HỘI TAM ĐIỂM
– (A): Có phải để chống lại những người đã dâng mình cho Chúa, quỷ Luxiphe đã mua chuộc họ, mà điềm báo thứ 7 Mẹ muốn lưu ý Đức Giáo Hoàng để ngài đề phòng chăng?
– (M): Thế gian sẽ có Giáo Hoàng giả, tiên tri giả và nhiều kẻ như thế, để phỉnh gạt nhân loại. Đức Giáo Hoàng sẽ bảo các tín hữu tỉnh thức đề phòng, và đừng tin theo những hạng người ấy.
– (A): Quyền lực ma quỷ được Chúa cho phép 75 năm sẽ thực hiện trong thời kỳ nào, thưa Mẹ?
– (M): Quyền đó sẽ được thực hiện trong 75 năm và được chấp thuận như con đã biết dưới triều đại Đức Giáo Hoàng Lêô XIII. Vì tội thế gian và vì Chúa muốn cho kẻ lành thêm công phúc, nên thời kỳ đó có thể sẽ vẫn còn được tiếp tục cho đến khi mọi sự sẽ xẩy đến.
(Chú thích của TGTL về Tam Điểm: Hầu như ai cũng biết sơ qua về danh xưng của một hội kín rất kín, có tên là Tam Điểm. Nhưng vì quá kín, nên ít người bỏ giờ tìm hiểu về hội này. Nhân vì, chính Đức Mẹ không những xác nhận với cha André về tầm mức tối nguy hiểm của nó, mà tổ chức ấy lại còn bao trùm khắp thế giới, đặc biệt nó lại đang hoạt động mạnh nhất tại những nước có tầm vóc về chính trị, hoặc được xem là cường quốc như Mỹ, Anh, Pháp. Cho nên tác giả TGTL xin được mạn phép trình bày ít nhiều về Hội Kín Tam Điểm, cùng mấy vệ tinh quan trọng của nó, để chúng ta cùng cảnh giác và đề phòng).
35. Tam Điểm: Cơ cấu và tổ chức.
Nguồn gốc Tam Điểm không ai biết chắc chắn. Có giả thuyết cho rằng Nguồn gốc Tam Điểm bắt nguồn từ một nghiệp đoàn thợ nề chuyên xây cất các Thánh Đường, xuất phát ở Lombardia, Bắc Ý, thủ phủ là Milan vào thế kỷ VIII, rồi bành trướng ra khắp Châu Âu (Tk XI-XII). Lại có truyền thuyết cho rằng NÓ khởi sự từ thời Ai Cập, Hy Lạp và La Mã cổ đại. Gọi là Hội Kín, vì các hội viên phải tuyên thệ giữ bí mật. Là Tam Điểm, vì bên cạnh chữ ký của họ có 3 chấm theo vị trí của một tam giác đều, đỉnh ở trên. Tuy nhiên, danh chính ngôn thuận của tổ chức Tam Điểm không cần dấu diếm là “Thợ Nề Tự Do” (Franc Maconnerie), Anh, Mỹ viết là “Freemasonry”, thường được rút nhắn thành “Masonry, hoặc Mason”. Biểu hiện bề mặt: Không theo một ý thức hệ, hay tôn giáo riêng, nhưng cổ võ và phát triển “Tình Huynh Đệ” (Brotherhood), đó là về tinh thần. Vật thể biểu hiện là “Chiếc com-pa và thước thợ, hay thước vuông, tức Craft, hay “Nghề thủ công”. Xem ra có tinh thần cổ võ thợ thuyền, nhưng chủ trương mời gọi, lôi cuốn trong sự tuyển chọn những nhân vật thượng lưu có tầm vóc trong xã hội: Địa vị cao, các thương gia giàu có, giới trí thức các ngành, các bộ môn, tìm kiếm và mua chuộc bằng được các nhân tài, nhất là thiên tài bằng mọi giá. Hàng năm, các thành viên đủ loại như vừa kể trên, lại được phân loại và xếp hạng, căn cứ vào sự thành công và tiến bộ cá nhân trong xã hội, trong kinh doanh, hoặc trong các nghề ngành chuyên môn. Bởi thế Tam Điểm phân ra 33 cấp. Thông thường là “Thợ tập sự” (Apprenti, hay Entered Apprentice); Thợ bạn (Compagnon, hay Fellow Craft); Thợ Cả, hay bậc thầy (Maitre, hay Master Mason), nhưng thực tế không ai là thợ cả, đó chỉ là danh từ, hay cách nói. Cấp lãnh đạo được chọn trong các thợ cả, tức Maitre và họp thành ban Trung ương (centre). Thời sơ khai, hội chỉ có thành viên nam, không có nữ, nhưng sau phụ nữ cũng được gia nhập với tư cách là “Hội viên tán trợ”. Họ thành lập rất nhiều chi hội kín (lodge) trên thế giới. Mỗi chi hội đứng đầu là một huynh trưởng (Vénérable). Nơi họ thường họp gọi là đền thờ. Các hội viên Tam Điểm đều được tuyển chọn từ những phần tử trí thức và quý phái như đã nói. Khi gia nhập phải qua nghi lễ “rửa tội”, nhận một con thú làm thần hộ mệnh như hổ, rắn, gà, ngựa, khỉ… và phải tuyên thệ giữ tuyệt mật các hoạt động.
Sau đây là tên của những cấp cao hơn từ cấp thứ 4 tới thứ 33, cấp nào cũng có tên riêng của nó, (ở đây chúng tôi xin đọc một vài tên để khỏi tốn thời gian. Quí vị có thể biết được hết các tên trong cuốn sách TGTL của chúng tôi): Cấp thứ 4 có tên gọi là “Secret Master” (Thầy Bí Mật); Thứ 5: Perfect Master (Thầy hoàn hảo); Thứ 6: Intimate Secretary (Bí Thư); Thứ 7: Provost and Judge (Thị trưởng và Quan tòa); 8: Intendant of the Building (Quản đốc công trình); 9: Elect of Nine (Bầu chín); 10: Elect of Fifteen (Bầu mười lăm); 11: Sublime Elect (Bầu chọn siêu phàm); 12: Grand Master Architect (Nhà kiến tạo bậc tầy vĩ đại); 13: Royal Arch of Enoch (Vòm Enoch Hoàng gia); 14: Scottish Knight of Perfection (Hiệp sĩ hoàn hảo Scotland; 15: Knight of the Sword (Hiệp sĩ chiến tranh); 16: Prince of Jerusalem (Hoàng tử Giê-ru-sa-lem); 17: Knight of the East and West (Hiệp sĩ Phương Đông và phương Tây); 18: Knight of the Pelican and Eagle Sovereign Prince Rose Croix of Heredom (Hiệp sĩ Thập giá hồng Heredom tối cao Bồ nông và Đại bàng); 19: Grand Pontiff (Đại Giáo chủ); 20: Venerable Grand Master (Đại đức); 21: Patriarch Noachite (Tộc trưởng Noachite); 22: Prince of Libanus (Hoàng tử Libanus); 23: Chief of the Tabernacle (Chủ quản hòm thánh); 24: Prince of Tabernacle (Hoàng tử Hòm thánh); 25: Knight of the Brazen Serpent (Hiệp sĩ rắn đồng); 26: Prince of Mercy (Hoàng tử nhân từ); 27: Commander of the Temple (Người cai quản đền); 28: Knight of the Sun (Hiệp sĩ Mặt trời); 29: Knight of St Andrew (Hiệp sĩ Thánh An-drê); 30: Grand Elected Knight (Hiệp sĩ được bầu cao thượng); 31: Grand Inspector Inquisitor Commander (Tổng thanh tra điều khiển quan tòa); 32: Sublime Prince of the Royal Secret (Hoàng tử tối cao trong bí mật Hoàng gia); 33: Grand Inspector General (Tổng thanh tra).
36. Tam Điểm: Ý thức nền tảng.
Com-pa và thước thợ tượng trưng cho công trình và sự tạo thành. Việc dựng lên một đền thờ tương quan với sự tốt đẹp nhất của thể xác và tinh thần, như ngôi đền thờ linh hồn. Hội cho rằng không công trình nào trong suốt chiều dài lịch sử minh họa cho quan điểm này bằng đền thờ vua Salomon ở Israel cổ đại. Truyền thuyết ngôi đền thờ ấy trở nên nền móng thành lập Hội Tam Điểm, nhưng để gỡ bỏ sự ám chỉ trực tiếp bất kỳ về đạo Do Thái, hay Kitô Giáo, câu chuyện tập trung vào nhân vật Khi-ram (Hiram Abiff) con một bà góa thuộc chi tộc Nap-ta-li; thân phụ ông là người Tia và làm nghề gò đồng. Ông rất khôn ngoan, thành thạo và tài khéo trong mọi công việc thuộc nghề đồng, Vua xứ Tia (Tyre) vì thế đã phái ông tới gặp Salomon, và ông đã làm các hình cột, hình thuyền và những trang trí khác trong ngôi đền (1Các Vua 7,13-45). Nhưng ở đây, tài năng Khi-ram mở rộng sang các tác phẩm bằng vàng, bạc, sắt, gỗ, đồ chạm và vải. Sự đề cập đến Khi-ram đến đây là kết thúc, nhưng những người trong Hội Tam Điểm đã phái 3 người làm chung giết chết Khi-ram vì ông không tiết lộ Lời Chúa giấu trong cấu trúc ngôi đền. Bởi vậy, trong nghi lễ an táng Khi-ram, thì người của Hội Tam Điểm cũng bị chết, và tái sinh trong sự ràng buộc với Hội Tam Điểm (Satan luôn đưa ra chiêu bài tái sinh tức luân hồi, để lừa dối người ta). Các giả thuyết hay truyền thuyết không hề được chứng minh. Hầu hết giới học giả Hội Tam Điểm (HTĐ) quan tâm đến việc theo đuổi nghiên cứu các lãnh vực thông thái, tiến bộ. các sử gia TĐ cho rằng Elias Ashmole (1617-1692) một nhà chiêm tinh, cố vấn pháp luật, quan chức trong triều của vua Charles II, và cũng là nhà sưu tầm cổ vật, là một trong những người thành lập HTĐ đầu tiên ở Anh, trong đó có Francis Bacon bạn của ông và những người sáng lập khác của Hội. Francis Bacon (1561 – 1626) là một nhà triết học, chính khách và tiểu luận người Anh. Ông được biết đến là một nhân vật quan trọng của Cách mạng khoa học và được xem là cha của chủ nghĩa duy nghiệm. Vào thời điểm đó, TĐ phát triển mạnh ở Anh. Họ có danh từ các “Nhà Nghỉ” là nơi tập trung, cũng như chữ “Mở rộng Nghề Thủ Công” ám chỉ việc khuyếch trương, và phát triển Tổ chức. Linh mục John Theophilus Desaguliers, cũng là luật sư, kiêm giáo sĩ của Frederick, hoàng tử xứ Wales, không những vị LM này gia nhập HTĐ, mà còn dùng ảnh hưởng thế lực của mình để mở rộng hội trên nhiều quốc gia, nhất là đối với nước Pháp quê hương ông. Năm 1719 ông giữ chức Đại Tổng Quản nhà nghỉ lớn ở Luân Đôn. Giai đoạn này HTĐ chưa bác bỏ bất cứ một điều gì trong niềm tin Công giáo, cho đến năm 1723, mọi ám chỉ nào dính dáng đến đạo Kitô mới được gỡ bỏ bằng việc công bố Hiến Chương của Hội. Thay vì yêu cầu thành viên tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, thì Hội cho phép thành viên tự chọn tín ngưỡng cá nhân, hay Đấng tối cao bất cứ loại nào, đều được gọi là “Nhà kiến tạo vũ trụ vĩ đại”.
37. Tam Điểm: Huy Hiệu.
Huy hiệu phổ thông nhất là một hình chữ nhật nền đen, trên đó có một cái la bàn, trên la bàn là hai cái Com-pa và thước thợ ghép thành 2 hình tam giác đối nhau, đỉnh nhọn com-pa hướng lên trên, đỉnh nhọn thước thợ hướng xuống phía dưới. Trên La bàn; giữa com-pa và thước thợ vừa nói là một Tam Giác đều, 3 đỉnh mang biểu tượng cho tam điểm. Giữa tam giác có con mắt, nói lên sự thấu suốt của “Nhà kiến tạo vũ trụ vĩ đại”. Ta lại thấy trên mặt tam giác có chữ “G” có nghĩa là God viết tắt. Ai hiểu là Thiên Chúa cũng được, chỉ riêng các thành viên trong hội biết là “Nhà kiến tạo vũ trụ vĩ đại” theo nghĩa riêng của họ.
Huy hiệu khác của Hội Tam Điểm là Đại Kim Tự Tháp Giza (1), luôn được biểu thị bằng 72 hòn đá, tượng trưng cho 72(2) sự phối hợp Tetragram-maton. Kim tự tháp có đỉnh phẳng, chưa hoàn chỉnh, tượng trưng cho tính chất không hoàn hảo của loài người. Tuy nhiên đỉnh của nó nối phía trên kim tự tháp và ở đó là Mắt thấu suốt của Nhà kiến tạo vĩ đại. Cả kim tự tháp và con mắt thấu suốt đều có mặt ở trên tờ giấy bạc đơn vị là 1 Dolar của Mỹ, chưa kể còn nhiều dấu ấn khác của Tam Điểm cũng có trên tờ giấy bạc này.
(Chú thích: (1). Kim tự tháp là kỳ quan duy nhất trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại còn tồn tại tới ngày nay. Trong đó, đại kim tự tháp Giza là kiệt tác kiến trúc đáng chú ý của người Ai Cập.
(2). 72 là một con số bí ẩn và kỳ diệu theo quan niệm của người thời cổ đại.
(3). Tên của Thiên Chúa thường được viết bằng 4 chữ cái theo mẫu tự Latinh là YHWH [yahweh] và không bao giờ được đọc lên. 4 chữ này tiếng Hy Lạp gọi là “Tetragrammaton”, là tên mà Thiên Chúa tự giới thiệu mình với Môisen như là “TA LÀ ĐẤNG TA LÀ”, và như vậy Ngài tỏ cho biết mình là Đấng Hằng Hữu. ).
38. Tam Điểm: Quỉ vương xuất hiện.
Mục đích & Hành động
Triệt hạ các tôn giáo, nhất là đạo Thiên Chúa, đặt biệt là Đạo Công Giáo. Để xây dựng một tòa nhà hạnh phúc lý tưởng cho nhân loại, giải phóng con người khỏi dốt nát, mê tín, nô lệ và đàn áp. Phương châm họ nêu lên là Bình Đẳng – Tự Do – Huynh Đệ.
Trong trang mạng “Sứ điệp của Chúa” có ghi: “Hội bành trướng mạnh ở Châu Âu, rồi lan tràn sang Mỹ Châu, tới Á Châu và tại Việt Nam từ thời Toàn Quyền Pasquier (1937), và lén lút lan mạnh từ miền Bắc. Đến thời Pétain cai trị Pháp Quốc (1945), họ bị phân tán nên rút vào bóng tối. Đến thời Bảo Đại, học giả Phạm Quỳnh có trong Hội. Họ hoạt động và xâm nhập guồng máy chính quyền dưới nhãn Đại Việt. Trước đây, Hồ Chí Minh, khi sang Pháp năm 1912, đã có bắt liên lạc với Hội Tam Điểm, qua sự giới thiệu của hai ông Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền, nhưng không chắc là đã được nhận vào làm Hội Viên, vì HCM không có học vị cao, cũng không có gì sáng giá vào thời điểm ấy. Vua Duy Tân là một hội viên Hội Tam Điểm ở đảo La Réunion. Ở Miền Nam sau thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Khi TT Ngô Đình Diệm bị lật đổ, họ càng trở nên mạnh mẽ nhờ có Cabot Lodge tích cực giúp đỡ, luật sư Vương Quang Nhường và Nguyễn Hữu Trí là Huynh trưởng của Hội. Hội xâm nhập chính quyền hầu chi phối chính trị, kinh tế và giáo dục của các quốc gia theo chương trình phác họa mỗi năm. Tính cách phá tôn giáo được che giấu rất khéo léo, để có thể lôi kéo và lợi dụng những phần tử xã hội và cả Giáo Hội. Vì thế ta không lạ gì trước đây và cả hiện nay, có rất nhiều giáo sĩ tham gia và làm tay sai cho họ dưới nhiều hình thức như: từ thiện xã hội, bác ái nhân bản, cải tiến Giáo Hội, giải phóng phụ nữ v.v… Linh Mục A. Baruel (1741-1820), Dòng Tên, nhận định “ Các cuộc khủng hoảng tinh thần từ trước tới nay, đặc biệt rộ lên từ thế kỷ 18, đều do Tam Điểm chủ trương và điều khiển để chống phá Công Giáo”. Tòa Thánh Vatican ban bố sắc chỉ đầu tiên kết tội Tam Điểm năm 1738, Đức GH Clemente XII đã lên án Bè Nhiệm là phản tôn giáo, vô luân và phản xã hội qua Tông Huấn “In Eminenti” và đồng thời ban hành sắc lệnh rút phép thông công những ai gia nhập tổ chức bè nhiệm, tức Tam Điểm. 13 năm sau, Đức GH Bênêđictô XIV lại kết án lần nữa trong Tông Huấn “Provides Romanorum”. Trang mạng tinparis.net cho biết: Nhiều danh nhân trên thế giới là hội viên Tam Điểm như các tổng thống Mỹ (Washington, Thomas Jefferson, Grant, Abraham Lincoln, Benjamin Franklin, John Hancock, Roosevelt, Trumann, Lyndon B. Johnson v.v…) , thủ tướng Anh Winston Churchill, tổng thống Chili Allende, các nhân vật trọng yếu trong cuộc cách mạng Pháp (đại tướng La Fayette, Mirabeau, Sieyès, toàn thể gia đình hoàng đế Nappoléon đệ I) và những nhà lành đạo nước Pháp (Jules Ferry, Paul Doumer, Mendès France, Gambetta v.v…), những nhà bác học (Alexandre Flemming, người phát minh ra thuốc Pénicilline; Lumière, ông tổ điện ảnh, Laplace v.v…), những nhạc sĩ (Mozart, Haydn, Louis Amstrong, Duke Ellington, Rouget de Lisle, tác giả bài quốc ca Pháp: La Marseillaise, Eugène Pottier, tác giả bài Quốc Tế Ca của các đảng Xã Hội và Cộng Sản v.v…), các văn sĩ và triết gia nổi tiếng (Montesquieu, Voltaire, Fichte, Rudyard Kipling, Mark Twain, Pouchkine, Stendhal v.v…) các phi hành gia lên cung trăng (Gordon, Cooper [1963], Aldrin, Gleen), các tài tử điện ảnh (Clark Gable, John Wayne v.v…). Trong cuốn “The Spirit of Masonry của Foster Bailey xuất bản ở Luân Đôn năm 1957 cho rằng nền tảng hình thành Hợp chủng quốc Mỹ có sự can thiệp về tinh thần thông qua “Nghề Thủ Công” tức là Tổ chức Tam Điểm. Nhất là 8 người ký tên trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập và đa số các TT Mỹ. Ở Anh, hoàng gia cũng gia nhập Tam Điểm ngay từ đầu, Nữ Hoàng Elizabeth II, Winston Churchill cũng là hội viên HTĐ …
Mật nghị: Mật nghị dành riêng cho những nhân viên cao cấp, mặc toàn đồ đen từ giầy, vớ, quần áo và cà-vạt. Có khăn trùm đầu hình tháp nhọn, chỉ để hở hai mắt. Giữa phòng là một bục cao trải thảm nhung đen, trên để một ngai toàn bằng vàng, cẩn những viên ngọc quý giá nhất thế giới, chung quanh trang trí thật vương giả lộng lẫy, trên cùng là lớp nhung đỏ thắm. Chung quanh ngai là 33 ghế phủ nhung tím dành cho Ban lãnh đạo. Sau nghi thức tế lễ khai mạc, SATAN HIỆN RA TRONG LÀN KHÓI ĐEN DƯỚI HÌNH MUÔNG THÚ… nói tiếng người qua La ngữ. Chính hắn chỉ huy cuộc họp và ra lệnh với chương trình cho cả năm.
(Chú thích: Ngay trong sách Khải Huyền, nó luôn luôn là hình ảnh con thú mà Thánh Gioan được thị kiến, ngài viết: “Tôi thấy một Con Thú khác từ đất đi lên. Nó có hai sừng giống như sừng chiên, và nói năng như một con Mãng Xà. Nó thi hành tất cả quyền bính của Con Thú thứ nhất, trước mặt Con Thú ấy, và làm cho đất, cũng như những người sống trên mặt đất thờ lậy Con Thú thứ nhất” (Kh 13,11&12).
Đại bản doanh của Tam Điểm lúc đầu đặt ở căn nhà của Mayer tại Frankfort, nước Đức. Tới Đệ nhị Thế chiến thì dời sang New York – Mỹ, sau lại đưa về Paris – Pháp.
39. Tam Điểm: Những Vệ tinh của nó.
Illuminati – Năm 1770, ông Mayer Restaschield, chủ ngân hàng lớn nhất nước Mỹ là hội viên Tam Điểm, mời giáo sư Adam Weishaupt, đang dạy giáo luật tại Đại Học Ingolstac, đã bỏ đạo, họ lập ra Hội “Illuminati”, nghĩa là những người được Lucifer soi sáng. Hội này lôi kéo toàn bộ chủ ngân hàng, kỹ nghệ gia, các nhà kinh tế và một số khoa học gia. Hội được Tam Điểm nhìn nhận năm 1776 tại Housefort. Cả hai quyết định làm chủ thế giới bằng vật chất và tiền bạc.
Synarchie – Sau đó, hội viên Weishaught, một luật sư, lập hội Chúa Satan – Synarchie, làm bá chủ hoàn cầu theo lệnh trực tiếp của Lucifer. Hội muốn giải phóng mọi thành kiến tôn giáo đích thực của Công Giáo, gây một phong trào cách mệnh tôn giáo bền bỉ trên thế giới, lật đổ các ngai đế vương, tiêu diệt trật tự cũ (tức Thiết lập một trật tự thế giới mới). Một Hội đồng tối cao gồm hội viên nhiều quốc tịch được thành lập. Ngoài ra, còn một số hội viên Do Thái gọi là “Hội trí thức Sion”. Và cũng có Hội mang danh xưng “OPUS DEI” (Phục Vụ Chúa).
Hội Kín Lollard – Năm 1365 vua Edward III lợi dụng Linh Mục J. Wiclef, giáo sư Đại Học Oxford, công khai đứng về phe vua để chống Giáo Hội. Ông cực lực đả kích, chỉ trích quyền đạo và đời của Đức Giáo Hoàng, chống Dòng tu hành khất, chống lối tu Đan viện và cả hàng giáo sĩ. Ông thành lập Hội Kín Lollard, lấy Kinh Thánh làm luật duy nhất và chỉ khai thác Kinh Thánh về mặt kiến thức, đồng thời chống Bí tích Thánh Thể, Giải Tội, chống ân xá và việc tôn thờ tượng ảnh… Công Đồng Constance (1414-1418) lên án 2 Linh Mục Wiclef và Ilus. Sau đó lại có 2 Linh Mục khác là J. de Goels và J. Veliel tại Hòa Lan, và Jérome Bétrone cùng thuộc tu viện Florence, Ý, cùng nổi lên công kích quyền bính của Giáo Hội và chối bỏ một vài bí tích. Các phong trào trên là mầm mống làm nảy sinh ra Luthero (1483-1546) và Calvin (1509-1564) ly khai và chống đối Giáo Hội. Họ dựa vào, đồng thời tổ chức lại Hội Kín Tam Điểm vào năm 1517, sau đó công khai chống Giáo Hội Rôma.
Palladisme – Năm 1850, A. Pike, một hội viên Tam Điểm Hoa Kỳ, lập đạo thờ Satan gọi là Palladisme, tức là lễ đen kính Satan (messe noire) mà bàn thờ là một trinh nữ lõa thể. Đạo này lan tràn cả vào Rôma.
Anti-Christ – Từ cuối thế kỷ XX, thì phong trào “Chống Chúa Cứu Thế” công khai nổi lên khắp nơi trên thế giới. Trong một buổi tĩnh tâm ở Melbourne, tác giả được nghe một Ma soeur người Úc nói về phong trào này đang thật sự công khai chống lại Giáo hội tại Úc, xuyên qua một số khuyết điểm, hay lầm lỗi cá nhân về đời sống độc thân của linh mục, như ấu dâm chẳng hạn, rồi quy trách cho các bậc Bề trên như Giám Mục, Tổng GM v.v… đã có ý bao che, hòng làm mất uy tín Đạo CG nói chung, giáo hội địa phương nói riêng. Soeur còn cho biết những người trong phong trào đeo thánh gía ngược – tức là đầu thánh giá quay xuống dưới. Về điểm này thì tác giả chưa có cơ hội mục kích, hay là gặp gỡ người của họ.
40. Tam Điểm: Tiêu diệt Giáo Hội Công Giáo & Thiết lập một “Trật tự Thế giới Mới”.
A – Về Giáo Hội CG: Năm 1775, Tam Điểm mua chuộc vua chúa Âu Châu để ào ạt đả phá Dòng Tên, khiến Đức Giáo Hoàng Clémanté XIV phải ra Tông Sắc “Dominus Redemptor” bãi bỏ Dòng này. Mãi đến đời ĐGH Pio VI (1800-1823) mới ban sắc tái lập Dòng này. Chỉ riêng cuộc cách mạng Pháp (1789) có tới hàng chục ngàn Linh Mục phải bị bắt, giết, lưu đày hay cưỡng bách hồi tục. Họ cướp bóc tài sản của Giáo Hội, giam cầm ĐGH Leo VI. Họ thay giáo lý Công Giáo bằng đạo lý trí và xác thịt. Họ rước cô đào Maillard vào nhà thờ Đức Bà Paris như một nữ thần.
ĐGH Pio IX đã 4 lần ra Thông Điệp lên án Tam Điểm, nhưng nó vẫn phát vào chỗ sa đọa của con người. Năm 1880, Tam Điểm Pháp vận động cấm dạy giáo lý trong trường học. Hiện nay ở Úc cũng đang có kế hoạch này.
Năm 1897, Tam Điểm tại Paris tuyên bố: “Chúng ta đã xâm nhập vào tận trung tâm bầu tuyển Giáo Hoàng”. Để đối phó lại, ĐGH Leo XIII ra Thông Điệp “Humanus Jesus” vạch rõ mưu đồ của họ, đồng thời căn dặn các Giám Mục rất thận trọng trong việc tuyển chủng sinh, nhất là những người chuẩn bị lãnh chức Linh Mục.
Đau đớn thay, ĐGH Leo XIII bị Tam Điểm làm hại. Họ phá chính sách của Ngài qua trung gian Hồng Y Tam Điểm Mariano Rampolla, kẻ sau này suýt nữa được bầu làm Giáo Hoàng kế vị ĐGH Leo XIII. Việc này được phá vỡ nhờ Đức Hồng Y J. de Cozyma đã kịp thời chuyển đến các Hồng Y Mật Viện tờ phủ quyết của Hoàng Đế Francois Joseph nước Áo. Ngài nói rõ: “Mariano Rampolla là Hồng Y Tam Điểm, người đã được ĐGH Leo XIII chọn làm Quốc Vụ Khanh”. Sau đó Đức Pio X được bầu thay thế. Căm phẫn vì bị vỡ kế hoạch, Tam Điểm gây phong trào “Chính, Giáo
H.Y/ T.Đ Mariano Rampolla
chia ly”, tách rời trên khắp thế giới từ năm 1905, bằng cách cổ võ các Linh Mục trẻ theo phong trào “Duy Tân” của Mỹ. Tới năm 1914, chúng tổ chức ám sát Hoàng tử Áo vì cha ông làm cho Tam Điểm mất ngôi Giáo Hoàng… Thời này, ĐGH Pio X lại ra Thông Điệp “Lamentabiliti” lên án thuyết “Duy Tân”.
ĐGH Pio XI từng kết án các phong trào trên và điều tra, đã thấy ở Pháp bấy giờ có 10 Giám Mục và khoảng 100 Linh Mục là Tam Điểm chính thức.
Đến thời ĐGH Pio XII hai lãnh tụ của Synarchie và Tam Điểm là TT. Mỹ Roosevelt và Staline tại Hội nghị Yalta đã chia cắt Châu Âu và thế giới thành hai phe ảnh hưởng Cộng Sản và Tư Bản. Ở Đức, họ dựng nên một vở kịch “Người đại diện” để vu khống ĐGH Pio XII đã bắt tay với Đức quốc xã để tàn sát 6 triệu người Do Thái. Nhưng ngược lại, các giáo trưởng Do Thái lại biện hộ cho Ngài rằng Ngài đã cứu rất nhiều người Do Thái khỏi nanh vuốt Hitler.
ĐGH Gioan XXIII khi ra Thông Điệp “Pacem in terris” (Hòa bình trên trái đất) thì bị họ vu cáo là hòa hợp với Cộng Sản. Ngài mới được phong Thánh đầu kỷ nguyên mới.
Đến ĐGH Phaolô VI, vì hoạt động ngoại giao của Ngài rất thành công nên Ngài bị Tam Điểm cầm chân bằng cách tung tin Ngài là người quỷ quyệt và Cabot Lodge – Một hội viên Tam Điểm – được cử làm đại sứ Mỹ tại Rôma để dò xét và tổ chức ám sát Ngài tại Manila và Sydney. Sau cuộc hành hương của Ngài tại Thánh địa ngày 6/1/1964, nhiều tổ chức gián điệp đổ về Rôma, đến cả chục ngàn, thuộc 39 quốc gia để theo dõi, dò xét thái độ của các nước đối với Tòa Thánh Vatican. Chính Cabot Lodge cũng được cử sang VN để chỉ huy cuộc đảo chánh lật đổ TT. Ngô Đình Diệm là một lãnh tụ Công giáo vừa có tâm hồn đạo đức chân chính, liêm khiết, vừa có lòng yêu quê hương, yêu dân tộc. Ông Diệm quả thực là một đối thủ Luxiphe cần dẹp, vì còn ông Diệm thì Cộng Sản khó thắng, mà CS cũng là tay sai, kẻ thừa hành kế hoạch của Satan. Cabot Lodge được gọi là “ông vua đảo chánh”, vì nơi nào cần đảo chánh, thì ông này được cử đến. Satan dùng đủ mọi phương diện: Từ Tư bản, Cộng Sản, Phát xít Đức, đến các thể chế độc tài … Tùy nơi, tùy chỗ và tùy thời, cái nào chúng cũng dùng để chống phá Giáo Hội của Chúa thiết lập trên trần gian được hết.
Tạp chí “Vers demain” (6/7/1970) tại Canada có trích: “Một tư tưởng hết sức làm bận tâm những người mong ước cải tạo thế giới, đó là giải phóng nước Ý, vì một ngày nào đó nhất định phải giải phóng toàn thể thế giới, biến thành một cộng đồng chung. Nhưng chúng ta gặp trở ngại lớn là Giáo Hội Rôma. Và mục đích sau cùng vẫn là tiêu diệt Giáo Hội Rôma như chủ trương của Voltaire, mà cuộc cách mạng Pháp là tiêu biểu”.
Sau đó, Tam Điểm đặt kế hoạch để tiếp cận như sau:
1- Nếu Giáo Hội xa lánh Hội Kín thì họ sẽ đến với Giáo Hội. Nếu không kéo nổi Giáo Hoàng về phe mình (kể cả giáo sĩ) thì biến họ thành những người theo nguyên tắc của Tam Điểm.
2- Tuyên truyền phổ biến tư tưởng Tam Điểm.
3- Chăm chỉ xưng tội để dò xét một cách tuyệt đối bí mật.
4- Lôi cuốn Linh Mục trẻ tranh đấu để sống thoải mái, dễ chịu… và gạt lớp già nua cổ hủ ra rìa. Đặt họ dưới cờ Tam Điểm trong khi họ không ngờ.
5- Trong chủng viện, đại học, lấy lòng giáo sư, bạn bè, bề trên… để sau này họ được nắm các cơ cấu trong tu viện, chủng viện, Giáo Hội. Lúc đó ta chỉ còn ngồi mà tọa hưởng kỳ thành. Phải cố gắng làm sao để giới trẻ ấy vẫn tưởng rằng mình đang tranh đấu cho Chúa.
Họ đã thành công một phần, vì 3/4/1824, một nhân viên cao cấp Tam Điểm tên Nubius đã viết cho một đồng chí: “Một phần giáo sĩ hăng hái lạ lùng đã cắn câu học thuyết chúng ta, nhất là ở Rôma”.
(Còn tiếp)
KIỂU CHÀO ” CÚ MÈO ” DẤU HIỆU CỦA CÁC THÀNH VIÊN TAM ĐIỂM
Phụ chú về Các cấp trong Hội Kín Tam Điểm: 1. Apprenti, or Entered Apprentice (Thợ tập sự); 2. Compagnon, 0r Fellow Craft (Thợ bạn); 3. Maitre, or Mason Master (Thợ Cả, hay bậc thầy); 4. Secret Master (Thầy Bí mật); 5. Perfect Master (Thầy hoàn hảo); 6. Intimate Secretary (Bí thư); 7. Provost and Jufge (Thị trưởng và Quan tòa); 8. Intendant of the Building (Quản đốc công trình); 9. Elect of Nine (Chọn lựa Hoàn hảo); 10. Elect of Fifteen (Chọn lựa con số của Ma thuật); 11. Sublime Elect (Bầu chọn Siêu phàm); 12. Grand Master Architect (Nhà kiến tạo bậc thầy vĩ đại); 13. Royal Arch of Enoch (Vòm Enoch Hoàng gia); 14. Scottish Knight of Perfection (Hiệp sĩ hoàn hảo Scotland); 15. Knight of the Sword or of the East (Hiệp sĩ chiến tranh hay Hiệp sĩ Đông Phương); 16. Prince of Jerusalem (Hoàng tử Giêrusalem); 17. Knight of the East and West (Hiệp sĩ Đông Tây); 18. Knight of the Pelican and Eagle óvereign Prince Rose Croix of Heredom (Hiệp sỉ Thập giá Hoa hồng Heredom tối cao Bồ nông và Đại bàng); 19. Grand Pontiff (Đại giáo chủ); 20. Venerable Grand Master (Đại đức); 21. Patriarch Noachite (Tộc trưởng Noachite); 22. Prince of Libanus (Hoàng tử Li-băng); 23. Chief of the Tabanacle (Chủ quản Hòm Thánh); 24. Prince of the Tabanacle (Hoàng tử Hòm Thánh); 25. Night of the Brazen Serpent (Hiệp sĩ rắn đồng); 26. Prince of Mercy (Hoàng tử Nhân từ); 27. Commander of the Temple (Người cai quản đền); 28. Knight of Sun (Hiệp sĩ Mặt trời); 29. Knight of St. Andrew (Hiệp sĩ thánh Andrê); 30. Grand Elected Knight Kadosh Knight of the Black and White Eagle (Hiệp sĩ được chọn là cao thượng, hiệp sĩ Kadosh Đại bàng trắng và Đại bàng đen); 31. Grand Inspector Inquisitor Commander (Tổng thanh tra điều khiển quan tòa); 32. Sublime Prince of the Royal Secret (Hoàng tử tối cao trong bí mật Hoàng gia); và 33. Grand Inspector General (Tổng thanh tra).
Chú ý: Với sự hình thành nhà nghỉ lớn Antient, cấp thứ 3 lúc đầu gọi là Holy Royal Arch. Sau năm 1813 Holy Royal Arch trở thành Mason Master. Trong suất thế kỷ 18 và 19, nhiều nhóm hội Tam Điểm khác nhau mở rộng nghi lễ của hội TĐ nghề thủ công (gọi vậy thôi, chứ không phải nghề thủ công gì cả), thành các nhánh huyền bí hơn, thêm cấp và đôi khi là những nghi lễ kỳ quái. Nổi tiếng nhất trong số này là nghi lễ cổ xưa do Comte de St Germain ở Pháp đưa ra. Nghi lễ Ai cập của Bá tước Cagliostro, Nghi lễ tuân thủ của Đức và những vay mượn khác nhau trong nghi lễ của bên “Thập giá Hoa Hồng” (sẽ nói về tổ chức này sau) và thuyết Thần Trí. Những Hội TĐ ở Pháp thành lập năm 1893, chấp nhận cả nam lẫn nữ làm thành viên thu hút những người theo thuyết Thần Trí, nổi bật có Annie Besant; Charles Leadbeater (từng là giám mục Công Giáo. Như đã nói Hội kín TĐ chỉ thâu nhận những nhân vật tài giỏi về các ngành học, nghệ thuật, thương mại có bằng cấp và đã thành công, khi Hồ Chí Minh mới chân ướt chân ráo đi lậu tầu tới Pháp, có nhờ những học giả người Việt giới thiệu, nhưng không được Hội thâu nạp, vì không có bằng cấp, ngay cả các trường Pháp cũng không nhận cho học, nên phải tìm đường đi Nga). Phần lớn những nghi lễ nói trên chỉ có tính cách thời gian, sau được lọc lại, nên chỉ còn một ít. (Nguồn: Phần lớn tài liệu cho bài này từ Encyclopedia of Witches and Witchcraft” của Rosemary Ellen Guiley cùng Tạp chí New Age của Hội TĐ Mỹ; The New Age tuần báo xuất bản tại Luân Đôn – Anh, là những tờ báo chuyên về các vấn đề xã hội, chính trị, kinh tế, tâm linh và tâm lý học). (còn tiếp)