Các con không được phép sợ hãi khi nói lên Sự Thật trong những Giáo Huấn của Ta. Ta sẽ bảo vệ các con trong cuộc lữ hành này, và các con sẽ được hướng dẫn bởi Quyền Năng của Chúa Thánh Thần. (Trích Th.Đ. Chúa Giêsu ngày 16.04.2012 & 389/SVTT96)
——-oOo——-
- Muốn thực hiện một công đồng theo đúng kế hoạch của TĐ, điều kiện cần và đủ là người đứng đầu GHCG phải là người chủ động thi hành mọi kế hoạch TĐ đã vạch ra.
Xin nhắc lại: TGTL#215 Chứng minh hàng giáo sĩ tam điểm (TĐ) đã chiếm quyền cao nhất trong giáo hội của Chúa và chúng chuẩn bị trước kế hoạch đưa ra một Công Đồng Đại Kết, với Mục đích gom các tôn giáo lại để làm nên một tôn giáo toàn cầu, theo kế hoạch New World Order của Tên Thủ Lãnh đã đến Thế Gian. Tên này Chúa Giêsu đã đóng ấn trong Tin Mừng Thánh Gioan, Lời Chúa nói như sau: “Thầy sẽ không còn nói nhiều với anh em nữa, bởi vì tên Thủ lãnh thế gian đang đến. Đã hẳn, nó không làm gì được Thầy.” (Ga 14,30) – Chúa Giêsu nói câu này trong đoạn Những Lời Cáo Biệt, trong Bữa Tiệc Ly 2.000 năm trước, sau khi Giuđa đã rời khỏi bàn tiệc. Bây giờ, cũng Lời Chúa trong Thông Điệp ngày 16/4/2012 Chúa nói: “người của hắn là nhửng kẻ đứng đầu TĐ đã nắm quyền kiểm soát Giáo Hội của Ta”, bởi thế chúng đã sớm hoạch định chương trình thực hiện hai bước:
1) không công bố Bí Mật Thứ Ba Fatima vào năm 1960 theo Ý muốn của Đức Trinh Nữ Maria, vì Bí Mật này nhằm thức tỉnh con cái trước âm mưu bọn TĐ sắp tổ chức một công đồng bội tín. Bội tín vì chúng sẽ ghép Giáo Hội Công Giáo (GHCG) của Đức Giêsu Kitô vào với các Ly giáo, Lạc giáo và tà giáo. Và công đồng này sẽ đưa ra một tà thuyết mệnh danh là “Thuyết cứu rỗi phổ quát”, tức là “Ơn cứu độ có trong tất cả mọi tôn giáo”.
2) Hai năm trước (1958) ngay trong cuộc Mật nghị bầu Giáo Hoàng đã không minh bạch, kể cả hai kỳ bầu cử (1958 & 1963), vì muốn thực hiện một công đồng theo đúng kế hoạch của bọn TĐ, thì điều kiện cần và đủ là người đứng đầu GHCG phải là người chủ động trong việc thi hành mọi kế hoạch đã được vạch ra, cho dù mọi bộ phận chúng đã nắm quyền kiểm soát.
Như đã hứa trong TGTL#215, kỳ này TGTL#216 sẽ lật lại hồ sơ hai cuộc bầu cử cách chi tiết hơn.
- Câu chuyện về một Giáo Hoàng hai lần Đắc cử vẫn không được lên ngôi
(Tiếp theo Kỳ trước)
Ngày 26 tháng 10 năm 1958, các hồng y bước vào mật nghị trong Nhà nguyện Sistine để bầu một đức giáo hoàng mới, thì các sự kiện bí ẩn bắt đầu diễn ra. Trong đợt phiếu thứ ba, Hồng y Siri, theo các nguồn tin của FBI, đã nhận được số phiếu bầu cần thiết để thành một Giáo Hoàng và ngài đã lấy hiệu danh là Grêgôriô XVII.[ 1] Khói trắng bốc lên từ ống khói của nhà nguyện để thông báo cho các tín hữu rằng một giáo hoàng mới đã được chọn. Tin tức được công bố với niềm vui lúc 6 giờ chiều cùng ngày trên đài phát thanh Vatican. Phát thanh viên nói, “Khói có màu trắng… Hoàn toàn không nghi ngờ gì. Một Đức Giáo hoàng đã được bầu.” [2]…
Như kỳ trước TGTL đã trình bày, đức giáo hoàng mới đã không được xuất hiện. Câu hỏi bắt đầu nảy sinh khói thật sự có màu trắng hay xám. Để dập tắt những nghi ngờ như vậy, Đức ông Santaro, thư ký mật nghị của Hồng y đoàn, đã thông báo với báo chí rằng khói, thực sự là màu trắng và một giáo hoàng mới đã được bầu. Sự chờ đợi tiếp tục. Đến tối, đài phát thanh Vatican thông báo rằng kết quả vẫn chưa chắc chắn. Vào ngày 27 tháng 10 năm 1958, tờ Houston Post có tiêu đề: ‘Các Hồng Y không thể bầu được giáo hoàng trong đợt phiếu thứ tư (tức là lần bầu vào buổi tối. Sau lần này thì đài phát thanh Vatican mới công bố rằng kết quả chưa chắc chắn), còn Houston Post thì đăng: “Nhầm lẫn trong tín hiệu khói gây ra báo cáo sai.”[3]
Nhưng các báo cáo là chính xác. Trong lần phiếu thứ tư, theo các nguồn tin của FBI, Hồng Y Siri một lần nữa vẫn đạt được số phiếu cần thiết để được bầu làm giám mục tối cao. Chúng tôi xin mở một cái ngoặc ở đây để nói lên nét đặc sắc, lý do Hồng Y Siri nhiều lần được đa số các Hồng Y chọn ngài làm Giáo Hoàng. Đức H.Y Giuseppe Siri là một người có truyền thống nhiệt thành trong các vấn đề giáo thuyết của giáo hội, cũng là một giáo sĩ có đầy đủ kinh nghiệm và chức năng của một nhà lãnh đạo tinh thần và là một người chống Cộng Sản dứt khoát. Đã nhiều lần Đấng Đáng Kính Giáo Hoàng Piô XII quan tâm và biểu lộ sự mong muốn Hồng y Giuseppe Siri sẽ là người kế vị của mình, nhưng khi thực tế vừa xuất hiện, thì “bầy sói” đã dàn hàng và lập tức chặn đứng con đường phía trước, không cho ngài tiến lên.
Lời khai của cựu cố vấn FBI Paul L. Williams, dựa trên tình báo FBI, xác nhận rằng Hồng y Siri đã được bầu ngay từ lần bầu thứ ba vào lúc 6 giờ chiều của ngày hôm ấy. Điều đó xác nhận thêm những gì nhiều người đã nói rằng: Hồng y Siri bị ngăn cản đảm nhận chức vụ bởi nhóm những kẻ âm mưu từ Pháp và các mối đe doạ. Do đó, Hồng y Siri thật sự là Đức Giáo Hoàng được bầu thứ năm của thế kỷ 20, và ngài đã nhanh chóng chấp nhận chức vụ này và lấy hiệu danh là Grêgôriô XVII.
Nếu thông tin tình báo của FBI là chính xác, thì “cuộc bầu cử” tiếp theo của Angelo Roncalli (tức Gioan XXIII) trong hai ngày sau đó, có thể là lần bầu thứ năm, hoặc thứ sáu, tuyệt đối là hoàn toàn vô hiệu. Nghĩa là để cho vị này lên, một hoặc hai vị trước đó đã bị bắt buộc phải từ chức, đây là một sự vi phạm rất nghiêm trọng. Bách khoa toàn thư Công giáo, Quyển 1, năm 1907, tr. 32. Luật pháp của Giáo Hội quy định: “… Một sự thoái vị hợp lệ của Đức Giáo Hoàng phải là một hành động tự do, vì thế khi Chức Giáo Hoàng bị cưỡng ép thoái vị, thì sự thoái vị đó là vô hiệu, và người thay thế ông ta – giáo hoàng sau đó – chỉ là một ngụy giáo hoàng.
Nghĩa là cuộc bầu cử tiếp theo của Gioan XXIII sẽ không hợp lệ khi Hồng y Siri buộc phải từ chức bất cứ vì lý do gì. Associated Press “Liên đoàn Báo chí” Mỹ, thường viết tắt là AP.
AP là hãng thông tấn và là cơ quan báo chí lớn nhất trên thế giới, cung cấp tin tức, và những dịch vụ phát thanh cho hơn 1700 tờ báo, khoảng 6000 radio và đài truyền hình ở Hoa Kỳ, cùng khoảng 8500 cơ quan truyền thông đa phương tiện bên ngoài Hoa Kỳ, cũng dùng những dịch vụ thông tin của AP. Số người đọc và nghe tin tức của AP hàng ngày ước lượng là 1 tỉ người. Ngày 27/10/1958 AP đã loan tin về cuộc bầu cử giáo hoàng ở Vatican như sau:
“…Ngay cả các quan chức cấp cao của Vatican cũng bị lừa. Callori di Vignale, thống đốc mật nghị, và Sigismondo Chigi, Nguyên soái mật nghị vội vã đảm nhận các vị trí được giao cho họ. Cận vệ Palatine được triệu tập từ doanh trại và được lệnh chuẩn bị đến Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, để thông báo tên của đức giáo hoàng mới. Nhưng nhóm cận vệ được lệnh quay trở lại doanh trại trước khi đến quảng trường. Lực lượng Cận vệ Thụy Sĩ cũng được báo động.
Nguyên soái Chigi, trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Ý, cho biết sự mơ hồ đã ngự trị trong cung điện. Ông nói thêm rằng sự nhầm lẫn này vẫn tồn tại ngay cả sau khi khói đã lắng xuống và cho đến khi nhận được sự đảm bảo từ bên trong mật nghị rằng, khói đen đã được dự định. Ông nói rằng ông đã có mặt ở ba mật nghị khác và chưa bao giờ thấy khói thay đổi về màu sắc như trong ngày Chúa nhật. Ông nói với các phóng viên sau đó rằng ông sẽ sắp xếp để các hồng y thông báo về sự nhầm lẫn về khói ngày Chúa nhật, với hy vọng rằng điều gì đó có thể được thực hiện để khắc phục tình hình hôm nay. Các linh mục, Đức Ông và những người khác làm việc trong khuôn viên Vatican đã nhìn thấy khói trắng. Họ bắt đầu hoan hô. Họ vẫy khăn tay cách nhiệt tình, và hình ảnh của những người trong mật nghị – trợ lý các Hồng y – trong các ô cửa sổ Điện Tông Toà vẫy tay trở lại. Có lẽ họ cũng tin rằng một đức giáo hoàng đã được bầu…” (Thứ hai 27/10/1958)
Bí ẩn đằng sau làn khói trắng và cuộc họp bí mật sau bầu cử của Mật nghị năm 1958 có thể không được biết đến nếu không có Scortesco.
Scortesco là anh em họ của hai thành viên Cận vệ Thượng trật (có phẩm trật cao) tại Vatican, bao gồm Chủ tịch Cận vệ Thượng trật, chịu trách nhiệm bảo vệ các mật nghị năm 1958 và 1963, và có nhiệm vụ quan sát và ngăn ngừa rằng không có liên lạc nào xảy ra với bên ngoài. Scortesco đã tiết lộ những điều sau đây trong một Bức thư được xuất bản trên tờ Introibo.
“Trong trường hợp của Gioan XXIII (1958) và của Phaolô VI (1963), đã có liên lạc với bên ngoài. Do đó, ta biết rằng có một số đợt phiếu trong mật nghị đầu tiên [1958] dẫn đến cuộc bầu cử Hồng Y Frederich Tedeschini và trong lần thứ hai [1963], Hồng y Siri.” (Trích từ Bản tin Pháp, Introibo, Số 61, tháng 7-8-9 năm 1988, Hiệp hội Noel Pinot, Angers, Pháp, tr. 3.) Scortesco đã thu được thông tin gây sốc này từ các thành viên của Cận vệ Thượng trật.
Scortesco đã được tìm thấy bị thiêu sống trên giường của mình ngay sau khi xuất bản bức thư này (Khoảng tháng tám, tháng chín năm 1988) . Vì vậy, Scortesco, trước khi bị hạ gục, tiết lộ rằng: Đúng ra giáo hoàng phải là Hồng y Tedeschini, chứ không phải Ngụy giáo hoàng Gioan XXIII thực sự được bầu vào năm 1958. Và Hồng y Siri, chứ không phải Ngụy giáo hoàng Phaolô VI, được bầu vào năm 1963.
TGTL xin chú thích ở đây rằng, việc Scortesco bị thanh toán cách dã man như thế, cũng như cuốn sách “The Vatican Exposed: Money, Murder, and the Mafia (Lật tẩy Vatican: Tiền, Giết người, và Mafia) của Cựu cố vấn FBI Paul L. Williams, xuất bản Năm 2003 chỉ là ghi nhận hiện tượng xảy ra trong thời kỳ của một giáo phái thuộc Tam Điểm, có thể gọi là Giáo phái Vatican II, một giáo phái đang đội lốt Giáo Hội. Xin quí thính giả và các bạn trẻ đừng lẫn lộn, vì Giáo Hội của Chúa từ khi được thiết lập cho đến trước năm 1958 vốn là một Giáo Hội Duy Nhất – Thánh Thiện – Công Giáo – và Tông Truyền, không có những hành động như của một đế quốc La Mã Ngoại giáo, mà Khải Huyền gọi tên nó là Con thú và con điếm. Thánh Gioan tác giả Khải Huyền trong thị kiến, khi vừa thấy nó ngài đã thốt lên: “Tôi đã thấy người đàn bà ấy say máu dân thánh và máu của chứng nhân của Đức Giêsu. Thấy nó tôi rất đỗi ngạc nhiên” (Kh 17, 6); “…Nó đã có, nó không còn nữa, nhưng nó lại trở lại” (Kh 17, 8). Sau này, khi đến thời điểm đúng của nó trong trình tự, TGTL sẽ trình bày ý nghĩa liên quan tới nó. Quí vị và các bạn chỉ cần nhớ rằng Đế quốc La mã ngoại giáo ở ba thế kỷ đầu đã say máu dân thánh và máu của các chứng nhân của Đức Kitô; qua 17 thế kỷ sau đó, nó đã không còn nữa, nhưng nay có thể lấy thời điểm của năm 1958 làm mốc thời gian, thì nó đã trở lại và đang tồn tại cho tới bây giờ. Nhưng đừng ai trong chúng ta hãi sợ nó, vì Khải Huyền viết tiếp: “Bấy giờ thiên thần bảo tôi: ‘Sao lại ngạc nhiên? Tôi sẽ nói cho ông hay ý nghĩa huyền bí của người đàn bà và của con thú nó đang cỡi, là con thú bảy đầu mười sừng. Con thú ông vừa thấy, nó đã có nhưng không còn nữa. Nó sắp từ vực thẳm đi lên và đang tới chỗ diệt vong” (Kh 17, 7+8a).
Trong bức thư được trích dẫn ở trên, Scortesco cũng đề cập đến sự giao tiếp với “bên ngoài.” Các tác phẩm sau này của ông chỉ ra rằng thông tin liên lạc này liên quan đến B’nai Brith (Hội Tam Điểm Do Thái). Nếu thông tin liên lạc với “bên ngoài” ảnh hưởng bất hợp pháp đến một cuộc bầu cử Giáo hoàng, điều này có nghĩa một cuộc bầu cử như thế là vô hiệu. Việc liên lạc “bên ngoài” với Hội viên Tam Điểm rất có thể đã ngăn Tedeschini và Siri có khả năng tự do chấp nhận cuộc bầu cử của họ, có thể bởi nhiều mối đe dọa khác nhau, bao gồm cả cái chết. Những người Cộng sản và Tam Điểm đều biết cả Hồng y Siri và Tedeschini, sẽ không cùng tham dự những nỗ lực xấu xa của họ để tiêu diệt Giáo hội Công giáo; Vì vậy chúng phải chặn cuộc bầu cử của họ. Nếu thông tin liên lạc “bên ngoài” được Scortesco đề cập, đã khiến Tedeschini và Siri phải từ chối chấp nhận cuộc bầu cử của họ, thì các cuộc bầu cử tiếp theo của Roncalli [Gioan XXIII] và Montini [Phaolô VI] tuyệt đối không hợp lệ. Chúng ta cũng nên biết rằng, việc thông tin liên lạc với bên ngoài trong khi đang bầu cử, được nhà giáo luật Wernz cho biết: “Một cuộc bầu cử giáo hoàng được tổ chức mà có sự liên hệ giữa bên ngoài với bên trong, thì không còn mang tính cách Mật Nghị của cuộc bầu cử giáo hoàng. Như thế là vô nghĩa và vô hiệu về mặt giáo luật.”
(http://www.newadvent.org/cathen/04192a.htm).
Bên cạnh sự thừa nhận của Scortesco rằng Hồng y Tedeschini đã được bầu năm 1958 và Hồng y Siri năm 1963, nhiều bằng chứng ở trên cho thấy rằng Hồng y Siri đã được bầu trước Hồng y Tedeschini và Angelo Roncalli [Gioan XXIII] vào năm 1958. Nói cách khác, Hồng y Siri không chỉ được bầu vào năm 1963, như Scortesco tiết lộ, mà ngài còn đắc cử ở lần bầu thứ ba vào 6 giờ chiều ngày 26/10/1958, và Hồng y Tedeschini thì đắc cử ở lần bầu thứ tư, sau khi sự đắc cử của H.Y Siri bị ép buộc không được lên ngôi giáo hoàng. Thêm tính đáng tin cho điều này là việc hiện tượng khói tín hiệu giả xảy ra trong cả năm 1958 và 1963.
Theo một linh mục người Ý có kiến thức đã trao đổi với Hồng y Siri, cũng như các tài liệu tình báo Hoa Kỳ (xem bên dưới), một khối Hồng y bảo thủ đã thành công trong việc bầu Hồng y Siri và Tedeschini trong đợt phiếu thứ ba và thứ tư ngày đầu tiên của mật nghị, ngày 26 tháng 10 năm 1958. Cuộc bầu cử Siri sôi nổi nhất là khói trắng xuất hiện thật lâu và thời gian ngưng đọng rất lâu như có một biến cố đã xảy ra bên trong ít nhất là hơn nửa giờ, radio Vatican mới tuyên bố là cuộc bầu cử chưa chắc chắn. Tedeschini đã chỉ được bầu sau Siri, nhưng sau đó Tedeschini cũng bị dẹp sang một bên theo cách tương tự như Siri, để hai ngày sau họ mới có thể cấy ghép Angelo Roncalli (tức là giáo hoàng Gioan XXIII). Một giáo hoàng theo ý họ.
NHỮNG LỜI ĐE DỌA
Paul L. Williams trích dẫn các tài liệu tình báo Hoa Kỳ được giải mật cho hay: “Hồng y Siri đã được bầu làm Giáo hoàng Grêgôriô XVII tại mật nghị, nhưng ngay sau đó, một màn phản đối kịch liệt đã được nghe từ một số Hồng y cấp tiến Pháp, một số khác được cho là Hội viên Tam Điểm, những người ngay lập tức đe dọa Đức Giáo hoàng mới với lời đe dọa rằng, cuộc bầu cử sẽ gây ra bạo loạn lan rộng. Vatican có thể bị ném bom và vụ giết một số giám mục nổi bật đằng sau Bức màn Sắt chắc chắn sẽ xảy ra John Cooney, The American Pope, tr. 259[4]. Họ sẽ ngay lập tức thành lập một giáo hội ly khai quốc tế, nếu Siri rời khỏi mật nghị với tư cách là Giáo Hoàng. Run rẩy trầm trọng, Siri được cho là đã trả lời: “nếu anh em không chấp nhận tôi, thì hãy bầu người khác.” Bằng vào lời tuyên bố này, người ta không thể xem là một câu nói từ chức, cũng không hẳn là một lời thoái vị, vì có chữ “NẾU”. Nhưng dù là hiểu cách nào thì kết quả vẫn là một Giáo Hoàng Đắc Cử mà không được lên ngôi!”
Chính sự kiện này đã đưa đến cơn ác mộng khải huyền mà kết quả là ra đời một “Giáo hội giả” như Lời Đức Mẹ đã nói, giáo hội này được điều hành bởi giáo phái Vaticanô II.
Tổng hợp các nguồn tin FBI, William đưa ra kết luận ngắn gọn: Siri tuy có được số phiếu cần thiết và được bầu làm Giám Mục Tối Cao. Nhưng các hồng y người Pháp đã hủy bỏ kết quả[5], và đã chọn bầu Hồng y Frederico Tedeschini làm “giáo hoàng chuyển giao,” nhưng Tedeschini quá yếu để chấp nhận vị trí này.” Cuối cùng, vào ngày thứ ba của cuộc bỏ phiếu, Roncalli đã nhận được sự hỗ trợ cần thiết để trở thành Giáo Hoàng Gioan XXIII… (Paul L. Williams, The Vatican Exposed, Amherst, NY: Prometheus Books, 2003, các trang 90-92.)
HÃY NÓI SƠ VỀ CUỘC BẦU CỬ GIÁO HOÀNG NĂM 1963
Malachi Martin, một tác giả nổi tiếng[6], một tay trong của Vatican, và là một nhân vật lỗi lạc của những người bảo vệ Ngụy giáo hoàng Gioan XXIII và Ngụy giáo hoàng Phaolô VI, đã khiến câu chuyện này lan rộng trong giới trí thức Công Giáo (ít nhất là liên quan đến cuộc bầu cử năm 1963), nghĩa là ông ta đã thừa nhận trong cuốn sách nổi tiếng The Keys of This Blood (trang 607-609). Malachi Martin đã viết rằng ai ai cũng biết Hồng y Siri đã nhận được số phiếu cần thiết để đưa ông lên thành Giáo Hoàng vào năm 1963, nhưng cuộc bầu cử của Siri đã bị “gạt sang một bên” bởi những gì Martin gọi là “có một chút tàn bạo.” Martin trực tiếp đề cập đến một sự can thiệp xảy ra giữa một thành viên của mật nghị và một “tổ chức quốc tế” (chúng tôi nghĩ tổ chức QT này là Tam Điểm) liên quan đến ứng cử viên Siri. Ông lưu ý rằng điều này liên quan đến một “vấn đề nghiêm trọng đối với an ninh nhà nước [Vatican].” Những người Cộng sản cũng được lệnh đe dọa sẽ thả bom hạt nhân vào Vatican nếu Siri chấp nhận cuộc bầu cử, và họ đe dọa là sẽ giết chết mọi giám mục đằng sau Bức màn Sắt. Vậy là, ngay cả Malachi Martin, một người trong phe ủng hộ Nguỵ giáo hoàng Gioan XXIII và Phaolô VI, cũng thừa nhận Hồng y Siri đã bị áp lực không được chấp nhận chức giáo hoàng mà Martin thừa nhận rằng ông là người đắc cử. Điều này khẳng định những gì Scortesco tiết lộ và chứng minh, một lần nữa, rằng cuộc bầu cử của Giovanni Montini [Nguỵ giáo hoàng Phaolô VI] là gian lận. Công lý của Thiên Chúa là đây! Ngay trong cả hàng ngũ những kẻ gian manh, vẫn có người đứng ra làm chứng cho sự thật.
—————
Chú thích:
[1] Công văn bí mật của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, “Gioan XXIII,” ngày phát hành: 20 tháng 11 năm 1958, được giải mật: ngày 11 tháng 11 năm 1974.
[2] Những lời của phát thanh viên xuất hiện trong tờ báo London Tablet, ngày 1 tháng 11 năm 1958, trang 387.
[3] Houston Post,ngày 27 tháng 10 năm 1958, các trang 1 và 7.
[4] John Cooney, The American Pope, tr. 259.
[5] Hồ sơ bí mật của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, “Hồng y Siri,” ngày phát hành: 10 tháng 4 năm 1961, được giải mật: ngày 28 tháng 2 năm 1994.
[6] Malachi Martin tác giả cuốn “The Keys of This Blood” là một cuốn sách nổi tiếng của cựu linh mục Dòng Tên năm 1990. Malachi Martin đã viết cuốn sách này như một phân tích trong lãnh vực chính trị và tôn giáo về những thập niên cuối cùng của thế kỷ 20. Ông xác định giai đoạn này là giai đoạn cuối của thiên niên kỷ cho một trật tự thế giới mới, có ba đối thủ chính. Nó sẽ thành lập chính phủ một thế giới đầu tiên. Giáo hoàng John Paul II, Mikhail Gorbachev, và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp quốc tế (Tư bản Phương Tây) đang cạnh tranh để thành lập chính phủ thế giới duy nhất này và rằng sự cạnh tranh này sẽ tăng cường vào khoảng đầu thế kỷ 21 (khoảng năm 2000). Cuốn sách tiếp tục tuyên bố là một tường thuật nội bộ về những gì giáo hoàng đang làm để giành chiến thắng trong cuộc đấu tranh chính trị này và cách ông đóng một vai trò quan trọng trong sự sụp đổ của Bức màn sắt.
Martin xác định ba nhân tố chính đang tranh giành quyền thống trị thế giới trong thế giới ngày nay và do đó đặt nền tảng cho phân tích lịch sử của ông: chủ nghĩa duy vật với phương Đông và phương Tây trong chủ nghĩa cộng sản hoặc chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản hoặc chủ nghĩa tự do, và nhân tố thứ ba là Giáo Hội Công giáo La Mã – Một tổ chức về tinh thần – trên địa hạt chính trị thực sự duy nhất. Một trong hai bên phải thắng, vì chúng không thể cùng tồn tại.
Martin giới thiệu khái niệm siêu lực trong cuốn sách. Superforce (siêu quyền lực) là tên không chính thức do Martin đặt cho một nhóm người đóng vai trò chủ động trong hệ thống cấp bậc của Giáo hội Công giáo. Martin tuyên bố rằng siêu quyền lực này là một loại phiên bản giáo hội (tức một loại giáo hội theo kiểu khác) của một nhóm tiếp quản và rằng nó được tạo thành từ các giáo hội có cấp bậc và quyền lực, đang nắm quyền trong Vatican và tại các điểm chính của cấu trúc phân cấp. Họ kiểm soát các cơ quan đầu não quan trọng nhất của cấu trúc mới trên toàn thế giới. Mục tiêu của tổ chức này bao gồm một sự thay đổi cơ bản trong các giáo lý của Giáo Hội. Cuốn sách theo Wikipedia đã được dịch sang tiếng Tây Ban Nha, Ba Lan và Đức.
Bằng vào nhận định của TGTL thì, Siêu Quyền Lực Thế Giới hiện nay đang xoay vần không như tình hình chính trị năm 1990 lúc cuốn sách ra đời. Nhóm mà Martin gọi là “Phiên bản giáo hội” hiện nay đang cùng nằm trong tổ chức Siêu Quyền Lực Thế Giới. Nói chung tổ chức này mang thể xác là tư bản, nhưng hồn của nó đang đầu thai lại là một thứ XHCN Mới. Tuy nhiên, từ dạo đó Malachi Martin đã có cái nhìn chính xác rằng đám tổ chức ra một “Phiên Bản Giáo Hội” khác, là một Superforce, và đám này có chủ trương thay đổi cơ bản giáo lý của Giáo Hội.
Như vậy thì những người Công Giáo thật sự TIN vào Đức Giêsu Kitô, nên tự hỏi xem, là mình nên tin vào một Giáo Hội duy trì toàn vẹn giáo lý của Chúa Kitô, hay tin theo một “Phiên Bản Giáo Hội” đang nắm trong tay sức mạnh “siêu quyền lực”, nhưng đám này chủ trương thay đổi cơ bản giáo lý truyền thống, và mệnh danh là một giáo hội “Cải Cách”? Bởi vậy Chúa luôn kêu gọi: Các con hãy tỉnh thức! kẻo ngày mà Chúa đến, Chúa đã nói rõ: “ Không biết đức tin có còn trên thế gian nữa không?” Câu nói của Chúa chính là tia sáng để cho ai nấy có thể thấy rằng, không phải cứ thấy chỗ nào đa số, thì chân lý nằm ở chỗ đó! Vì thế gian chính là nơi mà Thiên Chúa dùng để sàng lọc con người.
- Hãy nói về Gioan XXIII trong bầu cử và sau Bầu cử
Phải hai ngày sau (28/10/1958), Angelo Roncalli [Gioan XXIII] được bầu, và sau cuộc bầu cử, Gioan XXIII đã tổ chức một cuộc họp bí ẩn kéo dài nhiều giờ sau bầu cử với tất cả những người tham gia mật nghị. Tại sao Gioan XXIII phải tổ chức cuộc họp sau bầu cử này? Phải chăng nó có liên quan đến đợt khói trắng đầu tiên và cuộc bầu cử giáo hoàng thực sự không?
Gioan XXIII yêu cầu các hồng y ở lại mật nghị thêm một đêm thay vì rời đi ngay lập tức như thông lệ… để cảnh báo họ một lần nữa chống lại việc tiết lộ những bí mật của cuộc bầu cử của mình cho người ngoài cuộc…” (Tác giả Alden Hatch là người kể lại chuyện này trong cuốn “A Man Named John – The life of John XXIII ” (Một người tên Gioan: Cuộc đời của Gioan XXIII do nhà xuất bản Hawthorn Books Inc., tr. 163). Một cuốn sách khác chúng tôi xin trích đoạn sau đây:
Sau khi chào hỏi và chúc phúc đám đông reo hò ở Quảng trường Thánh Phêrô. . . Gioan XXIII ra lệnh cho các Hồng y không được giải tán. Ông ấy muốn gặp họ trong bí mật. Đây là một gánh nặng đối với một số Hồng y sức khỏe kém, nhưng để bảo vệ Đức Giáo Hoàng mới, tất cả họ đều ở lại. Đó hẳn là một cuộc họp rất nhạy cảm, vì khi Ngoại trưởng Tardini (1) cố gắng bước vào phòng họp do sự nhầm lẫn rằng mật nghị đã kết thúc, vì thế ông đã ngay lập tức bị Hồng y Tisserant nước Pháp phạt vạ tuyệt thông.” ( Tác giả Mark Fellows đã kể lại trong tác phẩm Fatima in Twilight, tr. 154)
————–
Chú thích:
(1). Ngoại trưởng Tardini – (1888-1961) chịu chức linh mục năm 1912. ĐGH. Piô XII đặt Tardini là người đứng đầu bộ phận nước ngoài (tương đương chức Ngoại trưởng) năm 1944 với chức Đức Ông. Nhưng phải đến năm 1952 Đức Piô XII mới đặt tên là Bộ Trưởng Ngoại giao và nâng ngài lên chức Hông Y, nhưng Tardini xin được từ chối, tuy nhiên được quyền mặc trang phục giám mục và ở chức vụ Ngoại Trưởng cho đến khi ĐGH. Piô XII Băng Hà (09/10/1958). Trong cuộc họp mật sau bầu cử theo lệnh của gh. Gioan XXIII người mới đắc cử, ông đã vô tình bước vào, nên bị H.Y Tissirant nước Pháp trong nhóm nắm quyền lực làm loạn Bầu cử năm 1958 phạt vạ tuyệt thông.
Tuy nhiên, chỉ ngay sau khi nhậm chức, Gh. Gioan XXIII đã xóa vạ tuyệt thông, và yêu cầu Đức Ông Tardini tiếp tục giữ chức vụ Ngoại Trưởng và vì vai trò của người đứng đầu Bộ Ngoại Giao, ông phải nhận chức hồng y. Tardini đã miễn cưỡng phải nhận, ông nói với Gioan XXIII: “Tôi nói thật với Đức Thánh Cha, rằng tôi sẽ không phục vụ dưới quyền Ngài, vì các chính sách mới sẽ cần người mới. Tôi xin nhắc nhở ngài rằng tôi thường xuyên không đồng ý với ngài trong quá khứ. Tôi mệt mỏi và kiệt sức, và sức khỏe của tôi ngày càng tồi tệ. Tôi không có một tham vọng nào hết, ngoài việc ấp ủ từ lâu của tôi là dành trọn vẹn thời gian của tôi cho những em bé mồ côi của Villa Nazareth”.
Tardini viết rằng: Giáo hoàng đã lắng nghe tôi với lòng tốt và sự quan tâm nhưng đến cuối cùng ông trả lời: “tôi hiểu nhưng tôi muốn bạn trở thành Ngoại trưởng của tôi”. H.Y Tardini cũng không còn làm bao lâu, vì ngài đã qua đời vào ngày 30/7/1961 vì một cơn đau tim.
——-oOo——-
Như đã nói trong hai số TGTL#214 &215 rằng các tài liệu về Gioan XXIII có liên hệ với Tam Điểm và Cộng Sản thì nhiều lắm! Không thể kể hết ở đây, hơn nữa, ông là một người theo chủ thuyết Duy Tân – một học thuyết của TĐ đem vào trong GHCG từ đầu thế kỷ thứ 20, rồi lại mang ra truyền bá trong Đại Chủng viện Latêranô như đã nói trong TGTL214. Đưa TĐ cấp cao lồng vào trong Giáo Hội (TGTL215). Nhận nón Hồng Y từ tay tên Thủ Tướng Pháp, người theo XHCN và chống Công Giáo. Hồi ở Venice, Roncalli (tức Gioan XXIII) hô hào tín hữu chào đón những người Xã hội chủ nghĩa trên toàn nước Ý, những người đang tổ chức đại hội lần thứ 32” tại Venice. ĐGH. Piô XI trong Thông Điệp Quadragesimo Anno ngày 15/5/1931 nói: “Không ai có thể đồng thời là một người Công Giáo tốt và một nhà xã hội chủ nghĩa thật sự.” v.v…
Ngay sau khi được “bầu” và chuyển đến Thành Vatican, “Gioan XXIII đã tìm thấy một bức tượng cổ của Hippolytus, một ngụy giáo hoàng thế kỷ thứ ba. Ông đã khôi phục bức tượng và đặt ở lối vào Thư viện Vatican[01]. Gioan XXIII mô tả những gì ông nghĩ rằng thái độ mà Công đồng Vatican II nên có đối với các giáo phái phi Công giáo bằng những lời này: “Chúng tôi không có ý định cử hành một phiên tòa xét xử quá khứ. Chúng tôi không muốn chứng minh ai đúng hoặc ai sai. Tất cả những gì chúng tôi muốn nói là, ‘Chúng ta hãy đến với nhau; chúng ta hãy cùng chấm dứt sự chia rẽ.’”[02] Những chỉ dẫn của ông cho “Hồng y” Bea, người đứng đầu Ban Thư ký Hội đồng Hợp nhất Kitô hữu, là, “Chúng ta phải đặt qua một bên, lúc này, những yếu tố mà chúng ta khác nhau”[03]. Chúng tôi thấy chỉ một thái độ kiêu ngạo đòi xét xử quá khứ là cả một truyền thống Đức Tin trong suốt 20 kỷ nguyên trước ông ta, thì biết ông ta là ai. Người của chúa nào, chứ không phải môn đệ của Đức Giêsu Kitô. Chúng ta biết Thông Điệp nổi tiếng nhất của Gh. Gioan XXIII là “Pacem in Terris” (Hoà bình trên Trái đất). Thông điệp này được các nhà lãnh đạo TĐ ngợi khen là một văn kiện TĐ. Đây là một trích dẫn từ Bản tin Tam Điểm, cơ quan chính thức của Hội đồng Tối cao Bậc 33 của Lễ chế Scotland Cổ đại và Được chấp thuận của Hội Tam Điểm, cho Hợp chúng quốc Mexico, tọa lạc tại 56 đường Lucerna, Mexico, D.F. (Năm 18, số 220, tháng 5 năm 1963):
“ÁNH SÁNG CỦA KIẾN TRÚC SƯ VĨ ĐẠI CỦA VŨ TRỤ KHAI SÁNG THÀNH VATICAN
“Nhìn chung, thông điệp Pacem in Terris, gửi đến tất cả những người có thiện chí, đã truyền cảm hứng cho sự thoải mái và hy vọng. Thông điệp được ngợi ca rộng rãi cả ở các nước Dân chủ và Cộng sản. Chỉ có các chế độ độc tài Công Giáo mới phải cau mày và bóp méo tinh thần của nó. “Đối với chúng tôi, nhiều khái niệm và giáo lý thông điệp chứa đựng rất quen thuộc. Chúng tôi đã nghe những điều ấy từ những anh em duy lý, khai phóng và xã hội chủ nghĩa lẫy lừng. Sau khi đã cân nhắc cẩn thận ý nghĩa từng từ, chúng tôi có thể nói rằng, văn học phế thải cách ngôn và điển hình của Vatican không cách nào sánh được, thông điệp Pacem in Terris là một tuyên bố mạnh mẽ về học thuyết Tam Điểm… chúng tôi không ngần ngại khuyến khích việc đọc kỹ lưỡng nó.”[04]
Nhận định của TGTL: Rõ ràng Roncalli là người của bọn chúng. Chúng ca ngợi Gioan 23 bao nhiêu, thì cũng mạt xát Văn Học Công Giáo bấy nhiêu.
Trong cuốn sách Resurgence du Temple, được xuất bản và biên tập bởi Hiệp sĩ Dòng Đền thờ (Tam Điểm), 1975, trong đó có đoạn sau đây: “Hướng hành động của chúng ta: Tiếp tục Công việc của Gioan XXIII và tất cả những người đã theo ông trên đường đến Chủ nghĩa phổ quát Dòng Đền thờ.”[05]. Nghĩa là khi Roncalli làm giáo hoàng, thì ông đã dẫn người ta đến “Chủ Nghĩa Phổ quát” của TĐ. Vì thời giờ không còn, nên chúng tôi xin kết thúc bằng “cái chết của giáo hoàng gioan 23”. Sau này nếu có dịp chúng tôi sẽ nói thêm.
Sau khi GIÁO HOÀNG GIOAN III qua đời, Vatican gửi đến Gennar Goglia, người cùng với các đồng nghiệp ướp xác Gioan XXIII. Goglia đã tiêm mười lít chất lỏng ướp xác vào cổ tay và dạ dày của Gioan XXIII để trung hòa bất kỳ sự thối rữa nào.[06] Điều này giải thích tại sao cơ thể của Gioan XXIII không phân hủy như cơ thể bình thường. Vào tháng 1 năm 2001, thi thể của Gioan XXIII đã được khai quật và đặt trong một quan tài pha lê chống đạn, hiện đang được trưng bày tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Mặt và tay của Gioan XXIII đều được phủ sáp [07]. Như xác H.C.M. thôi.
TUYÊN BỐ TỪ NHỮNG NGƯỜI TAM ĐIỂM, CỘNG SẢN VÀ KHÔNG CÔNG GIÁO CA NGỢI GIOAN XXIII SAU KHI ÔNG QUA ĐỜI.
Sau cái chết của Gioan XXIII, nhiều văn kiện từ những người Cộng sản, Tam Điểm và Do Thái đã được gửi đến Vatican bày tỏ nỗi buồn về cái chết của Gioan XXIII. Những người như “Fidel Castro và Nikita Khrushchev đã gửi thông điệp ngợi ca và buồn bã”[08].
Ngày 4 tháng 6, 1963, ấn bản của tờ Người đưa tin (El Informador):
“Đại Hội quán Tây Mexico của người Tam Điểm Tự do và Được thừa nhận, nhân dịp Gioan XXIII qua đời, đã công khai nỗi buồn vì sự biến mất của con người vĩ đại này, người đã cách mạng hóa các ý tưởng, suy nghĩ và mô thức của phụng vụ Công giáo La Mã. Thông điệp của Ngài Mater et Magistra và Pacem in Terris đã cách mạng hóa các khái niệm ủng hộ nhân quyền và tự do. Nhân loại đã mất đi một con người vĩ đại, và chúng tôi hội viên Tam Điểm thừa nhận các nguyên tắc cao quý, chủ nghĩa nhân đạo của ông, và ông ấy là một người khai phóng vĩ đại.
Guadalajara, Jal., Mexico, ngày 3 tháng 6, 1963
Tiến sĩ Jose Guadalupe Zuno Hernandez”[09]
Hình ảnh xin mời vào xem trong Webside: tgtl.online
——-oOo——-
ACE trong các Chương Trình TGTL – SVTT & Các DCTĐ Kính Chúc Quý Thính Giả và các Bạn Trẻ một tuần lễ An Bình trong Chúa Kitô và Mẹ Maria
Tài liệu nguồn: (Phát ngôn viên không cần phải đọc)
[01] Paul Johnson, Pope John XXIII, tr. 37, 114-115, 130.
[02] Alden Hatch, A Man Named John, tr. 192.
[03] Alden Hatch, A Man Named John, tr. 192.
[04] Fr. Joaquin Arriaga, The New Montinian Church, tr. 147-148.
[05] A.D.O. Datus, “Ab Initio,” tr. 60.
[06] Wendy Reardon, The Deaths of the Popes, Jefferson, NC., McFarland & Co., Inc., 2004, tr. 244.
[07] Wendy Reardon, The Deaths of the Popes, tr. 244.
[08] Alden Hatch, A Man Named John, sau tr. 238 (trang chèn thứ bảy).
[09] Fr. Joaquin Arriaga, The New Montinian Church, tr. 147.