ĐIỀM BÁO XXXI – THÀNH LA MÃ SẼ MẤT ĐỨC TIN (Kỳ thứ 16)

305. Thời kỳ đi lên của Thần Học Giải Phóng (THGP)
Thần học giải phóng hình thành vào những năm 1950 và quay trở lại Châu Mỹ Latinh vào năm 1960, nhưng sẽ chỉ thật sự khởi sắc vào năm 1968. Đó là một lời kêu gọi đưa quỹ đạo hoạt động tôn giáo vào cuộc sống của những người nghèo khổ và thiệt thòi. Các giáo sĩ quyết tâm chống lại sự bất bình đẳng và áp bức chính trị tại khu vực Mỹ Latinh, và đã đóng góp rất lớn vào Công đồng Vatican II, một bước ngoặt quan trọng nhưng không mấy ai ngờ rằng đó lại là một âm mưu. Tư tưởng Công giáo cấp tiến về kinh tế, chính trị và xã hội đã được củng cố bởi các nhà thần học giải phóng, như Gustavo Guttierez người Peru, và Leonardo Boff người Brazil, đã công khai dựa vào chủ nghĩa Marx để kịch liệt phê phán cấu trúc quyền lực tại Nam Mỹ, quy cấu trúc này là do thời kỳ thực dân gây nên. Từ đó, môn Thần học Giải Phóng kết luận rằng, không thể để hoàn cảnh này tiếp diễn, và chỉ có thể giải quyết bằng một sự thay đổi tận gốc các cơ cấu chính trị của thế giới này, là một cơ cấu do tội lỗi và sự dữ mà ra. Nếu tội tỗi hoành hành trên các cơ cấu chính trị, và tình trạng nghèo đói, thì chỉ lật đổ được nhờ đấu tranh chống lại các cơ chế bất công này. Rồi họ định nghĩa lại các khái niệm tôn giáo như sự hóa thân của Thiên Chúa và vương quốc thiên đàng, để mang đến cho những khái niệm này một ý nghĩa thế tục hơn. Đáng gây tranh cãi hơn là việc họ cho rằng Thiên Chúa sẽ được mặc khải nhiều hơn qua hành động cách mạng, hơn là qua suy đoán siêu hình. Cuộc đấu tranh này phải là đấu tranh chính trị, vì các cơ chế này được củng cố và bảo trì bằng chính trị. Và như thế, việc cứu độ trở thành một tiến trình chính trị, mà chính yếu là được hướng dẫn bằng chủ thuyết Marxist. Nó được biến đổi thành những công tác mà người dân phải tự mình nhận lãnh, đồng thời nó trở thành một niềm hy vọng thực tiễn: Đức tin, theo lý thuyết, trở thành thực hành, một hành động “cứu độ” cụ thể trong tiến trình giải phóng.

 

306. Thời kỳ THGP bị tẩy chay.

Năm 1978 Thánh Giáo Hoàng gốc Ba Lan, John Paul II, lên ngôi là người chống cộng. Ngài thẳng thắn chống lại khuynh hướng Marxist của các giáo sĩ mang tư tưởng THGP. Những người trong mắt các nhà phê bình dường như quan tâm đến chính trị trần thế, hơn là sự ăn năn cá nhân (nói theo kiểu THGP là giải phóng chính con người của mình). Miguel d’Escoto Brockmann, người từng giữ chức bộ trưởng ngoại giao trong chính quyền cực tả của Nicaragua, là một trong nhiều giáo sĩ của phong trào cách mạng Sandinista. Vị này đã bị kỷ luật và đình chỉ chức vụ sau khi từ chối một sắc lệnh của Vatican buộc ông phải lựa chọn giữa phục vụ Giáo Hội hoặc là theo đuổi chính trị thế tục. Brockmann đã lựa chọn làm chính trị thế tục.
Năm 1985, Leonardo Boff bị Đức Hồng y Joseph Ratzinger, (sau này là Giáo hoàng Benedict XVI), người lúc đó là Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức Tin, ra lệnh cho Boff thực hiện một năm “trầm mặc” thần học (theological silence; từ điển Hán Việt là “không được rớ tới” thần học), nhưng vị này vẫn theo đuổi con đường hoạt động THGP. Năm 1992, Boff đã nhận được một yêu cầu trầm mặc khác, nhưng lần này ông ta đã quyết định rời bỏ áo dòng và quay về thế tục. Năm 2001, để biểu lộ sự chống đối lại với Vatican, ông lên tiếng chống lại Hồng y Ratzinger là người theo “chủ nghĩa khủng bố tư tưởng”.

 

307. Thời kỳ tái hồi THGP và nỗ lực thực hiện tiến trình cải cách của Vatican.

Tuy nhiên, vào năm 2013, Đức Hồng Y Bergoglio người Argentina lên ngôi và là Giáo Hoàng Francis I (Ngài xuất thân từ dòng Tên, và thuộc Châu Mỹ Latinh). Người đã bày tỏ sự bất bình của các nước phương Nam đối với phương Bắc Tư Bản, ĐGH Francis đã mang đến hy vọng cho những người ủng hộ thần học giải phóng, rằng thời khắc của họ đã đến. Bằng những cách gây chú ý, như tất cả cho người nghèo, Giáo hoàng Francis đã ủng hộ các chủ đề của phong trào bằng cách tiếp cận với những người bị thiệt thòi, bao gồm người di cư, nạn nhân của nạn buôn người, và những người bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Thông điệp về “Môi Trường” của Đức Giáo hoàng Francis đã được gắn liền với sự phê phán nói chung đối với chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là ngành công nghiệp dầu khí. Người ta thấy rằng phong trào THGP đã có được một chiến thắng vẻ vang, khi Lm. Gustavo Guttiérez người khai sinh ra phong trào THGP, được ĐGH Francis chọn phát biểu trong một cơ hội ngài được Vatican tổ chức để vinh danh ông tại đại học Fordham, Manhattan – New York, vào ngày 06-5-2015. Trái với lý tưởng ngài viết năm1971, lần này Lm. Guttiérez không ca ngợi Marx nữa, nhưng vẫn chủ trường mọi hành động, mọi việc làm như cũ.
– Ở một mức độ nào đó, sự phê phán chủ nghĩa Tự do về những bất bình đẳng của nó tạo ra, giờ đây đã đi vào tư duy chuẩn mực của Vatican, nếu khi trước nó vẫn còn chấp nhận sự pha trộn các tư tưởng đạo đức và cấu trúc gia đình truyền thống, với các quan điểm cấp tiến của xã hội về thực tại cuộc sống và kinh tế toàn cầu. Sự kết hợp này đã thể hiện dưới thời hai giáo hoàng vừa qua (Joan Phaolô II & Benedict XVI), thì nay đối với một Vatican dưới triều đại của ĐGH Francis quan điểm cũ không thể được phép tồn tại, và cần phải có một cuộc cải cách sâu rộng.
Tuy nhiên, khả năng mang lại sự thay đổi xã hội của Giáo hội Công giáo chưa thấy có gì tiến triển, thì đã lại giảm đi khi một bộ phận các con chiên tại ngay chính Mỹ Latinh đã rời bỏ giáo hội để tham gia Phong trào Ngũ Tuần (Pentecostalism – một trào lưu Tin Lành chú trọng vào sự trải nghiệm cá nhân bởi Chúa Thánh Linh) hoặc trở nên thờ ơ với đạo. Người ta quan sát và thấy rằng tại Mỹ Latinh, các giáo sĩ ở đây đã tự động cải cách từ năm 1970, khi các nhà thần học giải phóng lúc đó đã cố gắng tìm đường thực hiện lý tưởng của họ. Nam Mỹ thời Thánh GH. J.P.II có tới 90% dân số là người Công giáo. Nhưng đến bây giờ số lượng người theo Công giáo ở đây giảm còn dưới 50%. Nếu trong tương lai, người nghèo Mỹ Latinh lại vươn lên chống lại những giai cấp trên họ, có vẻ ít có khả năng họ sẽ làm điều đó dưới lá cờ Công giáo, mà là đứng dưới một lá cờ thuộc xã hội chủ nghĩa.
Theo đó thì người ta có thể hiểu vì sao tháng 9 năm 2018, Vatican đã tuyên bố và ký một thỏa hiệp với chính phủ Trung Quốc về “Công Giáo Yêu nước” của ông Tập Cận Bình. Trong thực tế, thỏa thuận này là một bước tiến lớn giữa Vatican và chính quyền Bắc Kinh, thì lại là nhằm “hủy diệt Giáo Hội chân chính (hay GH hầm trú) ở Trung Quốc”. Đó là lời công bố của Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, nguyên bản tiếng Anh trong tờ báo The New York Times ra ngày 24/10/2018 dưới tựa đề “The Pope Doesn’t Understand China” By Cardinal Joseph Zen Ze-Kiun (“Đức Giáo Hoàng không hiểu Trung Quốc” bài viết của Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân – Xin xem lại SVTT22). HY Giuse Trần Nhật Quân nói tiếp: “Đức Thánh Cha Phanxicô, là một người Á Căn Đình, dường như không hiểu những người Cộng sản. Ngài rất chú tâm về mục vụ, và ngài đến từ Nam Mỹ, nơi theo dòng lịch sử, các chính phủ quân sự và những kẻ giàu có đã hiệp sức cùng nhau đàn áp người nghèo. Và ai lên tiếng bảo vệ người nghèo? – Thưa, Cộng sản. Có lẽ một số cha Dòng Tên cũng lên tiếng, và chính phủ thường gọi những vị này là các linh mục Cộng sản Dòng Tên. Đức GH. Phanxicô có thể có cảm tình tự nhiên đối với những người Cộng sản bởi vì đối với ngài, họ là những người bị bách hại. Ngài không biết họ sẽ là những kẻ bách hại người khác tàn bạo ra sao, một khi họ nắm được quyền hành, như những người Cộng sản ở Trung Quốc.” (Hết trích)
Dù sao thì công cuộc cải cách Giáo Hội cũng mới chỉ qua được lằn mức khởi đầu. Ở đây chúng tôi chỉ làm công việc ghi nhận các sự kiện đang diễn tiến, và theo các nhà thần học nhận định thì điểm khác biệt giữa thần học cổ truyền (THCT) với THGP là: THCT chỉ xử dụng triết học nhắm tới việc tìm hiểu chân lý. Trong khi THGP còn nhắm tới việc thay đổi xã hội nữa. Nhưng cẩn thận điều có thể xảy ra là xã hội làm thay đổi thần học dễ dàng, nếu trong suy tư thần học không có Đức Tin.

 

308. THGP dưới quan điểm của ĐGH/Danh Dự Benedict XVI khi ngài là người giữ Bộ Giáo Lý Đức Tin và cả khi còn tại vị.

Sự xụp đổ của các hệ thống chính quyền dựa trên thuyết Marxist ở Đông Âu làm cho thuyết cứu độ chính trị thực hành này bị mờ mịt. Chính ở những nơi mà người ta áp dụng thuyết giải phóng theo học thuyết Marxist một cách thường xuyên, đã phát sinh ra một loại thiếu tự do tận gốc, sự khủng khiếp của nó bây giờ được phơi bày trước dư luận quần chúng của thế giới. Sự thật thì khi các thể chế chính trị muốn đem lại sự cứu độ, chúng đã hứa hẹn quá nhiều. Khi chúng nghĩ rằng, mình làm công việc của Thiên Chúa (thế thiên hành đạo), thay vì chúng trở thành Thiên Chúa thì lại trở thành ma quỷ.
Vì lý do đó mà các biến cố chính trị của năm 1989 ( ĐGH có ý nói tới sự xụp đổ của các nước CS Đông Âu, và cuối cùng là Liên Xô) đã thay đổi cả khung cảnh Thần học. Đến lúc ấy, thuyết Marxist đã là một cố gắng cuối cùng để cung cấp một công thức phổ quát vững chắc cho một mô hình đúng của hành động lịch sử. Thuyết Marxist tin rằng, nó biết rõ cấu trúc của lịch sử thế giới, và từ đó cố gắng chứng tỏ lịch sử sẽ chắc chắn dẫn chúng ta đi theo đúng đường.
– Sự thật là sự quyết đoán này dựa trên điều được coi là phương pháp khoa học thuấn túy. Người ta đã hoàn toàn thay thế đức tin bằng khoa học, và biến khoa học thành thực hành có sức hấp dẫn nhiều người. Họ nghĩ rằng tất cả những lời hứa không được thành sự của các tôn giáo, xem ra có thể đạt được qua một nền chính trị thực hành dựa theo khoa học.
* Nhưng niềm hy vọng này rốt cuộc đã không đạt thành tựu, mà còn làm cho nhiều người bị vỡ mộng ê chề mà lâu lắm mới hàn gắn được. (Đó là các sự kiện lịch sử đã xảy ra ở cuối thập niên 80 và đầu tn. 90) Cho nên, theo thiển ý của tôi (Đức Benedict), những hình thức mới của quan niệm Marxist thế giới sẽ xuất hiện trong tương lai (TGTL chúng tôi cũng đã nói ở bài trước rằng ngày nay các quốc gia Âu châu và một phân nửa ở Mỹ, người ta lại đang có ngưỡng vọng về một thể chế XHCN kiểu mới, và như thế thì điều tiên đoán của Đức Hồng y Joseph Ratzinger năm 1996 bây giờ đang bắt đầu ứng nghiệm – Ngài tiếp:)
– Còn lúc này, chúng ta không thể làm gì, mà chỉ thắc mắc: Sự thất bại của một hệ thống duy nhất dựa vào khoa học để giải quyết những khó khăn của nhân loại, bằng cách biện minh hoàn toàn xoay chiều là dựa vào học thuyết tương đối. Như thế, “Thuyết Tương Đối” (mà người ta dựa vào và tin tưởng) liệu có trở thành vấn đề “thách đố” đối với Đức Tin trong lúc này không? Nó không những chỉ được trình bày với những vẻ mặt nhượng bộ trước sự bạo hành của thế giới sự dữ, và còn làm cho giới hạn tính bao la của chân lý. Nó còn được trình bày như một lập trường dứt khoát qua những quan niệm tưởng là khoan dung và tự cho là hiểu biết nhờ đối thoại. Nhưng liệu chúng ta có thể đối thoại được với sự dữ? Có thể trong phạm vi chính trị, quan niệm này có thể tạm coi là khả dĩ. Nhưng cũng đứng về phía lập trường chính trị mà nói thì không có chính kiến nào hoàn toàn đúng cho hết mọi hoàn cảnh và mọi thời đại. Nhất là việc xây dựng một sự chung sống tự do giữa mọi dân tộc, mọi khác biệt về niềm tin – Đó chính là sai lầm của Marxist và các nền Thần học chính trị. Không phải tất cả mọi sự đều có thể đạt được với “Đối thoại” đâu. Có những điều bất công không bao giờ trở thành công chính, trong khi ngược lại, có những điều công chính không bao giờ trở thành bất công. Cho nên, mặc dầu “Thuyết Tương Đối” có giải quyết được phần nào trong phạm vi xã hội và chính trị, vấn đề được đặt ra ở đây là phải ra giới hạn cho nó. Vì có những người cố tình muốn áp dụng phương pháp này vào lãnh vực tôn giáo và đạo đức. Bây giờ tôi xin cố gắng trình bày sơ lược những sự phát triển trong phạm vi đối thoại Thần học thời nay.
* Cái gọi là Thần học đa nguyên về tôn giáo, nguồn gốc của nó, tôi nhận ra là nó đã được khai triển dần dần từ thập niên 50. Tuy nhiên đến bây giờ thì nó đã đi vào trung tâm của lương tâm Kitô giáo.  Nó đang chiếm một vị trí không nhỏ trong môn Thần học Giải Phóng. Và đã chiếm ngự trong suốt thập niên trước (tn. 80), về sức mạnh của diện mập mờ, và sự hiện diện của nó trong những lãnh vực khác nhau của các nền văn hóa. Hơn nữa, nó nối kết bằng nhiều phương thế và cố tạo cho mình một hình thái mới và được người ta xử dụng bằng từ canh tân (Đó là chiều hướng hiện thực hôm nay). Phương tiện và cách thế của nó rất đa dạng; cho nên, không thể tổng kết nó thành một công thức ngắn hay trình bày các đặc tính chính của nó một cách gọn gàng. Một đàng, “Thuyết Tương Đối” phát xuất từ thế giới Tây Phương và các dạng tư tưởng triết học của nó, một đàng khác nó lại liên kết với các thể chế triết học và tôn giáo Á Châu, đặc biệt là của bán đảo Ấn Độ. Sự tiếp xúc giữa hai thế giới này cung cấp cho nó một động lực riêng trong giây phút lịch sử hiện đại.

 

309. Manh nha một Giáo Phái Mới của Thời đại Mới

“Thuyết Tương Đối” của các ông Hick (1) , Knitter (2) và những thuyết liên hệ dựa hoàn toàn trên thuyết duy lý là thuyết tuyên bố rằng lý luận theo nghĩa của Kant (3) – không thể có nhận thức siêu hình. Nền tảng mới của tôn giáo hình thành nhờ đi theo một đường lối thực tiễn có nhiều hậu quả luân lý hay chính trị. Tuy nhiên, cũng có những giải pháp cố tình chống lại thuyết duy lý cho kinh nghiệm của câu châm ngôn: “Tất cả đều tương đối”, là điều cùng phát xuất dưới một giáo phái nhiều dạng là giáo phái Thời Mới (Giữa năm 1960 và 1970 viện Esalen được thiết lập ở California . Hiện nay Marilyn Ferguson (4) là đại diện nổi danh nhất của Thời Mới. Michael Fuss định nghiã Thời Mới là kết quả của việc trộn lẫn những yếu tố của Do Thái giáo và Kitô giáo trong tiến trình thế tục hóa, với những yếu tố Ngộ Đạo và yếu tố của các tôn giáo Á Đông (những yếu tố ngộ đạo = những yếu tố có thể gặp gỡ giữa các tôn giáo). Thư mục vụ của Đức Hồng Y Danneels “Le Christ ou le Verseau” (1990) đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, cho chúng ta những hiểu biết sơ khởi hữu ích về vấn đề này. {Bây giờ là dạng thức của một giáo phái mới sẽ mang tên là Tôn giáo Toàn cầu} Đức Hồng y Joseph Ratzinger tiếp:)
* Một “sự thần bí” tân thời nơi cái giáo phái mới của thời mới này là họ quan niệm rằng không cần tin có Đấng Tuyệt Đối, chỉ cần cảm nghiệm Ngài. Thiên Chúa không phải là một Vị cần phải được phân biệt với thế gian, nhưng là một năng lực thiêng liêng hiện diện trong vũ trụ. Tôn giáo có nghĩa là hòa hợp chính mình với toàn thể vũ trụ, vượt qua mọi phân cách (Điểm này cũng phù hợp với triết lý Đông phương :Thiên Nhân Hợp Nhất” như của cả Trung Hoa và Ấn Độ) .
– Gần đây người ta đã tìm cách để đưa ra nhiều giải thích cho việc tái biên các tôn giáo và văn hóa tiền Kitô. Nếu không có một chân lý chung có hiệu lực, thì Kitô giáo chỉ là một cái gì được nhập cảng từ bên ngoài, một tinh thần đế quốc cần phải cương quyết loại trừ như loại bỏ các nền chính trị đế quốc. (Đây là chủ trương biến hóa trước khi tiến tới vô thần của Tam Điểm. Cũng theo HY. Ratzinger cho chúng ta biết, THGP cũng ngầm nói với các tín đồ Thiên Chúa Giáo rằng:)
– Nếu không có sự tiếp xúc của Thiên Chúa với mọi người trong các bí tích, thì các bí tích chỉ là những nghi lễ trống rỗng chẳng nói lên điều gì, và cũng chẳng ích gì cho chúng ta. Nhiều lắm là chúng làm cho chúng ta cảm nhận được những gì là linh thiêng, là những gì thịnh hành trong tất cả các tôn giáo. (Nghĩa là sự linh thánh nếu có thì cũng như các tôn giáo khác thôi, vì trong các sinh hoạt của các tôn giáo, mọi tín đồ đều có những cảm nghiệm như vậy, theo các nhà THGP).
– nếu “sự say sưa đúng mức” của mầu nhiệm Kitô không nâng chúng ta lên cùng Thiên Chúa, thì chúng ta phải tìm kiếm sự say sưa thật của xuất thần chân chính, mà đam mê của nó có thể quét sạch chúng ta và biến đổi chúng ta ít là trong giây phút thành các thần minh, cho chúng ta cảm thấy trong chốc lát niềm vui của sự vô hạn, và quên đi những đau khổ của hữu hạn. Nếu sự hữu dụng của sự tuyệt đối về chính trị càng phát triển mạnh, thì sức hấp dẫn về những gì vô lý và sự chối bỏ sự thật trong đời sống hàng ngày càng mạnh hơn.
* Trên đây chỉ là “một vài” trong nội dung khá bao la của Đức Hồng y Joseph Ratzinger đã trình bày Thuyết Tương Đối trong THGP và các nguy hại của nó đối với niềm tin Kitô Giáo trong buổi họp các Chủ tịch các Ủy Ban Tín Lý của các Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ La Tinh tại Guadalajara, Mexico, tháng 5/1996. Chúng tôi – trong phạm vi bài này – chỉ có nhu cầu trích dẫn những đoạn được giới hạn bởi đề tài, để không mắc lỗi đưa thính giả của mình vào sự mông lung bao la của các tư tưởng triết học về tôn giáo. Nhưng chính sự vạch trần và bác bỏ của Đức GH. Benedict, đã trở thành “cái gai” cần phải nhổ trong những năm tháng cuối cùng triều đại Giáo Hoàng của ngài. Họ không đánh bại được tư tưởng thần học của ngài, nên nhóm TĐ nằm vùng trong giáo triều đã dùng những cách thế khác để loại bỏ Đức Benedict 16.
————
Chú thích: (1). John Richard Hicks (1904 – 1989) là một nhà kinh tế học lỗi lạc người Anh, đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1972. Hicks học kinh tế học tại Trường Kinh tế London và Đại học Oxford.
(2). Paul F. Knitter (25/02/1939), Lm. Giáo sư thần học về các Tôn giáo Thế giới và Văn hóa tại Chủng viện Union ở Hoa Kỳ và là tác giả cuốn sách “Không Học Phật, Tôi Đã Không Thể Là Một Con Chiên- Without Buddha I Could Not Be A Christian”.
Cả Knitter và Hick dựa vào Kant để chối từ sự hiện hữu của Đấng Tuyệt Đối trong lịch sử (xem trong Menke, trang 78 và 108).
(3). Immanuel Kant (1724 –1804) là một triết gia người Đức  có ảnh hưởng lớn đến Kỷ nguyên Khai sáng. Ông được cho là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất từ trước đến nay. Trong học thuyết của mình về chủ nghĩa duy tâm siêu việt, Kant tin rằng lý trí cũng là nguồn gốc của đạo đức, Quan điểm của Kant tiếp tục ảnh hưởng lớn đến triết học hiện đại, đặc biệt là đối với các lĩnh vực như nhận thức luận, đạo đức, lý luận chính trị và mỹ học hậu hiện đại (Mỹ học là bộ môn khoa học có tính lý thuyết về sự nhận thức và thưởng thức cái đẹp trong thiên nhiên, trong nghệ thuật và trong xã hội). Ông cố gắng giải thích mối quan hệ giữa lý trí và kinh nghiệm của con người và đã vượt ra khỏi những sai lầm của triết học và siêu hình học truyền thống. Ông dạy các môn như Luận lý, Siêu hình, Nhân loại, Triết học đạo đức, Thần học tự nhiên, Toán, Vật lý, Lực, Địa lý, Sư phạm, và Luật tự nhiên. Các giáo trình của ông rất được hâm mộ, nhưng ông nhận chỉ thị là không nên công bố các tác phẩm tôn giáo vì chúng hàm dung tư tưởng Thần giáo tự nhiên (deistisch), thuyết Socinus (Sozinianismus, không đồng ý với giáo lý Tam vị nhất thể) và như vậy, không phù hợp với Thánh kinh. 
(4). Marilyn Ferguson – sinh ngày 15-4-1938 tại Bang Colorado, Mỹ.  Một New Age. Cô cũng là người sáng lập Hiệp hội Tâm lý học nhân văn. Năm 1973, cô xuất bản Frontiers of Research Mind (Biên giới của Tâm trí Nghiên cứu), một cuốn tiểu thuyết khảo luận về những tiềm năng to lớn của bộ não con người, và nhiều tác phẩm khác.
(*) Nhà thần học Joseph Alois Ratzinger (16.4.1927) Đức quốc. Năm 1953: Ngài đậu bằng Tiến Sĩ Thần Học tại Đại Học Freising. Ngài dạy Tín Lý và Thần Học Nền Tảng tại Đại Học Freising. Giáo Sư Thần Học Nền Tảng tại Đại Học Bonn. Lúc 35 tuổi vào năm 1962, ngài đã rất nổi tiếng trên thế giới về Thần học và trở thành cố vấn Thần Học cho Tòa Thánh tại Công Đồng Chung Vatican II. Giáo Sư Thần Học Tín Lý và Lịch Sử Tín Lý tại các trường Đại Học Tübingen. Regensburg. Münster (cùng thời với giáo sư nổi danh Karl Rahner). 1977 ngài được tấn phong Hồng Y. 1981 giữ chức tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin; Rồi được tấn phong Giáo Hoàng hiệu là Bênêđictô XVI (2005 – 2013); Ngoài bằng Tiến sĩ Thần học, ngài còn được trao tặng rất nhiều bằng tiến sĩ Danh dự, và nhiều Huy chương, cùng nhiều giải thưởng văn hóa. Ngài viết trên dưới 60 tác phẩm, trong đó nhiều T.Ph về thần học. Có thể nói Đức Benedict XVI là một nhà thần học lớn của thế kỷ.

Trân trọng kính chào quí thính giả và các Bạn Trẻ. Chúc Quí vị & các Bạn một tuần lễ An Bình & Hạnh phúc trong Chúa Giêsu & Mẹ Maria.