ĐIỀM BÁO XXXI – THÀNH LA MÃ SẼ MẤT ĐỨC TIN – (Kỳ thứ 32)
“Vâng phục quyền bính trần gian là đúng, nhưng trên hết, trước khi vâng lời loài người, chúng ta phải kính sợ và vâng lời Thiên Chúa” (Thánh Maximilian Kolbe)
360. Lời Chúa soi dẫn cho ta biết việc phải làm. Chính Tông đồ Phêrô và các Tông đồ đã truyền: “Phải vâng phục Thiên Chúa hơn là vâng phục người ta!” (CVTĐ 5,29).
Kỳ trước chúng tôi đã trình bày Lời tiên báo của Thánh Phaolô về thời cuối, thời Hiện tượng chối đạo ngày một gia tăng trong Giáo Hội. Thời nay, người ta không chối đạo như thời xưa vì sợ chết, hay sợ bị tù tội. Thời nay, ngta chối đạo do tự lòng họ muốn phế bỏ lề luật cùng các giới răn của Chúa. Đó là một hình thức quay lưng lại với Th.Chúa, để chọn lựa thế gian, mà tên Thủ lãnh đã đến thế gian là Satan. Chúa Giêsu đã nói về điều đó, và chính Ngài sẽ xung đột với tên Thủ lãnh thế gian (Ga 14, 30). Thế gian là một thế lực thù ghét và âm mưu chống lại Ngài. Nhưng chúng ta một khi đã quyết tâm theo Chúa, thì không sợ thế gian, mà cũng không sợ tên Thủ lãnh thế gian, vì Chúa đã nói: “Giữa thế gian, các con sẽ phải đau khổ, nhưng hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33b)
* Lời Chúa soi dẫn cho ta biết việc phải làm: “Phải vâng phục Thiên Chúa hơn là người ta!” (CVTĐ 5,29). phải vâng phục cách nào? Chính Thiên Chúa Cha đã chỉ cho chúng ta: “Ngài là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, các ngươi hãy vâng nghe Lời Ngài” (Luca 9,35), và Mẹ Maria cũng cho hay: “Ngài dạy gì hãy làm theo!” (Gioan 2,5). Từ đó chúng ta biết những gì Lời Chúa nói trong Thánh Kinh là hoàn toàn để cho chúng ta tin và vâng theo. Còn những gì loài người nói (dù là các đấng, bậc), chúng ta vẫn phải nghiệm xét và đối chiếu với Lời Sự Thật (Lời Chúa). Sau đó thấy đúng với Lời Sự Thật thì hãy tin và làm. Như thế mới là vâng lời một cách khôn ngoan trong thời buổi này.
* Thư của thánh Mac-xi-mi-li-a-nô Maria Kôn-bê trong “Kinh Sách Các Bài Đọc”, trang 537, XB. năm 1999, sách đã chép: “Thực ra Bề trên cũng có thể lầm lẫn, nhưng không thể có chuyện chúng ta sống theo đức vâng phục, mà lại vấp phải sai lầm. Một ngoại lệ duy nhất là Chúng ta không phải vâng phục, khi bề trên truyền làm một điều rõ ràng vi phạm luật Chúa. Dầu là một vi phạm rất nhỏ, vì lúc đó Bề trên không còn là người chuyển đạt ý Chúa một cách trung thực nữa”.
361. Bây giờ không phải là một người, mà là nhiều người. Họ đã làm những việc sai đường lối của Chúa. Chúa còn cho biết rõ họ không phải là ma quỉ, nhưng là ma quỉ đã dùng họ mà lộng hành.
Tại sao SVTT của Mẹ phải đặt ra vấn đề vâng phục? Thưa vì thế giới chúng ta đang sống hiện nay là một thế giới đang bội tín, một thế giới con người chỉ muốn gạt Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của họ, để ngta được tự do phạm tội mà lương tâm không bị lên án, không bị cắn rứt, và cũng không bị ám ảnh. Trong sự chới với của những tâm hồn đang ngụp lặn giữa giòng thác loạn của biển đời, chúng ta nghe đâu đó khắp nơi văng vẳng tiếng nói rất đường mật, cử chỉ và hành động tỏ ra rất khoan hoà, cảm thông; Lời lẽ rất dễ nghe và thường vin vào tình yêu với lòng thương xót của Chúa vô biên. Họ đang cắt nghĩa rằng những cặp đôi sống với nhau không hôn nhân (Không Bí Tích Hôn phối), cũng vẫn là hình ảnh của một Th.Chúa là tình yêu. Ngài đã dựng lên con người có tình yêu, thì hai con người yêu nhau có gì là tội lỗi? Thế cho nên báo chí đã đăng tải và phổ biến tràn lên, hình ảnh một “chủ chăn” dang tay đón tiếp một cặp đôi trẻ trung, sống chung ngoài hôn nhân, bước vào ngưỡng cửa thánh đường, và vị chủ chăn nói: “Tôi tin là họ sống rất hạnh phúc, và họ có Chúa ở cùng”, rồi ngài cho họ rước lễ. Hôm nay, không thiếu gì nơi các chăn chiên giả đã và đang ban phép cho các cặp ly dị, rồi tái hôn được rước lễ! Đau đớn thay cho Chúa Giêsu Thánh Thể của chúng ta đang bị xúc phạm. Không, Chúa chúng ta đang bị đánh đòn tập thể, nhưng không phải quân dữ! Mà là hàng tướng lãnh của Chúa. Rồi nhà thờ đồng giới ở Thụy Điển(1). Nơi đây đa số giáo dân là thành phần chuyển giới. Tất nhiên các ngôn sứ giả ở đây đều cho họ rước lễ (Xin xem nguồn ở dưới cuối bài). Tại Đền Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội thuộc thủ đô Hoa Thịnh Đốn dưới quyền H.Y. Wilton Gregory và linh mục đồng tính nổi tiếng James Martin, từng được ĐGH. Francis trọng dụng. Nơi đây là nơi quy tụ hội họp và diễu hành đồng tính LGBT hàng tuần (2) (Xin xem Nguồn cuối bài) v.v…
Các bạn trẻ coi chừng, đã đến thời của những ngôn sứ giả. Những ngôn sứ giả là những kẻ góp phần vào việc loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống con người. Họ sẵn sàng lội xuống đầm lầy không phải để cứu vớt những tâm hồn đang ngày đêm ngụp lặn do những bẫy của Satan, nhưng là để trao ra “thông điệp bình an” giả tạo. Họ lớn tiếng loan báo bây giờ giáo hội đã rộng rãi, giáo hoàng của chúng ta hôm nay là một giáo hoàng rất cởi mở. “Các bạn cứ tự do làm những gì các bạn thích và muốn, miễn là không phương hại tới người khác!” Y như một danh ngôn thời đại, mà các cơ quan truyền thông vội vã loan truyền đi khắp thế giới. Nhưng làm thế nào là có hại, thế nào thì không hại tới tha nhân, lại chẳng được các thầy dạy là các ngôn sứ thời đại giải thích cho người ta tận tường. Thí dụ như tôi bắt tay với kẻ ác, tôi thân thiện với “thú” dữ, thì có hại gì tới ai đâu? Cho nên đã có biết bao nhà lãnh đạo, nhiều chính khách và ngay cả những nhà đạo đức, vẫn muốn chơi với kẻ từng giết cả triệu người bằng vũ khí sinh học, chỉ vì họ có thể thu tích được lợi ích riêng tư. Đó là điều SVTT những số vừa qua, chúng tôi đã trình bày không ít. Tại Liên Hiệp Quốc trong mấy năm qua, ủy ban sức khỏe và gia đình tại đây thường xuyên có những phiên họp sôi nổi, yêu cầu LHQ thúc đẩy các quốc gia, nhanh chóng ban hành luật bảo vệ quyền phụ nữ phá thai. Chúng ta nghe đâu đó tiếng nói của Satan văng vẳng một điệp khúc “Bạn muốn phá thai, hay không muốn đứa bé của bạn chào đời, là quyền bảo vệ sức khỏe phụ nữ, và việc làm của bạn có hại gì đến người lân cận đâu!” Xem ra lời lẽ của những ngôn sứ giả và Satan không có gì gọi là khác biệt. Cho nên trong TGTL#189, các bạn sẽ nghe Đức Mẹ nói: “Bây giờ không phải là một người, mà là nhiều người. Họ đã làm những việc mà ta có thể nhận ra là sai đường lối của Chúa. Chúa còn cho biết rõ họ không phải là ma quỉ, nhưng là ma quỉ đã dùng họ mà lộng hành”.
362. “Anh em thân mến, anh em đừng cứ thần khí nào cũng tin, nhưng hãy cân nhắc các thần khí xem có phải bởi Thiên Chúa hay không, vì đã có nhiều ngôn sứ giả lan tràn khắp thế gian” (1 Ga 4,1).
– Năm 1819, Tam Điểm ra huấn thị: “Hãy vuốt ve các đam mê thô bỉ nhất và trao ra cả những cái con người tưởng là “giá trị cao quý” nữa, chúng ta sẽ thành công”. “Chúng ta hoạch định một cuộc hủ hóa vĩ đại từ giáo sĩ, rồi lại dùng chính sách giáo sĩ hủ hóa giáo dân. Đừng giết người Công Giáo, nhưng hãy làm cho họ hít thở nết xấu cho quen như chuyện bình thường vậy. Đó là lưỡi gươm đâm vào Giáo Hội”.
Giáo sĩ có bị hủ hóa hay không, thì trong 36 Điềm Báo của Đức Mẹ ở La salette, Đức Mẹ đã cho thấy rồi! Còn những ai không đọc, thì nội chỉ một thập niên trở lại đây, truyền thông cũng đã mở mắt cho thấy hết. Chúng khiến cho các ngài hủ hóa về mọi mặt, chứ không phải chỉ trong lãnh vực ấu dâm, hay đồng tính! mà ngay cả đam mê tiền bạc, thích ăn sài, ham địa vị và quyền lực. Đó chính là những thứ Satan đã từng cám dỗ Chúa Giêsu trong hoang địa 2.000 năm trước, và Chúa Giêsu đã thắng. Trong những năm tháng gần đây, rất nhiều người trong hàng giáo sĩ đã và đang hủ hóa giáo dân. Cái gì họ cũng chỉ giảng có một nửa. Chỉ có một Thiên Chúa yêu thương vô cùng tận, một Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ hết. Họ không nói gì về một Thiên Chúa đòi buộc con người phải xa lánh tội lỗi, phải ăn năn, hối cải và dốc lòng chừa. Họ chỉ nói về việc Chúa đi tìm chiên lạc, mà không nhấn mạnh đến việc đứa con hoang đàng phải đứng dậy và trở về nhà Cha. Họ giải thích rằng Mình Thánh Chúa là lương thực và thuốc chữa lành những tâm hồn tội lỗi, chứ không phải là phần thưởng cho những người công chính! Thế cho nên những người đang sống trong tình trạng tội lỗi cần được lãnh nhận ân sủng. Không kể trường hợp “sống đời vợ chồng trước hôn nhân” như chúng tôi vừa đề cập ở trên, họ còn rộng rãi cho những người đang sống trong tình trạng ly dị, tái hôn không cần phải ly khai với tội lỗi, mà vẫn được rước Mình Thánh Chúa. Ai thì có thể không biết, nhưng hàng giáo sĩ, tư tế thì biết rất rõ rằng “kẻ phạm tội là kẻ đã đuổi Chúa ra, và rước Satan cùng bầy quỉ vào nhà linh hồn họ”. Vậy là họ cố tình nhốt Chúa Giêsu Thánh Thể vào ngục tù của Satan và bầy quỉ dâm dục, để làm nhục Chúa. Đây là cách mà Satan trả thù Con Thiên Chúa, và chúng rất vui mừng khi có những tư tế giúp chúng thực hiện những việc này! Tóm lại, trong kế hoạch hủ hóa hàng giáo sĩ, TĐ đã phần nào bình thường hóa Bí Tích Thánh Thể, để một mai khi đại kết các tôn giáo, nhất là các ly giáo chỉ coi việc cử hành thánh lễ là một nghi thức tưởng niệm bữa tiệc ly, chứ không phải là một Hy Lễ Hiến Tế. Thật là đau đớn! Họ đã mù loà hết trước hàng trăm phép lạ công khai về Bí Tích Thánh Thể (như phép lạ ở Lanciano – nước Ý). Rồi đến khi cùng trên một bàn thờ, mà tôn giáo đại kết đã cùng nhau đặt các thần của họ lên mà đồng tế, thì khi ấy người ta sẽ đặt cả đến những đồ ô uế lên trên bàn thờ, như tiên tri Đanien đã từng báo trước, và SVTT cũng đã từng nói về. Nay chúng tôi xin lặp lại lời Thánh Phaolô đã nhắc nhở mọi Kitô hữu chúng ta rằng: “anh em thân mến, hãy xa lánh việc thờ ngẫu tượng. Tôi nói với anh em như nói với những người khôn ngoan hiểu biết; anh em hãy tự mình suy xét điều tôi nói. Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Ki-tô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? … Vậy “Những ai ăn tế phẩm, há chẳng phải là những kẻ được chia lộc bàn thờ sao? Thế nghĩa là gì? Thịt cúng là gì? Ngẫu tượng là gì? Tuy nhiên, đồ cúng là cúng cho ma quỷ, chứ không phải cho Thiên Chúa; mà tôi không muốn anh em hiệp thông với ma quỷ. Anh em không thể vừa uống chén của Chúa, vừa uống chén của ma quỷ được; anh em không thể vừa ăn ở bàn tiệc của Chúa, vừa ăn ở bàn tiệc của ma quỷ được” (1Cor 10,14-16 & 18-21). Không còn là quá sớm nữa đâu! Các ngôn sứ giả đang dần dần thâu gom các lề luật, các giới răn của Chúa, cùng các Bí Tích Chúa Giêsu đã lập, rồi bỏ vô trong một cái “hòm” trên đó viết hai chữ “BẢO THỦ” rồi đem chôn, như một sự khinh bỉ rằng chỉ những kẻ trung thành với truyền thống là còn luyến tiếc, và thích duy trì. Họ vỗ ngực tuyên xưng mình là những nhà cải cách, tiến bộ và thích hợp với trào lưu thế giới hôm nay. Thế giới của một nên văn minh trong đó, nhân loại đang chập chững tiến vào không gian. Chả thế mà Mùa Giáng Sinh vừa qua (2020) họ đã cho thiết lập một hang đá mang biểu tượng như là “những người Hành Tinh” ngay tại Vatican(3).
Khắp nơi trên thế giới, các ngôn sứ giả đang hân hoan cổ võ cho kế hoạch “Đại Kết”, gom tất cả mọi tôn giáo làm một. Thậm chí ở một nơi xa xôi như Việt Nam, mà một ngày “Kính nhớ Tổ Tiên”, HĐ.GM.VN còn biến ngày đó thành ngày thuyết trình về đề tài: “Vai trò của các tôn giáo khác trong chương trình cứu độ”. Ngày hôm đó, giám mục diễn giả đã công bố rằng “Ơn Cứu độ” có trong tất cả mọi tôn giáo. SVTT đã có bài đề cập tới rồi, nên chỉ cần nói một câu ngắn: “Họ đã xập bẫy của TĐ cả rồi!
Trong một đề mục của tập san “théologia” – Ấn bản của de la croix B.P.18,35430, chateauneuf (pháp) về bản Huấn thị của Tổng thủ lãnh Tam Điểm (TĐ) gởi các giám mục công giáo là thành viên của tam điểm, được đăng lại trong tập san Tân Phúc Âm hóa, số 14, tháng 3&4 năm 1998. Chúng tôi tóm tắt những điểm chính sau đây:
– “Tất cả anh em TĐ phải quan tâm đến các tiến trình đã được minh định. Một lần nữa, vào tháng 10-1993, để tiến về giai đoạn cuối cùng. Tất cả các thành viên TĐ đã xâm nhập được vào trong giáo hội, đều phải nắm vững và thực thi những chỉ thị sau đây:
1. Dứt khoát một lần phải dẹp bỏ các lời cầu nguyện cùng Thánh Micae, thần hộ thủ của giáo hội công giáo. Kinh này thường đọc sau thánh lễ. Dẹp bỏ ảnh tượng Micae trong nhà thờ, với lập luận rằng những ảnh tượng đó ngăn cản việc tôn thờ Đức Kitô.
(Ghi chú: Lời cầu với T.L.Thiên Thần Micae sau Thánh lễ phát xuất từ thời ĐGH. Lê-Ô XIII, nay hầu như không còn nhà thờ nào đọc nữa! Thời buổi này số người tôn kính Thánh Micae chỉ còn đếm trên đầu ngón tay).
2. Dẹp bỏ những thực hành sám hối trong mùa chay như: kiêng thịt ngày thứ 6, kể cả việc ăn chay. Dạy người ta quí thân xác, vì là tạo vật của Chúa. Thay vào đó, phải cổ võ những hoạt động vui chơi, những gì là hạnh phúc và yêu thương tha nhân. Các bạn hãy nói rằng: “Đức Kitô đã hứa ban nước thiên đàng cho chúng ta rồi”. (Ngày nay nhiều Lm. bảo: hễ đã rửa tội là được vào Thiên Đàng, nhưng chưa bằng khi có một vị sáng giá nhất trả lời báo chí: “Vô thần cũng lên Thiên Đàng”. TGTL trộm nghĩ: Có lẽ là thiên đàng của TĐ).
3. Bây giờ người ta đang nghe chúng ta từ CĐ Vatican II, cổ võ Đại Kết, nên hãy giao trách nhiệm cho các mục tử Tin Lành xem xét lại thánh lễ, nhằm mục đích phàm tục hóa thánh lễ. Hãy gieo rắc mối hoài nghi về sự hiện diện thực sự của Đức Giêsu trong Thánh Thể, và hãy nhất trí với người tin lành: “Thánh Thể” chỉ đơn thuần là bánh và rượu và coi đó chỉ là tượng trưng, là biểu tượng mà thôi. (Về điểm này, Giáo Hội CG tuy chưa dám tuyên truyền như thế, nhưng đưa mình thánh vào miệng những người tội lỗi, nhất định không chịu từ bỏ con đường tội lỗi mình đang đi, thì cũng không khác nào xem Thánh Thể chỉ là miếng bánh thuần túy).
4. Cần phải đưa người Tin Lành xâm nhập vào các chủng viện và các trường học. Hãy khuyến khích sự hiệp thông các đạo cùng thờ Chúa, là con đường dẫn đến sự hiệp nhất. Hãy lật đổ, hãy gây sự bất phục tùng, để giáo hội không còn “duy nhất” về việc được rước lễ, hay không được rước lễ; Cũng chẳng còn “thánh thiện” và biến luôn sự “tông truyền”, để không còn hình ảnh thật về giáo hội công giáo nữa! (Hết trích).
Bởi vậy 2.000 năm trước, Thánh Gio-an đã cảnh giác: “Anh em thân mến, anh em đừng cứ thần khí nào cũng tin, nhưng hãy cân nhắc các thần khí xem có phải bởi Thiên Chúa hay không, vì đã có nhiều ngôn sứ giả lan tràn khắp thế gian” (1 Ga 4,1).
363. Thiên Chúa mạc khải dấu vết của những điều bí ẩn. Vì Đấng Tối Cao am tường tất cả và đưa mắt nhìn các dấu hiệu thời gian.
Các dấu hiệu thời đại đã xảy ra trong những năm qua y như lời Đức Pio IX từng tha thiết cảnh báo: “… sự mù loà che phủ lòng trí của nhiều người; cuộc chiến khốc liệt chống lại tất cả những gì là Công Giáo và … sự thù ghét ghê tởm các nhân đức và sự chính trực, đó là sự bãi bỏ lề luật Thiên Chúa; nết phóng đãng được nâng cao bằng nhãn mác giả dối của nhân đức (như sự viện vào LCTX); Sự tự do thả cửa trong suy nghĩ, lối sống và thách thức mọi sự bằng ý chí; sức mạnh và quyền bính; Sự nhạo báng và khinh thường những gì thánh thiêng; Sự suy đồi thảm hại của tuổi trẻ phóng túng; Sự kết hợp của đủ loại sách vở, quảng cáo và áp phích xấu xa, lan tràn khắp nơi dạy về tội lỗi; Virus độc hại chết người của Chủ Nghĩa Trung Lập (thuyết tương đối) Tôn Giáo và sự bất tín; Xu thế chạy theo các âm mưu vô đạo – impious conspiracies (những âm mưu ngấm ngầm) – và thực tế là cả quyền của Thiên Chúa và con người đều bị bóp méo và bị chế nhạo…” (Thông Điệp Exutavit Cor Nostrum(4) – Về Những Hiệu Quả Của Năm Thánh – ngày 21/11/1851, số 2). Các kẻ thù kinh khủng này được Đức Pio XII chỉ đích danh là Tam Điểm và Cộng Sản. Kẻ tấn công từ bên ngoài, đứa nổi dậy đục phá từ bên trong. Từ bên trong, chúng lừa gạt mọi người bằng những lý thuyết, những ngôn từ “êm dịu”. Còn gì tốt đẹp bằng đi kết hợp mọi phía; “Đoàn kết” và “sống chung Hòa Bình”; “Tứ hải giai Huynh Đệ” (“Bốn bể cùng là anh em”- Chữ “Giai”hán tự ở đây là “cùng”, hay “đều hết”), để xóa đi bớt và san bằng mọi cá biệt về giáo lý giữa các tôn giáo, để không còn phải Hôn Nhân “Đạo ai nấy giữ” nữa! Vì tất cả các đạo đã được gom lại thành một. Bắt tay nhau tạo lập một “Trật tự thế giới Mới” – không có kẻ giàu người nghèo – Cũng không còn chiến tranh. Ôi sao giống hệt cái “Thế giới Đại đồng” ngày xưa Marx đã nói. Thế cho nên đều khắp Âu Mỹ hôm nay, người ta nói tới “Chủ Nghĩa Xã hội Dân Chủ Mới”. Kết quả khảo sát của hãng Gallup vào tháng 8/2018 cho thấy 51% số người trẻ ở Mỹ và 57% số người theo đảng Dân Chủ thích chủ nghĩa xã hội. Thậm chí Vatican còn ôm lấy CS. Tàu. Chúng ta nhớ lại Sắc Lệnh của Thánh Bộ Tác Vụ Thánh, ban hành ngày 1/7/1949 dưới thời Đức Piô XII. Sắc Lệnh ngăn cấm mọi hình thức cộng tác với CS. Bởi vì chủ nghĩa CS tự bản chất là duy vật và đối nghịch với Kitô Giáo. Lý thuyết và hành động của họ minh chứng rằng họ là kẻ thù của Thiên Chúa, của tôn giáo chân thật và của Giáo Hội Chúa Kitô.
* Đức Pio XII cũng có Thông Điệp riêng: “Đừng ai để cho mình bị lừa dối! CS sai lầm tự bản chất, vậy nên bất cứ ai còn gắn bó với Kitô Giáo, không thể hợp tác với nó dưới bất kỳ cách nào. Những ai tình nguyện đi theo nó, hoặc góp phần mình vào công việc của CS trên quê hương mình, sẽ là nạn nhân đầu tiên của chính những sai lầm của họ…” (Divini Redemptoris, số 58). Đức Pio XII cũng lên tiếng cách nghiêm khắc: “Nói tóm gọn là, G.H của Đức Kitô phải chiến đấu với kẻ thù CS vô thần, chứ không chịu nhường sân cho nó. Đây là cuộc chiến đến tận cùng bằng những khí giới của Đức Kitô!” (Trích Thông Điệp về “Những Nguyên Tắc Hướng Dẫn Việc Tông Đồ Giáo Dân” của ĐGH Pio XII, gửi cho Đại Hội Thế Giới Lần Thứ Hai về Tông Đồ Giáo Dân). Lời kết án nặng nề nhất đối với CS là Sắc Lệnh của Thánh Bộ Tác Vụ Thánh, ban hành ngày 1/7/1949. Sắc Lệnh ngăn cấm mọi hình thức cộng tác với CS, từ việc gia nhập Đảng CS, cho đến việc cấm xuất bản in ấn các sách vở, tạp chí, để tuyên truyền cho lý thuyết cũng như việc làm của CS… “Bất cứ ai tuyên xưng thứ giáo thuyết duy vật chống Kitô Giáo, của người CS, và nhất là những ai bênh vực và tuyên truyền thứ giáo thuyết ấy, thì bị vạ tuyệt thông tiền kết (ipso facto excommunicationis) như những người phản bội đức tin Công Giáo”.
Căn cứ vào Sắc lệnh này, thử hỏi một người đứng trên bục giảng, ca ngợi CS, như trường hợp Giám mục Nguyễn Văn Khảm(5), đã nhân lễ Chúa Giê-su Vua vũ trụ ngày 20/11/2011, ông mượn đề tài “Cánh chung luận”, để đề cao XHCN và tuyên dương học thuyết Marx. Chắc chắn dưới tinh thần Sắc lệnh của Thánh Bộ Tác Vụ Thánh, ban hành ngày 1/7/1949, ông đương nhiên là người phản bội đức tin Công Giáo, và mắc vạ tuyệt thông tiền kết. Nhưng trong đất nước vô thần CS, thì chẳng những không ai dám đụng đến ông, mà chắc chắn là ông còn có điểm đối với đảng và nhà nước CS. Nhưng đối với Thiên Chúa thì khác: “Người dò thấu vực thẳm và cõi lòng nhân thế, hiểu rõ toan tính của con người, vì Đấng Tối Cao am tường tất cả và đưa mắt nhìn các dấu hiệu thời gian. Người công bố dĩ vãng và tương lai và mạc khải dấu vết của những điều bí ẩn. Không một ý nghĩ nào Người không thấu suốt, chẳng một lời nào là bí ẩn đối với Người.” (Hc 42,18-20) (Hc: Sách Huấn Ca).
Trước khi mời quý Thính giả và các Bạn Trẻ nghe Bài Đọc Thêm về Cánh Chung Luận. ACE/TGTL Kính chúc Quý vị Một Tuần Lễ An Bình trong Thiên Chúa và Mẹ Maria.
—–o0o—–
Bài Đọc Thêm: CÁNH CHUNG LUẬN LÀ GÌ?
(Bài viết của Thần học gia: L.m. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P – Ngày 17/12/2011 – 5:16 PM)
Cụm từ “cánh chung luận” khó hiểu, vì không có trong từ điển và trong đời thường. Trong tự điển, chỉ thấy những từ như chung kết, chung cục, chứ không thấy cánh chung. Còn trong đời thường, chỉ thấy nói đến cánh chim, cánh cửa, cánh kiến, cánh nhạn v.v…, chứ không thấy nói đến cánh chung, sở dĩ như vậy vì từ cánh chung mới xuật hiện vài chục năm nay thôi, khi linh mục Nguyễn Thế Thuấn nói đến “nhỡn giới cánh chung” ở trang 560 trong bản dịch Kinh thánh của mình. Đàng khác, cánh chung là một cái gì rất xa lạ đối với đời thường của dân chúng.
Khi muốn dịch từ eschaton (ƐσχαƮoν : những sự sau) trong Kinh thánh và eschatos logos ƐσχαƮoς λογος (lời về sự sau) trong thần học, nhiều người không biết dùng từ nào, nên mượn từ cánh chung của linh mục Thuấn cho tiện. Từ đó dần dần cánh chung trở thành chữ phổ thông trong sách báo công giáo.
Vậy chính ra, cánh chung là gì và cánh chung luận là thế nào ? Theo nguyên ngữ Hy lạp eschaton là những sự sau và eschatos logos là lời về những sự sau. Eschatos logos trở thành eschatology trong tiếng Anh và eschatologie trong tiếng Pháp. Đây là môn học về những sự sau, gọi là tứ chung hay bốn sự sau, tức sự sống, sự chết, thiên đàng, hỏa ngục. Trong khoa thần học công giáo mà hiện nay, người ta nói cách văn vẻ là cánh chung luận. Sự sống, sự chết, thiên đàng, hỏa ngục là nội dung được bàn đến trong cánh chung luận. Đây là những tín điều người công giáo phải tuyên xưng trong các Chúa nhật và các ngày lễ trọng. Họ buộc phải tin rằng khi chết rồi, mỗi người phải ra trước tòa Chúa để bị phán xét về các việc mình làm khi còn sống. Nếu ăn ngay ờ lành thì được thưởng. Nếu ăn ở bất nhân thì bị phạt. Người lành được thưởng trên thiên đàng còn kẻ dữ bị phạt sa hỏa ngục. Bài Tin Mừng trong lễ Chúa Giê-su Vua vũ trụ cho thấy cảnh tượng đó đối với những người ăn ngay ở lành:
“Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn ; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng, Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han.” (Mt 25,34-36). Còn đối với những kẻ bất nhân:
“Quân bị nguyên rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta, mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỉ và các sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng.” (Mt. 25, 41-43). Ngày cánh chung là ngày cuối cùng, ngày chu kỳ lịch sử loài người hoàn tất, ngày Chúa ngự giá mây trời mà đến trong tư thế lẫm liệt uy hùng, để phán xét người sống và kẻ chết.
Qua những lời Chúa phán trong ngày phán xét chung, những người được ân thưởng là những người làm những việc từ thiện bác ái. Những người này không phải là những người chỉ biết sống cho riêng mình, mà là những người có các mối liên hệ với xã hội, với con người. Các Ki-tô hữu đươc thánh Phê-rô (Pr) và thánh Phao-lô (Pl) dạy rằng quê hương của họ ở trên trời: “Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta” (Pl 3,20) và họ ở trần gian này như lữ khách : “Anh em thân mến, anh em là khách lạ và lữ hành, tôi khuyên anh em hãy tránh xa những đam mê xác thịt vốn gây chiến với linh hồn” (1 Pr 2,11).
Quê trời là đích điểm cùa những người tin Chúa. Vì thế, cánh chung phải là ngày các Ki-tô hữu nhắm tới. Vì ngày đó mà họ cố sống theo lời Chúa dạy, khi còn ở trần gian này.
Quê hương Ki-tô hữu ở trên trời và họ ở trần gian này như những lữ khách, nhưng không phải vì thế mà họ xa lạ với trần gian. Hiến chế Vui mừng và Hy vọng cũng như học thuyết xã hội của Hội thánh luôn đặt Ki-tô hữu trước những bổn phận đối với trần gian theo cái nhìn của đức tin. Phải góp phần vào việc xây dựng xã hội trần gian để đem ơn cứu độ của Chúa cho xã hội đó.
Căn cứ vào nội dung môn cánh chung luận trong thần học công giáo, thì không một triết thuyết hay chủ nghĩa nào có thể mang danh hiệu là cánh chung luận, vì triết thuyết hay chủ nghĩa đó không nhìn nhận Thiên Chúa là Chủ tể càn khôn và cùng đích của loài người, Đấng thưởng người lành và phạt kẻ dữ trong ngày chung thẩm. Vì vậy, nói rằng: Marx có một cánh chung luận rất là hấp dẫn, rất là cụ thể, thì đó là một sự gán ghép giả tạo. Sau đây là trích đoạn trong bài giảng của GM phụ tá Sài Gòn Phêrô Nguyễn Văn Khảm (thời điểm năm 2011). Ông giảng về “Cánh chung luận của Marx” như sau:
“Bất cứ một tôn giáo nào cũng hàm chứa bên trong một cánh chung luận; Triết thuyết nào có khả năng cung cấp cho con người một cánh chung luận hấp dẫn, cũng có nghĩa là cung cấp một niềm hy vọng có sức thuyết phục, thì triết thuyết đó cuốn hút con người. Tôi lấy một cái thí dụ, ta đang sống rất là cụ thể trong một đất nước xã hội chủ nghĩa, dựa trên cái nền tảng triết học của Marx. Thế thì có nhiều người có thể nghĩ Mác xít vốn là một hệ tư tưởng vô thần, cho nên là không có cánh chung luận. Không phải thế, trái lại nó có một cánh chung luận rất là hấp dẫn, rất là cụ thể, nó đã trình bày cái điểm tới của lịch sử nhân loại, là một xã hôi cộng sản hoàn hảo trong đó: Không còn cảnh người bóc lót người, mà mỗi một người trong anh chi em và tôi chỉ cần làm việc theo khả năng, còn nhu cầu có bao nhiêu là cứ việc sài. Người ta sống với nhau trong tình huynh đệ, một thiên đàng tại thế, và khi mà có cái điểm tới của lịch sử cả nhân loại như thế, thì mỗi cá nhân trong lịch sử đó khám phá ra cái ý nghĩa của một sự hy sinh mình chịu. Tôi chết đi nhưng sự nghiệp của tôi vẫn còn tồn tại mãi trong nhân dân. Tôi hy sinh nhưng mà sự hy sinh đấy không vô nghĩa, bởi vì nó xây dựng cho thế hệ tương lai, xây dựng cho nhân dân, Trong cái cánh chung luận rất là cụ thể và hấp dẫn, và chính vì thế nó đã cuốn hút cả triệu con người chấp nhận bao nhiêu hy sinh, để xây dựng tương lai, cho nên có chứ không phải không đâu…” (Lm.Tác giả. Ngưng trích bài giảng về lễ Chúa Giê-su Vua vũ trụ ngày 20.11.2011 của ĐC Phê-rô Nguyễn Văn Khảm, đọc thấy trên mạng NVCL). LM. Đỗ Xuân Quê tiếp:
– Đó là một sự mạo nhận không mấy lương thiện, một sư gán ghép giả tạo, vì “Mác-xít là một hệ tư tưởng vô thần, cho nên không có “cánh chung luận”. Đúng như thế, chứ không phải ngược lại.
Thuyết Mác-xít có chăng thì chỉ là một cái bánh vẽ, một sự mơ tưởng hão huyền về một tương lai tốt đẹp cho con người, một sự ru ngủ những người cả tin vào những lời đường mật, của những kẻ khéo nói có tài che đậy, để lường gạt thiên hạ mà thôi. Cứ nhìn xem những gì đã xẩy ra, hay còn đang xẩy ra tại những nước áp dụng chủ nghĩa Mác-xít mà Cuốn sách đen về Cộng sản là một điển hình cũng đủ thấy.
L.m. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.(dòng Đa Minh)
—————————
(Ghi chú của TGTL: Trước đây người ta có đưa bài giảng này của g.m. Khảm lên youtube, nhưng nay có thể là đã bị lấy đi, vì có quá nhiều phản ứng không riêng gì thần học gia Đỗ Xuân Quế. Nhà báo Việt Thường(6) còn tố cáo gm. Khảm trốn trong áo tu hành làm gián điệp cho bọn VGCS. Một nhóm nằm vùng, muốn kiểm soát mọi tư tưởng, hoạt động giáo phận. Điển hình là mọi hoạt động của giáo dân, giáo xứ, linh mục đều được báo cáo (xin xem thêm nguồn dưới đây).
—————————
(3). Hình ảnh Hang đá Belem (chúng tôi gọi là “du Hành tinh”, vì có hình ảnh Phi hành gia không gian đặt chân tới – các tượng thực hiện bằng đồ gốm).
Đêm khánh thành bộ tượng Giáng Sinh (độc nhất vô nhị suốt từ 2.000 năm qua) được trưng bày tại Quảng trường Thánh Phêrô – Vatican, Ngày 11/12/2020.
(CNS photo/Paul Haring)Cận cảnh bố cục Cảnh Chúa Giáng Sinh trưng bày tại Quảng trường St. Peter, Vatican: Chúa hài đồng gói trong bọc mầu đỏ dưới chân Thiên thần (tựa hồ như có cũng như không), bên trái là Thánh Giuse và phải là Đức Mẹ Maria. (Ảnh Reuters)
(H. dưới): theo chiều kim đồng hồ: Tượng Phi Hành Gia bên trái; Thánh Giuse; Ba Vua; Thiên thần. (ảnh vaticannews.va)
————
Nguồn:
(1). https://youtube/ HYPERLINK “https://youtube/5Tm9vZioGOQ”5 HYPERLINK “https://youtube/5Tm9vZioGOQ”Tm HYPERLINK “https://youtube/5Tm9vZioGOQ”9 HYPERLINK “https://youtube/5Tm9vZioGOQ”vZioGOQ (xin lưu ý tin này nằm gần cuối của bản tin)
(2). facebook.com/StThomasMoreDe…
(3). Hình ảnh Hang đá Belem mang vẻ “Du hành tinh” (h. ở trên)
(4). https://www.papalencyclicals.net/pius HYPERLINK “https://www.papalencyclicals.net/pius09/p9quiplu.htm”09 HYPERLINK “https://www.papalencyclicals.net/pius09/p9quiplu.htm”/p HYPERLINK “https://www.papalencyclicals.net/pius09/p9quiplu.htm”9 HYPERLINK “https://www.papalencyclicals.net/pius09/p9quiplu.htm”quiplu.htm)
(5). Bài Đọc Thêm thay cho chú thích.
(6).(http://nhabaovietthuong.blogspot.com/2011/12/giam-muc-nguyen-van-kham-con-qua-den.html?utm_source=BP_recen