Vẫn thứ Sáu, ngày 01 tháng 6 năm 2012
Tại nhà Phụng & Uyển (Tiếp theo)
- LH. hai Linh mục nay được Chúa xét và cho vui.
– (Th): Chú có muốn hỏi về cha nào hôm nay không?
– (T): Nếu có thể được thì cô cho chúng tôi biết tin hai cha bên họ nhà Trinh?
– (Th): Cô chú cho cháu biết tên của hai vị cô chú muốn tìm?
– (HTr): Hai vị này hôm trước cô cũng đã có biết rồi, là cha Giuse Nguyễn Sinh Tiệp và cha Đa Minh Nguyễn Văn Hiện. Không biết các cha đã được vui chưa, hay là chúng tôi còn phải nỗ lực cầu nguyện cho các ngài thêm nữa?
– (Th): Để cháu đi tìm xem các ngài ở đâu (cô Thủy đi trong giây lát): Cháu gặp cha Giuse, ông ấy cám ơn cô chú đã xin lễ và cầu nguyện. Ông cho biết khi trước ngài có vẻ khó với giáo dân, nên cũng bị lỗi! Bây giờ ông đã được Chúa xét, song ông vẫn muốn cô chú cầu nguyện với Đức Mẹ cho ông thêm nữa!
– (HTr): Vâng, cám ơn cô đã cho biết, chúng tôi sẽ làm theo ý cha Giuse.
– (Th): Vị Linh mục kia, cháu cho cô chú biết để vui, là cha Đa Minh Nguyễn Văn Hiện, khi cháu gặp cha, thì ngài rất vui vẻ. Ngài bảo hãy cảm tạ Chúa, và ta hãy làm điều Chúa muốn. Cha cũng nói là ngài cám ơn hai cháu đã xin lễ và cầu nguyện cho cha. Cháu được biết là khi sống cha Đa Minh có được nhiều điều đẹp lòng Chúa, nên Chúa cũng cho cha những ơn riêng.
– (T): Một lần nữa chúng tôi cám ơn cô Thủy nhiều lắm! Về tất cả những tin mà cô đã cho chúng tôi biết!
– (Th): Chú hãy cảm tạ Đức Mẹ, vì cháu được sai đi tìm các vị. Hôm nay có người về, song không phải người trong gia đình ta, chú nghĩ sao?
- Một LM. thổ lộ cho biết: Các cha chỉ đem đến Chúa sự huy hoàng, sự cao trọng là những thứ Chúa không cần!
Chúa bảo sao không lo cho những người quá đói, sống nghèo, sống khổ?
– (T): Dạ, được gặp ai cũng là niềm vui cho chúng tôi cô ạ! Nếu như họ về nhờ xin lễ, cầu nguyện, chúng tôi sẽ sẵn sàng!
– (Th): Chú biết không, cha Quy dẫn về đó nha! Cháu để cha nói chuyện với chú nhé!
– (ChQ): Chú muốn nhờ hai cháu giúp cho chú cầu nguyện cho một người. Ông này là người có tấm lòng tốt. Mỗi khi về VN cha đều có nhờ ông nhiều việc. Tên ông là Giuse Phan Văn Sôi. Các cháu xin cho ông ta một lễ thay cha được không?
– (T): Dạ, dĩ nhiên là được cha! Hơn nữa, ai chứ chú mà mang về thì tụi con lại càng phải sốt sáng hơn nữa, chú biết không!
– (ChQ): Hôm nay chú được phép về thăm hai cháu, dù sao thì chuyện cũ cũng không cần phải nhắc lại, có điều là khi ta được gặp Chúa, thì lòng mình cũng vẫn vô cùng ân hận! Chú nói đây, cháu cũng đừng lo lắng, vì các người thân hết lòng cầu nguyện với sự thân thương, thì chú cũng đã được thảnh thơi nhiều lắm rồi! Nếu như các cháu có thắc mắc tại sao mà chú đã được vui, mà lòng còn ân hận, thì chú cũng nên cho các cháu biết là khi mình đã là một ông cha, thì lòng yêu tha nhân phải đặt lên trên tất cả mọi việc mình muốn làm, hay phải làm! Trước đây, chú cũng đã cho các cháu biết ít nhiều về việc làm của mình rồi. Chúa thực ra có cần mình phải làm cho Chúa một chỗ ở cho thật to, và thật đẹp đâu! Chúa chịu chết cho Tình Yêu, nhưng các cha chỉ thích sự huy hoàng, sự cao trọng, là những thứ mà Chúa bảo là không cần đối với sự tu trì! Chúa bảo sao không lo cho những người quá đói, những người không còn có gì để sống?
– (T): Con thấy chú cũng đem nhiều tiền về giúp cho địa phận ở quê hương mà! Chú đâu có tiêu sài cho cá nhân mình đâu! Có điều chú muốn làm nhà thờ cho to, cho đẹp thì điều đó con biết! Chính vì vậy mà các Bề trên Giáo Phận hình như cũng có ý dùng cuộc đời chú để đi xây hết nhà thờ này tới nhà thờ khác. Hồi đó con cũng nghĩ là chú làm quá tốt, đến khi chú về cho biết mình mới thấy rõ “ý nghĩ và đường lối con người, hoàn toàn khác hẳn ý nghĩ và đường lối của Chúa” (Is 55,8-9). Chú cũng đừng buồn, tụi con cố gắng làm điều chú muốn để chú được vui mỗi khi gặp Chúa.
- Ở chỗ được vui, tuy không phải chịu cực hình, hay bị tối, nhưng cũng có sự kẻ ở gần, người ở xa. Ở xa thì cũng buồn, vì ít cơ hội gặp Chúa hơn!
Một tiết lộ mới: Chỗ VUI chưa phải Thiên Đàng, nên các cha và giáo dân ở riêng.
– (ChQ): Cháu biết không, hôm trước chú trình bày với Chúa, là chú muốn đặt quê hương dưới chân Chúa, để các giáo dân cảm nghĩ đến Chúa mà không quên Ngài, song Chúa bảo vô ích, con có đem vàng cho họ, nếu họ không muốn có Chúa, họ cũng vẫn xa, vì thế nên chưa được!
– (T): Các linh hồn đã được vui, có được gặp Chúa thường xuyên không chú, hay là chỉ khi nào cần?
– ChQ): Cháu không biết đâu! Ở đây cũng có những phiên họp, nhưng cũng có nhiều cha thì đến được, còn các cha, các vị ở thật xa thì phải chờ cơ hội, nên rất buồn!
– (T): Con hiểu! Chúng con cầu nguyện và cố gắng làm việc bác ái để xin Chúa cho chú được vui nhiều!
– (ChQ): Còn điều quan trọng nữa là Giáo dân thì ở riêng biệt, song có đủ mọi nhu cầu, không thiếu gì hết!
- Cầu cho kẻ rối, vì bị các sự thế gian làm cho u mê, thì nên cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, khi xin phải ăn chay hãm mình.
– (ChQ): Chú cũng muốn hỏi cháu, độ này chuyện gia đình có gì khúc mắc không?
– (T): Nội bộ gia đình con thì không có gì! Nhưng các em thì cũng có có đứa rối rắm!
– (ChQ): Chú cho biết, họ bị các sự thế gian làm cho u mê. Điều này chỉ có ơn Chúa mới giải tỏa được! Tụi con hãy chịu khó cầu xin ơn Chúa Thánh Thần!
– (T): Mình nên xin lễ cho họ, hoặc ăn chay cầu nguyện. Chú bảo cách nào hơn?
– (ChQ): Chú không có thể nói thêm, song cũng có thể bảo là việc xin lễ cũng giống như là chuyện lo làm việc bác ái, nhưng làm việc bác ái có điểm hơn! Cũng tùy vào lòng của mình, và tùy vào túi tiền của mình nữa! Có điều nhớ phải xin ơn Chúa Thánh Thần! Các cháu nên nhớ điều này! Các cháu cũng nên biết thêm điều này là Ơn Chúa Thánh Thần rất là cao trọng, khi xin phải ăn chay hãm mình!
– (T): Dạ, Cám ơn chú nhiều! Điều này bây giờ tụi con mới biết để làm! Cám ơn chú nhiều lắm!
– (ChQ): À bác Quý này, tôi cũng có ý muốn nói với bác là khi trước lúc đến nhà, bác bảo là Chúa tới nhà, bây giờ bác có thất vọng không?
– (BQ): Con đâu có thất vọng! Vì khi ấy cha là đại diện Chúa, còn lỗi thì cuộc sống ai chẳng có lỗi, hay làm mất lòng Chúa, Vì các cha cũng vẫn lã con người mà!
– (ChQ): Còn bây giờ biết là Chúa quở trách, thì bác có thấy là mình hồi đó nhầm lẫn không?
– (BQ): Cha còn dám cho chúng con biết sự Chúa trách cha, thì chúng con còn phải phục là cha đã không cần phải dấu giếm mà còn cho biết, để chúng con rút kinh nghiệm sống! Dù sao thời gian Chúa để cha ở trong Thanh luyện cũng không có lâu! Chúng con nhờ có cháu Thủy về cho hay nhiều LH cần nhờ cầu nguyện, nên biết là nhiều LH ở lâu lắm! Tụi con sau này chẳng được mau như cha đâu! Lúc ấy lại nhờ tới lời cầu xin của cha đấy!
– (ChQ): Chú phải đi rồi! Chào hai cháu và bác Quý nhé!
– (T): Chúng con chào cha, và cám ơn cha về thăm! Chúng tôi cũng cám ơn cô Thủy nhiều, vì nhờ cô mà chúng tôi được gặp cha Quy!
- Cứ lo lắng những chuyện không cần thiết, khi về bên kia rồi sẽ biết.
– (Th): Chú có phân vân gì khi nghe các sự về tâm linh không?
– (T): Cũng không phân vân gì! Có điều là nhiều khi cần phải hỏi để không những mình được biết, mà cũng có cơ hội để cho nhiều người được biết, hầu mình hay ai nấy phác họa cách sống của mình, hay của họ ở trần gian, để sống cho tốt hơn! Tôi ví dụ như trên lộ trình mình đi tới bất kỳ một nơi nào đó, hễ mình nắm vững bản đồ, biết càng nhiều chi tiết, thì hành trình của mình sẽ càng nhẹ nhàng, thảnh thơi, hơn là chỉ biết cách mơ hồ, nhiều khi còn bị lạc đường, hoặc đi trong lo lắng, sợ sệt. Nhất là lo lắng những chuyện không cần thiết, mà chỉ khi về bên kia rồi mới thấy là không cần thiết! Thí dụ như cha Quy, khi ngài xây cái nhà thờ ở bên Mỹ, vì vẽ cái “plan” cho to, cho đẹp, quá với tầm tay của mình, nên việc thực hiện rất lâu, lo lắng tiền bạc rất mệt. Ngài thổ lộ cho tôi biết: Thời gian đó mình lo lắm! Có lúc đuối quá, chỉ muốn chết! Về bên TGTL mới biết rằng có cần thiết phải làm như thế đâu! Chưa kể còn bị Chúa mắng nữa! Người không tu cũng vậy! Có biết bao người ráng làm cái nhà cho lớn, nhìn cho đẹp, để rồi nợ cũng nhiều. Hai vợ chồng lo cày chỉ sợ lỡ một người đau, hay chẳng may mất việc. Cuộc sống vừa cực khổ, vừa mất bình an. Cũng có những người làm giàu thật lẹ, kiếm tiền mau, xây nhà to, không lo nợ nần, nhưng biết đâu thời gian kiếm tiền lại không nhìn thấy Chúa! Vì Chúa và tiền của không đi chung một con đường. Ông Phú Hộ trong Phúc Âm vì tiền của và kẻ hầu người hạ vây quanh, nên ông không nhìn thấy Lazaro đói lạnh, nằm run ở ngoài cổng! Chúa bảo: “Người giàu có khó vào nước Trời, như con lạc đà chui qua lỗ kim” (Mt 19,24). Lời Chúa nói không có bao giờ sai, ngoại trừ “Anh hãy về bán hết tài sản chia cho người nghèo khó, nhưng anh ta cũng đã buồn rầu bỏ đi” (Mc 10, 21-22). Tất nhiên là con đường của anh ta đi, không phải là con đường Chúa đi! Không đi con đường của Chúa làm sao vào nước Thiên Chúa? Cho dù anh ta cứ đi trên con đường của mình, mà vừa đi vừa kêu “Lậy Chúa, Lậy Chúa”.
(Mt 7, 21).
- Thứ Nhất: Các Thánh cũng có cấp bậc.
Thứ Hai: Dù được vui, Linh Mục & Giáo dân đều ở chỗ riêng.
Muốn gặp thân nhân, phải xin phép. Nếu người thân chưa được xét, phải chờ!
– (Th): Chú có hỏi tại sao nhiều cha giảng trong lễ đám tang bảo giờ này cụ ông, hay cụ bà, hoặc anh, hay chị ấy đã ở trên Thiên Đàng, giống như bảo ai chết cũng là Thánh, mà lại có chỗ ở riêng biệt là sao?
– (T): Tôi nghĩ đôi khi cũng có cha thích “mị dân” một chút, nhưng mục đích chính là để cho gia đình người ta đỡ thảm sầu, quên đi nỗi buồn trong niềm vui, và niềm hy vọng!
– (Th): Cháu cho gia đình biết là ngay cả các Thánh cũng có cấp bậc, xuyên qua những việc mình làm khi sống ở trần gian, chú hiểu không? Giáo dân cũng vậy! Chúa đều xét các việc mình làm ở trần gian. Ví dụ như ai tử vì đạo, thì Chúa xét lẹ hơn các vị tu cầm lòng, cầm trí ở trong dòng. Chú hỏi đi!
– (T): Hồi nãy tôi mới được biết dù đã được Chúa xét và cho vui, thì các cha cũng ở riêng, giáo dân ở riêng. Vậy nếu như cha mà muốn gặp cha mẹ mình, hay anh chị em, thân nhân của mình thì có dễ không?
– (Th): Chú biết không, các nhu cầu riêng tư đều phải được sự cho phép. Nếu như cha nào muốn được gặp các cụ, cũng phải xin phép! Còn nếu cha mẹ của cha mà chưa được ở chỗ vui, thì cha cũng phải chờ thôi! Chú có nghĩ vì tất cả đều vui, nên chuyện tình cảm thế gian không cần thiết không? Cháu ví dụ như Đức Cha ở chỗ chú ở chẳng hạn, khi mà ông cố già quá, thì lúc nào Đức Cha cũng còn phải quan tâm tới tình trạng ông cố, hoặc lo cụ sẽ chết! Còn ở đây thì sự chết không có nữa, nên không cần phải sớm viếng, khuya hầu. Tất cả chỉ có sự cùng nhau lo lắng là chưa được gần Chúa mà thôi!
– (T): Tôi cũng thí dụ như cha Quy đã được vui, mà các cụ thì chưa được vui chẳng hạn (chỉ là thí dụ thôi!), tất nhiên cha cũng phải lo lắng, và cũng buồn chứ?
– (Th): Chú không biết khi đi tu là phải quên hết mọi sự sao? Cháu nói quên cũng là đỡ! Chứ Chúa bảo: “Ai theo Ta phải bỏ hết mọi sự”, chú nhớ không? Tuy nhiên, khi nào được đến trước tôn nhan Chúa, các ngài có thể xin ơn Chúa cho người thân của mình. Còn chyện gia đình thì cứ phải chịu. Có điều này cháu cho biết, hầu hết những ai làm bố mẹ của cha, thì ngay khi còn sống, các ngài cũng đã vì có con làm cha, mà phải giữ mình hơn những người khác. Đến khi chết lại còn được nhiều Thánh Lễ, rồi chính con mình xin với Chúa cho cũng nhiều, nên các cụ cũng rất được nhiều ơn, cho nên cũng nhẹ!
- Đọc kinh, cầu nguyện cốt ở lòng sốt mến nhiều hay ít!
– (BQ): Mẹ hỏi con này: Các cha làm lễ cho các LH; Các sơ cầu nguyện cho các LH; Lại nữa, các LH có phong bì (ý bà Quí nói là những LH có người bỏ tiền xin lễ); Các LH cũng được các cha dâng lễ cầu nguyện, nhưng không có phong bì. Mẹ hỏi, bốn trường hợp như vậy, thì trường hợp nào hơn?
– (Th): Con cho mẹ biết, xin lễ cho các LH, thì có các Thánh đem chia. Còn việc có tiền hay không, thì như nhau, vì Chúa không đem các điều này mà cân nhắc! Vì thế nên sự xin lễ, bằng nhau cả! Có điều là ăn thua ở sự cầu xin có sốt mến hay không? Sốt mến nhiều hay ít? Các bà sơ thì được ơn Đức Mẹ cho, nếu như các sơ làm được điều tâm đắc với sự dạy bảo của Chúa, nghĩa là các bà phải làm những gì đã được học hỏi! (cô Thủy bỗng quay sang tôi hỏi): Chú có điều gì phân vân, không biết nên làm thế nào cho đúng không?
– (T): Tôi quan niệm thế này: Đọc kinh nhiều, nhưng tâm không niệm (tức trí không suy), thì không bằng đọc ít mà chú tâm, hoặc để giờ suy niệm. Cô nghĩ sao?
– (Th): Chú nghĩ đi, Đức Bà cho biết lần hạt thì được giảm cơn thịnh nộ, song tùy vào các vị tu ở trong dòng. Còn ta đọc ít mà làm được những điều Chúa muốn, ví dụ như ăn chay, cầu nguyện, hy sinh hãm mình, thì cũng giống nhau, duy có điều là ta có thực hành được hay không thôi? Cô chú nghĩ sao về điểm này?
– (T): Trong nhà có các cháu nhỏ, tôi thấy bắt các cháu ngồi đọc năm chục kinh, các cháu thấy dài, chúng ngồi, chúng ngáp, có khi có cháu ngủ gật nữa! Nhưng đổi lại cho các cháu đọc mười kinh, thì thấy các cháu đọc nghiêm chỉnh, tốt hơn. Lại nữa, bắt các cháu đọc nhiều, nhiều khi thấy chúng sợ đọc kinh, chi bằng dạy chúng đọc ít, nhưng tối nào cũng đọc, để thành thói quen kính Chúa, yêu mến Đức Mẹ có phải là tốt hơn không?
– (Th): Cháu đi hỏi Đức Bà rồi mới trả lời cho chú được, chú chờ! (cô đi giây lát, trở lại cho biết): Cháu được Đ. Bà nói cho biết: Khi Đ. Bà bảo cho mọi người lần hạt, thì có những điều rất ích lợi, duy chỉ có chú là Đức Bà cho ơn đặc biệt như trước đây Đ. Bà đã nói cho chú rồi! Đó là vì chú được Đ. Bà tuyển dụng! Còn với suy nghĩ của chú thì cũng có thể đúng cho trường hợp đối với các con trẻ thời gian mình tập tành cho chúng. Đối với người lớn thì Bà bảo họ lần hạt nhiều là cũng có việc họ cầu xin cho họ nữa! Nhưng nói chung một điều là đọc nhiều, hay ít, thì cần phải có sự cầm lòng cầm trí, thì việc đọc kinh mới có hiệu quả!
– (T): Con cám ơn Đức Mẹ đã chỉ dạy! Con cám ơn và yêu mến Đức Mẹ nhiều!
– (Th): Cháu phải đi rồi, cháu xin hẹn hôm khác nhé! Xin chào cô chú và mẹ vui!
– (T): Chúng tôi cám ơn cô Thủy nhiều!