Đức Leo XIII dạy: “Bất kỳ ai phủ nhận dù chỉ một điểm trong chân lý mạc khải thần linh, là kể như chối bỏ toàn bộ đức tin. Vì người đó khước từ tôn kính Thiên Chúa là chân lý tối thượng và là nguyên nhân mô thể của đức tin.

(ĐGH. Leo XIII, Satis Cognitum – Thông Điệp về Hiệp Nhất Giáo Hội– ngày 29/6/1896, #3).

——-oOo——-

  1. Sau đây là tổng hợp những sai trái giáo hoàng giả đã nói và làm trong suốt một thập niên qua kể từ năm 2013 đến năm 2023 (Tiếp theo)

42. Ngày 20 tháng 1 năm 2013

Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố rằng : “ Những ai là người Hồi Giáo, hãy bám lấy sách kinh Cô-ran. Đức tin mà cha mẹ các bạn đặt để trong tâm hồn các bạn sẽ luôn giúp các bạn tiến lên.”

Nhận xét của Tiếng Kêu Trong Sa Mạc (TKTSM) :

Ông Francis ơi ! Ông đang ngủ mê rồi ! Ông không biết ông là ai ? ông cũng không biết công việc của ông là gì ? Nếu ông là Giáo hoàng của người công giáo thì ông phải lo làm công việc mà người ta bầu cho ông chứ ! Là giáo hoàng, ông đã từ bỏ nhiệm vụ và bổn phận truyền giáo của ông rồi! Hèn chi từ đầu nhiệm kỳ của ông tới nay, biết bao người CG bỏ đạo; Giáo Hội Đức thì y như một giáo hội lạc giáo, nếu không phải ông đang cắt xén, bỏ bớt lề luật của Chúa, thì họ đã trở thành Ly giáo. Mục vụ thì ông đang thi hành sao cho phù hợp với luật lệ của thế gian, mà bẻ lái luật của các Bí tích Chúa đã thiết lập trong mục đích giúp người ta được cữu rỗi, chỉ vì ông đang đi gom các tôn giáo lại cho thành một tôn giáo toàn cầu cho đúng với kế hoạch của bọn Cabal đã đưa ông lên nắm chức giáo hoàng. Chúng tôi xin hỏi ông, ông trả lời cho chúng tôi: người Hồi giáo có bầu ông làm người lãnh đạo cho họ không ? sao ông lại đi lo việc người, khi họ không nhờ ông. Chẳng lẽ ông lại không biết Ko-ran là cuốn kinh thánh của người Hồi giáo là cuốn sách chống lại Thiên Chúa của người Công Giáo, vì người CG thờ một Thiên Chúa Ba Ngôi, còn họ thì không! Cuốn sách ấy cũng chống lại Chúa Giêsu Kitô, vì không công nhận Đức Giêsu là Chúa và là Đấng Cứu Thế. Chỉ một điểm đó thôi thì ông không ngồi chung được với họ, ngoại trừ rồi ông cũng gạt bỏ việc Đức Giêsu là Con Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa.

Chúa phán dạy ông thế nào? Ngài bảo: “Ngươi hãy nhìn nhận tội lỗi của ngươi” (Jeremia 3,13).

  1. Ngày 26 tháng 1 năm 2014

Những con chim bồ câu hòa bình của Giáo Hoàng bị quạ và mòng biển tấn công. (BBC)

Vẫn nhận xét của (TKTSM) : Thánh kinh có chép:

“Cây lành không thể sinh quả độc, và cây độc không thể sinh quả tốt…Ấy vậy do quả chúng, các ngươi sẽ nhận biết chúng” (Mt 7,18&20)

Bồ câu hòa bình của Giáo hoàng bị quạ và mòng biển tấn công là dấu cho thấy con người ông Francis chẳng phải tốt lành gì. Căn cứ vào Lời Chúa nói trên, thì ông thuộc hạng người xấu xa độc ác, vì những lời nói và việc làm của ông, hoàn toàn chiếu theo thế gian mà nói, và làm! Vì thế cái quả cho những việc làm của ông đều là quả độc.

Minh chứng:

* Ông Francis kêu gọi ngày ăn chay và cầu nguyện trên toàn thế giới cho hòa bình tại Syria vào thứ Bảy ngày 7/9/2013, thì từ đó cho đến nay tình hình chiến tranh, xung đột, bạo loạn, bất an, chết chóc tiếp tục bao trùm, không chỉ đất nước này mà cả chiến tranh Nga-Ukraine ngày càng gia tăng.

*Chỉ ít ngày sau buổi cầu nguyện với Shimon Peres và Abu Mazen, một phe của Palestine đã bắt cóc ba học sinh Do Thái.

*Đến trung đông để kêu gọi hòa bình thì trung đông đánh nhau khốc liệt hơn.

* Một ngọn lửa đã phát cháy tại Hang Giáng Sinh – nơi theo truyền thống được cho là Chúa Jesus đã sinh xuống thế làm người cách đây 2000 năm – thuộc Nhà thờ Chúa Giáng Sinh miền Đất Thánh Bethlehem vào 27/05/2014. Linh mục Ibrahim Faltas cho biết sự việc xảy ra chỉ ít giờ sau khi Đức Giáo Hoàng Francis đến viếng nơi đây.

*Cơn mưa dữ dội trút xuống Israel gây ngập lụt khắp nơi gồm thành phố Be’er Sheva, Netanya, Acre và Kiryat Shmona. Tại miền Đất Thánh Jerusalem (nơi Chúa Jesus bị đóng đinh) bầu trời liên tục sấm sét trước thời gian Đức Phanxico đến thăm.

*Một trận động đất cường độ 4.1 richter xảy ra tại Wadi Musa, Ma, Jordan trùng vào đúng ngày ĐGH Francis đặt chân lên miền Đất Thánh.

* Biển ở Ý sôi sục khi ông Francis đến thăm thành phố thuộc thủ phủ Campania ngày 22/03/2015

Kết luận: Những hoa trái do việc làm của ông hoàn toàn là trái độc – Ông không có Chúa Th.Th.

  1. Ngày 28 tháng 1 năm 2014

Giáo Hoàng lên trang bìa tạp chí nhạc rốc Rolling Stone

Vẫn nhận xét của (TKTSM) : Việc mà ông Francis làm trên, có một nhà lãnh đạo tôn giáo nào trên thế gian này làm không? Việc làm của ông có nói lên điều gì về đặc điểm đời sống tu trì của ông hay không? Quý vị đánh giá việc đó là tốt hay xấu? đối với việc làm của một nhà tu trì, mang danh nghĩa là Thánh Cha. Chúng tôi xin hỏi: Danh nghĩa Thánh Cha có xứng với ông hay không?

  1. Ngày 12 tháng 2 năm 2014

Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố rằng : “Nếu các bạn không cảm thấy cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa, các bạn cũng đừng bận tâm tham dự Thánh Lễ!” (NATIONAL CATHOLIC REPORTER).

Lời Bàn: Thảo nào ông ấy từng nói Chúa của ông ấy không phải là Chúa người Công Giáo. Chúa người Công Giáo sẵn sàng bỏ lại 99 con chiên để đi tìm một con chiên lạc; Đàng này ông thấy con nào đi lạc, ông xua tay bảo nó: Ừ, đi luôn đi con, đừng trở lại!

  1. Ngày 14 tháng 2 năm 2014

Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố: ‘Tất cả chúng ta đều biết rằng gia đình hoàn hảo không tồn tại và một người chồng hay người vợ hoàn hảo cũng không tồn tại’ (VATICAN.VA).

Lời Bàn: Ý là giáo hoàng bảo, tốt nhất cả hai đều bất hảo thì hơn? Cho nên ông thích những cặp cứ ăn ở với nhau mà khỏi cần đến nhà thờ làm lễ, vì cứ yêu nhau là có Chúa ở cùng, vì Chúa là tình yêu! Ông áp dụng câu “Thiên Chúa là Tình Yêu” kiểu như thế đấy!

  1. Ngày 20 tháng 2 năm 2014

Giáo Hoàng Phanxicô khai mạc hội nghị ở Vatican với lời kêu gọi cần có sự Uyển Chuyển trong những Cuộc Cải Tổ Gia Đình (THE HUFFINGTON POST)

Lời Bàn: Cho nên sau hội nghị ông đã ra Tông huấn “Amoris Laetitia” (2016) quá sức uyển chuyển. Một lệnh lạc không khác nào khuyến khích trong vấn đề gia đình, người ta thích sống kiểu nào, thì cứ thoải mái đi, rồi lên Rước Lễ cũng không sao … tội trọng không thành vấn đề!

  1. Ngày 28 tháng 2 năm 2014

Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố rằng: “Khi tình yêu thất bại và nhiều lần tình yêu không giải quyết được gì, thì chúng ta phải cảm nhận nỗi đau của sự thất bại đó, chúng ta hãy đồng hành với những người vốn đã từng cảm nhận sự thất bại trong tình yêu của họ” (VATICAN.VA).

Lời Bàn: Có nghĩa là người ta lấy nhau một lần không có hạnh phúc, người ta phải đi các bước kế tiếp mà vẫn không có tình yêu, hoặc cũng rất có thể tình dục chưa thoả mãn (!?) thì mọi người (nhất là các Giám mục, linh mục, cả giáo dân nữa) … phải cảm nhận được nỗi đau khổ của người ta. Cái gì mà cứ bó chặt người ta vào cái chuyện “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly” ? Từ năm 2016 tới nay trong số giám mục, linh mục càng ngày càng có nhiều vị “Học Tập Tốt” sắc lệnh Amoris Laetitia, thông cảm nỗi “Tân” khổ này và cho người ta ly dị, tái hôn và Rước Lễ thoải mái. 20 thế kỷ qua Lề luật của Chúa không ai dám phá, nhưng sang tới thế kỷ 21 thì đã nhiều Gm, Lm bỏ Chúa theo Francis, vì bây giờ ngta sợ quyền lực của Giáo hoàng hơn Chúa. Bởi vì quyền lực giáo hoàng ở ngay trước mặt, Đã có hàng chục linh mục bị mất chức đang sống bơ vơ; cả chục Hồng Y, Giám mục mất nhiệm sở; trong khi dẫu có phản bội Chúa, Ngài cũng không đụng tới, vì Chúa phải chờ đến cuối mùa gặt mới “tính sổ”. Sợ ai hơn thấy liền! Bởi vậy, Sứ Điệp La Salette (1846), Đức Mẹ đã thấy và cảnh báo trước, nhưng chẳng ai cần nghe.

  1. Ngày 3 tháng 3 năm 2014

Giáo Hoàng buột miệng thốt ra câu chửi thề (HUFFINGTON POST)

* Câu này miễn bàn! Người đầy quyền lực làm gì chẳng được! Đàn em nào dám phê phán.

  1. Ngày 5 tháng 3 năm 2014

Giáo Hoàng Phanxicô lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải giữa đám đông dân chúng và phá bỏ nghi thức truyền thống. (REUTERS) (Reporting By Philip Pullella; Editing by Angus MacSwan. Our Standards: The Thomson Reuters Trust Principles.)

Lời Bàn: Rõ ràng là một người khiêm tốn trước đám đông! Còn gì bằng nữa. Đối với người chủ trương cải cách, thì phải mượn truyền thống để làm nổi bật tính cách cá nhân của mình lên. Ở Việt Nam, thời đầu cộng sản, khi phát động phong trào Cải Cách Ruộng Đất, tịch thu ruộng vườn, đấu tố địa chủ, phú nông … để san bằng giai cấp, nhưng không phải là lấy của người giàu phân phát cho người nghèo, mà để cho cả nước cùng nghèo, duy chỉ đảng và nhà nước giàu. Để làm gương cho cả nước, chính Trường Chinh (Tổng Bí Thư đảng) đem bố mẹ ra đấu tố làm gương. Cho nên chuyện một giáo hoàng ra chỗ công chúng mà đi xưng tội, thì chỉ là chuyện nhỏ, rất nhỏ trong một kế hoạch lớn, rất lớn đang cần phải thay đổi hết! Đó là dứt bỏ truyền thống hai ngàn năm.

51. Giáo Hoàng Phanxicô có tạp chí riêng của mình dành cho những người hâm mộ với tên gọi là Il Mio Papa (có nghĩa là ‘Giáo Hoàng của tôi’) ‘Giáo Hoàng Phanxicô viết: Giáo Hội nên ủng hộ những cặp kết hôn theo thủ tục dân sự’ – Trong một cuộc phỏng vấn với báo giới, Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã đề nghị rằng Giáo Hội có thể ủng hộ một số hình thức kết hôn theo thủ tục dân sự khi ông tuyên bố rằng: ‘Chúng ta phải nhìn vào những trường hợp khác nhau và đánh giá những trường hợp ấy theo sự khác biệt đa dạng của chúng.’ (CNN)

Lời Bàn: Kết hôn theo thủ tục dân sự ai cũng biết là không theo phép đạo. Một giáo hoàng CG mà nền tảng Gia Đình Công Giáo là Bí Tích Hôn Nhân do chính Chúa Giêsu thiết lập, lại khéo léo kêu gọi phá đổ Bí Tích nền tảng, vì tổ chức gia đình là đơn vị nền tảng (tương tựa như viên đá góc tường) để xây dựng nên một xã hội loài người có đạo đức, có luân lý, có kỷ cương, có hạnh phúc. Cùng với số 48 nói trên cổ võ việc ly dị, tái hôn, sống thử, sống thật không hôn phối … cứ phá hủy nền tảng đạo đức gia đình đi, sẽ sớm tới một ngày không còn là một xã hội loài người nữa! Thành cái gì chưa biết, nhưng tư tưởng và việc làm có chủ đích như thế, thì lãnh đạo kiểu này không phải là cách của một giáo hoàng, mà là thủ lãnh của các bộ lạc thời du mục. Thời kỳ con người không biết gia đình là gì, tự do tình dục thoải mái, không cần biết đứa con của ai đẻ ra. Tất cả đều là những đứa con của bộ lạc. CS cũng đã từng làm như vậy, sau cuộc cách mạng tháng tám (1945), Hồ Chí Minh và đảng CSVN muốn đánh sập chế độ gia đình Tổ Tiên xây dựng ngàn đời, họ phát động ngay chiến dịch tổ chức đoàn ngũ hóa thiếu nhi “Quàng Khăn Đỏ”, gọi là “cháu ngoan bác Hồ”, tối ngày đi sinh hoạt học tập, lêu lổng, rồi khi phong trào đấu tố “cường hào – địa chủ – phú nông” nổi dậy, thì chính con cái sau khi học tập một thời gian, nhiều đứa có cha mẹ giàu cũng ra mặt đấu tố bố mẹ, để lấy điểm với bác và đảng. Mục đích đảng và nhà nước thâu gom vàng bạc, nhà cửa, đất đai, ruộng vườn đã vậy, nhưng điểm chính là phá sập chế độ gia đình, để đảng xử dụng tiềm năng dân dụng, ngay từ khi đứa trẻ mở mắt chào đời. Cha mẹ có bổn phận phải nuôi, nhưng nhà nước hoàn toàn quản lý. Từ đó cho đến các thế hệ trở về sau không còn chính sách giáo dục của gia đình, công dân đức dục của các thời kỳ Quốc Gia, mà chuyển sang chính sách “trồng người” của đảng và nhà nước. Đến bây giờ chính sách “trồng người” ra sao ai cũng biết, chúng tôi miễn bàn.

Ngày nay chế độ gia đình trong các quốc gia Tây phương cũng như đang manh nha trong Giáo Hội Công Giáo có chiều hướng đi xuống nhiều hơn là hy vọng trở về thời trước CĐ.Vat.II, nhất là kể từ ngày giáo hoàng Francis ban hành Tông Huấn Amoris Laetitia. Tình trạng các gia đình đổ vỡ càng ngày càng gia tăng. Chính sách đem tình dục vào chương trình giảng dạy trong các trường Đạo theo lệnh của Vatican, đã làm cho các bậc phụ huynh hoàn toàn thất vọng về con cái của mình, khi chúng chỉ vừa mới bắt đầu khôn lớn. Bốn chữ “Tự do yêu đương” đã mở ra một chân trời mới đầy hấp dẫn và quyến rũ bầy chim non vừa mới đủ lông, đủ cánh. Rất nhiều gia đình sau một “cơn ngủ đông” thức dậy, chợt giật mình, hững hờ vì mất con, hoặc ngay cả những đứa con còn ăn ở với mình, nhưng tâm hồn của chúng đã trở thành như là những người con xa lạ, hay những đứa trẻ hàng xóm. Có những đứa con ngày xưa rất ngoan ngoãn tay con trong tay mẹ bước vào Thánh Đường mỗi Chúa Nhật, mà nay dõng dạc tuyên bố “con không thích đi lễ”. Có những cha mẹ rớt nước mắt khi nghe con mình thẳng thắn nói: “Con không tin có Chúa”. Giáo hội thì lúc nào cũng oang oang tuyên bố đang Cải tổ , hay Cải Cách do sự thúc bách của Chúa Thánh thần cho phù hợp với thế tục, phù hợp với khoa học và phù hợp với đời sống xã hội loài tiến bộ.

* Đứng trước cuộc Cải cách của Giáo Hội, Đức Hồng Y Tổng Giám mục Köln cảnh cáo:

“Một Giáo Hội tìm cách thích nghi đức tin của mình cho phù hợp với thế gian, thì công việc điều chỉnh ấy không phải là hoạt động của Chúa Thánh Thần”. Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki đã than thở như trên trong bài giảng hôm 8/9/2019. Theo Đức Hồng Y sứ vụ thực sự và duy nhất của Giáo Hội là:“Loan báo; và làm chứng cho các dân tộc và toàn thế giới về ơn cứu độ nhờ Con Thiên Chúa; cũng như chỉ cho mọi người con đường dẫn đến cõi vinh phúc muôn đời. Tuy nhiên, oái oăm thay, đó không phải là những gì thường thấy ngày hôm nay trong Giáo Hội”. Ngài còn tiếp: “Thay vào đó, đối với một số người, Giáo Hội đã trở thành một ‘thực thể xã hội học thuần túy – phù hợp với học thuyết về giới tính – và phải thích nghi với xu hướng chính trị”.

* TGTL nhận định dứt khoát rằng: Thứ nhất: Gh. Francis tuyên bố rằng ông không làm gì khác ngoài việc thi hành tất cả những gì CĐ.Vat. II đã đề ra. Lời tuyên bố ấy không sai! Vì CĐ.Vat.II (1962-1965) cũng tuyên bố mình làm cuộc Cải Cách Giáo Hội. Chỉ có điều đường lối cải cách của gh. Francis bùng lên như vũ bão, làm cho các nhà quan sát tâm linh phải thảng thốt và nhận ngay ra là các Dấu Chỉ của Thời Cuối đã xuất hiện về mặt tôn giáo, nên báo cho mọi người phải luôn luôn cảnh giác. Xin chứng minh: Hồng Y Raymond Burke nguyên Chánh Án Tòa Ân Giải Tối Cao đã xác quyết: “Người ta có thể cảm nhận được rằng, trong Giáo Hội đang lộ ra sự bất tuân đối với các huấn lệnh của Thiên Chúa”, ngài kết luận: “Vì vậy có lẽ chúng ta đã đến thời kỳ cuối cùng rồi”. Thứ Hai: Cứ cho rằng cả CĐ.Vat.II với Francis được sự linh hứng và hướng dẫn của Ch.Th.Th để cải tổ lại Giáo Hội, thì công cuộc cải tổ cho đến nay mới chỉ hơn nửa thế kỷ (61 năm), vậy 19 thế kỷ rưỡi kia Chúa Thánh Thần đã hướng dẫn Giáo Hội đi sai đường hay sao, để cho cuộc cải tổ này phải đổi chiều, đi theo gót giầy của lạc giáo và cũng là ly giáo Luther? Xin chứng minh, Đức HY. Muller, Cựu Bộ Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã phản bác lại quan điểm của Vatican rằng “vì lý do gì mà Công Giáo lại phải cải cách theo đường hướng của Luther, không những thế lại còn ra mặt công khai tôn vinh một kẻ phản Chúa và ly giáo.” Ngài khẳng định: Cuộc cách mạng của Luther là chống lại Chúa Thánh Thần (1)”. Còn Sứ Điệp của Đức Mẹ qua cha Stefano Gobbi Ngày 13.6.1989, Mẹ báo trước:“Tam Điểm đội lốt giáo quyền đang phá hủy sự thật, xuyên qua tổ chức giáo hội giả tạo”. Vậy là Giáo phái Vatican 2 (GPV2) dưới sự lãnh đạo của ông Francis đích thị là “giáo hội giả tạo” rồi còn ai nữa! Chính Chúa Giêsu trong Thông Điệp ngày 9.12.1988 qua nữ tu Guadalupe Chúa tiên báo: “Các con sẽ thấy trong Giáo Hội, Giáo Lý Cha đã bị bỏ qua một bên. Chúng đã bỏ rơi Cha. Chúng đã hủy diệt Bí Tích Thánh Thể bằng thứ giáo lý mới, và đó … chính là sự bội giáo”.

* Vậy chúng ta hãy dùng lý trí mà xét: Chúa Giêsu đã phán: “Giáo Huấn của Ta ban trước sau như một. Đường lối của Ta là duy nhất”. hoặc nghe lời chỉ dạy của sách Châm ngôn “Hãy nhận biết Ngài trong mọi đường lối mình, Ngài sẽ làm cho đường lối của con ngay thẳng. Chớ khôn ngoan theo mắt mình, Nhưng hãy kính sợ CHÚA và tránh điều gian ác” (Cn 6,7). Có khi nào CH.Th.Th. lại dạy kẻ gian ác làm những sự chống đối lại Ngôi Hai Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô hay không? Chắc chắn là không, nên Đức Hồng Y (ĐHY) Gerhard Müller gọi đấy là “một sự thù địch cưỡng chiếm Giáo Hội của Đức Giê-su Ki-Tô” và ngài kêu gọi mọi tín hữu Công Giáo hãy phản kháng, và so sánh cuộc khủng hoảng thời nay của Giáo Hội với thời lạc giáo Arian thế kỷ thứ IV”. ĐHY tiếp: “Không ai buộc phải tuân theo một ông giám mục rối đạo tỏ tường, chỉ vin vào cớ cứ phải vâng lời theo phẩm trật chính thức”. Ngài cho biết cụ thể rằng những lập luận phản kháng là hợp lý khi liên hệ chặt chẽ đến mặc khải chân lý”.

—————

Chú-thích:

(1). Cuộc cách mạng của Luther là chống lại Chúa Thánh Thần.

 Nguồn:https://catholicherald.co.uk/news/2017/10/26/cardinal-muller-reformation-was-revolution-against-the-holy-spirit/ 

  1. Luther đã sai lầm đến mức suy đồi như ngôn từ trong Sắc Lệnh của Đức LEO X rằng: “Những sai lầm do Luther hoàn toàn ý thức và chủ ý rao giảng nhằm chống lại Thiên Chúa, chống lại công trình cứu chuộc của Đức Kitô và Hội Thánh của Người”. (nguồn từ: Franca, The Church, The Reformation, and Civilization, 158)

Như chúng tôi đã hứa kỳ TGTL#222, trong số này, chúng ta sẽ bàn về góc độ thần học của giáo thuyết cải cách Luther. Dĩ nhiên, trong phạm vi “minh họa” bằng lời, chúng ta không thể bàn hết tất cả mọi điểm của Toà án Roma thời Đức Lê-ô X ở thế kỷ 16 đã kết tội ông ta, mà chỉ tập trung ở một góc độ điển hình. Hơn nữa, ngay cả những nhà nghiên cứu đều gặp khó khăn trong vấn đề là Luther đã không để lại một tác phẩm hệ thống trình bày toàn thể quan điểm thần học của ông. Tư tưởng của ông được phát biểu rải rác trong nhiều bài viết soạn cho những cuộc tranh luận, những bài giảng, những cuộc đàm đạo. Nhưng thu lại thì chỉ một việc Martin Lutero vốn đã muốn trở nên một nhà cải cách và sáng lập một Giáo hội, đủ để kết tội là kẻ bội tín, kiêu căng, muốn đứng hàng ngang với Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chỉ thiết lập cho cả thế gian Một Đạo Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền, để hễ ai Tin vào công nghiệp Cứu Chuộc của Người và tuân giữ tất cả các lề luật Người đã ban cho, thì được hưởng Ân sủng Thần Linh Thánh Hóa mà trở nên người Công Chính, thì mới được Đức Chúa Cha cho người đó vào Nước Thiên Chúa.

Tuy vậy, chúng tôi cũng không bỏ qua điều mình đã đặt ra và hứa hẹn.

Lược tóm: Martin Luther – một linh mục Dòng thánh Augustinô – Chủ xướng cái gọi là công cuộc Cải Cách của Luther – The Reformation of Luther  vào năm 1517 tại Đức và lan sang Pháp với John Calvin và Thụy sỹ với Ulrich Zwingli  và các nước Bắc Âu sau đó. cuộc Cải Cách mang tên protestantism (tiếng Việt dịch là Kháng Cách, hay Thệ Phản). Tên gọi khác của nó là Tin Lành (Evangelicalism). Hiện nay Tin Lành có cả hàng chục ngàn giáo phái ở Mỹ (Bài kỳ trước ông Trần Thanh Giang chỉ nói có 300), hoạt động với nhiều danh xưng khác nhau, tuy nhiên ít nhiều gì vẫn có liên hệ đến nguồn gốc thệ phản ( protestantism) nói trên. Một đặc điểm của các giáo phải Tin Lành là họ không có hệ thống giáo quyền chung (Hierachy) như Giáo Hội Công Giáo có hàng giáo phẩm tối cao từ trung ương Roma cho đến các giáo hội địa phương ở mỗi quốc gia. Các nhánh Tin Lành hầu như độc lập với nhau về quyền bính, nhân sự, tài chính và phương thức hành đạo. Chỉ nhìn vào khía cạnh chia rẽ, hay phân hóa cách tổng thể như thế, thì hiệu quả cho thấy không có sự hiện diện của Ch.Th.Thần, thì công việc cải cách của Francis theo dấu chân của Luther cũng thế thôi! Ngày 31 tháng 10 năm 2017 đánh dấu tròn 500 năm cái gọi là công cuộc Cải Cách của Luther. Vatican2 (TGTL gọi như vậy để Phân biệt với Vatican trước CĐ.Vat.II) chào mừng biến cố này bằng việc cho phát hành bộ tem có hình Martin Luther tay cầm cuốn Kinh Thánh đang quỳ dưới chân thánh giá! Francis lại còn cho đúc tượng đặt tại phòng danh dự mang tên Phaolô VI là vị giáo hoàng đã bế mạc CĐ.Vat.II, một công đồng cải cách theo Luther – phá bỏ truyền thống Công Giáo – với giải pháp “Đại Kết” các tôn giáo để mong làm thành một tôn giáo “Phổ Quát” tức Tôn giáo Toàn cầu. Công Cuộc Cải Cách của Luther thực chất là công cuộc phá hoại – The Destruction of Luther. Vào tháng 6-1520 Luther bị Giáo hoàng Leo X ký lệnh rút phép thông công và án lệnh này được thi hành năm 1521. Sau đây là một vài điển hình cho rất nhiều những lý do làm nên Bản Án Lệnh nói trên:

Vấn đề Nền Tảng – Đức tin là gì? Đối với Công Giáo, Đức Tin là một sự quy thuận của lý trí đối với các chân lý được Thiên Chúa mạc khải và được Giáo Hội truyền dạy. Không dựa trên chân lý nội tại, nhưng dựa trên uy quyền của chính Thiên Chúa là Đấng Mạc Khải, Đấng không bao giờ lừa dối và không thể bị lừa dối. Và nó thuộc về lãnh vực của trí tuệ.

Cũng đối với đạo Công Giáo, con người được cứu độ không phải chỉ do bởi đức tin mà thôi, nhưng do bởi đức tin đi kèm với việc làm: tin và thực hành lề luật Chúa truyền dạy. Đức tin không có việc làm là đức tin chết (Gc 2,17).

– Nhưng Theo Luther, đức tin không phải là một sự quy thuận của lý trí đối với các chân lý được Thiên Chúa mạc khải, nhưng là một sự tín thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa (Một chân lý nội tại). Do vậy, đức tin ấy là một điều gì đó thuộc về đức cậy (hope) chứ không phải là đức tin. nó thuộc về phạm trù tình cảm và ý chí.

Vấn đề Công chính hoá là gì? Đối với Công Giáo Công chính hoá là việc linh hồn được đưa vào tình trạng công chính qua một sự thông ban ơn thánh hoá và bác ái siêu nhiên vào trong linh hồn, tạo ra một sự tái sinh thiêng liêng thực sự và làm cho con người được tham dự vào bản tính Thiên Chúa (2Pr 1,4), được làm nghĩa tử của Thiên Chúa (Ep 1,5), được làm người thừa kế Nước Thiên Chúa (Rm 8,17). Giáo lý Công Giáo: Con người được nên công chính là vì tội lỗi con người thật sự được tẩy xoá, linh hồn con người thật sự được tái sinh và trở nên một tạo vật mới, và được làm cho nên công chính do ân sủng của Đức Kitô.

– Nhưng Luther đã Sai lầm về công chính hoá: Luther cho rằng, linh hồn người công chính không thực sự được làm cho nên công chính và tội của họ cũng không thực sự được tẩy xoá. Họ chỉ được Thiên Chúa làm ngơ bỏ qua cho tội lỗi và được coi là công chính mà thôi.

* Làm ngơ sao được, Kinh Thánh Chúa đã nói rõ: “Thiên Chúa sẽ trả cho mỗi người theo việc họ đã làm. Hỡi kẻ bất lương cứ làm điều bất lương nữa đi, kẻ ô uế cứ ra ô uế nữa đi, người công chính hãy thi hành công chính nữa đi. Này ta sắp đến và đem theo phần thưởng để trả cho mỗi người theo việc họ đã làm.” (Kh 22,11-12).

Vấn đề Sai lầm về ân sủng: Luther cho rằng, chỉ cần tín thác vào công nghiệp của Đức Kitô thì con người sẽ được Thiên Chúa đoái nhìn sủng ái, tội lỗi của họ sẽ được che phủ, và họ sẽ được cứu độ bất kể họ sẽ phạm bao nhiêu tội.

* Quá sai: Công Đồng Trento đã dạy rằng: Bất cứ ai nói rằng con người được nên công chính không phải do nỗ lực thực hiện những điều Chúa muốn phải làm, thì ân sủng và tình yêu của Chúa Thánh Thần mới tuổn đổ vào lòng họ và ở lại trong họ, nhưng chỉ do sự sủng ái của Thiên Chúa không mà thôi, thì bị vạ tuyệt thông. Chính sự sống siêu nhiên được thông ban vào trong linh hồn của con người để biến đổi con người từ bên trong.

Luther Sai lầm về ơn cứu độ: Luther khẳng định rằng, để được cứu độ thì không cần phải tuân giữ các điều răn của Thiên Chúa; điều duy nhất cần, đó là sự tín thác (trust) vào Đức Kitô. Đây là lời của Luther: “Thiên Chúa chỉ đòi buộc bạn tuyên xưng đức tin. Mọi chuyện khác Ngài để mặc bạn tự do, làm bất cứ điều gì bạn muốn mà chẳng nguy hại gì cho lương tâm của bạn; sẽ chẳng có gì khác biệt nếu bạn bỏ vợ, chạy trốn khỏi ông chủ, hay thoái thác mọi bổn phận. Có là gì đối Thiên Chúa nếu bạn làm hay không làm những điều như thế?

*** Bởi thế ngụy gh. Phanxicô nói: “Bạn có thể làm bất cứ gì bạn muốn, miễn là không hại tới người khác”. Câu nói này đồng tư tưởng, đồng quan niệm với Luther, cho nên khi hỏi về đồng tính lấy nhau, ngài trả lời: “Tôi là ai mà được quyền xét đoán”, nghĩa là họ lấy nhau thì có hại gì cho ai? Và vì vậy ngài cho phá thai, cho ngừa thai, cho ly dị, tái hôn … tội gì rước lễ cũng được hết. Đúng theo sách vở của Luther: Thiên Chúa sẽ làm ngơ bỏ qua cho tội lỗi .

Luther Sai lầm về bản tính con người:

Luther dạy rằng, do tội nguyên tổ, bản tính con người đã hoàn toàn bị hư hỏng và không còn khả năng để tái sinh hay thánh hoá. Luther viết: “Bản tính con người đã bị hư hỏng đến mức không bao giờ có thể được tái sinh, và tội lỗi sẽ mãi mãi ở trong linh hồn con người. Đấng Toàn Năng không nhìn đến tội của con người. Ngài che phủ nó bằng công nghiệp của Đức Kitô và không quy trách tội lỗi của người đặt niềm tin vào những đau khổ của Đấng Cứu Thế.”

* Luận: Luther đi đến chỗ chối bỏ ý chí tự do của con người. Vì chối bỏ ý chí tự do nên Luther cũng chối bỏ trách nhiệm luân lý mà con người phải chịu cho hành động của mình. Giống như loài vật, không có ý chí tự do, nên con người không phải chịu trách nhiệm về hành vi tội lỗi của mình. Vì cho rằng bản tính con người đã hoàn toàn hư hỏng và không còn khả năng làm điều tốt, Luther chối bỏ luôn sự cần thiết của các việc lành  và cũng chối bỏ luôn sự cần thiết của việc tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa. Ông ta đã quên hẳn Mạc khải của Chúa về cuộc phán xét chung, khi ấy những kẻ không làm những việc lành và cứ thoải mái phạm tội, Chúa đã phân chia cho họ như là dê ở bên trái, trong khi những người khác là chiên ở bên phải. Những kẻ ở bên trái sau khi nghe Chúa luận tội xong, thì số phận của họ là ra đi để chịu cực hình muôn kiếp (Mt 25,31-46; Gc 2,24)

Quan niệm về bản tính con người theo Kitô giáo:

Con người hoàn toàn có ý chí tự do hành động, có trách nhiệm luân lý, có khả năng làm điều tốt, để được tái sinh hay thánh hoá. để được cứu độ, con người phải làm các việc lành, vì ngày phán xét chung người Công Giáo tin vào mạc khải của Chúa, họ không muốn bị đứng ở thành phần dê bên trái. (Mt 25,31-46; Gc 2,24) nên họ ngoan ngoãn tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa. Con người không chỉ cứ “Lậy Chúa, Lậy Chúa, mà còn phải thi hành lời Chúa”! “Đức Tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2, 14-18) .

Một cách chung ở góc độ thần học:

1- Chống lại đủ thứ: Những người chủ trương cải cách (reformations) ở thế kỷ 16 (Luther – Mélanchton – Duns Scott – Calvin – Scotus v.v… đã hoàn toàn bác bỏ mọi nền tảng thần học về bí tích và cơ cấu tổ chức giáo quyền (Hierachy) của Giáo Hội Công Giáo. Họ chống lại vai trò trung gian của Giáo Hội trong việc hòa giải con người với Thiên Chúa qua bí tích tha tội hay hòa giải (reconciliation) vì họ không nhìn nhận bí tích truyền chức thánh (Holy Orders) qua đó Giám mục, Linh mục được truyền chức thánh và có quyền tha tội nhân danh Chúa Kitô (in persona Christi) cũng như thi hành mọi sứ vụ (ministry) thiêng liêng khác. (rửa tội, thêm sức, thánh thể,  Xức dầu thánh, chứng hôn).

Luther hoàn toàn ý thức và chủ ý rao giảng nhằm chống lại Thiên Chúa, chống lại công trình cứu chuộc của Đức Kitô và Hội Thánh của Người. Chính Luther đã thú nhận rằng: “không có một tôn giáo nào trên thế giới dạy một thứ giáo lý về công chính hoá như thế này: Chính tôi, bề ngoài rao giảng nó, nhưng bên trong thật khó để tin nó.” Luther phủ nhận tín điều Đức Mẹ Đồng Trinh, phủ nhận sự tồn tại của luyện ngục, bảo vệ quyền tuỳ tiện giải thích thánh kinh …và còn biết bao những lời nói lộng ngôn phạm thượng khác, xúc phạm đến Đức Mẹ, các thánh và các ĐGH. Luther quả quyết, phải loại bỏ Mười Điều Răn khỏi lòng trí con người.

Tất cả các nhà Tâm linh quan sát và theo dõi các hoạt động hôm nay của “giáo hội lầm lạc”, nhằm bảo vệ GH Mầu Nhiệm của Chúa Kitô, đều nhận thấy Francis là con người được đúc khuôn từ học thuyết của Luther và đang tái thực hiện những sai lầm của ông ta. Nhưng Luther thì tách ra để thành lập giáo hội Thệ Phản, còn Francis thì thực hiện giấc mộng của CĐ.Vat.II là chỉ mượn thế đứng của GHCG để thành lập một “giáo hội toàn cầu”, bao gồm tất cả các tôn giáo. Nhưng đừng mong! Vì Chúa Giêsu đã tuyên bố qua Phêrô: “Con là Đá, trên Viên Đá này Ta xây Giáo Hội của Ta cho dù quỉ hoả ngục cũng chẳng làm gì được” (Mt 16: 18-19) .

Diểm căn bản trong nền thần học của Tin Lành là con người đã bị tội tổ tông phá hủy mọi khả năng hành thiện rồi (Tức là không có khả năng làm việc lành, việc thiện), nên mọi nỗ lực cá nhân để được cứu rỗi đều vô ích và vô giá trị.Do đó, chỉ cần tuyên xưng đức tin vào Chúa Kitô dựa trên Kinh Thánh là được cứu rỗi mà thôi. (Sola fide, sola scriptura).

Ngược lại, Giáo Hội Công Giáo tin rằng con người vẫn có trách nhiệm cộng tác với ơn Chúa để được cứu rỗi. Nói khác đi, muốn được cứu độ, con người phải cậy nhờ trước hết vào lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa và công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô, nhưng cũng phải có thiện chí cộng tác với ơn thánh để sống và thực thi những cam kết khi được rửa tội. Nếu không, Chúa không thể cứu ai được như Chúa Giêsu đã nói rõ:

Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ có ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.” (Mt 7:21).

Nói khác đi, không phải rửa tội xong, rồi cứ hát Alleluia và kêu danh Chúa Kitô là được cứu độ. Điều quan trong hơn nữa là phải sống theo đường lối của Chúa, nghĩa là thực thi những cam kết khi được rửa tội: đó là mến Chúa, yêu người và xa lánh tội lỗi. Nếu không, rửa tội và kêu danh Chúa thôi vẫn ra vô ích.

Anh em tin lành không chia sẻ quan điển thần học này, nên họ chỉ chú trọng vào việc đọc và giảng Kinh Thánh, nhưng không nhấn mạnh đến phần đóng góp của con người như Chúa Giêsu đòi hỏi trên đây. Ngoài phép rửa và Kinh Thánh, họ không tin và công nhận một bí tích nào khác. điển hình là bí tích hòa giải mà các giám mục và linh mục Công Giáo được phép tha tội cho các hối nhân, nhân danh Chúa Kitô (in persona Christi).

Lại nữa, vì không công nhận phép Thánh Thể, nên họ không tin Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong hình bánh và rượu, mặc dù một số Giáo phái Tin lành có nghi thức bẻ bánh và uống rượu nho, khi họ tụ họp để nghe giảng kinh thánh., Nhưng đó không phải là cử hành Bí Tích Thánh Thể ( Eucharist) như trong Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo Đông Phương … Sứ vụ quan trọng của họ chỉ là giảng kinh thánh, vì họ chỉ tin có Kinh Thánh (Sola Scriptura) mà thôi.

2- Nhưng Kinh Thánh lại được cắt nghĩa theo cách hiểu riêng của họ, nên có rất nhiều mâu thuẫn hay trái ngược với cách hiểu và cắt nghĩa của Giáo Hội Công Giáo.

Thí dụ, trong cách đọc và hiểu kinh thánh của Tin lành là câu Phúc Âm Thánh Marcô kể lại một ngày kia Chúa Giêsu đang giảng dạy cho một đám đông người, thì Đức Mẹ và các môn đệ của Chúa đến. Có người trong đám đông đã nói với Chúa rằng: “Thưa Thầy có mẹ và anh em, chị em của Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy” (Mc 3:32). Anh em tin lành đã căn cứ vào câu này để phủ nhận niềm tin Đức Mẹ trọn đời đồng trinh của Công Giáo và Chính Thống, vì họ cho rằng Mẹ Maria đã sinh thêm con cái sau khi sinh Chúa Giêsu. Nghĩa là họ chỉ tin Đức Mẹ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giêsu mà thôi. Thật ra cụm từ “anh chị em” trong ngữ cảnh (context) trên đây chỉ là anh chị em theo nghĩa thiêng liêng (spiritual brotherhood, sisterhood) và đây là cách hiểu và giải thích Kinh Thánh của Công Giáo và Chính Thống, khác với Tin lành và Anh giáo.

Sau hết, về mặt quyền bình, các giáo phái Tin lành và Anh giáo đều không công nhận Đức Giáo Hoàng là Đại Diện (Vicar) duy nhất của Chúa Kitô trong sứ mạng chăn dắt đoàn chiên của Người trên trần thế. Đó chỉ là đặt ra về vấn đề quyền bính của vị Đại Diện Chúa Kitô, chứ một khi họ đã là ly giáo, thì khỏi cần phải nói chuyện công nhận hay không công nhận. Ngay như giáo hoàng Francis, từ mấy năm nay ông đã tự ý bỏ chức “Đại Diện Chúa Kitô” trong cuốn Niên-Giám Vatican. Có lẽ vì trong vai trò đi làm “Đại Kết” ông phải bỏ vai trò làm người “Đại Diện Chúa Kitô” thì ngta mới chấp nhận ngồi nói chuyện với ông chăng? Nhưng biết đâu Ý Chúa Nhiệm Mầu đã khiến ông phải làm ra như vậy, vì trong Thông Điệp của Chúa qua vị Nữ tu Guadalupe Ngày 08/02/1990, Chúa đã bảo cho đoàn chiên của Chúa biết rằng, ông ta là một Ngụy giáo Hoàng. Ngụy thì đại diện Chúa sao được.

3- về bí tích: Tất cả các nhóm Tin Lành và Anh Giáo đều không có các bí tích quan trọng như Thêm sức, Thánh Thể, Hòa giải, Hôn Phối, Sức Dầu bệnh nhân và Truyền Chức Thánh, vì họ không có nguồn gốc Tông Đồ (Apostolic succession) – và quan trọng hơn nữa, người sáng lập của họ là người thường dân (Martin Luther, John Calvin.. Henry VIII)  chứ không phải là chính Chúa Giêsu-Kitô, Đấng đã lập Giáo Hội của Chúa trên Đá Tảng Phêrô. (Mt 16: 18-19) và Giáo Hội Công Giáo tồn tại do Đấng kế vị Phêrô và các Giám mục hiệp thông với Ngài điều khiển”. Cho nên các nhánh Tin Lành và Anh giáo  đều  không có chức linh mục và giám mục hữu hiệu, để cử hành các bí tích kê trên. Mặc dù họ có quyền chứng hôn, nhưng đó không phải là Bí Tích.

Nói đến nguồn gốc Tông Đồ (Apostolic succession), thì liệu sau CĐ.Vat.II nguồn gốc này có còn nữa hay không? Đây lại là một vấn đề rất to lớn, mà phạm vi bài này không thể mổ xẻ và bàn tiếp được.

Tạm kết: Như chúng tôi đã trình bày, sự tuyển chọn và gom góp những điểm đối chọi, hay khác biệt giữa Giáo Hội CG Truyền Thống và những người cải cách trên đây chỉ là điển hình. Tuy nhiên, ĐGH. Leo XIII đã dạy: “Bất kỳ ai phủ nhận dù chỉ một điểm trong chân lý mạc khải thần linh, là kể như chối bỏ toàn bộ đức tin. Vì người đó khước từ tôn kính Thiên Chúa là chân lý tối thượng và là nguyên nhân mô thể của đức tin.

——-oOo——-

ACE/TGTL/SVTT&DCTĐ Kính chúc Quý thính giả và các bạn trẻ Một Tuần Lễ An Bình trong Thiên Chúa và Mẹ Maria.