Vẫn ngày 20/12/2011
- Bằng cách nào ta biết các LH cần ta giúp?
– (Th): Chú có nghĩ là các LH cần phải có sự nhờ vả vào ta không? Làm sao biết họ cần và bằng cách nào?
– (T): Tôi nghĩ là các Kitô hữu (tức là những người có đạo Chúa) thì ai cũng biết là mình có bổn phận phải cầu nguyện cho các Lh trong thanh luyện, vì trong thời gian này các Lh không còn có thể làm gì được cho chính mình nữa! Thời gian tạo công phúc như làm các việc lành, thực hiện yêu thương, bác ái và làm tất cả những điều như Chúa dạy, đó là khi ta còn ở trên đời, chứ đã đến giờ Chúa gọi về, thì thời gian dành cho con người đã kể là hết. Do đó các Lh trong thanh luyện chỉ còn trông nhờ vào những người còn sống cầu thay, nguyện giúp, làm những việc lành chỉ cho. À còn nữa, vừa rồi trong câu hỏi cô dùng chữ “ta”, làm tôi nhớ trong đó cũng có cả cô nữa! Đó là những người đang ở dưới chân Chúa, hay là dưới chân Đức Mẹ. Điều đó có nghĩa là các Lh cũng được hưởng nhờ vào các lời cầu bầu của trên hết là Đức Mẹ, rồi tới các Thánh. Đó là vì chúng ta được diễm phúc ở trong một Hội Thánh Thông công.
– (Th): Chú nói thì rất đúng! Đấy là cách chung. Song cháu muốn chia sẻ và giúp cho chú cách riêng.
– (T): Cám ơn cô! Tôi rất muốn được cô giúp, bởi thế mời cô nói đi!
– (Th): Cháu ví dụ như mai đây không có bàn cơ này nữa, chẳng hạn mẹ cháu chết, thì mình làm sao biết được những người thân của mình cần gì! Chú có muốn cháu giúp không?
– (HTr): Tôi hỏi cô, không biết có phải là qua giấc mơ, có thể Chúa cho biết người thân mình ở chỗ này chỗ nọ không?
– (Th): Có thể, nếu như cô được ơn cho gặp. Còn có những LH mà mình không gặp, thì đương nhiên là mình phải cầu nguyện rồi. Song muốn biết rằng họ có cần không, thì cháu phải đi xa hơn một chút, ví dụ như bây giờ nhiều người chết, vì cứ tự mình tìm đến cái chết, thí dụ: say sưa, trai gái, hút sách, cờ bạc v.v… Thất bại nào cũng dễ đưa con người đến trầm cảm. Như chú đã biết, thế giới ngày nay số những người chết do trầm cảm ngày một tăng, như thế thì chưa phải là trẻ mà sống lâu … cô nghĩ có đúng không?
– (HTr): Cô nói đúng!
– (Th): Vậy thì ta cũng có thể đoán được họ chết thế nào, mà ta cầu nguyện, hay xin lễ nhiều hay ít. Đó là phải tìm hiểu cách sống của họ. Khi sống họ đã làm được những gì đẹp lòng Chúa? Nếu không thì phải xin lễ nhiều, và cầu nguyện nhiều cho họ … cô có đồng ý không?
– (HTr): Đồng ý! Tôi muốn cô giúp là muốn cô nói cho biết, để tôi cố gắng thực hiện cho người thân của mình.
– (Th): Cháu nói rồi, hãy xét theo việc làm của họ khi còn sống! Chú đã đói chưa? Cháu đi nhé! Để cho chú nghỉ, khi nào tiện ta sẽ bàn tiếp.
– (T): Hẹn gặp lại cô vào vào một dịp khác! Chào cô!
– (Th): Được! Cháu sẽ về, chào cô chú và mẹ.
Thứ năm, ngày 09 tháng 02 năm 2012, 10.05pm
- (Bóng đè), Một Linh hồn nặng tội về nhờ.
– (H): Em thấy hai giấc mơ. Em mơ thấy mình bị một người đè cứng cả 2 tay 2 chân, em sợ quá, bèn la lớn lên: “Buông tôi ra, buông tôi ra, và vì em la to quá, nên đã giật mình thức dậy. Sau đó em lại mơ thấy bên ngoài nhà em có nhiều người đang cười cợt, nói chuyện với nhau. Em mở cửa ra muốn chào hỏi họ, song dường như họ không để ý gì tới em, hoặc là họ không trông thấy em, mặc dù họ đang đứng trước sân nhà em, em nhìn thấy họ đẹp và sang trọng nữa. Chị thấy những giấc mơ đó có gì đáng kể, hay đáng nói không? Nếu có xin chị cho em biết.
– (Th): Chuyện giấc mơ Hợp bị bóng đè, theo cách gọi thế gian, chứ thực ra chẳng có bóng gì đè hết cả! Nhưng nếu để tâm suy xét, thì cũng có chỗ khác biệt là: Nếu một LH bình thường về muốn nhờ mình xin lễ, hay cầu nguyện, thì mình có thể chỉ gặp họ thoáng trong giấc mơ, nhưng nếu là người lỗi nặng, mà về thì làm cho người ta sợ, bằng cách này, hay cách khác vậy thôi! Chị phải đi tìm có thể phải hơi lâu! (gián đoạn khoảng vài chục giây sau, cô Thủy về cho biết:) Chị đi tìm được biết ông này là 1 linh hồn tội lỗi nặng. Chị có hỏi tại sao ông về đây được? Ông ta nói là cha Bửu Diệp dẫn về. Cha nói: “Tôi xin lỗi cô, vì đây là một người tôi chịu ơn. Cô cứ nghĩ đi, cho dù là ai, nếu như là người có trung, có hậu, thì khi có người làm ơn cho mình, mình phải nhớ không có được quên, huống hồ tôi lại là một linh mục. Chuyện này thì mong cô thông cảm! tôi chỉ xin cô giúp cho LH này, ông ta tên là Hoàng văn U. Người này đã không biết đến Chúa, nên làm điều không tốt. Cô hãy xin Lòng Thương Xót Chúa tha tội và cho LH được về chỗ sáng. Cô giúp cho ông ấy, cũng là giúp cho tôi, tôi xin cám ơn và tôi cũng nói cho cô vui là, sau này có chuyện gì mà cô cảm thấy khó khăn, thì cứ gọi tôi, tôi sẽ có cách giúp, nhớ như thế nhé! Mỗi tối thứ 3 cô cầu nguyện cho LH Hoàng văn U, và cô cầu giúp cho đúng 1 tháng. Nếu cần gì tôi nói tiếp xin cô nhớ cầu cho ông này giùm tôi, cám ơn cô!
- Giấc mơ những LH ở ngoài sân. Họ về cám ơn và tặng một ơn ích.
– (Th): Chuyện này càng lạ nữa, các người mà em nói theo như chị biết, thì các linh hồn được vui mới có thể xum họp và nói năng mạch lạc như thế. Họ về cám ơn em, sẵn dịp thì em chào họ. Họ đang chờ ở cửa.
– (LH): Chúng cháu chào bà, chào Ân nhân! xin cám ơn cô! Phải chi mà cô nhìn thấy, thì chúng tôi xin bái gối cám ơn cô đã khen chúng tôi đẹp. Thực tình thì nói cô không tin đâu, hễ ai về chỗ sáng Chúa đã cho, thì đều được đẹp hết! Chúng tôi là mấy người có may mắn được nhờ cô dâng lễ, cầu nguyện cho. Những ai đẹp rồi thì lại đẹp thêm nữa! Tôi cũng thay mặt gia đình muôn vàn cảm tạ cô! (ghi chú của tác giả: Có lẽ những LH này là những người trong một gia đình đã được cô Hợp cầu nguyện cho) Tôi chỉ có một điều đáng nói và nên nói tặng cho cô và những ai còn sống ở đời, là hễ càng làm được những điều tốt, tức những việc thiện, những việc làm bác ái, thì dù có bị thiệt thòi về mặt thế gian, nhưng lại được Chúa lưu giữ, giống như ta gửi tiền trong nhà băng. Còn ai mà coi phần đời như: tiền, của, nhà, xe … nhiều, mà không có lòng bác ái, thì ví như người rất nghèo không có gì cả, sau khi chết mà về trong TGTL. Mong cô cũng như những ai còn sống, hãy lấy điều tôi nói mà suy nghĩ. Chúng tôi phải đi, nếu có thể được phép cầu xin cho ân nhân, thì chúng tôi sẽ làm hết sức mình. Chào bà, chào cô! Mong rằng cô giữ kỹ những điều tôi nói. Xin cáo biệt.
(chú thích: Các LH vừa ở chỗ tối là nơi Thanh Luyện, mới được Chúa xét là cho vui, thì được ở chỗ sáng, nơi này không còn chịu khổ nữa, nhưng chưa phải là Thiên Đàng, thì khả năng bầu cử cho người khác còn thấp. Chỉ khi nào ở Thiên Đàng (theo ngôn ngữ trần gian – cô Thủy nói là ở chỗ Chúa, Đức Bà, hay các Thánh), tức là đã hội đủ điều kiện để nên Thánh rồi, thì mới bầu cử cho kẻ khác hoặc ở trần gian, hay trong Thanh luyện được. Cho nên LH về cám ơn vừa nói: “Nếu có thể được phép cầu xin cho ân nhân, thì chúng tôi sẽ làm hết sức mình” là vậy).
– (Th): Con cũng tới lúc phải đi. Chào mẹ và em Hợp.
Thứ Sáu, ngày 10 tháng 02 năm 2012 (10.36’ am)
- Hãy bắt chước Thánh Giuse trong đức khiêm nhường. Học nơi Đức Mẹ, nói lời “Xin Vâng”.
– (Th): Con chào mẹ, và cô chú. Hôm nay trời đẹp, chắc có nhiều sự mà trong thâm tâm cháu muốn hỏi.
– (T): Cô có gì muốn hỏi, xin cứ tự nhiên!
– (Th): Cháu hỏi chú có thời giờ không?
– (T): Hiện tại thì có đấy, cô!
– (Th): Cháu muốn chứng minh một việc, có khi nào chú cảm nhận là mình cần phải viết nhiều không?
– (T): Có chứ! Tôi cứ thường là không có đủ giờ!
– (Th): Cháu lại muốn hỏi cô, cô có nghĩ là cô cầu nguyện được ơn không?
– (HTr): Cũng có được cô Thủy ạ!
– (Th): Hôm nay, điều mà cháu được về chia sẻ theo ý Đức Bà thì Đức Bà bảo hãy bắt chước Thánh Giuse trong sự khiêm nhường, và Đức Bà hỏi cô chú là các con có làm được không?
– (T): Thưa Đức Mẹ chúng con cũng cố gắng làm điều Đức Mẹ dạy bảo chúng con, có điều thân xác chúng con yếu đuối lắm! Mẹ biết đấy, việc học một nhân đức cho thành thói quen, đối với ai thì con không biết! chứ với con thì thật sự không có dễ! Cái điều cần nhớ thì hay quên! những điều phải quên, thì lại hay nhớ! Nên con xin ơn Mẹ đấy!
– (Th): Hôm nay, lúc được về đây, thì Đức Bà bảo cháu nói với cô chú ý của Đức Bà như vậy đó thôi! Tuy nhiên, chú yên tâm! Bất cứ điều gì chú nói, Đức Bà cũng nghe hết đấy! Còn đây là ý cháu thôi! Cháu hỏi chú, cứ như chú vừa nói, vậy thì đối với hai tiếng “Xin vâng”, chú nói như thế nào?
– (T): Trong tâm thì lúc nào mình cũng muốn học hỏi nơi Đức Mẹ, mà nói lời “Xin Vâng”, nhưng cuộc sống thì những chuyện thế gian nó cứ luẩn quẩn quanh mình, thường khi lại ở ngay trước mắt. Cho nên mình hay đối phó theo cách thế gian. Chẳng mấy khi mình tự hỏi xem cái chuyện vừa xảy ra có phải là ý Chúa không? Bởi thế cho nên học cái chữ “Xin Vâng” của Đức Mẹ không dễ là vì vậy! Là mình thiếu cảnh giác! Cho nên nếu mình học được đức tánh “Khiêm nhường” của Thánh Giuse, như Đức Mẹ dạy, thì dễ rồi! Bởi vì cứ khiêm nhường mọi lúc, mọi nơi, với hết cả mọi người, không cần biết ý Chúa, hay ý người ta, cứ ai nói gì mình cũng xin vâng là xong! Nhưng điều này lại còn khó hơn nữa! Bởi Chúa cho con người ta có bộ óc biết suy xét, nên bảo nó đừng suy nghĩ gì cả, thì cũng giống như cấm một đứa trẻ nhúc nhích, bắt nó phải ngồi yên một chỗ, là điều bắc thang lên hỏi ông trời rồi! Cô thấy sao?
– (Th): Nếu như cháu chứng minh cho chú rằng có một người dám từ chối thẳng. Chú nghỉ người ấy có đáng trách không?
– (Tôi cười): Nếu người ấy biết rõ là ý Chúa, mà còn từ chối thẳng, thì đáng trách chứ! Không những thế còn đáng Chúa phạt nữa! Nhưng nếu người ta nghĩ là chuyện thế gian, thì còn phải tùy xem phải trái ra sao đã! Tôi thí dụ: có một ông cha, hay bà mẹ rất không thích người con dâu, rồi một hôm có xảy ra chuyện gì tương đối lớn trong gia đình, hai ông bà gọi con trai lại bảo: “Mày đưa nó ra tòa ly dị đi! Tao không muốn thấy mặt con đó trong cái gia đình này nữa!”. Nếu tôi là anh con trai đó, tôi sẽ từ chối thẳng! … Ha, ha, ha cô thua rồi!
– (Th): Chú khoan đã! Cháu thấy Thánh Giuse bảo hoàn cảnh của cái anh đó còn may mắn hơn Ngài! Dù sao thì anh ta cũng còn có thể giải quyết được! Tình cảnh của Thánh Giuse thì Ngài cứ phải xin vâng thôi! Chú nghĩ sao về câu nói này? Xin cho cháu biết nhận xét của chú, để cháu thưa lại với Thánh Cả!
– (T): Chuyện này thì bó buộc tôi phải cãi thôi! Thánh Cả quyết giữ mình đồng trinh. Dùng từ “đồng trinh” thì không được trúng với Thánh Cả lắm! Phải dùng chữ “Nhân đức khiết tịnh” thì trúng hơn! Thế rồi tuy Ngài bị Thiên Chúa sắp xếp cho phải kết hôn với Đức Mẹ, nhưng Đức Mẹ cũng lại đã khấn hứa đồng trinh trọn đời. Như thế không phải là Thánh Cả Giuse gặp may mắn hơn mọi người ư? Chứ đừng nói là xui sẻo hơn cái anh chàng thanh niên kia!
– (Th): Chú dám đánh cá không?
- Một cuộc cá độ vui.
– (T): Cá luôn! Sợ gì mà không cá! Nhưng nếu cô thua … cô sẽ mất cái gì?
– (Th): Nếu cháu thua, mẹ cháu chung.
– (HTr): Vậy cá năm chục đi! Lỡ cô Thủy thua, chị Quý chung được!
– (T): Ai là trọng tài? nếu không có trọng tài, cô không chịu thua thì sao?
– (Th): Cháu đang sợ chú không chịu thua thì có! Cho nên ta sẽ căn cứ vào Thánh Giuse, thí dụ như chú đi hỏi Thánh Giuse xem là có đúng như các sách viết không?
– (T): Phải hỏi ngay bây giờ, chứ không để mọi người về bên TGTL rồi mới gặp Thánh Giuse xem phân chia thắng bại thế nào thì quá trễ! Bấy giờ chị Quý ở đâu ra có năm chục đô, mà tôi cầm năm chục đồng cũng chẳng mua được cái gì!
– Th): Vậy chuyện này ta phải kéo nhau đi gặp Thánh Cả! Chú có muốn cháu dẫn chú đi ngay bây giờ không ạ?
– (T): Dạ, Ngài là Thánh quan Thày của tôi, nếu cô dẫn tôi đi gặp ngay được, thì còn gì vinh hạnh cho bằng!
– (Th): Cháu đùa cho vui! Vì thực ra chú biết không, Trường hợp Thánh Giuse, nói là gặp được Đức Mẹ Đồng Trinh, nhưng rồi chưa sống chung một nhà (Mt 1,18), thì đã phát hiện việc Đức Mẹ mang thai Chúa Giêsu. Lúc đầu Thánh Cả đâu có biết việc Đức Mẹ mang thai là thế nào: Ngài không những không biết Chúa Giêsu đang ở trong bụng Người Bạn Đồng Trinh của mình, lại càng không biết việc Đức Mẹ chịu thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần. Cho nên khi ấy, Ngài nói là không có may mắn là vậy! Thế nhưng Ngài đã phải “cắn răng” chịu đựng, để giữ sự khiêm nhường, ví dù thời gian đã cách xa chúng ta hai ngàn năm, song Ngài cũng là con người như chúng ta. Cháu giả thử đặt mình vào hoàn cảnh đó, có thể ta không cắn răng được! Nếu như Ngài nói thế, chú nghĩ có đúng không?
– (T): Thì cũng đúng! Kể ra thì cũng khó bình tĩnh chịu đựng được một thời gian, mà không tra vấn gì với người bạn đời của mình, rồi lại chịu đựng định tâm âm thầm bỏ đi cách kín đáo (Mt 1,19). Thánh Giuse hồi đó đã tính như vậy, vì Ngài không muốn làm đức Mẹ mang tiếng, và ngay sau đó Thiên sứ mới báo mộng và cho Thánh Cả biết sự thật về bào thai trong lòng Đức Mẹ. Ngày nay, thiếu gì ông sẽ đưa vợ mình ra tòa, mà luật Do Thái ngày xưa rất khắc nghiệt với phụ nữ. Trong trường hợp như vậy sẽ bị kết vào tội ngoại tình, và sẽ bị xử ném đá.
(Chú thích: Các nước ở vùng cận đông thời đó, Hứa Hôn (Talmudic) hầu kết buộc như lễ cưới vậy. Trong Kinh Thánh người nữ đã hứa hôn được coi như đã là vợ, và có bổn phận phải chung thủy hệt như là người vợ (St 29,21); ĐNL 22,23-24; Mt 1,18, 20)) và người nam đã hứa hôn được gọi là chồng).
– (Th): Vậy là cháu thắng rồi chứ gì? Cô là người giữ tiền phải không?
– (T): Một thua, một thắng là huề! Câu đầu tôi nói hoàn cảnh của Thánh Giuse, gặp Thiên Mệnh, Ngài bị kết hôn, nhưng quá may mắn là Ngài kết hôn với Đức Mẹ là người đã khấn trọn đời đồng trinh. Lúc ấy cô bảo “Cháu đùa cho vui” đồng nghĩa với chịu thua rồi! Nhưng câu sau thì tôi thua! Sự khiêm tốn và nhẫn nhịn như Thánh Cả thì e là không ai theo kịp!
– (Cô Thủy quay qua nói với mẹ cô): Như vậy là mẹ không mất tiền!
– (Tôi cười): Thực ra thì Thánh Cả cũng chẳng có thể nói “hoàn cảnh của anh đó còn may mắn hơn Ngài”. Ở đời ai cũng có lúc này, lúc nọ! Tôi biết rồi! Câu này đúng là cô phịa, tôi phải đi hỏi Thánh Cả mới được! Nếu Thánh Cả bảo Ta không nói câu đó, là cô phải chung tiền à nha!
– (Th): Chú học cãi có bằng không?
– (T): May cho cô đó! Nếu tôi ở với Việt Cộng, mà cô hỏi là tôi có ngay! Ở trong Xã hội Chủ nghĩa, người ta có cả một rừng bằng.
– (Th): Nhưng chỉ toàn là bằng rừng … thôi, có phải không ạ?
– (T): Thiệt không ngờ người trong TGTL mà cũng rành quá chứ! Cô nói đúng! Bằng rừng thì không phải mài đũng quần trên ghế đại học! Chỉ phải ngồi trong hang thôi, cũng có kẻ xưng mình là thi bá. Cô có biết nhà thơ xuất từ hang Pắc Bó không?
– (Th): Thôi! Cái chủ nghĩa dối trá đó … cháu không cần nói tới! Chú cứ chờ đi! Chúa rất chậm bất bình, nhưng không phải là Chúa không phạt! Ai cũng vậy!