KỲ 8: GREAT RESET – ĐẠI TÁI LẬP VĨ ĐẠI



01. Giới Tinh Hoa
hay còn gọi là Tam Điểm (chúng thường ngụ ẩn sau những cái tên rất mỹ miều) và những toan tính bên trong mỗi sự kiện xảy ra trên thế giới

Chắc chắn đây không phải là chuyện khoa học viễn tưởng cũng không phải chuyện trinh thám và càng không phải một thuyết âm mưu nào đó để dẫn dụ các bạn đọc vào một trong những điều bí mật, làm thay đổi toàn thể nhân loại. Những dữ kiện sắp được trình bày dưới đây hoàn toàn là chuyện đã và đang diễn ra và chắc chắn sẽ xảy ra trong thế giới loài người. Những ai có thể bình tâm suy ngẫm, chịu khó tìm tòi và đứng ra ngoài vòng xoáy của thời cuộc thì có thể dễ dàng nhận ra sự chuyển động lớn lao và quan trọng này.

Như những chuyển động không ngừng của trái đất: hàng ngày, hàng giờ vẫn tự vận hành xung quanh chính nó. Chỉ những phi hành gia trên không trung kia mới nhìn thấy rõ ràng trái đất đang quay hay bằng con mắt của khoa học và niềm tin mới thấy được sự vận chuyển, còn tuyệt đại đa số những con người đang đứng trên trái đất gần như không cảm nhận được nó đang vận hành và quay quanh chính nó. Chính vì thế, người viết mới mạo muội đưa ra những nhận định rằng:  “Thế giới loài người đang phải đối đầu với những biến chuyển lớn lao vĩ đại trong việc thiết lập lại một trật tự thế giới mới” theo chủ đích của những thế lực ngầm đầy toan tính và đứng sau bức màn tối đó chín là giới tinh hoa hay còn gọi là Tam Điểm.

Khi nói đến một cuộc đại thiết lập hay khởi động lại toàn cầu thì vấn đề bao trùm lên trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội từ: chính trị, kinh tế, văn hóa,… và cả tôn giáo. Những biến chuyển về tôn giáo cũng tác động đến đời sống chính trị xã hội và ngược lại những thay đổi về kinh tế chính trị cũng ảnh hưởng đến những hành xử trong tôn giáo. Đây là hai mặt của một vấn đề mà tụ trung lại đều nằm trong một cuộc tái thiết lập vĩ đại của những bàn tay nhơ nhuốc muốn thống trị thế giới theo chủ đích xấu xa và ghê tởm của bọn chúng nhưng luôn được truyền thông với những lời lẽ có cánh. Những hình ảnh và ngôn từ được miêu tả rất là tươi đẹp vì đó là sự phát triển của toàn cầu. Chúng không từ mọi thủ đoạn và cơ hội nào, chúng đã cài cắm, sắp đặt một cách tinh ranh để nắm quyền kiểm soát toàn bộ thế giới đồng thời vận hành nó theo chủ đích có lợi cho bọn chúng.

Thế giới từ muôn đời nay không ngừng tiến hóa và phát triển. Từ thuở hồng hoang, con người ăn lông ở lỗ cho đến cuộc sống văn minh hiện đại đầy đủ mọi tiện nghi. Loài người chúng ta trãi qua hàng vạn năm tiến hóa và thay đổi để thích nghi với điều kiện và môi trường sống hiện tại. Quy luật vận hành của vũ trụ luôn được đặt để trong đó để hết thời kỳ này qua đi thì mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn ấy ngày một văn minh hơn, tiến bộ hơn. Tuy nhiên, xã hội và đời sống càng tân tiến và hiện đại thì loài người lại càng tự mãn với những thành quả mà chính họ tạo ra. Chính điều ấy tạo nên những tầng lớp thống trị thượng đẳng trong mọi xã hội, chúng ở trên cùng của đỉnh cao quyền lực và tri thức nhằm vận hành và điều khiển những tầng lớp thấp hơn bên dưới. Nhà khoa học Maslow đã đưa ra mô hình tháp về nhu cầu của con người, trong đó:

-Phần đỉnh nhọn cao nhất là giới tinh hoa, chúng đòi hỏi cao nhất về mặt quyền lực và tri thức của con người. Phần đỉnh tháp ấy chúng ta có thể hiểu như một phần rất nhỏ trong một quốc gia và nếu rộng ra toàn cầu thì nó cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ nhưng tập hợp một lớp người mà chúng ta hay gọi với một cái tên mỹ miều: “Giới Tinh Hoa” (Ellite) của nhân loại. Họ có thể là những chính trị gia bậc tài, là những nhà khoa học vĩ đại, những người siêu giàu có, những nhà văn chương, luật sư, nhà giáo, nghệ sĩ, kể cả giáo sĩ…  lỗi lạc. Chính những thành phần này mới thực sự là những người đứng trên đỉnh cao của chóp danh vọng cả về quyền lực và tiền bạc để điều khiển một thế giới ngày càng gia tăng tốc độ phát triển. Chúng ta thử đặt ra những câu hỏi rằng:

-Thế giới này và các quốc gia này vận hành như thế nào? Phải chăng các quốc gia được điều hành bởi các chính trị gia của nước đó hay là họ liên kết lại với nhau trong một bàn cờ rộng lớn của thế giới? Thế rồi, những cuộc chiến tranh, những dịch bệnh, những vần xoay của xã hội, phải chăng tự nó diễn ra theo quy luật là tranh chấp tự nhiên để sinh tồn hay có một bàn tay nào đó sắp đặt những trật tự ấy? Thử tìm câu trả lời  cặn kẽ cho những câu hỏi đó, tôi tin rằng bạn đọc sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị hơn là chúng ta tưởng. Chúng ta thử xâu chuỗi lại các sự kiện tạm đặt để trong thiên niên kỷ thứ 21 này, từ Thế Chiến Thứ I, Dịch bệnh đậu mùa của thế kỷ trước, đến Thế chiến thứ II, rồi những tranh chấp và chiến tranh xảy ra tại các quốc gia thuộc các nước thuộc địa của thế kỷ trước đến những vùng tranh chấp về lãnh thổ và tài nguyên giữa các quốc gia. Có phải chăng chỉ đơn thuần là những cuộc tranh giành giữa các quốc gia với nhau hay những mâu thuẫn giữa những người lãnh đạo mà gây nên những cuộc chiến đó? Hay đằng sau đó là một sự sắp đặt có chủ đích của những kẻ đứng trên đỉnh của quyền lực và danh vọng cả về tiền tài lẫn tri thức. Đơn cử, người viết xin dẫn một ví dụ điển hình đó cuộc chiến tranh Việt Nam. Đó có phải đơn thuần là cuộc chiến của người Mỹ, người Pháp hay người theo cộng sản gây nên chiến tranh cho Việt Nam? Chắc chắn là không? Mà đó là cả một thế lực toàn cầu một bên là thế giới tự do và một bên là Đệ tam Quốc Tế Cộng Sản đang cố bành trướng và giành ưu thế trước Chủ Nghĩa Tư Bản. Như vậy, cuộc chiến Việt Nam chỉ là cái cớ để mà những thế lực lớn hơn bày ra để sắp đặt và gây ảnh hưởng. Chỉ một ví dụ như thế để cho chúng ta thấy rằng, ẩn bên  trong và sâu trong mỗi quốc gia, mỗi chính quyền đều có những toan tính và sắp đặt của những con người, hay tổ chức trên thượng tầng điều khiển mà chính những người trong cuộc, thậm chí những chính trị gia cũng chỉ là những con rối trong một kế hoạch lớn lao vĩ đại hơn rất nhiều lần.

Thế rồi, thế giới loài người trải qua biết cuộc chiến tranh đẫm máu của thế kỷ 18, 19, mãi đến gần cuối thế kỷ 20 mới tạm gọi là lắng lại và đưa vào một trật tự mới sau chiến tranh lạnh là “Toàn Cầu Hóa”. Một danh từ nghe rất ư là hòa bình và đầy tình liên kết giữa các quốc gia và con người với nhau. Nhà nhà thi nhau chạy theo tiến bộ khoa học kỹ thuật hết 1.0, 2.0; 3.0 và nay là 4.0…và chắc là sẽ còn tiếp n. Thế giới mở toang biên giới về chính trị và kinh tế lẫn tôn giáo. Các quốc gia không đối đầu với nhau bằng gươm giáo hay súng đạn mà ngồi lại với nhau trên các bàn thương thảo qua các tổ chức những hội nghị và diễn đàn thế giới. Tôn giáo không bị bách hại giữa những xung đột của các nền văn hoá và tư tưởng. Những hội nghị quốc tế, những hội thảo khoa học, những chiến lược gia và chính trị gia thi nhau liên kết trong từng khu vực, từng lãnh thổ lan ra tận năm châu bốn bể. Lập ra các định chế và các tổ chức toàn cầu như: WTO, WHO, FAO, UNESSCO, NATO, UN,…rất nhiều những biến chuyển trong nửa cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, đặc biệt là nhờ phát kiến khoa học vĩ đại đó là INTERNET. Giữa con người với nhau phá bỏ các rào cản ngăn cách về địa lý. Thông tin được truyền đi nhanh chóng và tức thời. Không còn biên giới hữu hình giữa những xa lộ thông tin khiến cho thế giới dần trở nên như một mặt phẳng. Mà kỳ thực thế giới có phẳng hay không?

Xin thưa rằng nó không hề phẳng tý nào mà thậm chí đầy gợn sóng, những đợt sóng vô hình cứ thế ập đến một cách thầm lặng mà con người dường như đang ngủ quên trên những mân mê của kỷ nguyên không gian điện não. Loài người được đưa vào những mê cung của tiến bộ khoa học và kỹ thuật. Những thuật toán khoa học khiến cho đời sống con người trở nên dễ dàng và dễ dãi hơn rất nhiều. Họ không phải vất vả làm lụng và đổ mồ hôi sôi nước mắt trên nương đồng hay những sa mạc đầy cát, nắng, gió bụi mà thay vào đó, những phương tiện kỹ thuật hiện đại đã thay thế cho họ. Những con robot đang chuẩn bị đổ bộ để thay con người làm hết tất cả những việc trong ngoài gia đình và xã hội. Thậm chí, những nghiên cứu khoa học còn đang phát triển và sắp sửa ra mắt những con robot như con người và mang ý nghĩ lẫn hành động như con người. Quyền sống và quyền tự do được đề cao trong kỷ nguyên mới này. Công nghệ giải trí, sự nuông chiều của tự do và dân chủ đẩy họ vào lối sống ích kỷ và tự tôn mình lên trên hết. Nhất là những quốc gia càng văn minh, càng tiến bộ thì con người dần trở nên chai sạn với cảm xúc, vô cảm len lõi vào tận sâu trong lương tâm của họ. Với lối suy nghĩ và quan điểm tự do cách tân, họ cho rằng con người có mọi thứ quyền và định đoạt mọi số phận của chính họ. Không một thế lực nào, cả thế quyền lẫn thần quyền có thể chi phối họ. Chủ nghĩa cá nhân được đề cao, lối sống phóng túng và tự do là trên hết. Thậm chí những cổ xuý cho việc Nam thành Nữ, Nữ thành Nam, chuyển giới và phong trào ủng hộ giới đồng tính được đề cao và được nâng lên đến mức độ thái quá.  Những điều ấy khiến cho cả thế giới như đang tập trung và quay cuồng vào nhóm chuyển đổi giới tính và cộng đồng LGBTQ+ mà thực tình chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong toàn thể dân số toàn cầu. Con người tự cho họ là bá chủ của chính suy nghĩ họ, tự cho mình là thượng đẳng và chân lý. Có khi nào họ tự đặt lại cho chính họ một câu hỏi do đâu mà họ được và thành ra như thế? Họ không ngờ rằng, đằng sau những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật, những chính trị gia và đảng phái luôn đề cao dân chủ, lối sống cách tân và hiện đại đã nhào nặn ra một lớp người trên toàn cầu có lối suy nghĩ rất cực đoan và tự tôn. Chính những sắp đặt của giới tinh hoa, dùng khoa học kỹ thuật, dùng những cuộc cách mạng chính trị và tư tưởng để mệnh danh và dẫn dụ họ đến lối suy nghĩ và quan điểm như thế.

Tất cả những điều đó để làm gì?

Thưa để đến một thời điểm thích hợp, họ chỉ cần nhất nút “RESET” thì loài người phải nghe theo và tuân theo ý muốn của họ. Những luận điểm dưới đây mà người viết muốn trình bày như một lời cảnh báo, là dấu chỉ thời đại để chúng ta có thể bình tĩnh xem xét, xâu chuỗi lại mọi vấn đề và sự kiện. Khi đó chúng ta sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh của một cuộc đại tái lập vĩ đại của Tam Điểm.

 

 02. Những luận điểm để đi đến việc Đại Tái Lập (Great Reset)

A. Khoa học kỹ thuật càng tiến bộ thì con người càng lệ thuộc vào nó

B. Một trật tự mới được thiết lập bởi những tuyên truyền mị tạo mà chúng ta cứ nghĩ đó là truyền thông chính đáng và chân thực.

C. Chủ nghĩa toàn cầu xóa bỏ đi căn tính và nền văn hóa của mỗi quốc gia khiến cho con người trở nên đồng hóa mà không là bản sắc riêng của từng dân tộc.

D. Càng văn minh thì con người càng thờ ơ với cảm xúc và tâm linh

E. Quyền lực và danh vọng mang hàm ý cả vật chất lẫn tinh thần khiến một số nhóm người bất chấp mọi thủ đoạn để chạy theo và phục vụ cho những mưu đồ đen tối. (Chủ yếu là các chính trị gia và giới trí thức)

F. Loài người tuyệt đại đa số là những bầy cừu ngây thơ bị chăn dắt bởi một nhóm nhỏ mệnh danh là tinh hoa hay Tam Điểm.

Trước hết, giải thích cho từ Reset (tái lập) và tại sao phải Reset?

Reset là “tái lập”, khi một hệ thống hay một cỗ máy có vấn đề trục trặc hay bị cản trở. Theo chủ đích của người chủ dùng nó thì họ có thể nhấn nút Reset để làm lại những lập trình mới theo chủ đích của họ. Giống như một chiếc máy tính bị lỗi, chúng ta thường nhất nút reset để lập trình lại chiếc máy tính đó.

Thế giới loài người cũng vậy, trải qua bao thời kỳ tiến hóa và phát triển. Đã nhiều lần chúng ta phải tái lập lại trật tự cũ để thay bằng bằng một trật tự mới. Trật tự mới ấy có thể tốt hơn cũng có khi là xấu hơn. Nó tùy thuộc vào trình độ và sự lập trình theo chủ đích của loài người. Xem ra, nếu hiểu theo nội hàm này, con người dường như có quyền quyết định mọi số phận và định đoạt cả thế giới. Nó đi ngược lại học thuyết duy tâm rằng con người được tạo ra bởi một đấng toàn năng là Thượng Đế và đặt để cho họ tự do sống chan hòa với nhau cùng xây dựng một thế giới văn minh nhưng đầy tình thương. Nếu hiểu như thế thì con người quả thật to gan. Hay nói gọn lại là giới tinh hoa thật là đi quá sức của chính họ. Họ thay quyền cả đấng sáng tạo để tạo ra một thế giới theo chủ đích và ý muốn của họ. Như thế, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy rằng, thế giới ngày nay đang được vận hành theo cách thức và phương thế như vậy. Những mâu thuẫn được tạo ra, thế rồi có những bàn tay vô hình điều khiển và di chuyển nó theo cách họ muốn để giải quyết những mâu thuẫn đó. Có thể dẹp yên cũng có thể tạo thêm những mâu thuẫn mới để loài người quay cuồng đi giải quyết. Đến một lúc thích hợp, khi họ không muốn nó xảy ra nữa thì họ nhấn nút Reset lại theo một lập trình mới.

A. Luận điểm thứ 1: Khoa học kỹ thuật càng tiến bộ thì con người càng lệ thuộc vào nó. Chính bàn tay con người đã tạo nên sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Chính những khối óc thiên tài đã tạo nên những sản phẩm hữu dụng để phục vụ cho lợi ích của con người. Như thế, càng ngày con người càng lệ thuộc vào chính những phát kiến khoa học kỹ thuật đó. Điển hình đơn giản là chiếc điện thoại mà các bạn đọc đang cầm trên tay để đọc bài này. Có phải chúng ta đang lệ thuộc và nó quá không? Điều đó chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời. Khi mà giới tinh hoa và giới trí thức càng tạo ra nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật thì không biết chừng đến một lúc nào đó con người chúng ta không còn là con người nữa mà là những con người lệ thuộc hoàn toàn vào bộ máy. Công nghệ kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo (Artificial Inteligence – AI) là những manh nha cho điều này. Các bạn có nghĩ như thế không? Đến một lúc nào đó, không có máy chúng ta như những kẻ bất lực vì quá lệ thuộc và phụ thuộc vào những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Khi đó, nút Reset được khởi động và chúng ta phải lệ thuộc vào nó dù có muốn hay không.

B.Luận điểm thứ 2: Joseph Goebbels-bộ trưởng tuyên truyền của phát xít Đức đã nói rằng: “Một lời dối trá nếu được lặp đi lặp lại đủ mức thì nó sẽ trở thành sự thật”. Thật giả dối khi chúng ta thấy rằng, truyền thông và thông tin được mệnh danh là đệ tứ quyền mà ngày ngày chúng ta tiêu thụ hoàn toàn và hầu như đều là tin giả hoặc là tin có chủ đích của người viết chứ không mang tính vô tư và khách quan căn bản của thông tin. Đơn cử chúng ta có thể nhìn vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 của Hoa Kỳ. Truyền thông dòng chính (Mainstream) đưa toàn những tin theo ý thức hệ của họ và đi ngược lại hoàn toàn với sự thật. Đơn nhiên họ sẽ không đưa tin giả dối một cách thẳng thắn nhưng thông tin họ đưa ra một cách lập lững, một nửa của sự thật, hoặc đưa tin theo suy nghĩ và nhét cái suy nghĩ đó vào lời nói của người khác thì lại là một vấn đề khác. Tại sao họ phải làm như thế? Tại sao hơn 90% các hãng truyền thông lớn trên thế giới phải làm như thế? Họ đi ngược lại chân lý và sự thật hay sao? Câu trả lời là chắc chắn không thể như vậy. Họ biết rõ và họ cố tình làm như thế để truyền đạt một thông điệp nguy hiểm hơn ẩn đằng sau đó là: “Chân Lý Thuộc Về Họ”. Khi mà các hệ thống truyền thông đồng loạt loan tin và dẫn dụ người đọc vào cái chân lý của họ thì họ đã thành công khi chặn đứt được suy nghĩ một cách khách quan và lý trí của loài người. Lúc đó, những gì họ nói là chân lý, những gì họ rao là sự thật. Hiệu ứng đám đông lại càng làm mạnh thêm cho sự thuyết phục loài người rằng hầu hết mọi người đều thấy và làm như thế có lẽ nào anh chị không tin vào đám đông đó sao? Nhưng trên thế gian này, không phải tuyệt đại đa số là chân lý. Chân lý chỉ có trong sự thật mà sự thật thì phải được đánh giá bằng khách quan, chứng cứ và lý trí chứ sự thật không nằm ở trong đám đông! Như thế, luận điểm thứ hai là phương thức để khi vào một thời điểm thích hợp, giới tinh hoa bảo rằng chúng ta phải thế này, chúng ta phải thế kia và chúng ta phải làm theo họ mới là đúng và chân lý cũng chính là lúc nút Reset được khởi động.

C. Luận điểm thứ 3: khi mà các quốc gia không còn biên giới về văn hóa và cảm xúc. Con người phải hợp tác và hòa đồng lại với nhau thành một. Khi đó, loài người đánh mất đi căn tích của mỗi bản thể. Không còn da trắng hay da màu, không còn phân biệt chủng tộc và nền văn hóa. Tất cả là một và khi đó, con người không còn là con người với nhau mà là một con người trong toàn bộ nhân loại được điều khiển bởi giới tinh hoa và lập trình bởi những bộ óc đầy toan tính theo chiều hướng có lợi cho nhóm người đó. Chủ nghĩa toàn cầu hóa đã xóa bỏ phân cực thế giới sau thời kỳ chiến tranh lạnh. Các tổ chức liên hợp quốc, các định chế tài chính giữa các quốc gia với nhau. Những tổ chức hợp tác tại các tiểu vùng và châu lục. Biên giới hữu hình giữa các quốc gia chỉ đơn thuần là đường ranh định địa lý thì một thế giới đại đồng được thiết lập và được điều khiển theo chủ đích của nhóm tinh hoa đó. Có phải toàn cầu hóa làm cho các tranh chấp và xung đột được giải quyết hay chính toàn cầu hóa làm phân định ngày càng rõ ràng hơn ranh giới giữa giàu và nghèo, giữa cường quốc và tiểu quốc, giữa những văn minh tiến bộ và sự tụt hậu giữa các quốc gia? Chẳng thể nào có một thế giới đại đồng như học thuyết cộng sản. Chỉ càng làm phân cực giữa các quốc gia với nhau khi những hợp tác của các tổ chức chỉ là những cuộc thương thảo bên được bên thua. Hầu hết các hiệp định là không công bằng giữa các quốc gia và chính vì những mâu thuẫn ấy làm xung đột và nảy sinh nhiều cuộc tranh chấp thậm chí dẫn đến chiến tranh. Như thế, một trật tự toàn cầu thành một là điều bất khả thi. Nhưng thế lực tinh hoa đàng sau lại muốn dẫn loài người theo con đường đó nghĩa là gom các chính phủ lại làm một. Có thể trên phương diện toàn cầu, chúng ta sẽ không thấy một đại chính phủ nhưng ẩn đàng sau những cường quốc đó là một đại chính phủ ngầm điều khiển cả thế giới thông qua các cường quốc hoặc các tổ chức. Cũng như cuộc cách mạng Liên Xô năm 1917, chủ thuyết cộng sản được mang ra áp dụng nhằm đưa thế giới đến một thế giới đại đồng thì ngày nay, chủ nghĩa tư bản thực dụng mang dáng dấp học thuyết cộng sản năm xưa. Cũng tuyên truyền mị dân bằng những hệ thống thông tin dòng chính. Cũng đấu tranh cho tự do, công bằng và chủ nghĩa cá nhân được đề cao. Thậm chí còn mang hơi hướm của chủ nghĩa bao cấp. Khi ngày xưa cộng sản loan truyền rằng mọi thứ đã có đảng và nhà nước lo thì ngày nay, chủ nghĩa tư bản thực dụng cũng mệnh danh như thế bằng bảo hiểm sức khỏe toàn dân, hệ thống y tế cào bằng, hệ thống giáo dục đầy tính nhồi nhét tư tưởng chứ không khai phóng. Mệnh danh bảo vệ quyền sống và bình đẳng giữa con người. Cá nhân muốn làm gì là quyền của họ, họ thích thì chuyển giới, không thích thì chơi đồng giới với nhau. Họ thích thì phá thai, không thích thì sống không theo một trật tự kỷ cương đạo đức nào cả. Tất cả được cào bằng và được bảo vệ bởi luận điểm là chủ nghĩa cá nhân, công bằng và tự do dân chủ. Thế đấy! sự nguy hiểm được đẩy lên tột cùng khi mà những điều phi đạo đức lại được bảo vệ và tung hô bởi truyền thông đám đông và dòng chính. Vậy khi cần và khi muốn thì họ lại Reset để những bầy cừu ngơ ngác cứ thế mà tuân theo sẽ được làm sáng tỏ trong luận điểm thứ 6.

D. Luận điểm thứ 4: Càng văn minh, tiến bộ thì con người mỗi lúc càng thờ ơ với cảm xúc và đời sống tâm linh. Những tiện nghi vật chất đã kéo con người rời xa khỏi những nhu cầu trao đổi và tiếp xúc giữa người với người. Nếu như từ thời nguyên thủy, con người sống thành từng bầy đàn để cùng săn bắt hái lượm, chia sẻ những thành quả mà họ thu nhặt được. Rồi từng bước một, tiến hóa và văn minh dần đi lên thành đời sống quần cư quanh các làng xã, thôn xóm. Đến thời phát triển hiện đại thì thành lập các xã hội, các thị tộc, những thành phố theo các giai tầng và phân cấp bậc. Ngày này, những tiện nghi vật chất ngày một làm cho đời sống con người dần trở nên cô lập. Mỗi một con người là một thế giới quan và một cuộc sống gần như đơn lập với nhau, tránh va chạm và hạn chế tiếp xúc. Bất ngờ, đại dịch vi khuẩn Vũ Hán lại càng tạo điều kiện thêm để con người giãn cách và rời xa ngày một nhiều hơn, vô hình chung tạo nên hố sâu ngăn cách. Điều này thể hiện rõ nét nhất trong các xã hội văn minh tiên tiến đi đầu trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Con cái trong các gia đình phương tây trông đợi từng ngày từng giờ để đến khi tuổi 18 sẽ thoát khỏi vòng kim cô kiểm soát của cha mẹ. Khi đó, chúng được cái quyền mà người ta gọi là người lớn và trưởng thành để vỗ cánh tung bay mà không phải e dè hay sợ sệt trước những lời răn đe của người lớn. Vừa bước sang tuổi 18, những cô cậu thanh niên ấy liền đạp cánh cửa, tung cánh tự do và đề cao cái tôi và chủ nghĩa cá nhân của mình lên trên hàng đầu. Vì nếu ngay lúc đó, vị phụ huynh nào mà ngăn cản và động đến chúng thì đã có luật pháp và quyền tự do mà xã hội toàn cầu đề cao sẵn sàng bảo vệ chúng. Thậm chí, con trẻ có thể gọi ngay police (cảnh sát) để tố cáo lại chính cha mẹ chúng vì đã vi phạm quyền tự do của những cô cậu thanh niên ấy. Tôi gọi những cô cậu ấy là những người lớn xác nhưng chưa trưởng thành về mặt tri thức. Thế rồi trong gia đình với nhau, với vòng xoáy của toàn cầu hóa, con người chạy đua làm ăn và tìm kiếm những thăng hoa của vật chất và danh quyền. Họ không còn thời gian để dành cho nhau, cho gia đình, cho bạn bè và cho cả người bạn đời bên cạnh mình. Suốt ngày họ làm bạn với “vị thần” toàn năng của thế kỷ 21 đó là INTERNET. Vị thần ấy có thể giải đáp mọi thắc mắc và nhu cầu của họ. Họ không còn phải cần hỏi các bậc trưởng thượng hay những đấng sinh thành mà khi cần, với vài cái click chuột là vị thần ấy giải đáp mọi thắc mắc của họ. Xem ra vị thần ấy là người bạn thân nhất và là người có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của họ. Không còn đấng tạo hóa, không còn vị thần nào khác có thể chiếm được lấy tâm trí của họ. Nếu như ngày xưa con người không thể giải thích được các hiện tượng thiên nhiên, những kỳ công của tạo tác thì ngày nay, con người mệnh danh là đỉnh cao của tri thức đã có lời giải đáp bằng khoa học kỹ thuật, bằng tiến bộ xã hội và bằng kỷ nguyên của công nghệ số. Không gian điện não (internet) đã làm một điều hết sức tuyệt vời trong tâm trí họ. Con người tự cho mình là đấng sáng tạo ra muôn vạn thứ trên thế giới này và toàn quyền hành trên nó, thậm chí họ còn giám tuyên bố hào hùng: “Thượng Đế Đã Chết” (câu nói của triết gia người Đức, Friedrich Nietzsche). Như thế, con người là trên hết, con người là tuyệt đỉnh tài năng, không còn thần thánh thì chẳng việc gì phải tôn thờ hay quan tâm đến đời sống tâm linh. Cũng chẳng có tôn giáo hay quyền thần nào có thể tác động vào chính họ vì họ tự xem họ là bản thể quyền năng và là lời giải đáp cho muôn sự việc. Chính vì những khối óc tự mệnh danh là cao siêu và tinh hoa trí tuệ. Họ có khả năng tự lý luận và biện giải mọi vấn đề nên tự áp cho mình một thứ quyền trên hết mọi quyền là quyền sáng tạo và dẫn dắt loài người mà họ xem là những bầy cừu thấp cấp hơn họ. Và cũng vì thế, đó cũng là kế hoạch hết sức to lớn của họ để thiết lập lại thế giới. Họ là bá chủ, là chủ thể, là đấng toàn năng để khi cần và thời điểm phù hợp, họ lại cho tái lập vĩ đại lại thế giới theo ý muốn chủ quan và nằm trong tầm kiểm soát của chính họ. Khi đó, một lần nữa nút Reset lại phát huy tác dụng vì loài người đã dần trở nên vô cảm xúc, họ sống với nhau mà không tương tác chia sẻ tình cảm. Họ ở cạnh nhau mà chẳng màng quan tâm đến nhau. Họ chỉ loay hoay với vị thần Internet của họ, cuồng quay với vòng xoáy của địa vị, danh vọng và tiền tài. Những giá trị tinh thần truyền thống bị gạt bỏ ra ngoài lề xã hội. Truyền thông được huy động để rao lên rằng đó là những giá trị cổ hữu và không thích hợp với thời đại văn minh. Thế kỷ 21 là kỷ nguyên của không gian điện não rồi, con người đã vượt tầm xa khỏi trái đất mà bay vào không trung rồi mà giờ này còn lo đến truyền thống và gia giáo làm chi nữa! Một cuộc cách mạng âm thầm và đầy toan tính của những kẻ đứng đàng sau bóng tối. Cuộc cách mạng ấy như đang ru ngủ giới trẻ và những con cừu ngơ ngác chẳng biết mình đang đi đâu và về đâu.

E. Luận điểm thứ 5: Quyền lực và danh vọng mang hàm ý cả vật chất lẫn tinh thần khiến một số nhóm người bất chấp mọi thủ đoạn để chạy theo và phục vụ cho những mưu đồ đen tối. (Chủ yếu là các chính trị gia và giới trí thức)

Điều này không chỉ thể hiện ở những quốc gia thuộc thế giới thứ 3 là chậm tiến và kém phát triển vì ảnh hưởng bởi chiến tranh và tình trạng thuộc địa của thế kỷ 18-19 mà ngày nay nó đã bắt đầu hiện rõ ngay cả trên các quốc gia tư bản chủ nghĩa mang hơi hướm và màu sắc xã hội chủ nghĩa hoặc đi theo đúng đường lối xã hội chủ nghĩa nhưng mang vỏ bọc là chủ nghĩa tư bản thực dụng. Khi đó, một nhóm người được các quốc gia cai trị dựng nên để lãnh đạo dân chúng luôn tiếm quyền và sử dụng bạo lực để cai trị dân chúng. Mãi cho đến cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, khi mà tình trạng các quốc gia này dần dành được độc lập và tự chủ thì tầng lớp lãnh đạo khi ấy vẫn dùng mọi thủ đoạn và quyền hành để cai trị nhân dân một cách tàn bạo, nhất là các quốc gia cộng sản và độc tài toàn trị. Mặc dù độc lập tự chủ nhưng hoàn toàn không có dân chủ và nhân quyền, đa số người dân bị cai trị dưới một gọng kìm đầy áp bức, bất công mà không thể cất lên tiếng nói tự do của mình vì đảng là chân lý và là ánh sáng soi đường. Ai đi lệch ra khỏi đường lối đảng thì kẻ ấy là phản động và cần bị loại trừ. Tầng lớp thống trị này dùng mọi đặc quyền mà họ tự cho là trên hết để tham nhũng và bòn khoét những tài nguyên. Dùng chính sách ngu dân để cai trị và áp đặt một cách độc đoán trên những quyết định của họ. Nơi họ là độc tài chân lý và lẽ sống và nhiều khi tự tôn mình lên là thần thánh với những chính sách và tuyên truyền đầy màu sắc mị dân. Một chiếc bánh vẽ được bày ra cho dân chúng bâu vào ăn lấy ăn để mà thực chất chỉ là những ảo tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng. Chế độ bao cấp, nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa quái thai đã dẫn các quốc gia đệ tam và các nước độc tài ngày càng lún sâu và tụt hậu. Cũng vì những lẽ đó, những người dân tại quốc gia này là thành phần thấy rõ ràng nhất những biến chuyển của xã hội phương tây đi theo đường lối tư bản chủ nghĩa thực dụng. Điển hình nhất là qua cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2020 của lưỡng đảng Cộng Hòa và Dân Chủ. Ngày nay, đảng dân chủ thực chất đang đi theo đường lối xã hội chủ nghĩa thực dụng. Chính sách bao cấp với vỏ bọc mới là bảo hiểm sức khỏe toàn dân, chăm lo cho người nghèo, chính sách cào bằng, giáo dục mang tính nhồi nhét và một lần nữa, truyền thông là cánh tay đắc lực để ra sức tuyên truyền độc quyền chân lý thuộc về họ. Một điều thú vị là bầu cử tại quốc gia Hoa Kỳ cách xa Việt Nam cả nửa vòng trái đất, ấy vậy mà được sự quan tâm và bàn luận sôi nổi của các chính trị gia hè phố. Khoan bàn đến chuyện đúng sai, nhưng những gì người Việt thể hiện qua những bình luận về cuộc bầu cử cho ta thấy họ phần nào nhìn thấy được những âm mưu và những lời mị dân sai trái của đảng Dân Chủ vì chính họ đã phải sống trong ách của cộng sản quá lâu và quá hiểu bản chất của nó.

Vậy thì, cuộc bầu cử của Hoa Kỳ đã lột tả rõ cho chúng ta thấy một kế hoạch hết sức bài bản và có chương trình rõ ràng nhằm thay đổi lại trật tự thế giới mới. Đưa thế giới trở lại quỹ đạo của một thế giới đại đồng. Một quốc gia được xem là văn minh và tiến bộ nhất mà giờ đây còn đi theo đường lối xã hội chủ nghĩa mang vỏ bọc là tư bản thực dụng thì mai này sớm muộn gì các đồng minh, các quốc gia khác cũng sẽ hòa chung vào cùng một dòng chảy đó. Người viết không muốn đi sâu vào những tiểu tiết và những mưu đồ gian lận trong cuộc bầu cử 2020 của Hoa Kỳ vì tin tức thời sự đã diễn tiến quá rõ. Nhưng qua đó, chúng ta thấy được một âm mưu đen tối của giới tinh hoa và chóp bu lãnh đạo thế giới là phải Reset lại một trật tự mới theo chủ đích của họ. Họ đã không còn trong bóng tối nữa mà qua cuộc bầu cử họ đã bắt đầu mạnh dạn lộ diện bằng cách này hay cách khác dưới nhiều hình thức và chiêu trò khác nhau. Các bạn cứ theo dõi tin tức bầu cử sát sao thì sẽ thấy được rõ những vấn đề này. Những thủ đoạn, những gian lận cả bằng con người sắp đặt lẫn máy móc được lập trình để phần thắng thuộc về phía họ. Chỉ để chứng minh và nhắm đến kết quả là loại bỏ đi những con người giám ngáng đường họ và ngăn cản kế hoạch của họ tiến đến một cuộc đại tái lập vĩ đại (Great Reset).

(Còn tiếp)

——–oOo——-

Anh chị em trong các chương trình TGTL/SVTT và Dấu Chỉ Thời Đại mến chúc quý thính giả và các bạn trẻ một tuần lễ vui tươi và bình an trong tình yêu của Thiên Chúa và Mẹ Maria.