Thứ Sáu, 13/12/2019 lúc 8.15 pm. Buổi nói chuyện Tâm Linh với cô Thủy (tiếp kỳ trước)

(Tóm lược vấn đề dang dở kỳ trước: Cô Thủy đang nói: “Người ta sống trong xã hội thì có thể ham tiền, tài, công danh, hay các thứ ta không có. Vậy chú hay mẹ cháu, cả Hợp nữa, cũng rất tham! Cháu đố: Chú, Mẹ, Hợp, mỗi người nói mình tham ở điểm nào? Nếu thua, thì ba người mỗi người phải hứa giúp ai việc gì, rồi cô yêu cầu tôi nói trước cái tham của mình. Câu chuyện được tiếp tục ở đây với Tâm như sau):

957. Hy sinh có hai chữ thôi, nhưng áp dụng vào cuộc đời có nhiều ngõ ngách. Nếu ta hiểu cách bình thường, thì cũng chưa đúng với Ý Chúa. Khi hy sinh còn nằm trong ý nghĩa của chịu đựng.

– (T): Khi còn trẻ thì có lẽ tôi cũng có những tham vọng giống như mọi người thôi! Người ta thích có tiền, thì mình cũng muốn có tiền! Có một chút khả năng nào đó, thì mình cũng muốn được xã hội chung quanh trọng và dụng! Mơ được làm thế này, thế nọ thì mình cũng có, không nhiều thì ít! Nhưng tôi nghĩ một người khi về hưu, hay biết mình được lên “list”, chờ ngày giờ Chúa gọi, thì còn tham vọng gì nữa! Cho nên nếu gọi là “tham”, thì tôi bây giờ chỉ còn ước sao mình hoàn tất được nhiệm vụ Đức Mẹ đã trao cho, và nuối tiếc là khi trước mình có nhiều thời gian hơn, sức khỏe tốt hơn, thì lại không bắt tay vào việc ngay, có lúc còn muốn thoái thác. Điều này cô Thủy biết hơn ai hết! Nhưng bây giờ thì thật sự là đã phải gấp rút lắm rồi, vì chỉ sợ không kịp! Như vậy cô nghĩ tôi có còn gì để tham nữa không cô?
– (Th) Chú Tâm không đúng! Hợp nói đi!
– (H): Em thì khi còn thanh xuân cũng muốn nhiều thứ lắm! Nhưng những mơ ước trước đây, bây giờ nhìn lại thấy mình sai nhiều lắm! Nên em biết là Chúa không bằng lòng về mình. Nhưng mà những chuyện quá khứ thì đã qua rồi, nên mình lại có lòng tham khác, Chị có biết lòng tham của em bây giờ là gì không?
– (Th): Chị đang hỏi em, không phải là lúc em hỏi chị. Em nói cái tham của em đi!
– (H): Cái tham của em bây giờ là, chỉ muốn khi nào Chúa gọi, thì cho em được gặp Chúa và được Chúa cho lên Thiên Đàng.
– (Th): Hợp đang ở điểm ai cũng muốn chết được gặp Chúa và được Chúa cho lên Thiên Đàng. Nhưng với điều tham ấy, thì em nghĩ là mình phải làm như thế nào bây giờ?
– (H): Em biết nói ra thì dễ, nhưng làm thì không có dễ! Em thí dụ là em phải làm những điều Chúa muốn, Chúa dạy, như Yêu thương, Khiêm nhường, Tha thứ và làm việc bác ái …
– (Th): Chị hỏi, các điều này, nếu như ta không làm đủ, ta lựa chọn một trong những điều ấy, thì em sẽ lựa chọn điều nào? Chúng ta sẽ cùng nhau bàn thảo. Chú, mẹ sẽ chọn điều nào?
– (T): Tôi chọn Hy Sinh. (Tâm cười): Cô thua là cái chắc! Mới đây thôi! Có hôm Chúa đã hỏi tôi trong các nhân đức, thì nhân đức nào quý nhất, rồi Chúa đã chỉ cho tôi biết rồi! Chỉ có hy sinh là cao trọng hơn cả!
– (Th): Hôm đó cháu cũng có nghe Chúa nói chuyện với chú, nhưng Cháu hỏi chú là trong gia đình, việc hy sinh chú đã thực hiện được đến đâu? cả ngày, cả tháng, cả đời?
– (T. lại cười): Cô hỏi hơi … tham đó! Chuyện các cô, các bà đi chợ, tiêu pha hàng ngày … còn chưa ghi sổ, chuyện nhân đức mà ghi sổ, rồi tính sổ để chờ báo cáo … tôi không biết các cha, các thầy có thực hiện không, chứ tôi thì không! Nên bây giờ cô hỏi, tôi không biết đâu mà mò!
– (Th): Cháu không tham! Câu hỏi của cháu chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình thôi, chứ chưa dám hỏi chú những sự hy sinh ngoài xã hội, tức là giữa chốn thế gian, đời muôn mặt. Chú có nghĩ là cháu nhiều chuyện không? Điều này cũng là cháu được Đức Bà cho phép nói, chú đừng nghĩ là không có ích lợi nhé! Cháu nói thêm là hy sinh có hai chữ thôi, nhưng áp dụng vào cuộc đời có nhiều ngõ ngách. Bây giờ Cháu trả lời trước cho chú về cái “Tham” của chú, nếu sai chú đừng trách cháu, vì cháu học dốt, nếu trong lớp chú dạy, thì cháu chắc chắn là học trò dốt. cháu trả lời chú trước nhé!
– (T): Vâng, Cô nói ý của cô đi! Tôi không dám nhận cô học trò như cô đâu! Cô không nhớ đã có nhiều lần tôi nói là tôi phải học cô đấy ư?
– (Th): Thôi bỏ chuyện đó đi! Để cháu nói cái tham của chú nhá! Chú nóng tính mà cứ ráng tập nhịn, thì là hy sinh. Chú cứ “tham” làm như thế bây giờ … cũng vẫn còn kịp. Chú bây giờ đúng với hai tiếng hy sinh. Làm việc mà không biết mệt. Cháu nghĩ chú cũng giống như các vị tu hành tìm tới Chúa. Các vị bỏ hết các chuyện mà ta có, còn ta không tu mà ta cũng có những điều phải bỏ, vì theo điều Chúa dạy, nên cũng như nhau.
Còn Hợp thì chị nghĩ cũng không sai, song tư tưởng Hy sinh mà thực hiện được cũng là khó, nên cứ tập sẽ thành công. Còn điều này nữa, cháu muốn nói để chú làm tài liệu, còn Hợp thì để ứng dụng trong cuộc đời, em nghĩ sao?
– (H): Dạ!
– (Th): Nếu ta hiểu cách bình thường, thì cũng chưa có đúng với Ý Chúa. Khi hy sinh còn nằm trong ý nghĩa của chịu đựng!
– (H): Hiểu chữ hy sinh cách bình thường là thế nào?
– (Th): Chị không phải là đề cao mẹ, nhưng mẹ không biết Chúa dạy những gì, mà chỉ nghe lời của chị thôi! Mẹ cũng chịu đựng rất nhiều trong cuộc đời, mà không bao giờ phàn nàn những nỗi đau, điều đó cũng có thể gọi là hy sinh. Cháu cũng nói rõ, mẹ cháu không làm lỗi hay ác, nhưng một người làm điều tốt, mà cuộc đời cứ bị những sự như là ghét, mà cứ phải chấp nhận. Điều này Chúa biết cả người sai lẫn người đúng! Cháu thôi không nói về mẹ cháu nữa! Cháu nói về chú, ví như khi các con còn nhỏ, chú bắt theo ý chú, mà khiến nó sợ, tất nhiên trong lòng chúng buồn, thì ta cũng mắc lỗi! Cháu thí dụ thôi, còn các con chú bây giờ đã trưởng thành, nhưng đối đãi nghiêm khắc với các cháu nhỏ, có thể gây buồn cho các thành viên trong gia đình. Đối với Chúa, thái độ, hay cách hành xử như thế, thì là một sự lỗi lầm. Chú nên xem xét để cảnh tỉnh họ. Hễ ai làm được, sau này Chúa sẽ giảm cho. Hôm nay cháu chỉ nói đến đây, bây giờ cháu phải đi. Cháu chào Mẹ, chú, và em Hợp.
– (T): Cám ơn cô và chào cô.

—–oOo—-

Thứ Bảy, ngày 21 tháng 12 năm 2019. Buổi nói chuyện Tâm Linh với cô Thủy tại nhà cô Hợp

958. Chúa nói: “Họ đang mở cánh cửa đẩy người ta vào trong bóng tối … Tuy nhiên trong thế giới hôm nay không phải chỉ có một chuyện mà người ta tưởng rằng hoàn toàn đúng đâu! Người ta cũng vậy, các con cũng thế, còn thời gian để thấy và biết, và sự biết và thấy đó sẽ là câu giải đáp!”

– (T): Chúng tôi chào cô Thủy
– (Th): Chú có điều thắc mắc gì xin cứ đặt ra, song hôm nay cháu xin biểu tỏ sự cảm động, vì lại hân hạnh được gặp chú, để được học hỏi những điều khi sống cháu đã không có thể được biết!
– (T): Cô cứ khiêm nhường, làm cho tôi mắc cở. Hôm nay, tôi có điều xin cô Thủy hỏi Chúa giùm tôi, nếu có thể. Chuyện là mấy năm trước, tôi đã được biết Vatican đã bắt Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc phải đổi tên, mặc dù tước hiệu này đã được thời các ĐGH xưa chấp thuận Bản Hiến Pháp của dòng và cho Bề trên sáng lập được phép lập dòng. Dòng đã hoạt động cũng gần một thế kỷ nay. Vả lại tước hiệu này cũng đã được Hội Thánh vì yêu mến Đức Mẹ, mà tuyên xưng suốt từ thời Trung cổ cho tới giờ. Chỉ có chưa thành một tín điều mà thôi. Mấy ngày vừa qua tin từ Vatican, ĐGH. Francis lại chính thức công bố cho toàn thế giới biết: “Đức Mẹ không phải là Đấng Đồng công Cứu chuộc với Chúa”.
Hôm nay con mạo muội xin Chúa cho con biết việc ĐGH công bố như thế là đúng hay sai ạ? Con xin tạ ơn Chúa.
– (Th): Cháu phải đến Chúa để xin ơn chỉ dẫn (…) Cháu được Chúa cho chuyển câu hỏi của Chúa tới chú như sau:
– (Chúa): Các con có trông thấy Ta chưa?
– (T): Dạ, Chúa là Đấng vô hình, bằng mắt thường thì chúng con không thể nào thấy được! Nhưng qua con mắt đức tin thì chúng con đã thấy Chúa, vì Chúa hiện diện với chúng con qua Bí tích Thánh Thể, và chúng con cũng đã gặp được Chúa qua Lời Chúa trong Tin Mừng. Vì vậy tuy không thấy mà là thấy ạ.
– (Ch): Thế cũng có nghĩa là “Phúc cho ai không thấy mà tin” có đúng không?
– (T): Dạ, thưa Chúa đó là điều chính Chúa dạy chúng con như vậy đó ạ! Và chúng con tin.
– (Ch): Các con có thấy Đức Giáo Hoàng không?
– (T): Dạ, con thưa Chúa chúng con cũng chỉ trông thấy ĐGH qua hình ảnh thôi ạ! Nhưng qua các phương tiện truyền thông, thì chúng con cũng nghe được lời ĐGH nói, bởi vậy chúng con cũng được biết rằng, ngài có nói Lời Chúa. Có giảng dạy Lời Chúa, nhưng cứ mười câu thì thế nào cũng có một câu Lời Chúa được nói theo ý của ngài. Con thí dụ như Chúa dạy “Chúa đến không phải để bãi bỏ lề luật, nhưng là để kiện toàn”, rồi Chúa dạy: “Trời đất này sẽ qua đi, nhưng một chấm, một phẩy trong lề luật sẽ không bao giờ qua đi đâu”. Thế nhưng ĐGH lại cho phép các đấng bậc của ngài cứ tự do mà phân định Luật Chúa – luật mà chính Chúa đã nghiêm cấm rằng “loài người không ai được cho phép phân ly”. Không những thế còn cho phép người ta sống an nhiên trong tội lỗi là: Đã ngoại tình mà còn cho phép người ta phạm đến mầu nhiệm Thánh là xúc phạm đến Bí Tích Thánh Thể Chúa! Chúng con còn hiểu được rằng ĐGH là đại diện của Chúa trên trần gian, có nhiệm vụ thay Chúa để chỉ cho người ta biết điều xấu, điều tốt. Điều nào là tội lỗi thì nên tránh. Thế nhưng khi người ta hỏi ngài về “Hôn nhân đồng tính”, thì ngài lại giả vờ khiêm tốn trả lời: “Tôi là ai mà có quyền xét đoán”. Chẳng lẽ ngài không phải là Giáo Hoàng ư? Con thí dụ vậy thôi, chứ Chúa thì đã thấu hết mọi sự rồi!
– (Ch): Như vậy thì con thấy ĐGH có giống Ta không?
– (T): Chúa đâu có nói năng và hành động như vậy, thưa Chúa!
– (Ch): Các con nghe Ta hỏi đây: Vậy không thấy mà tin, còn thấy mà tin. Hai cái khác nhau như thế nào?
– (T): Thưa Chúa, con nghĩ thấy mà tin, thì là chuyện thường tình ở đời. Chữ tin ấy không thuộc về Đức Tin, mà chỉ là sự nhận thức theo thường tình thế gian. Theo thế gian, thì có kẻ nhận định thế này, lại có kẻ nhận định thế khác. Còn không thấy mà tin thì hoàn toàn thuộc về Đức Tin và là điều Phúc như Chúa dạy!
– (Ch): Rất đúng Ý Ta! Vậy con nghĩ sao, nếu như giáo hoàng đã không phải là Ta, thì còn gì phải thắc mắc?
– (T): Con cảm tạ ơn Chúa ban, vì con thật sự khi đặt câu hỏi, vẫn nghĩ mình không xứng đáng được Chúa trả lời, nhưng Chúa đã thương trả lời và chỉ dạy cho con, như nhiều người cũng đang thắc mắc giống con.
– (Ch): Con có khi nào xao xuyến vì họ không?
– (T): Thưa Chúa, Ý Chúa nói “họ” là sao ạ?
– (Ch): Những người đang mở cánh cửa đẩy người ta vào trong bóng tối!
– (T): Thưa con không xao xuyến, nhưng con có sự lo lắng cho giới trẻ. Họ như những con trừu non, hễ người ta lùa đi đâu thì đi đó! Rồi đây họ sẽ không còn phân biệt được thế nào là tội, thế nào là không tội! Vì chính những người có nhiệm vụ và bổn phận hướng dẫn họ đi vào con đường hẹp của Chúa, lại lừa dối họ và bảo rằng giờ đây Chúa đã cởi mở, y như rằng thời đại này, Chúa đã mở cửa cho phép họ rẽ sang lối đi rộng! HỌ cũng như là con cháu chúng con vậy, làm sao chúng con không khỏi lo lắng … Chúa ơi?
– (Ch): Hỡi các con! Các con có lòng hướng về sự thật, Ta rất đẹp Ý! Song các con còn nhớ câu Ta bảo: “Khi Ta đến, không biết còn có bao nhiêu người đón Ta?”
– (T): Dạ, con làm sao quên được Lời nói đó của Chúa! Bởi vậy con cứ lo đám con cháu cứ tin vào sự Giáo Hoàng thì rộng rãi, Giáo Hội thì cởi mở, để rồi cuộc sống cứ ngày càng xa dần những giới răn của Chúa mà không biết! Như thế thì ngày Chúa đến, đức Tin sẽ không còn trên thế gian, như Chúa đã nói từ hai ngàn năm trước.
– (Ch): Các con nói không sai! Tuy nhiên trong thế giới tương đối hôm nay, không phải chỉ có một chuyện (1) mà người ta tưởng rằng hoàn toàn đúng đâu! Người ta cũng vậy, các con cũng thế, còn thời gian để thấy và biết, và sự biết và thấy đó sẽ là câu giải đáp!

————–
Chú giải:

(1). Chúa nói trong câu chuyện tâm linh trên: “không phải chỉ có một chuyện mà người ta tưởng rằng hoàn toàn đúng đâu!” có thể các bạn không biết “một chuyện” Chúa nói tới là chuyện gì, nhưng nếu bạn liên kết câu trả lời của Chúa với câu hỏi của Tâm về Đức Giáo Hoàng, thì các bạn sẽ hiểu ngay. Còn Chúa nói về “Thời gian để thấy và biết”, thì Tâm đã hiểu ngay rằng Chúa muốn ám chỉ thời gian Chúa đã cho Thánh Gioan thấy trước và Thánh nhân đã ghi lại rõ ràng trong Khải Huyền. Tất cả những ai đã nghe, hoặc đọc các SVTT của Mẹ thì đã biết.

959. Đức Mẹ cho biết: “Bây giờ không phải là một người, mà là nhiều người. Họ đã làm những việc mà ta có thể nhận ra là sai đường lối của Chúa. Chúa còn cho biết rõ họ không phải là ma quỉ, nhưng là ma quỉ đã dùng họ mà lộng hành”.

– (Tâm hỏi): Nhưng thưa Chúa, đến lúc đó giới trẻ có còn kịp quay lại nữa không?
– (Cô Thủy cho biết): Chúa đi rồi chú! Chú có hỏi gì cháu nữa không, nếu không thì cháu phải đi!
– (T): Tôi có câu hỏi, muốn xin sự chỉ bảo của Đức Mẹ, nhưng cô đã vội đi, thì đành phải để hôm khác vậy!
– (Th): Chú cứ hỏi đi, nếu cháu có thể giúp được, cháu không từ nan đối với chú … chú biết mà!
– (T): Vậy tôi nhờ cô chuyển giùm câu hỏi này của tôi lên Đức Mẹ, thì tôi cảm ơn cô lắm! Câu hỏi thế này: “Theo dõi các biến chuyển, cũng như các Thông điệp, các Sứ điệp, các lời tiên tri, cùng sách Khải Huyền, thì Tên Phản Kitô đã và đang hoạt động. Đức Mẹ có thể cho con biết sự ra mắt của hắn đã gần tới chưa? Trước khi nó ra mắt trên toàn thế giới, Đức Mẹ có thể cho con biết một vài dấu chỉ được không ạ?
– (Th): Chú cứ chờ, cháu chân cẳng không như mẹ cháu, nên cháu có thể đem trình Đức Bà (Một chút gián đoạn… rồi Sứ giả của Mẹ trở lại cho biết:) Thưa chú, Đức Bà truyền cho cháu trả lời theo Ý Đức Bà câu chú hỏi. Đức Bà nói: “Bây giờ không phải là một người, mà là nhiều người. Họ đã làm những việc mà ta có thể nhận ra là sai đường lối của Chúa. Chúa còn cho biết rõ họ không phải là ma quỉ, nhưng là ma quỉ đã dùng họ mà lộng hành”. Đức Bà tiếp và cháu xin nói rõ từng Lời của Đức Bà: “Khi những sự sai trái ấy đã xuất hiện rồi, thì chính là chứng nhân (1) của câu chú hỏi. Cháu xin nói rõ, đó chính là dấu chỉ đã xuất hiện rồi đó chú ạ! Một khi dấu chỉ đã có thì tên kia sẽ không còn bao lâu nữa nó sẽ đến trên thế gian bằng những hoạt động ai cũng sẽ thấy và biết”.
– (T): Vâng, trước hết là con Cám ơn Đức Mẹ, không một lần nào con thắc mắc, hoặc tìm hiểu, mà Mẹ không tận tình chỉ bảo con. Bởi vậy, con muốn Yêu Mẹ hết lòng, nhưng trái tim con vẫn không đủ rung động như lòng con mong muốn! Thế nên con khao khát xin Mẹ làm mới lại trái tim con. tôi thành thật cám ơn cô Thủy rất nhiều!
– (Th): Chú, cháu nghĩ là chú còn rất vất vả! Cháu mong rằng chú đừng có vì sự trở ngại nào, mà phải dừng lại. Cháu nghĩ rất nhiều người còn ở trong bóng tối, vì những sự một là chấp nhận, hai là không chấp nhận. Cháu nói thế chắc chú hiểu! Chúa, Đức Bà rất cần chú, nên cháu nghĩ chú cứ luôn phải hy sinh. Cháu chào chú, bây giờ thì cháu phải đi thật!
– (T): Vâng, cô tin tôi, tôi xin cám ơn! Còn tôi thì dù cố gắng, cũng phải nhờ ơn Chúa, Đức Mẹ và các vị trong Thế giới Tâm Linh, là những thừa sai của các Đấng, hằng tới giúp tôi hằng ngày, hằng giờ, chứ cô biết khả năng của tôi rất hạn hẹp! Nên lúc nào tôi cũng xin với Chúa, Đức Mẹ thực hiện trong tâm trí tôi câu “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên Trời”, đừng để một sự gì dù là nhỏ bé bị thực hiện theo ý riêng của mình! Chúc cô được nhiều Ơn Chúa và Đức Mẹ.
————–
Chú giải: 

(1)Chứng nhân: Là ngươi nắm đầy đủ bằng cớ và sẵn sàng trưng ra để chứng minh một sự việc, hay một sự kiện. Chứng nhân vì vậy sẵn sàng làm công việc chứng minh có thể suốt cả cuộc đời của họ, nên họ được gọi là Chứng nhân. Thí dụ như các Thánh Tông đồ là những Chứng nhân về một Đức Giêsu Kitô đã Sống Lại và Người đã lên Trời.
– Ở câu trên, Chứng nhân Đức Mẹ nói ám chỉ “không phải là một người, mà là nhiều người. Họ đã làm những việc mà ta có thể nhận ra là sai đường lối của Chúa.” Họ không chỉ sai một lần, rồi phản tỉnh, nhưng là mục đích họ chọn, và đường lối họ đi. Khi có những hiện tượng như vậy xuất hiện, thì Đức Mẹ bảo cho biết đó chính là dấu hiệu của thời đại, báo trước kẻ đến sau họ là Tên Phản Kitô.
Nhân chứng: Khác với chứng nhân; Đó chỉ là chứng cớ do người làm chứng khai ra, vì vậy nhân chứng chỉ có tính nhất thời, thí dụ như trong một vụ án; Trong một vài phiên tòa. Đó không phải là công chuyện suốt đời của người ấy.

Các ACE trong TGTL xin trân trọng kính chào Quí thính giả & các Bạn Trẻ

Kính chúc quí vị & các Bạn một tuần lễ An Bình trong Thiên Chúa và Mẹ Maria.