HỌC HỎI KINH THÁNH

HỌC HỎI KINH THÁNH2022-03-03T11:51:08+08:00

BÀI 6: HỌC HỎI LỜI CHÚA

-“Thánh Công đồng khuyến khích con cái Hội Thánh chuyên cần học hỏi những khoa học Thánh Kinh, hãy tiếp tục công trình đã khởi sự cách tốt đẹp với những năng lực ngày càng đổi mới và tất cả hăng say hợp với cảm thức của Hội Thánh.” (MK 23) (MK: Hiến chế Mặc Khải của Công Đồng Vaticano II) 1. Nhiệm vụ của người Kitô hữu: Hội Thánh kêu gọi các tín hữu : -“Thánh Công Đồng tha thiết và đặc biệt khuyến khích mọi Kitô hữu, phải năng đọc Thánh Kinh để học biết khoa học siêu việt của Chúa Giêsu Kitô” (P [...]

BÀI 5: LÀM THẾ NÀO ĐỂ HIỂU SÁCH THÁNH (TT)

Đẳng Thức Thần Linh: 3) Đồng Nhất Diệu Nguyên: Sau khi đọc toàn diện từ đầu tới cuối bộ Thánh Kinh, chúng ta thấy rõ ràng sự hoạt động kỳ diệu của thần linh mang tính đồng nhất ngay tự lúc bắt đầu. Chúng ta hãy nhìn lại cách dân Do-thái được cứu thoát khỏi cảnh làm nô lệ ở Ai-cập, tương ứng với một nhân loại ngày hôm nay đang làm nô lệ cho tội lỗi. Cứ mỗi một điều luật của Pha-ra-ô ràng buộc người nô lệ Do-thái, là y như một thứ gông cùm của tội lỗi hôm nay ràng buộc con người văn minh đương thờ [...]

BÀI 4: LÀM THẾ NÀO ĐỂ HIỂU SÁCH THÁNH (TT)

II. Đẳng thức Thần Linh: 1) Nhìn từ Thế hệ (hay Thời đại): Từ bài một tới giờ, chúng ta đã đồng ý với nhau rằng Kinh Thánh là Lời Chúa - Lời Thiên Chúa nói với nhân loại – Nhưng phải thành thực mà nói rằng rất nhiều độc giả Kinh Thánh không cảm thấy thỏa mãn về rất nhiều điểm trong cuốn sách. Bởi cứ theo lẽ tự nhiên, người ta muốn tìm trong những bản văn Kinh Thánh một nguồn thác chân lý siêu tuyệt, với những hình ảnh đạo đức cao vời. Chân lý siêu vượt thì có rồi, nhưng những nhân vật thần tượng [...]

BÀI 3: LÀM THẾ NÀO ĐỂ HIỂU SÁCH THÁNH

TỪ MÔ THỨC CẤU TRÚC ĐẾN ĐẲNG THỨC THẦN LINH I. Từ mô thức cấu trúc: Trước hết chúng ta cần có một số  nhận thức đứng đắn sơ khởi cho việc tìm hiểu, hay học hỏi về Kinh Thánh như sau: ​1) Nhiều người chưa quen với Thánh Kinh, khi cầm một quyển trong tay, đều cho rằng các tác phẩm Thánh Kinh hình thành theo trật tự đã được sắp xếp trong quyển sách. Theo quan niệm này, thì bài tường trình Sáng tạo, vì nằm đầu quyển sách, nên được coi như phần cổ nhất trong Kinh Thánh. Cũng như đối với sách Tân Ước, [...]

BÀI 2: KHÁI NIỆM VỀ KINH THÁNH (TIẾP THEO)

Lời Thiên Chúa ​ 1. Thiên Chúa đi tìm con người: Câu chuyện vắn tắt ở đây, lấy không gian là địa lý của vùng đất trù phú giữa hai con sông Nile và Euphrates. Lấy thời gian của nhóm các bộ lạc du cư chạy trốn khỏi xứ sở có nền văn minh là Ai cập, nhưng họ lại không thể sống quây quần cách tự do cũng như giữ đạo của mình. Sau chuyến vượt thoát đầy gian nan, gay cấn nhờ Đức Chúa của họ, tới xứ Khô-rép giữa sa mạc mà tên của vị Thiên Chúa là Gia-vê. Họ không chỉ là một bộ tộc du cư trắng tay, xơ xá [...]

BÀI 1: KHÁI NIỆM VỀ KINH THÁNH

Kinh Thánh (Lời ghi trong sách): Khi đọc Kinh Thánh cả Tân-ước lẫn Cựu-ước, ngày nay chúng ta không còn được nghe Chúa nói bằng tai, như dân Do Thái xưa, như các Tiên tri, các Ngôn sứ, và ngay cả như các Tông đồ của thời Tân ước nữa. Một số các Lời của Thiên Chúa được kết tinh thành văn bản, do sự biên chép của nhiều tác giả. Nói cách khác: Những mạc khải của Thiên Chúa ban nơi sa mạc, cũng như những Lời dạy dỗ của Chúa Giêsu trên khắp núi đồi, trong thành thánh, hay nơi công đường … nay được tì [...]

Go to Top