Buổi gặp gỡ giữa chúng tôi với cô Thủy tại nhà cô Hợp
Thứ Sáu, ngày 06.12.2019 (tiếp theo)

 

945. LH. một người ông nhắn gửi tới gia đình một cô cháu gái: “Nếu còn thương đến ông, thì hãy thương đến những người kém may mắn! Nhất là những người đã nghèo khổ lại rất cô đơn!

… Lại nói sau khi Thánh đi rồi, thì cô Thủy trở lại và hỏi:
– (Th): Hôm nay điều chú hỏi, cháu đã mời một vị Thánh về trả lời cho chú biên làm tài liệu. Cháu nghĩ là chú cũng đã hài lòng. Bây giờ chú có muốn gặp người nhà không ạ?
– (T): Mặc dù rất muốn, nhưng tôi có người thân cần nhờ cô giúp, vì biết có chuyến đi của tôi về chốn cũ, nên đây cũng là cơ hội để tôi thể hiện tình thân thiện hơn nữa với các con cháu, nhất là vì không gian xa cách, nên chúng tôi thường không có cơ hội để gần gũi, chứ đừng nói là giúp đỡ các cháu, nếu như hôm nay được cô nhận lời, thì không chỉ là niềm vui cho các cháu mà cũng là niềm vui cho tôi nữa!
– (Th): Chú có thể cho cháu biết chuyện gì, xem cháu có thể giúp được không ạ?
– (T): Có một cô cháu ở Việt Nam, nhờ cô giúp giùm cho cháu được biết tin về ông nội của cháu là Linh hồn Gioan Bao-ti-xi-ta Đ.V.D, mất ngày 27.5.2016 tại Sài Gòn. Ông mất tại nhà. Tro cốt để ở nhà thờ Vườn Soài. Cô làm ơn kiếm giùm ạ! (theo thông lệ, Tên LH được giữ kín).
– (Th): Chú để cháu đi đến chỗ các Thánh, nhờ các ngài giúp (Khi cô dùng từ các Thánh thì ta có thể hiểu là cả các Thiên thần Bản Mệnh nữa, vì các Thánh Quan Thầy và các Th.th. Bản Mệnh đều biết các LH các vị trách nhiệm). Chú nói với cô Trâm Anh là cháu chỉ được ơn Chúa, Đức Mẹ cho phép cháu đi tìm những LH nào Chúa, Đức Mẹ cho phép được tiếp xúc, hoặc được phép mang về. Cháu cũng cám ơn về sự đã tin tưởng mà nhờ cháu, nhưng đừng nghĩ là cháu có khả năng làm những chuyện này! Hay là nghĩ rằng cháu được làm những chuyện như thế!
– (T): Cám ơn cô. Dù sao thì cô cũng luôn là tấm gương về sự khiêm tốn! Khiến cho người đời cần phải học, nhất là tôi!
– (Th): (sau khi vắng mặt khoảng vài mươi giây, cô Thủy trở lại cho biết tin tức): Cháu đã được ơn về nói, sau khi các Thánh trình lên Chúa, và đã được Chúa cho phép truyền đạt, thì tin tức về ông như sau: “Khi trước ở thế gian, ông có làm được nhiều việc tốt, cho nên ông được VUI, và nhờ các Thánh quan Thầy, Bổn Mạng hết lòng xin, nên ông đã được Chúa cho về ở chỗ các linh hồn thánh thiện (tức là các LH đã trải qua nơi thanh luyện, và đuợc ở chỗ sáng và vui). Ông gửi lời nhắn với gia đình là nếu còn thương đến ông, thì hãy thương đến những người kém may mắn! Nhất là những người đã nghèo khổ lại rất cô đơn! Cháu nhờ chú nói nguyên văn cụ nói như thế!
– (T): Vâng, thay mặt cháu Trâm Anh cám ơn cô. Tôi sẽ truyền đạt nguyên văn như ông cụ muốn! Nhưng sao cô biết tên cô cháu ấy?
– (Th): Cháu đã nói là ngôn ngữ của TGTL là ý, là tư tưởng. Chỉ cần chú nghĩ trong đầu tên của ai đó, là cháu đã biết, huống chi cháu còn nghe thấy chú nói với cô (xin hiểu là với H. Trinh) về tên của cô cháu gái ấy một hai lần, sao cháu lại chẳng biết!
– (Tôi cười): Vậy là ở dưới trần này cứ đem chuyện cũ của người chết ra mà đùa, là họ nghe được hết trơn?
– (Th): Không hẳn đâu chú! Nếu LH còn đang ở trong thanh luyện, tức ở chỗ tối, thì chỉ có một sự đau khổ và lo lắng mà thôi! Cháu cho biết thêm: Những người đã được về chỗ Chúa xét và cho vui, thì các vị chỉ muốn con cháu làm điều tốt để sau này về, được Chúa sớm cho vui. Còn cầu nguyện, hay xin lễ thì các cụ đã được vui rồi, nên chỉ muốn con cháu hãy bắt chước các cụ làm các việc lành – có nghĩa là bố thí cho người nghèo, thăm hỏi các người bệnh, như khi các ngài sống ở dương gian. Chú có điều muốn hỏi, xin chú hỏi đi!
– (T): Cám ơn cô đã nhắc. Trước khi đi qua Melbourne, thú thực với cô là tôi có chuẩn bị một số câu hỏi. Vậy bây giờ tôi xin cô giải thích cho một chuyện, tôi cứ thắc mắc mà lúc trước, khi cô nói xong, thì mình lại không nghĩ tới mà hỏi, có lẽ là do lo ghi chép cho kịp, nên không rảnh tâm trí để mà nhớ ra những cái tưởng như vô lý. Xin cô hiểu cho rằng tôi dùng chữ “tưởng như”, có nghĩa là cũng chưa chắc đã là như mình nghĩ! Thưa cô “Ngày 16.10.2017, cô cho biết cô và chú Trường Linh làm công tác đi tìm những LH bị chết vì tai nạn. Thí dụ: xe cộ, máy bay, tàu thủy v.v… Câu hỏi của tôi là: LH sau khi chết thì gặp Chúa ngay và Chúa còn hỏi: “Con theo ai?” Vậy là Chúa đã biết, sao lại còn phải đi tìm?
– (Th): Hôm chú hỏi “công tác của cháu đang làm?” lúc ấy, thì cháu chỉ trả lời ngắn gọn thôi. Điều này cháu phải nói cho có đầu đuôi, ví dụ như các LH có đạo thì Chúa cho gặp Chúa ngay sau khi chết, còn những LH không theo Chúa khi còn ở trần gian, thì chết Chúa không cho gặp! Tuy nhiên những LH nào trong cuộc sống mà làm được những điều đặc biệt, tất nhiên đặc biệt đây phải hiểu là những điều lành, việc tốt, chứ không phải “đặc biệt” theo kiểu của thế gian, như là tài, giỏi, hay có địa vị quan trọng … thì khi đó việc làm của cháu, hay chú Trường Linh là tìm tới họ, hỏi xem họ có muốn đến chỗ Chúa không. Nếu LH nào xin được đến, thì cháu đem về để được xét. Còn nếu họ từ chối, thì hết cách!
– (T): Nếu những LH nào chưa được cô, hay chú Trường Linh, hoặc vị nào khác Đức Mẹ sai phái đi tìm tới, thì khi ấy các LH mà cô vừa nói họ ở đâu?
– (Th): Họ ở nơi họ chết, có nghĩa là LH họ loanh quanh chỗ họ bị nạn. Chúa biết hết mọi chuyện, nên khi người nào được Chúa gọi, thì họ có cuộc sống tốt hơn! Người nào có công đức, thì họ đều được các Thánh (các Thiên thần Bản mệnh) trình Chúa xét.
– (T): Họ có phải chịu khổ không?
– (Th): Cháu tuy nói là ở chỗ họ bị nạn, đó là nói về không gian và theo cách nói loài người, chứ trong TGTL, các linh hồn ở trong tình trạng thì đúng hơn! Cháu xin nói rõ hơn cho chú hiểu: Tình trạng các LH sau khi chết, đều tùy thuộc vào sự họ muốn theo Chúa, hay vẫn còn muốn những sự thế gian. Ma quỉ chỉ được bắt giữ những LH khi sống làm điều ác, làm những điều ta gọi là tội trọng, dù có đạo, hay không có đạo. Chữ “Đạo” cháu nói đây, xin phải hiểu là đạo Chúa, chứ không tính các đạo do người ta dựng lên. Những người không đạo khi sống có làm điều tốt, thì ma quỉ không được quyền cầm buộc! Chú cũng biết là những LH này không được gia đình họ quan tâm cầu nguyện, vì đâu biết đến Chúa! Có nghĩa là họ không được ai thắp lên cho họ một ngọn đèn để soi sáng, nên sau khi về thế giới này có thể họ muốn theo Chúa, mà cũng có thể không. Còn nơi ở của họ, thì chú không thể hình dung được! Khi nào chú về sẽ biết ngay! (Cô nói thế thì tôi hiểu ngay là “thiên cơ bất khả lậu”)

 

946. Một Chú thích Quan trọng về Hôn Nhân & Tình Yêu phát xuất từ thuyết Tương Đối Hóa ngay trong Giáo Hội Công Giáo.

Qua câu nói của cô Thủy: “Chữ “Đạo” cháu dùng ở đây, xin phải hiểu là đạo Chúa, chứ không tính các đạo do người ta dựng lên”. Chúng tôi xin có một chút luận bàn về một vấn đề có tương quan tới các đạo, hay gọi chung là tôn giáo.
Ngày nay thuyết Tương Đối Hóa trong Giáo Hội (GH) từ lâu đã được Thế lực Ngầm(1) (TLN) trong Giáo Hội vận động và lèo lái, khiến Vatican đang thực hiện công việc đi gom các đạo lại thành một, trên cơ bản của “Thuyết Tương Đôi Hóa”(2) là đánh đồng mọi tôn giáo như nhau, không có đạo nào hơn đạo nào, kể cả đạo Công giáo và còn gán cho là “ý Chúa”(3) . Từ khi thế lực ngầm có được ảnh hưởng mạnh trong nội bộ GH, thì dấu chỉ bề ngoài cũng cho người ta thấy rõ hôn nhân bắt đầu mở rộng, cho “Đạo Ai Nấy Giữ”. TGTL chúng tôi đã có lần phân tích vấn đề này rõ rằng: “Tình Yêu gắn kết lứa đôi phải là tình yêu đưa cả hai đến bến bờ Hạnh Phúc vĩnh cửu” (X. nghe lại TGTL#145). Ngay trong thành ngữ nhân gian cũng có câu: “Yêu nhau là cả hai cùng nhìn về một hướng”. Chân lý của cuộc sống mà đã mỗi người nhìn theo một ngả, cũng có nghĩa là mạnh ai theo đường nấy, thì làm sao gặp được Hạnh Phúc ở cuối chân trời? Tình yêu ví như một con thuyền. Hôn nhân là một sự lựa chọn của hai kẻ thực sự yêu nhau, chính vì Tình Yêu Lý tưởng mà hai người bước lên một con thuyền, và đi chung với nhau. Chứ không phải mỗi kẻ vẫn ở trên con thuyền của mình, mà đồng ý cho hai con thuyền cặp kè với nhau trên một đoạn đường. Khi ấy sẽ có ngày thuyền ai nấy đi! Niềm tin Công Giáo chỉ rõ cho thấy chết không phải là hết. Bởi thế khi giòng đời thay đổi một cách vĩnh viễn – là khi số phận của con người trên cõi dương gian, bước sang giòng chảy đi vào cõi TÂM LINH – Nơi đó mới là bến đích thực của Tình Yêu & Linh hồn. Trong thế giới vật chất chúng ta đang sống cũng có bản Tình Ca viết lên lý tưởng của hôn nhân:
“… Dìu nhau đi trong ánh sáng
Dắt hồn về giấc mơ vàng, nhẹ nhàng
Dìu nhau đi chung một niềm thương…
… Dìu nhau sang bên kia thế giới
Dìu nhau nương thân ven chín suối
Dắt dìu về tới xa vời, đời đời
Dìu nhau đưa nhau vào ngàn thu…”
(Thương Tình Ca của Phạm Duy)
Nếu hai con thuyền chuyên chở hai Lý Tưởng khác nhau, thì khi cập bến trong TGTL, con thuyền nào không chuyên chở “Niềm tin vào Danh của Con Một Thiên Chúa”, thì kẻ ngồi trên con thuyền đó đã bị lên án rồi, Vì trong Tin Mừng Chúa đã nói: “Ai tin vào Con của Người thì không bị lên án; Nhưng kẻ không tin, thì đã bị lên án rồi, vì đã không tin vào Danh của Con Một Thiên Chúa.” (Ga 3,18). Như vậy, làm sao mà đưa nhau vào cõi Thiên Đàng dịu dàng được? Không thể là Tình Yêu Thật. Cho nên chúng ta có thể kết luận: Hôn nhân “Đạo ai nấy giữ” chỉ là kết quả của những mối tình không lý tưởng, xuất phát từ những Tình Yêu: Một là Ích kỷ (yêu trong giai đoạn); Hai là Mù quáng, yêu bằng những hào nhoáng bên ngoài, không tự trong tâm; Ba là TY Sét đánh; Bốn là Yêu theo Nhu cầu (cũng gọi là TY theo trào lưu tuổi trẻ); Năm là TY Ngộ nhận.
—————-
Chú Thích:

(1). Thế Lực Ngầm đã được chúng tôi đề cập tới trong SVTT85. Nếu SVTT85 phát sau TGTL#185 thì xin quí bạn chịu khó chờ & đón nghe.
(2). Thuyết Tương Đối Hóa (TĐH), hay Tiến trình Tương Đối Hóa Tôn Giáo là một đề tài rất quan trọng, đã được nói tới trong TGTL130. Xin quí bạn xem, hoặc nghe lại. Thuyết TĐH cũng nằm trong trào lưu Thần Học Mới được xây dựng trên nền móng những sai lầm của Duy Tân Thuyết, và ta có thể tóm gọn nguyên tắc và mục đích của nó vào câu: Tôn giáo phải thay đổi theo thời gian như những lãnh vực khác của cuộc sống con người. Cũng tức là phải sao cho phù hợp với thế tục. Điều này hoàn toàn sai với Học Thuyết Công Giáo từ ngàn đời (Theo Truyền Thống). Các nhân vật thần học có tư tưởng tự do cách mạng theo Duy Tân Thuyết hay Thần Học Mới. Đáng kể nhất là các HY. Josef Frings; Augustin Bea; Leo Joseph Suenens; Eugene Tisserant; Achille Lienart; Hans Kung; Yves Congar; Henri de Lubac; Karl Rahner; Gregory Baum … Riêng nhà thần học Joseph Ratzinger lúc đầu các tác phẩm của ông xem ra cũng có pha trộn phần nào tư tưởng mới. Bởi vậy trong Công Đồng Vaticano II, lúc ấy nhà thần học Ratzinger chỉ là một linh mục, nhưng cũng đã được mời tham dự với tư cách cố vấn, bởi vì CĐ/Vat. II là một CĐ. Đại Kết, mang mục đích thực hiện cuộc cách mạng “Canh Tân Giáo Hội”. Cho nên cũng có lúc LM. Ratzinger bị xếp vào hàng ngũ cấp tiến, nhưng suốt 25 năm ngài làm việc tại Vatican, trong chức vụ Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, H.Y Ratzinger đã tỏ ra là người có khuynh hướng bảo vệ Truyền thống, nên phái cấp tiến đã đánh giá ngài không chỉ thuộc phe bảo thủ, mà còn đánh giá ngài vào hàng thủ lãnh của phe này. Đó là một trong những nguyên nhân khiến ĐGH. Benedict XVI (Tức Joseph Ratzinger) bị Thế Lực Ngầm trong Giáo Hội cho thay thế, bằng một Giáo Hoàng có khuynh hướng cấp tiến, và tha thiết với việc tiến hành cải tổ GH cho phù hợp với thời đại, mà thời đại này thì lại đang được điều khiển bởi một “New World Order” của Deep States.
Nhân tiện, chúng tôi cũng xin xác định lại từ Bảo Thủ, để mọi người tránh hiểu lầm theo nghĩa tiêu cực của từ ngữ này. Từ Conservative thường được dịch sang tiếng việt là “bảo thủ”, cách dịch này thường gây hiểu lầm. Thực chất, từ này hàm ý nguyên gốc là bảo vệ, duy trì các giá trị truyền thống như tín ngưỡng, phản đối quan hệ đồng tính, phản đối phá thai v.v… Đối lập với trường phái này là trường phái Tự do (liberal), nhưng cũng thường được gọi là “Progressive” với nghĩa là “Cấp tiến”, bởi những quan điểm phản truyền thống của họ, như ủng hộ hôn nhân đồng tính, ủng hộ phá thai v.v…
* Còn nói thần học Mới, hay Duy Tân Thuyết sai, không phải là sự phán đoán riêng của chúng tôi! Chúng tôi nêu lên một trường hợp làm điển hình sau đây: Hans Kung là một Linh mục Tiến sĩ thần học, ông phê phán một số giáo huấn của Giáo Hội, đặc biệt có liên quan đến tín điều Bất Khả Ngộ của Giáo Hoàng (CĐ.Vat.II rút cuộc đã bỏ tín điều này, và Hans Kung cũng như Ratzinger là hai Lm. thần học được tham dự Công Đồng – CĐ/Vat/II duy nhất chỉ có 2 tham dự viên trong chức linh mục được tham dự với vai trò cố vấn). Vấn đề Đại Kết là một trong những trục tư tưởng chủ yếu của ông. Năm 1979, dưới triều ĐGH. Gioan Phao-Lô II, Hans Kung đã bị Tòa Thánh Rôma rút lại quyền giảng dạy thần học. Nhưng tại các đại học ở Đức, thần học được xem là một trong các môn học như các môn học khác, nên ông được mở riêng một khoa nghiên cứu Đại Kết thuộc đại học Tubingen, nên ông vẫn tiếp tục giảng dạy môn thần học của mình tại đây.
(3). Phong trào kết nối các tôn giáo (cũng gọi là phong trào Đại Kết) đang mang lại cho “kỷ nguyên mới” những hiện tượng mới, những hình ảnh lạ của sự đổi mới, nào là những hội nghị liên tôn, những buổi cầu nguyện đa thần. Nữ tu Công Giáo cùng ngồi tụng kinh với Sư, và nghe thuyết pháp. Trong hội nghị Amazon tại Vatican tháng 10/2019 còn có vụ rước mẹ thần đất. ĐGH. Francis tại Hội nghị tôn giáo Abu Dhabi với Đại tu sĩ Hồi giáo Muhammad Al-Tayyib phái Sunni ở Ai Cập, ngày 04/02/2019 đã tuyên bố: “Sự đa nguyên và sự đa dạng của các tôn giáo, màu sắc, giới tính, chủng tộc và ngôn ngữ là ý chí của Thiên Chúa trong sự tuệ năng của Ngài.” (Ý ngài nói là từ muôn thuở Thiên Chúa đã muốn có các đạo như thế). Hội nghị này đã qui tụ khoảng 600 vị lãnh đạo các tôn giáo. Dạo đó, hội nghị cũng gây ra sự tranh chấp giữa các Hồng Y, Giám Mục cải cách và truyền thống, mà phe bảo vệ Đức Tin gọi là hiện tượng dị giáo đang diễn ra ngày một trầm trọng. Chuyến đi Iraq mới đây của ĐGH. Francis ngày 06/3/2021 cũng chỉ là sự nối tiếp của Hội nghị Thượng đỉnh Abu Dhabi năm 2019, nhưng lần này với Đại Giáo chủ Hồi Giáo dòng Shiite al-Sistani tại thành phố Najaf. Ngoài chương trình họp kín với Đại Giáo chủ. Cuộc Hội nghị còn có mục đích để ĐGH/Công Giáo gặp gỡ và đối thoại với các nhà lãnh đạo tôn giáo. Qua sự kiện đại dịch còn chưa tàn, nhiều nơi trên thế giới vẫn còn đang trong tình trạng giới nghiêm từng phần, ĐGH. Francis thì không được khỏe, Bước chân ngài đi rất khập khễnh và khó khăn. Những nhà quan sát tình hình thế giới cho rằng có thể ĐGH đang bị thúc đẩy bởi một kế hoạch của Deep Church, tức một Thế Lực Ngầm trong Giáo Hội. Bởi vì, chính Đức Mẹ cũng đã hơn một lần báo cho biết qua cha Gobbi rằng: “Tam Điểm đã xâm nhập vào trong nội tình Giáo Hội … và … Mẹ đã báo cho các con biết rằng, Satan sẽ xâm nhập vào tận vị trí cao nhất  của Giáo Hội. Việc làm của hàng giáo sĩ Tam Điểm là hủy diệt Chúa Kitô và Hội Thánh của Người, để xây dựng một thần tượng mới, nghĩa là một Kitô giả và một giáo hội lầm lạc … Từ đó trở đi, tình trạng bội giáo sẽ bao trùm, vì hầu như tất cả mọi người sẽ đi theo Kitô giả và giáo hội lầm lạc. Khi ấy người ta sẽ mở cửa để chào đón sự xuất hiện của chính tên phản Kitô trong giáo hội lầm lạc” (chính đó là Tôn giáo Toàn Cầu – Chúng tôi lược tóm nội dung hai sứ Điệp 384 & 389 của Đức Mẹ qua cha Gobbi).

 

947. Bởi không chú tâm, hoặc cứ muốn người khác phải theo ý mình, thì cái đó Chúa không muốn ta làm! Như vậy, mọi sự có ngay trong nhà, nếu ta để ý, thì không thiếu việc phải làm, từ khiêm nhường, yêu thương đến tha thứ…

– (Hợp): Em hỏi chị nhé, là người Công giáo khi ta chết, cứ nói là Chúa đón, hay là Chúa gọi về, nhưng những người chết trẻ, hoặc những người bị chết tai nạn, cũng là do Chúa gọi hết sao?
– (Th): Chị hỏi em, khi ta “nhắm mắt”, hết thở thì danh từ ở đời gọi là chết, đúng không?
– (H): Dạ, đúng!
– (Th): Người Công giáo thay vì gọi bằng danh từ chết, thì nói là “Chúa gọi” cũng như nhau thôi! Không có gì khác! Chỉ có những ai dù trẻ hay già nếu mà tự mình đi tìm cái chết, thì dù Chúa chưa gọi, nhưng vì sự tự do Chúa đã cho mọi người, nên Chúa không can thiệp!
(Tâm): Lúc đầu cô hỏi tôi có muốn gặp người nhà không, tôi cũng hơi khó trả lời, vì mình phân vân là xin gặp người này, lại như là không quan tâm tới người khác, mà thực ra người nào mình cũng yêu quí và muốn gặp, nhưng làm sao mình có thể tham lam thế được! Bây giờ xin cô cho gặp một người mà Chúa, hoặc Đức Mẹ cho phép.
– (Th): Vậy để cháu đem đến một người được phép Chúa cho đem về, để Một là chú làm tài liệu. Hai là để cho những ai nghe TGTL thì cũng được học hỏi thêm. Ba là để mẹ cháu có thể hiểu, chứ bà chỉ nghe thôi chứ không làm! Cháu mời khách vô đây!
– (Khách): Tôi được đến để trình bày cho chú, bà, và chị biết, nhưng trước hết tôi xin hỏi các vị có nghĩ là hễ đi tu, thì chết Chúa sẽ cho được về chỗ Chúa không?
– (T): Xin chào Linh hồn Chúa cho về để chỉ bảo và giúp cho chúng tôi, là những người còn chưa vượt thoát được “biển đời”, mà thân xác thì nặng nề, tinh thần thì yếu đuối. Tôi không biết LH là người thế nào khi sống trên đời, nhưng cá nhân tôi nghĩ, người đi tu khi sống trên đời cũng vương mang một thân xác yếu đuối, nên hai chữ hoàn toàn và tuyệt đối, không mấy ai đạt được! Vả lại tôi còn nhớ câu Chúa nói: “Ta gọi thì nhiều, nhưng chọn thì ít”, câu nói ấy dù ở nghĩa hẹp, hay nghĩa rộng, đều như nhau cả! Bởi vậy, không phải cứ đi tu, thì chết được về ở bên Chúa!
– (Kh): Đúng, không sai! Cho nên ý tôi nói là các người dân Chúa, khi đã làm các điều Chúa dạy, thì không cần tu cũng được ơn Tốt đẹp! Vậy các điều Chúa dạy, thì các vị nghĩ xem mình có thể làm được những điều gì làm cho Chúa vui không?
– (Hợp): Ai không biết, chứ cá nhân con thì thấy khó lắm!
– (Tâm): Tôi cũng nghĩ vậy! Tôi nhớ Thánh Phao-Lô có một câu nói: “Cái điều không nên làm, thì mình cứ làm. Còn những điều nên làm thì lại không”. Có lẽ Ngài dành câu nói đó cho tôi.
– (Kh): Các người nghĩ vậy là sai!Vì thế tôi được lệnh về để nói cho các người những việc làm rất dễ. Chẳng hạn như Tình yêu thương, hay khiêm nhường … thì có ngay bên mình các người. Ví dụ chồng nhịn vợ, vợ nhịn chồng là đức khiêm nhường. Rồi ngay như việc con cái không chịu đi lễ, mà mình khuyên nó, nó cãi lại và làm mình bực bội, hay buồn phiền, thì đó cũng là sự phải hy sinh. Còn làm việc từ thiện cũng là điều bác ái ta có ngay trong gia đình có gì khó đâu? Tại ta không có chú tâm, hoặc cứ là muốn ngưòi khác phải theo ý mình, thì cái đó Chúa không muốn ta làm! Như vậy, mọi sự có ngay trong nhà, nếu ta để ý, thì không thiếu gì việc phải làm, từ khiêm nhường, yêu thương đến tha thứ. Rồi bác ái, thì hễ có cơ hội giúp đỡ người nghèo khổ, thì ta đóng góp, là chẳng có sự gì là khó cả!
– (T): Chắc LH là một vị Thánh không muốn cho chúng con biết tên. Điều Thánh nói thì chúng con phải phục thôi! Nhưng Thánh cũng biết Nhân đức không phải là bài học một ngày! Mà là một sự cố gắng tập tành ngày này sang ngày khác, có khi là cả một cuộc đời chưa biết đã đạt tới chưa? Nên những điều Thánh nói, chúng con sẽ cố gắng!
– (Kh): Các người muốn theo Chúa, cứ xin vâng, và hãy nghe những gì tôi vừa nói mà thực hiện, từ trong gia đình ra ngoài xã hội. Tôi nghĩ các người cứ thi hành như vậy, trong suốt cuộc đời còn lại này, thì không có gì mà phải sợ cả! Thôi tôi chào mọi người tôi đi!
– (T): Chúng con Cám ơn Thánh đã về chỉ dậy! (Cô Thủy cũng trở lại và tạm biệt chúng tôi).
– (Th): Con chào mẹ, chào chú và em Hợp, con cũng phải đi rồi!
– (T): Chúng tôi xin chào cô Thủy và cám ơn cô nhiều!

Chương Trình của TGTL hôm nay đã hết. Xin hẹn gặp lại Quý Bạn trong TGTL#186, và chúc Quý vị Một Tuần Lễ An Bình, Hạnh Phúc trong Thiên Chúa và Mẹ Maria.