Vn thứ Ba, ngày 10. 10. 2017

812. Các cha mẹ trẻ phải hy sinh hơn nữa,phải ôm chúng vào lòng, chỉ dẫn điều Chúa dạy cho con trẻ hiểu từ lúc chúng còn nhỏ, mớm Lời Chúa cho con trẻ, giống như chim sẻ mớm mồi cho chim non, sao cho Lời Chúa thấm đượm vàotrong tâm hồn đứa bé. Trong bất kỳ trường hợp nào, hoàn cảnh nào cũng không được làm cho con trẻ sợ. Đó là điều Chúa muốn.

– (Th): Chú, cháu vẫn muốn nhắc lại cho các em hiểu việc dạy dỗ con cái, chú có muốn bàn không?

– (T): Cô phải đặt vấn đề ra trước đã, tôi mới biết mình có ý gì để góp hay không!

– (Th): Cháu nói về tâm linh, điều Chúa muốn. Linh ở đây là điều Chúa muốn chúng ta làm cho trẻ nhỏ theo ý của Chúa. Còn tâm là ta dạy trẻ bằng trái tim. Chú là người viết văn, cháu xin hỏi chú: Tình yêu là gì, xin chú nói cho cháu biết với?

– (T): Vì không phải là người viết văn như cô nói, nên tôi không có định nghĩa riêng theo nhãn quan của mình về tình yêu, như một số nhà thơ, nhà văn, hay các nhà tâm lý học. Tôi chỉ nhờ câu nói của cô vừa rồi, khi cô nói tới hai chữ ý Chúa, thì tôi nghĩ ngay đến bài học Chúa dạy và Chúa nêu gương cách rất sống động về tình yêu. Theo đó thì Tình yêu là cho đi, và sẵn sàng chết cho người mình yêu. Đối với Chúa thì có lẽ là còn nhiều hơn nữa, nhưng trong sự hiểu biết hạn hẹp của mình, thì tôi chỉ rút ra được hai điểm mà mình tạm cho là nguyên lý, hay bản thể của tình yêu. Không biết cô nghĩ thế nào về điểm này?

– (Th): Chú nói thì cháu phải công nhận là đúng rồi! Có điều Chúa không đòi hỏi ta một cách lý tưởng quá đâu, vì Chúa biết chúng ta chỉ là con người. Nói theo kiểu các cụ nho nhã thời xưa, thì hạ sách cũng được, không cần phải thượng sách! Nghĩa là không nhất thiết phải giống Chúa là “phải chết cho tình yêu”. Chúa chỉ đòi ta biết “Hy sinh” thôi là được rồi! Mà cháu cũngthường nghe các cụ bảo làm cha mẹ, thì suốt cả cuộc đời chỉ biết hy sinh cho con cái, cho dù là làm ăn vất vả, có khi nhịn ăn, nhịn mặc, chỉ để hy sinh cho con được hưởng. Chú thấy điều cháu nói có đúng không?

– (T): Cô nói thì sai vào đâu được! Thời bây giờ bọn trẻ nuôi con có đỡ hơn thời các cụ, nhưng thời nào cũng có cái vất vả của thời ấy! Ai chứ cô thì thấy hết mà! phải không? Tôi nói thế là tỷ dụ như người ở Việt Nam thì không biết lối sống và cách sinh hoạt của người ở Úc và ngược lại, chứ người của TGTL thì biết hết! Ở đâu cũng nhìn thấy hết!

– (Th): Không hẳn như chú nghĩ đâu! Sự gì cũng tùy thuộc nơi Chúa ban hết đó chú! Chúa cho ai biết tới đâu, thì chỉ biết tới đó thôi! Sau này chú về sẽ biết! Hôm nay Chúa, Đức Bà cho cháu về chỉ để nhắc nhở các cha mẹ trẻ phải hy sinh hơn nữa, khi đứa nhỏ còn trong tầm tay săn sóc của mình, có nghĩa là các cha mẹ phải dạy dỗ chúng theo cách của Chúa, ở bên chúng chưa đủ mà phải ôm chúng vào lòng, chỉ dẫn điều Chúa dạy cho con trẻhiểu từ lúc chúng còn nhỏ, cho đến khi chúng lớn lên, mớm Lời Chúa cho con trẻ, giống như chim sẻ mớm mồi cho chim non, sao cho Lời Chúa thấm đượm vào trong tâm hồn đứa bé. Lại nữa, trong bất kỳ trường hợp nào, hoàn cảnh nào cũng không được làm cho con trẻ sợ, ví dụ như nghiến răng, đập bàn cái rầm v.v làm cho đứa trẻ sợ, và khóc. Đó là khi người cha, hay mẹ không biết hy sinh dẹp cơn giận của mình lại, chứ đừng kể sự làm ăn vất vả, cực khổ! Đó là chuyện bình thường sống ở đời, và những hy sinh đó thực ra còn là bổn phận! Khi ta được Chúa ban cho cái này, thì ta phải có bổn phận làm cái khác! Cháu thí dụ: Khi người ta yêu nhau, hai người muốn kết thân với nhau thành bạn đời. Muốn có một mái ấm hạnh phúc do mình tạo nên, thì đàng sau ước muốn đó, đương nhiên là phải gắn liền với những bổn phận. Khi cha mẹ có thói quen làm con cái sợ sệt và lo lắng, thì có thể làm tổn thương tinh thần, hoặc ảnh hưởng tới tâm sinh lý của đứa trẻ khi chúng lớn lên, mà ta không biết! đến khi con mình bị ảnh hưởng tâm thần mà trở nên hoặc là chậm hiểu, thì cha mẹ lại thất vọng về đứa trẻ, hoặc có đứa tâm lý bị dồn nén quá, lớn lên nó trở thành người đa mặc cảm, và tâm hồn trở nên khép kín, có khi dẫn tới tình trạng bất mãn trong nội tâm, và trở nên khó khăn với thế giới bên ngoài. Đó là cháu chỉ tỷ dụ một cách khái quát thôi, chứ cháu không phải là nhà chuyên môn về các vấn đề nhân sinh hay xã hội học. Nói tóm lại ta học hỏi nơi Chúa là phải yêu thương con trẻ, noi gương Chúa ôm trẻ vào lòng, rồi nhẹ nhàng bảo ban chúng! Chỉ dẫn chúng từ từ, nói Lời Chúa cho nó nghe, ngay cả đối với những sự sai trái của con trẻ, ta cũng phải nói bằng một giọng đầm ấm, để cho đứa trẻ có thể cảm nhận được cha, hay mẹ nó đang nói với nó bằng tấm lòng yêu thương. Chú hãy nói cho các em rằng đây là những điều Chúa chỉ dạy cho các em, chứ không phải là tự ý cháu. Mong các em sống vui và thực hành theo ý Chúa!

– (T): Vâng, cám ơn cô Thủy! Tôi nghĩ là có lúc chúng sẽ đọc, hoặc nghe được lời khuyên của cô hôm nay.

Thứ Hai, ngày 16.10.2017, lúc 10:45 am

Sau thủ tục chào hỏi, Sứ giả của Mẹ mở lời trước.

– (Th): Chà … không biết hôm nay ngọn gió nào đã gom lại các LH “sống” tụ họp lại nơi đây? (chữ sống ở trong ngoặc, ý là cô Thủy dùng ngôn ngữ thế gian, và thực ra cũng chỉ là có thêm cô Hợp ở đây hôm nay, nhưng chúng tôi biết tánh cô hay đùa giỡn cho vui, rồi cô trịnh trọng trở lại:) Con cảm tạ Đức Bà, xin Đức Bà cho con được ơn giúp các linh hồn “sống” này một cách đúng đắn, không để sai lạc Đức Tin, hầu cho họ không bị đi “đường dài”. Chú có điều gì muốn hỏi?

813. Thế gian bây giờ, nếu như không có Đức Mẹ thì đã không còn nữa! Người ta tội lỗi nhiều hơn xưa, mà không bị trừng phạt, là nhờ Đức Mẹ ngăn được bàn tay công thẳng của Chúa Cha.

– (T): Hôm nay tôi có một thắc mắc thuộc về Tâm linh, muốn cô giải tỏa giúp cho được không?

– (Th): Xin chú cứ hỏi, cháu sẵn sàng ạ!

– (T): Mình xin ơn Đức Mẹ có được không cô Thủy? Hay hễ cầu xin thì chỉ được cầu xin ơn Chúa?

– (Th): Thưa chú, cháu thực ra không được trả lời câu hỏi này, song không để chú hiểu lầm, hay để chú cảm thấy không ổn trong lòng, cháu có thể xin Chúa đến, chú nghĩ sao?

– (T): Chết mất! Tôi đâu có xứng đáng! Tôi tưởng cô trả lời cũng được tôi mới hỏi!

– (Th): Chúa bảo “Chú không được sợ Chúa!” Nhưng con cần nhắc mẹ, Chúa đến mẹ chỉ nghe thôi, chứ đừng có hỏi!

– (Chúa): Các con có cần hỏi Ta là ai không?

– (T): Con thờ lậy Chúa và thưa Chúa cô Thủy đã cho chúng con biết là có Chúa đến !

– (Ch): Vậy Ta đến, các con đọc kinh gì, thì đọc đi nào!

– (T): Ch. con đọc kinh của Chúa dạy (tất cả chúng tôi đều cầm lòng cầm trí đọc Kinh Lạy Cha).

– (Ch): Ta đến vì Đức Mẹ muốn Ta đến, để các con không vì những sự thắc mắc mà chao đảo đức tin. Con biết không, thế gian càng ngày càng nhiều sự tội lỗi và Chúa Cha rất phẫn nộ! Xưa kia Chúa Cha đã sai lửa xuống đốt mấy thành, con đọc Kinh Thánh con biết chứ? Thời ông No-e, người ta tội lỗi đến Chúa đã phải làm cho nước biển dâng ngập hết thế gian. Bây giờ con nghĩ người ta phạm tội ít hơn xưa, hay nhiều hơn, con nói thử Ta nghe?

– (T): Thưa Chúa, Thời bây giờ, người ta phạm nhiều thứ tội, không chỉ hơn, mà gấp bội thời trước, vì con nghĩ người tacàng văn minh bao nhiêu, thì họ lại càng sống sa đọa hơn bấy nhiêu thưa Chúa!

– (Ch): Bởi vậy Ta nói cho con biết, thế gian bây giờ, nếu như không có Đức Mẹ thì đã không còn thế gian nữa! Người ta tội lỗi nhiều hơn xưa, mà không bị trừng phạt, là nhờ Đức Mẹ ngăn được bàn tay công thẳng của Chúa Cha. Ta nói ngắn gọn như thế thôi, nhưng Ta biết là con hiểu!

– (T): Dạ, Thưa Chúa!

– (Ch): Vậy con suy nghĩ và trả lời Ta: Đức Mẹ hay Chúa Con hơn?

– (T): Con biết là Chúa hơn, nhưng vì Chúa yêu Đức Mẹ lắm, nên con yêu Đức Mẹ thì Chúa cũng vui. Miễn là đừng yêu ai, hay thứ gì khác hơn Chúa thôi, chứ yêu Đức Mẹ thì Chúa không bắt lỗi, con nghĩ vậy!

814. Những điều mà thế gian tưởng, thì nhiều khi không như ý của Thiên Chúa

– (Ch): Con thắc mắc là tại sao Đức Mẹ lại không ban ơn, có phải không?

– (T): Thưa Chúa, không phải vậy! Hồi nào tới giờ, con thường hay xin ơn Đức Mẹ, mặc dù con phó thác mọi sự và cậy trông ở Chúa, nhưng mà con vẫn được nhiều ơn Đức Mẹ ban cho. Tuy nhiên trong một vài lần dự tĩnh tâm, các vị đại diện cho Giáo Hội nói người ta là phải cầu xin với Chúa, Đức Mẹ chỉ là Đấngbầu cử cho loài người trước mặt Thiên Chúa mà thôi! Có vị là LM. của một dòng nổi tiếng là dòng học rộng và uyên bác nhất của Giáo Hội, vị đó nói thẳng là không được cầu xin Đức Mẹ! Vì Người cũng chỉ là loài thụ tạo. Kể ra nghe thì có lý, nhưng mà thực tế con và tai con cũng vẫn nghe nhiều người nói là được ơn này, ơn kia của Đức Mẹ, nên đôi khi con cũng thắc mắc không biết thế nào mới là đúng?

– (Ch): Điều này hãy tạm gác lại! Ta hỏi con Kinh Thánh con đã học hỏi, vậy Chúa khi dạy yêu thương, khiêm nhường tha thứ, thì theo sự hiểu biết của con, điều gì là hơn hết?

– (T): Con nghĩ phải xem ba điều như nhau! Không thể có cái này mà thiếu cái khác!

– (Ch): Con chưa hiu đủ, để Ta ch cho con biết. Các điu Chúa dy thì đúng như con nói, song tìm hiu sâu hơn, thì trên ba điu này, hy sinh có giá tr hơn c! Nếu con cũng cho điu Ta va nói là đúng, thì ti sao đúng con hãy nói cho Ta nghe?

– (T. suy nghĩ một chút rồi thưa với Chúa): Dạ, thưa Chúa đúng là sự hy sinh mới là nhất! Tình yêu mà đến lúc phải hy sinh cái gì đó cho người mình yêu, nhưng lại không dám hy sinh, thì tình yêu đó chỉ có trên môi miệng, không có trong trái tim, và chỉ là tình yêu ích kỷ hay là T.Y. không chân thật! Cũng thế, con nghĩ hễ ai không có tấm lòng hy sinh, thì cũng không có đời sống khiêm tốn, vì người sống khiêm tốn, sẽ chịu nhiều thiệt thòi! Có khi còn là sự nhịn nhục không cùng! Cũng vậy, con nghĩ một người tha thứ là không còn nghĩ tới sự thiệt thòi bản thân, có khi là một thiệt hại to lớn cả về mặt tinh thần, nhưng trong tinh thần của sự hy sinh, người đó đã sẵn sàng bỏ qua, mà không đòi hỏi đối phương phải đền đáp! Hy sinh chính là bài học Chúa không những chỉ dạy chúng con như một người Thầy, mà Chúa đã thực thi để tỏ lòng yêu thương thật, và tha thứ cho chúng con, mặc dù tội lỗi của chúng con đã làm Chúa đau khổ rất nhiều. Không những thế, Chúa còn chấp nhận hy sinh sống nghèo, chết hènmột cách không phải ngôi vị là Chúa, để dậy chúng con bài học khiêm nhường. Nên chúng con không biết lấy gì mà đền tạ sự hy sinh cao cả của Chúa là Thiên Chúa, mà là một Thiên Chúa quyền uy cao cả và toàn năng! Bởi vậy quả thật, Chúa đã dạy cho chúng con hiểu rằng: Sự hy sinh chính là Nhất!

– (Ch): Ta chỉ vì thấy các con rất thương mến Ta, nên Ta đến để nói cho các con biết những điều mà thế gian tưởng, thì nhiều khi không như ý của Thiên Chúa (1). Con biết không, Chúa vì công bằng nên không để cho có một sự gì thua thiệt có thể xảy ra. Nên các con mới được Ta nói cho nghe điều này, tuy nhiên các con phải hiểu rằng, nếu các con đem chuyện này mà nói với các Giám mục, thì họ sẽ bác ngay. Chẳng hạn như các con nói Đức Bà hơn Chúa thì họ sẽ cãi ngay lập tức, đúng không?

– (T): Dạ, ngay như con cũng chẳng dám nghĩ thế, chứ đừng nói là đem ý nghĩ đó ra mà nói với các ngài, Thưa Chúa!

815. Nếu nói về sự công bằng tâm linh, thì Đức Mẹ là Người mà Chúa Cha hay Chúa Con đều phải nể! Vậy nên con cứ xin Đức Mẹ điều gì mà con cần!

– (Ch): Bây giờ Ta nói về sự hy sinh đáng giá và cao trọng như thế nào nhé! Họ chỉ có sợ nếu như nói Đức Mẹ hơn Chúa, thì sẽ xuống lò lửa, nên không cần biết! Còn Chúa chết cho mọi người là sự hy sinh tuyệt đối, đúng không?

– (T): Dạ, đúng vậy thưa Chúa!

– (Ch): Ta nói cho vui, chứ các con nghĩ đi, khi mà chết, thì dù bằng cách nào, cũng chỉ đau đớn một vài giờ, hay cao lắm là một ngày, con thấy đúng không? Người trong thế gian gần lúcChúa chết nhất hai người kẻ trộm bị đóng đanh, xa hơn thì không thiếu các vị thánh tử đạo, nhiều vị vì Chúa mà bị cắt, bị sẻo từng miếng thịt cho tới khi chết. Tại các con không bị thôi, chứ những vị đó chết đau đớn lắm, đúng không?

– (T): Dạ, nhưng Chúa thì lại khác!

– (Ch): Không, Ta nói cho con hiểu, chính sự “Xin Vâng” của Đức Mẹ mới là một sự hy sinh vô giá, vì cả cuộc đời Đức Mẹ là một chuỗi thương đau vì Chúa, chứ không chỉ vài giờ, hay một ngày. Đức Mẹ Chịu mọi sự vất vả cũng vì Chúa! Có ai mà mới sinh con ra, đã phải vì con mà chạy ngày, chạy đêm trốn ra khỏi nước, chỉ vì một người con chưa làm gì, mới sinh ra, mà vua quan đã tìm giết. Trong những ngày chạy trốn ấy, Ta biết Mẹ Ta lo lắng cho Ta lắm! Ta nói thêm cho con biết: Đức Mẹ chịu mọi sự đàm tiếu cũng chỉ vì Chúa. Thời ấy những người yêu Chúa, mến Chúa, thích Chúa chỉ là những người bị xã hội ruồng bỏ, hoặc bị gạt ra bên lề. Con nghe họ nói đó: Chúa cứ thường chơi và ngồi ăn uống với những phường tội lỗi, đàng điếm! Còn những người được trọng vọng, có địa vị, có quyền, có thế, thì họ xa lánh Chúa, và chỉ kiếm cách gài đặt để tìm, hoặc bắt lổi Ta. Các con phải đặt mình vào tâm trạng của Đức Mẹ, mới thấy được những nỗi tủi nhục và đớn đau trong lòng của Đức Mẹ!Nhưng Người không một lời than trách. Ở công đường, mọi người cùng lên án Chúa, họ thà tha một tên cướp, để bắt Ta chịu khổ nạn, và chịu đóng đinh lên thập giá, thì người đau khổ nhất là Đức Mẹ con biết không? Chứ Chúa thì Chúa đã biết trước việc mình phải làm, và việc người ta ghét, cùng đố kỵ mìnhsẽ giết mình! Các con phải hiểu rằng đứng giữa một đám đông, mà người ta lên án con mình, thì người ta nhìn người mẹ bằng con mắt thế nào? Nhưng Mẹ Ta chẳng một chút nghĩ về mình, cùng thân phận của một người Mẹ có người con bị lên án, mà Mẹ Ta chỉ thấy đau đớn về những nỗi đau đớn Ta phải chịu, và gánh lấy tất cả những nỗi tủi nhục của Ta, vì Mẹ Ta mới là người đang đứng giữa những tiếng la hét, và nguyền rủa con mình cách thậm tệ! Đức Mẹ cũng rất đau đớn vì tội lỗi người ta, vì sao mà người ta nỡ giết Chúa mình, mà cũng là Chúa của họ! Chúa cho con biết điều này, khi Ta bị đánh đòn, thân xác bị rách nát đau đớn thế nào, thì trong lòng Đức Mẹ còn đau đớn hơn bị xé nát, rách da, xẻ thịt. Và khi Ta chết, thân xác không còn đau đớn gì hết nữa, thì Đức Mẹ vẫn còn y nguyên những đau đớn kéo dài có thể nói là vô tận! Cho nên, công bằng mà xét, thì sự hy sinh của Đức Mẹ phải hơn Chúa! Còn về quyền phép, xét về Tâm linh, thì Chúa có quyền quyết định mọi việc, nhưng về tình yêu, thì Chúa lại muốn dành tất cả năng quyền cho Đức Mẹ. Nhưng con biết không nhất nhất, mọi cái Đức Mẹ đều xin với Chúa, đều nói với Chúa, thì con phải hiểu là Đức Mẹ rất khiêm nhường vàtrong tình yêu Đức Mẹ dành cho Chúa, Mẹ lại càng không bao giờ muốn điều gì làm cho Chúa khó xử! Đức Mẹ đã toàn vẹn như vậy, chẳng lẽ Chúa lại thua ở tấm lòng quảng đại. Vậy con nghĩ sao?

– (T): Dạ, con chỉ biết lãnh nhận và trân trọng ý Chúa! (ngồi bên kế, cô Hợp cũng lên tiếng: “Quả thực như Chúa nói, thì sự hy sinh của Đức Mẹ rất là lớn lao! Rồi tôi cũng phát biểu cảm tưởng của mình cách đột xuất): Thưa Chúa, có lần con nghe một vị nói “Chỉ được cầu xin với Chúa, chứ xin Đức Mẹ ban ơn là không đúng, vì Đức Mẹ cũng chỉ là thụ tạo, thì lòng con không vui, nhưng xét về lý thì phải chịu! Có điều trong lòng con cứ nghĩ, một khi Giáo Hội đã tuyên bố tín điều “Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa”, thì xin ơn với Mẹ Thiên Chúa có gì là không đúng(2)?

– (Ch): Đấy cũng là câu trả lời cho con rồi! Ta nhắc lại cho con là các vị, các người ở thế gian sợ là nếu không để Chúa hơn, thì sẽ phải chịu khổ, nên đã lầm, chứ thực ra, nếu nói về sự công bằng tâm linh, thì Đức Mẹ là Người mà Chúa Cha hay Chúa Con đều phải nể! Con cứ xin Đức Mẹ điều gì mà con cần!

– (T): Chúng con cảm ơn Chúa về tất cả những điều Chúa đã dạy và ban cho chúng con!

(Trong một phút thinh lặng, tôi đã nhớ lại Lời Chúa Giêsu từngthưa với Chúa Cha rằng: Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha (Mt 11,25- 26) và trong tâm hồn tôi, tôi vô cùng cảm tạ và biết ơn Chúa muôn muôn thuở.)

Chú thích: (1). Trên đây có một điều Chúa nói: “những điều mà thế gian tưởng, thì nhiều khi không như ý của Thiên Chúa”. Câu nói ấy, thời Cựu ước Thiên Chúa cũng đã từng mặc khải qua các Tiên tri rằng: “Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta. Trời cao hơn đất chừng nào, thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy.” (Is 55,8-9)

(2). Trong SVTT đã có lần Lời Chúa Giêsu nói với các Thánh Tông đồ trong Bữa Ăn Cuối Cùng, có một câu được nhắc lại mang tầm vóc quan trọng về Mẹ Chúa Giêsu, cũng là Mẹ nhân loại: “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn” (Ga 16,12-13). Rồi ngay từ thuở ban mai của Giáo Hội Công Đồng Êphêsô năm 431 Đã được Thần Khí Chúa soi sáng để GH tuyên bố Tín Điều “Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa”, và dọc suốt 20 thế kỷ qua vai trò của Đấng là Mẹ Thiên Chúa ngày càng được Chúa Thánh Thần làm sáng tỏ, nhưng chắc chắn còn nhiều điều chúng ta chưa rõ, hoặc có khi phải về trong Nước Chúa, chúng ta mới được học hỏi một cách tỏ tường, vì Thánh Mẫu Học cũng là một Mầu nhiệm trong các mầu nhiệm thuộc Nước Thiên Chúa. Cũng có lẽ phải về trong TGTL rồi, người ta mới sáng tỏ được việc Đức Mẹ có phải là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc với Chúa Cứu Thế không, hay như lời khẳng định của một LM. Dòng Tên mười mấy năm trước đã nói giữa một đám đông ở đây (Perth) rằng: “Chúa không cần ai phải đồng công với Ngài hết!”./.(Trước khi chấm dứt chương trình phát thanh tuần này, chúng tôi xin mời Quí thính giả thưởng thức Bản Thánh Ca: “Từ Lúc Mẹ Nói Lời Xin Vâng”. Nhạc và lời của Trầm Hương, qua giọng ca của Mai Hậu, do Hoàng Nguyên thực hiện).