Thứ Năm, ngày 17. 9. 2009 (1.10pm)

Nói chuyện với chị Thủy tại nhà Hợp

  1. Hợp hỏi 2 giấc mơ.

– (Hợp): Em có hai giấc mơ muốn hỏi chị, xin chị vui lòng cắt nghĩa giùm em!

1) Em mơ thấy mình bơi với bé Lành trong hồ bơi, em thấy hồ cạn nước, rồi em lại bơi chung với một đứa bé gái tóc dài, nhưng em không thấy mặt nó, không hiểu sao em lại túm tóc đánh nó, nhưng nó không đánh lại, em muốn hỏi đứa bé gái này là ai? Sau đó em thấy có nhiều người lắm! họ đứng quay lưng lại phía em, nên em không thấy được mặt của họ.

2) Em cắt tóc cho 1 người thanh niên, thấy trên đầu bên trong tóc anh ta có rất nhiều vỏ đậu và lá cây. Em lại thấy 1 người thanh niên khác là cha của 1 đứa bé nhưng người thanh niên này lại có những lời khinh chê những người phụ nữ không chồng (single mum) là không biết tính toán nên không có tiền! còn anh ta thì khôn khéo nên giữ được tiền của và biết đầu tư. Kiểu nói của anh ta rất hách dịch, khiến em nghe rất bực mình! Em muốn hỏi người thanh niên đầu có vỏ đậu là ai? Và 2 cha con anh nói chuyện hách dịch là ai?

 

  1. Trả lời câu hỏi về bé mang tên Lành.

– (Th. hỏi Hợp – em mình): Hôm nay em có muốn hỏi tại sao trong giấc mơ lại có tiếng nói không?

– (H): vâng, xin chị cho biết?

– (Th): Đó là những linh hồn sống tốt: Khi sống họ tin vào Chúa và làm được nhiều việc lành, nói chung là các việc bác ái. Chúa rất công bình vì con người kể cả các cha, các sơ … họ sống một cuộc đời theo Chúa, Đức Mẹ, cố gắng không phạm tội, song thời gian một đời người rất dài, không có thể đặc biệt giống như Chúa được! vì thế các cha hay các sơ vẫn phải xét mình và xưng tội em hiểu không? Chị chỉ giải thích về tiếng nói thôi còn họ đến để xin gì thì ta phải tìm hiểu! (đến đây Hợp hỏi chị Thủy):

– (H): Nếu như có nhiều linh hồn quá, em không nhớ hết! mà phải bỏ bớt thì biết bỏ linh hồn nào trước?

– (Th): Chị nghĩ em gởi lên ông Hạt Cát một số (ông này đại diện cho Hội Bạn Các LH trong luyện ngục, tại Uc – nhánh người Việt). Ví dụ như những người trước có tên Thánh, còn như tiếp tục nhiều quá, mà ta bỏ cũ thì rất là không nên! còn ôm nhiều quá thì mệt! để chị đi hỏi các chuyện mới đến xem sao.

– (Th): Chị đi hỏi 2 đứa trẻ trước: 1 là em bé 10 tuổi khi chết đã được rửa tội và giúp lễ em ở Huế tên là Anna Lan (ghi chú: đứa bé này mang hình ảnh bé Lành con gái cô Hợp trong giấc mơ, vì Lành lúc nhỏ cũng có giúp lễ). Khi trước bé ấy bị VC chôn sống tập thể tại Huế.

(Phụ chú của tác giả: Theo như sự cho biết trước đây của cô Thủy, trường hợp như em bé này, bị kẻ dữ giết, thì Chúa cho các thánh đón về ở một nơi tuy chưa phải là được vui, nhưng cũng không phải chịu khổ, em cần có người cầu nguyện xin lễ cho, thì được các thánh mang tới chỗ Chúa xét. Trường hợp của em như là một LH mồ côi. Tác giả cũng xin nhắc lại để độc giả nhớ vụ ba ngàn người bị Việt cộng chôn tập thể ở Huế trong kỳ Tết Mậu Thân năm 1968. Một vết nhơ trong lịch sử Việt Nam do Hồ Chí Minh và bọn Việt cộng gây ra. Chúng đã xé bỏ cam kết, vi phạm hiệp định ngừng bắn trong 3 ngày Lễ Tết Cổ truyền Dân Tộc. Chúng chà đạp lên những phong tục, những sự thành kính thiêng liêng nhất của tổ tiên, dân tộc, quê hương, đất nước…Quyết định (Tổng tấn công) của hồ chí minh đã man rợ thảm sát đồng bào ngay trong Đêm Giao Thừa. Việt cộng đã để lại lịch sử một cái TẾT Mậu Thân kinh hoàng mà đồng bào không bao giờ quên! Ba ngàn người bị chôn tập thể tại Huế, hầu hết họ bị đập bể đầu bằng cán cuốc trước khi chôn.

*Mồ chôn tập thể thứ nhất tìm thấy ngay sau cuộc chiến: 1.173 nạn nhân. Trong số những nạn nhân này có hai Linh Mục — Cha Bửu Đồng và Cha Mi-ca-e Bang, cùng với hai Sư Huynh Dòng Lasan.

*Mồ chôn tập thể thứ nhì, luôn cả mồ chôn Gò Cát, tìm thấy vào thời gian từ tháng 3 đến tháng7, năm 1969: 809 nạn nhân.

*Mồ chôn tập thể thứ ba, suối Đá Mài quận Nam Hòa, tìm thấy tháng 9, 1969: 428 nạn nhân

*Mồ chôn tập thể thứ tư, biển muối ở Phú Thứ, tìm thấy tháng 11, 1969: 300 nạn nhân. (Nguồn tài liệu trong: vietnamsaigon75blogspot.com).

 

  1. Cô bé không có mặt cũng trong giấc mơ.

– (Th. tiếp): còn 1 đứa 13 tuổi không có đạo tên là Công Tằng Tôn Nữ Diễm Loan khi trước cũng ở Huế, bị lựu đạn cộng sản ném vào vườn chỗ em trốn (chú thích: đây là cô bé trong giấc mơ được ghi nhận là không thấy mặt, TG chỉ đoán thôi là có thể giấc mơ phân biệt cho cô Hợp biết rằng em bé này chưa được nhận biết Chúa khi ở thế gian. Em này chết cùng với nhiều người mà trong giấc mơ cô Hợp ghi nhận là không thấy mặt, nhưng hẳn là có lý do nào đó mà hai bé này được các thánh tách riêng ra để được giới thiệu với cô Hợp, nhờ cô xin lễ, cầu nguyện cho hai em bé, để được Chúa xét).

 

  1. Giấc mơ thứ hai: Một thầy Sáu vượt biên. Hai cha con bị hải tặc.

– (Th): Hai bố con người đàn ông em gặp trong giấc mơ, khi chị hỏi thì được biết họ đi vượt biên chết vì bị hải tặc giết ném xuống biển. Ông ta tên là Giu-se Trần văn Thêm, con là Giu-se Trần văn Đẹp, cả hai bị chết vì ông ta đã kháng cự khi cậu bé bị chúng lôi ra đánh; ông này khi trước có sự ác cảm riêng tư với mấy người đàn bà không chồng, ông có bị vợ bỏ hay không, việc này ta không cần xét, tuy có làm em bực mình trong giấc mơ. Tuy nhiên, vì hai cha con bị hải tặc giết nên Chúa cũng thương, cho các thánh đưa về tìm em giúp họ!

Còn ông tóc có vỏ đậu và lá cây là 1 thày Sáu đi vượt biên bằng đường rừng bị bắn chết, xác nằm trong rừng bên gốc cây. Trước khi chết ông kịp ăn năn và nói câu: “Xin Chúa đón con, Amen”. Thời gian lâu rồi và rừng núi âm u không có ai lai vãng nên không ai chôn cất và vì thế nên đầu tóc có lá cây. Ông ta đã được Chúa tìm hỏi nên được thánh Antôn dẫn về tìm người cầu nguyện. Thầy 6 là Antôn Phan trọng Thúy chết lúc 36 tuổi em cầu cho thầy 3 lần và trước hết xin thánh Antôn giúp đỡ cho linh hồn thầy 6 được Chúa xét.

 

  1. Thế nào là không có thời gian?

– (Th): Con đang muốn hỏi mẹ có sợ không? Chị cho biết mẹ đang bị chứng sợ chết, nên bị mơ thấy như thế! (chú thích của cô Hợp: Tôi không biết là mẹ tôi đã mơ thấy những gì, nên tôi đã không ghi lại được chi tiết giấc mơ của mẹ tôi) con cho mẹ biết (cô Thủy tiếp) ở chỗ Chúa các linh hồn không có chợ búa hay mua bán gì hết! nhưng có một nơi, hễ LH nào đã được Chúa xét và cho vui, thì được ở nơi ấy, con cứ tạm gọi là “vườn địa đàng”.

(Chú thích của TG: Có một vị LM khi trước được Chúa cho chết tạm, rồi được Thiên thần bổn mạng được phép Chúa cho dẫn đi chơi, lúc về (tức hồi sinh) LM ấy kể chuyện lại, thì ngài gọi nơi đó là bên ngoài cửa Thiên đàng. Cũng có người sau khi được xem thấy cảnh ấy thì trở về gọi là một khu công viên rất đẹp … Tất cả chỉ khác về từ ngữ mà thôi! Cô Thủy vẫn tiếp tục:) khi ai đến được chỗ ấy thì linh hồn rất sáng suốt và có thể nhớ lại rất nhiều chuyện hồi còn sống ở trần gian. Kể cả những gì còn dang dở, chưa hoàn tất, ví dụ như một ngôi nhà làm sắp xong thì chết. Khi ấy cảm giác tự nhiên là LH thấy như nó ở ngay trước mắt.

– (Tâm phụ họa: Khi đánh máy đến đây, tôi nhớ có lần tôi hỏi cô Thủy là ngay khi còn ở trên đời, nhiều lúc mình thích quay trở về dĩ vãng, vì dĩ vãng bao giờ cũng đẹp, một là ở tuổi niên thiếu, hai là những quãng đời của tuổi trẻ với bao kỷ niệm, mà những kỷ niệm đẹp bao giờ cũng đi kèm theo hình ảnh đẹp, thí dụ một chuyến đò, một giòng sông, hay một sân ga v.v… Nhưng đối với một kiếp người, Tất cả những gì thuộc về quá khứ, không bao giờ có thể tìm lại được! Vì vậy Héraclite mới nói: On ne se baigne jamais deux fois dans le même fleuve” (Không ai có thể tắm được hai lần trong cùng một giòng sông).

Có lần tôi đã kể là sau mấy chục năm, khi trở lại Thái Hà mà tôi có rất nhiều kỷ niệm thời thơ ấu, nhưng khi đặt chân đến địa danh ấy, thì quang cảnh hiện tại đã giết chết kỷ niệm. Tôi hỏi cô Thủy này, nghe nói trong TGTL không có thời gian, điều đó theo tôi hiểu là quá khứ, hiện tại, hay tương lai chỉ là một. Vậy khi tôi về bên ấy, tôi có thể nhìn lại những kỷ niệm thời thơ ấu, chắc là Chúa cho thấy chứ? Rồi cô Thủy giải thích cho tôi nghe: Chỉ khi nào chú được Chúa xét và Chúa cho chú ở chỗ sáng thì vui lắm! Hễ chú muốn điều gì, cái đó sẽ có ngay ở trước mặt, nhưng phải là những gì lành mạnh! Dạo ấy tôi đã có hía ra một chút với bạn đọc của tôi dưới dạng những câu chuyện viết về “Tâm Tư” như “Dòng nước hay dòng đời” trong Tâm Linh & Đời sống I. Hoặc y như trong mấy vần thơ giới thiệu một câu chuyện giống như mơ về dĩ vãng sau đây:

Chiều nay mưa vẫn mưa,

Lang thang cơn gió thoảng.

Gợi hồn giấc mơ xưa,

Trên giòng sông dĩ vãng,

Có nghe lòng vui chưa?

(Trong “Tâm Tư 2 – cũng bộ I Tâm Linh & Đời Sống. Quí vị có thể vào đuợc trang mạng TL & ĐS trong Website tgtl.podomatic.net).

Cô Thủy nhắc lại với tôi: Cứ hễ chú qua được thời Thanh Luyện! Vậy chú ráng làm nhiều việc thiện ở đời này, để được đi con đường ngắn, chú cô, mẹ cố gắng nhé!)

 

  1. Đừng xem Chúa như chiếc phao của kẻ sắp chết đuối!

* Cầu xin không có nghĩa là cùng Chúa đồng hành!

– (Th): Còn hôm chị theo Hợp ra mộ cầu nguyện thì giá Chúa cho em nhìn được, em sẽ thấy các linh hồn rất nhiều và đã chen nhau để đến chỗ mà họ muốn đến (tức là nơi cha ra làm lễ ở nghĩa trang với cộng đoàn trong tháng các LH). (Cô Thủy tiếp:) Trong số đông họ, có nhiều linh hồn sinh thời, vì lệ thuộc vào đời sống vật chất quá nhiều, sinh ra nhiều ham muốn đến độ bỏ cả nhà thờ, hoặc cứ khất lại để tới khi đau ốm, hay gần chết mới xích lại với Chúa, họ xem Chúa chẳng khác gì chiếc phao của người gần chết đuối!

Chị mong rằng gia đình ta dù nghèo hay đủ gì cũng đừng vì của cải mà xa Chúa! (cô Thủy lại tiếp): Hôm nay mình nói chuyện nhà nhé! Chị Giang có vẻ đang muốn gần Chúa, chị ấy cầu nguyện vì sợ thằng con hư. Em nghĩ việc này có đúng không? Chị muốn nói chị Giang đến gần Chúa vì tin rằng chỉ có Chúa mới làm được tất cả! Điều này thì đúng theo đức tin, song Chúa lại bảo ta phải đồng hành với Chúa! Đồng hành là sao? Không phải cứ đến cầu xin Chúa điều này, điều nọ là đồng hành với Chúa đâu! Chúa đã từng bảo ngay cả những kẻ “Không phải cứ lậy Chúa, lậy Chúa mà được vào nước trời đâu!” (Mt 7,21). Chị nghĩ là nếu có dịp em phải nói với chị Giang là phải không có sự thù hằn đối với bất cứ người sống, cũng như kẻ chết! Nếu không thì việc đến với Chúa là không có sự thực tâm khiêm nhường trong lòng như lời Chúa dạy. Đối với những người bên cạnh thì chị Giang lúc nào hễ không thích, lại cứ sẵn sàng làm cho người ta phải tức điên lên, xong lại ve vuốt, đấy là đều Chúa không muốn ta cư xử với người thân cận của mình như vậy! Chị đang muốn nói thêm vài điều nữa, song có một người đến nhờ em và mẹ.

 

  1. Linh hồn một người ở Bắc có cơ may được về nhờ Hợp cầu xin.

– (LH): Chào bà và cô, hôm nay con được phép về để xin trước hết là bà đem chữ phiên dịch nói ra cho cô hiểu, để xin cô giúp cho. Tôi xin chân thành cám ơn cô và bà!

– (BQ): Tôi xin hỏi, vậy LH là đàn ông hay đàn bà hoặc già trẻ thế nào xin cho biết?

– (LH): Con là đàn ông.  con được Chúa cho về để xin ơn cầu nguyện. Con là người bắc cải tạo ở chỗ nhà lao Hà nội. Khi họ chuyển trại đi Bắc sơn con có tìm cách trốn với 3 người tù, bị họ bắt lại và bị tra tấn. Con vì yếu sức nên chết ở đó. Họ chôn xác con ở bên bờ suối đã lâu lắm gia đình cũng không biết tin tức về con. Trên đời con tên là Phùng văn Em chết lúc 28 tuổi. Con khi chết được một cha cũng bị ở tù chung đọc kinh cho, nên con không bị ma quỷ cầm buộc và nhờ ơn cha đến bây giờ con được Thánh linh xét và điều kiện để được ơn vui là con phải nhờ vào sự cầu nguyện. Hôm nay các thánh đã cho phép con gặp cô con gái của bà và bằng tâm linh, con tha thiết nhờ bà và cô giúp con! Con xin cám ơn vô cùng!

 

  1. Người Tâm Linh không phải là không đa đoan.

– (Th): Con được các Thánh nhờ đem giúp các LH về, chị xin lỗi đã đem nhiều linh hồn về làm cho Hợp phải mệt đủ mọi mặt, vừa tốn tiền nhiều, lại vừa phải cầu nguyện cũng nhiều!

– (Bố): Tao còn nhiều linh hồn lắm cứ nhờ vả, song tao biết mẹ mày thì đạo đức mỏng manh dẫn về bà chắc không vui, còn con thì cũng nhiều nên tao chưa dám đem về, để có một ngày nào khi ai cần trước mà có nghiã là Chúa xét trước, tao đem về cho con gọi là món quà xây dựng đời sau.

 

Thứ Sáu, ngày 18.9. 2009 (9.00 am)

  1. Bạn có đang tích lũy được gì cho mình ở đời sau không?

– (T): Chào cô Thủy vui! chẳng biết ngọn gió nào gom mọi người chúng ta về đây? Có cả cô Hợp nữa! Chỉ tiếc là bữa nay mình không có nhiều giờ!

– (H): Cô chú sắp đi lễ phải không ạ? Cháu cũng vậy, cháu có việc chỉ định ghé mẹ cháu một chút rôì đi lễ luôn, may lại gặp chị Thủy thì cũng ngồi nghe một chút!

– (Th): Cháu chào cô chú, mẹ và em Hợp. Con biết chú cô và em Hợp đi lễ 11 giờ 00, nhưng mẹ muốn thì con cũng về với mẹ một chút. Hôm nay ít giờ nếu có bàn chuyện gì cũng không đi tới đâu, vậy thôi để con kể cho cả nhà nghe một câu chuyện: Có một anh kia nói theo trần gian là lúc anh ta vừa chết, thì gặp quỉ nó bảo cứ theo nó, thì sẽ được mọi sự tốt đẹp, nhưng anh ta không theo và được một vị Thánh bảo: Tên kia, khi sống mày làm nhiều điều tai hại cho người khác, thì bây giờ mày phải đi đến chỗ … để đền tội! Khi ấy LH anh ta tính toán nếu chấp nhận đi đền tội thì khổ lắm! Còn theo quỉ thì trước hết nó cho mọi điều mình muốn, nhưng bề lâu bề dài thì chưa biết thế nào? Cuối cùng anh ta chọn chỗ khổ, coi như hy sinh chịu đựng, để có hy vọng về sau, mà theo cách cháu biết thì anh ta phải ở chỗ khổ sở thật là ghê gớm, chứ không phải là chỉ chịu đỡ thôi đâu! Tuy nhiên việc suy tính như vậy Chúa cũng biết! Và tất nhiên là sẽ có một ngày nào đó Chúa ban cho được vui. Cô, chú, mẹ và Hợp chắc trong cuộc sống thế nào cũng có những lúc phải hy sinh, đôi khi cũng có những trường hợp rất nguy hiểm, và lòng cứ cho là khó, song ta cứ nghĩ đi, dù có khó mấy trên đời, cũng còn thua cái nỗi khó quá để mà quyết định như trường hợp của LH anh bạn kia. Để tránh rơi vào tình trạng đó, cô, chú, mẹ và Hợp có đang tích lũy được gì cho mình ở đời sau không, xin nói cho biết?

(Xin quí thính giả nghe tiếp cuộc đàm thoại trong TGTL số 84)