không tồn tại. Còn nếu như kế hoạch của Đức Mẹ được các con cái của Mẹ cộng tác, có thể ngăn được bàn tay công thẳng của Thiên Chúa, thì cũng khó tránh rơi vào cảnh “Tận Thế Từng Vùng”, vì đà văn minh này đang đổ dốc con người vào vực thẳm! Khi chúng ta phân tách kỹ câu nói Sứ giả của Mẹ nhắc lại lần cuối: “Hãy ăn năn Sám hối nếu như ta muốn sau được xử nhẹ!”, thì ai trong chúng ta biết suy nghĩ, cũng sẽ thấy là không ai biết trước được cái “chết chùm” có thể sẽ đến với mình, hoặc thân nhân của mình ở nơi đâu và vào thời điểm nào! Thêm nữa là dù tin hay không tin vào lời loan truyền, ta cứ tự mình ăn năn xám hối theo lời kêu gọi của Đức Mẹ khi hiện ra ở Fatima, thì sau khi chết ta sẽ được Chúa xử nhẹ cho, vẫn là tốt hơn!

Khi cô Thủy nói Lời cảnh báo của Chúa là năm 2008 – năm cả thế giới rơi vào cơn suy trầm kinh tế đầu tiên của thế kỷ 21. Khi tác giả nhắc lại lời nhắn nhủ này cũng gần cuối năm 2017, thì cũng vẫn cơn suy trầm kéo dài ấy, nhưng đã đến hồi báo động về một sự khủng hoảng kinh tế thế giới trầm trọng hơn! Lịch sử Thế giới cho thấy cứ mỗi lần nhân loại lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế không có lối thoát, thì chiến tranh xẩy ra. Dù không ai muốn dùng chiến tranh để giải quyết cơn suy trầm, nhưng dường như đó là một quy luật tự nhiên vậy!) 

——————————-

Ngày 24. 01. 2009

Hôm nay cũng nhằm ngày 29 Tết Âm Lịch Chuẩn bị bước vào năm Kỷ Sửu 

  1. Một chút gợi ý về cuốn sách Thế Giới Tâm linh.

– (Th): Cô chú có khỏe không?

– (T): Chúc cô nhiều Hồng ân của Chúa và được thêm ánh sáng Chúa ban.

– (Th): Con chào mẹ, hôm nay mẹ có vui không? Chú Tâm viết được đến đâu rồi?

– (T): Cái gì cũng đang còn dở dang … cô ạ! Vì toàn là những bài viết trường kỳ. Cô biết không, sáu tuần qua đi thăm con cháu là không có viết gì hết! Cô hỏi, chắc có ý gì khác?

– (Th): Chú có đặt ý gì, hay góp nhặt tư tưởng gì đem vào các bài viết đó không?

– (T): Dĩ nhiên là có, nhưng mình không đem trực tiếp chuyện cầu cơ vô được đâu … cô ạ! Bây giờ thiên hạ vẫn còn dễ bị dị ứng lắm! Tôi nghĩ thời điểm này, vẫn còn là khó khăn! Chi bằng cứ để yên đó cho tới khi thời điểm chín mùi, Đức mẹ sẽ liệu cho mình thì tốt hơn! Biết đâu khi những nhân vật có liên hệ đang tại thế, được Chúa gọi hết về trong TGTL, lúc ấy đám con cháu hậu duệ họ phổ biến bằng ngoại ngữ trước, sẽ dễ được chấp nhận hơn! Mà những người trong cuộc cũng dễ giữ được tâm hồn thanh thản. Tôi bàn với cô như vậy có nên không?

– (Th): Con đang muốn nói cho cô chú biết, thí dụ như ông Đan đang nhờ cầu nguyện thêm, vì ông sợ Chúa buông tay.

– (T): Khi tôi còn ở bên Perth thì cháu Phụng có gọi qua nói cho biết về chuyện này. Chúng tôi cũng vẫn thường nhớ tới ông ấy trong những giờ cầu nguyện, cũng như trong Thánh lễ.

– (Th): Đó là chính ông ta nhờ cháu, và vì chú ở xa, nên cháu phải bảo Phụng gọi cho chú, nhưng ý của cháu muốn nhân những chuyện giống như thế này … chú đem chia sẻ, nhất là viết ra cách nào đó để phổ biến, dĩ nhiên là không phải nói rõ tên ông Đan ra … Song ta cứ nói có một người trước kia đã tin Chúa, tổ tiên giòng họ có căn cơ về đạo, nhưng sau lại bỏ Chúa, phản lại Giáo Hội, thì sau sẽ bị tai hại cho LH ghê lắm! nghĩa là sau khi chết, LH bị ở chỗ sâu, rất sâu! Chú cho mọi người biết điều này, để có ai đó suy gẫm về cuộc đời … họ nhờ vào những câu chuyện tương tựa thế này, biết để không bị sa hố!

– (T): Tôi cũng có lúc đã nghĩ tới, nhưng chưa tìm ra cách thế, vì dù cho mình nói sự thực, nhưng cũng không phải dễ dàng để người ta tin! Nói đích danh một nhân vật có nguồn, có gốc, có gia phả, có nhân chứng, thì thật sự không nên, mà không như vậy thì người ta chỉ cho là mình bịa đặt, rồi họ chẳng quan tâm!

– (HTr): Tôi về Perth nghe câu chuyện một ông Nam Tư được đặc ân thị kiến Thiên đàng, Hỏa ngục … thấy hay nên cũng sang ra CD tặng cho nhiều người nghe, nghĩ cũng có lợi cho người ta trong cuộc sống bảo vệ đức tin. Nghĩ thì làm, còn người ta có tin hay không thì lại là chuyện khác!

– (Th): Cô làm thế được quá đi chứ! Song cháu đoán thôi, khi mà họ nghe nói ông này là người Tây thì có thể là họ còn cho là có, nếu như ông đó là người Việt, thì chưa chắc họ đã tin!

– (T): Cô ở thế giới bên kia … mà sao cũng rành tâm lý quá ha!

– (Th): Chú bảo “thế giới bên kia” là thế giới nào?

– (Tâm cười): Giỡn chơi thôi mà! thế giới của yêu thương mà sao cũng hậm họe, bắt bẻ kỹ thế?

(Ghi chú: Từ hôm đó, vấn đề cô Thủy đề ra với tôi, gợi lên trong tâm tư mình một niềm ưu tư. Tôi cứ suy đi, nghĩ lại để xem mình sẽ phải làm cách nào trong suốt nhiều năm!)

 

  1. Đi đường tắt dễ chứ không khó! Chỉ cần để ý làm mấy việc sau đây.

(cô Thủy bỗng quay sang hỏi bà Quý): Trường hợp mẹ nghe, mẹ có nghĩ đến sự “đi đường tắt” mà con từng nói với mẹ không?

– (Bquý): Tao thấy khó!

– (Th): Con thấy dễ ợt! Này nhé:

* Thứ Nhất là làm điều tốt, chẳng hạn như giúp người nghèo khó tùy khả năng mình có!

* Thứ Hai: Mình nhịn được càng nhiều càng tốt những điều mà mình cảm thấy như: Tức, buồn, giận, đau lòng … vì bất cứ ai, cùng bất cứ nguyên nhân nào xẩy đến với mình.

* Thứ Ba: Nếu nuôi được ai mà họ đang ở trong tình trạng khốn khó … thì rất được điểm tốt! Con cho mẹ biết bố ngày xưa cũng nhờ vào việc làm này, giữa lúc chính cuộc sống của bố cũng chẳng lấy gì làm dư giả, nếu không muốn nói là cũng eo hẹp, mà còn phải dấu mẹ nữa! Vì bố biết hễ cho mẹ hay thế nào mẹ cũng ngăn cản, không cho bố làm! Vì việc làm này mà Chúa ân giảm cho bố nhiều lắm! Nếu không con cũng không dễ bảo lãnh cho bố được!

– (BQ): Nói thì dễ, chứ làm không có dễ!

– (Th): Con đã nói là dễ ợt! Mẹ nghĩ đi, khi mà ai làm mình khó chịu … cô, chú, mẹ cứ nghĩ là mình đang ở trước mặt Chúa phải cầm lòng, cầm trí, không nghĩ gì đến việc khác, là xong ngay chứ khó gì đâu!

– (BQ): Lúc bực … đâu có nghĩ được tới Chúa!

 

  1. Anh Lấy được vợ, anh thôi nhà thờ.

– (Th): Cháu có một chuyện vui lắm! Hôm ấy chú không có ở đây, cháu có gặp một người, người ấy có vợ là người Công giáo, vì muốn lấy cô này, nên anh ta phải theo đạo, nhưng rồi đời sống anh ta rất xa Chúa! Bây giờ thì người đàn ông ấy đã chết và bị ma quỉ cầm buộc! Ngày cháu đi thăm chị Thanh, cháu gặp anh ta ở chỗ tối (Độc giả hay Thính giả nếu còn nhớ thì biết là đã gặp chị Thanh trong TGTL bộ 1). Chị Thanh kể cho cháu nghe về anh này, là một người tội lỗi khi còn trên dương thế, nay đã biết ân hận về việc làm của mình, nên anh ta hết lòng ăn năn, xám hối và đã biết cậy trông, chỉ mong Chúa tha tội. Cháu cũng thương hại, nên tính có thể được thì nhờ cô chú dâng lễ, cầu xin cho người đàn ông ấy?

– (T): Được chứ ạ!

– (HTr): Vậy cô cho biết tên Thánh của ông ta là gì?

– (Th): Tên Thánh là Gioan, tên gọi là Kim. Chú cô và mẹ biết không, anh này cũng có vợ và con, song họ không hề biết việc anh làm, nên chỉ cầu nguyện qua loa rồi thưa dần! Cô chú có điều gì cần hỏi thêm không?

– (Tr): Được rồi! chúng tôi xin lễ và cầu nguyện cho ông ta.

– (Th): Chú có hỏi gì không?

– (T): Cô đã nhắc, thì tôi mới hỏi: Chắc cô còn nhớ vụ chú Đệ và cô Giang. Cha mẹ cô Giang đều là những cán bộ CS theo tôi nghĩ cũng vào cỡ Trung cấp trở lên. Tuy khi lấy chú Đệ nhà tôi thì Giang có theo đạo cũng như người thanh niên kể trên. Nhưng khác ở chỗ là cô này mới đây không chỉ thôi nhà thờ, mà còn thôi chồng, (Chú thích: sau lại còn thôi con, bỏ cho chồng nuôi). Nàng lấy một người thanh niên khác, điều này chắc cô đã biết! Trước đây cô cùng đã nói là khi người phụ nữ đã có một bóng hình trong tim, thì “Hết thuốc chữa”.

(Ghi chú: Vấn đề tôi muốn hỏi xin quí thính giả nghe tiếp vào kỳ tới! Còn nữa)