TIẾP THEO ĐIỀM BÁO TẠI LA SALETTE
92. Cơn sóng thần của cách mạng thần học giải phóng.
Ngày 26/8/1978, Đức HY. Albino Luciani đắc cử ngôi Giáo Hoàng với hiệu là Gioan Phao-lô I. Vicient O’Keefe, một trong bốn trợ lý thân tín của Arrupe (giáo hoàng đen) và được coi là sẽ kế vị Arrupe, đã công khai nói với một tờ báo Đức rằng, Giáo Hoàng mới, nên xem xét lại lệnh cấm của Giáo Hội đối với việc phá thai, hôn nhân đồng giới và việc truyền chức cho phụ nữ!
Họ không phải chỉ đoạn tuyệt với lý tưởng của vị sáng lập DT là thánh Ignatio, mà họ còn toan tính quay lưng lại với Giáo Hội, tức là phế bỏ giới răn của Chúa. Theo lời linh mục Paulo Dezza, người giải tội của Đức Phao-lô VI và cũng là của chính Đức Gioan Phao-lô I, Chúng tôi xin trích nguyên văn lời Ngài: “Đức Gioan Phao-lô I đã soạn một bài diễn văn rất cứng rắn và dự tính sẽ đọc trước một hội nghị quốc tế của các lãnh đạo DT, sẽ được nhóm họp tại Roma vào ngày 30/9/1978. Bài diễn văn gồm những lời cảnh báo DT phải trở về với căn tính I-nhã ban đầu của Dòng, bằng không Đ. Giáo Hoàng sẽ hành động cứng rắn. Đ. Giáo Hoàng đã dự liệu đến cả biện pháp là giải thể DT nếu tình hình đòi buộc. Đ. Giáo Hoàng cũng nhận được rất nhiều lời kêu cứu của chính các phần tử DT chân chính, cầu xin ngài hãy hành động mạnh mẽ như vậy. Đáng tiếc, Ngài đã không có cơ hội đọc bài diễn văn và làm những gì cần làm với DT bởi vì, ngày 29/9/1978, chỉ một ngày trước khi hội nghị quốc tế DT diễn ra, ngài đã đột ngột qua đời, sau chỉ vỏn vẹn 33 ngày trên ngôi Giáo Hoàng” (hết trích. nguồn từ The Book of Malachi Martin). Trong cái chết đầy bí ẩn này, người ta không loại trừ trường hợp Tam Điểm đã xâm nhập vào sâu trong nhiều cơ quan của giáo hội, dĩ nhiên trong đó có các dòng tu. Thế là mọi dự tính của giáo hoàng J. P. I đều cuốn theo chiều gió! Còn khí thế cách mạng của các nhà thần học giải phóng thì vẫn “đường ta ta cứ đi”. Không phải những con người của “thời cuộc” (chữ Này trong ngoặc kép, vì tác giả mượn từ) thì không thấy được sự chiến đấu cam go, đầy đau khổ của Thánh GH. J.P.II sau khi Ngài lên ngôi. Ngài bị tấn công bởi các nhân vật cỡ nặng như: James Carney, Heinrich Fries và “cá mập” Karl Rahner (vì vị LM này là nhà thần học rất nổi tiếng). Họ công khai đả phá toàn bộ các tín điều thuộc đức tin Công Giáo. Nhất là mạnh mẽ chống lại Ơn Bất Khả Ngộ của ĐGH. Trong cuốn sách “Unity of the Churches: An Actual Possibility”, LM. Rahner phất lưỡi kiếm cuối cùng: “để đạt được sự hiệp nhất Kitô Giáo, cần phải vứt bỏ tín điều Bất Khả Ngộ, địa vị trổi vượt hàng đầu của Giáo Hoàng, và toàn bộ các tín điều đã được xác định và truyền dạy bởi các Giáo Hoàng kể từ thế kỷ thứ tư đến nay!” Luận điệu này không khác nào một “Cơn sóng thần của cách mạng thần học giải phóng”.
93. Và làm bùng dậy khí thế cách mạng, như những người CS từng làm.
Tại vùng Châu Mỹ La Tinh, Thần Học Giải Phóng, nhờ được nuôi dưỡng và quảng bá bởi rất đông những tu sĩ thuộc trường phái này, đang bùng lên ngọn cờ cách mạng xem như một sự giải thoát cho người dân đói nghèo. Các Cộng Đồng này được xây dựng trên khái niệm Giáo Hội là Dân Thiên Chúa. Có điều là, Dân này không chịu tùng phục Giáo Hoàng, và độc lập khỏi Vatican. Tại Hoa Kỳ, linh mục John J. McNeil đã xuất bản tài liệu và sách vở ủng hộ hôn nhân đồng tính và kêu gọi Giáo Hội phải thay đổi quan điểm về vấn đề này. Linh mục Robert F. Drinan, có chân trong quốc hội Hoa Kỳ, đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật phá thai theo yêu cầu! Bất chấp lời răn bảo của Giáo Hoàng, còn Arrupe (vị giáo hoàng đen) đã làm ngơ trước những lệch lạc của thuộc hạ và cho rằng việc xung phong vào chính trị là cần thiết!
Chưa hết đâu, họ chống GH. J. P. II cách cùng cực là tại Nicaragua, hàng ngũ dưới quyền điều khiển của Arrupe đã vận động chính phủ và nhân dân Nicaragua, khi biết GH sẽ đến xứ sở này vào ngày 4.3.1983. Đại diện chính quyền Junta và hàng vạn người dân đã bao vây khán đài, giữa quảng trường được tổ chức cho Ngài gặp gỡ và cử hành Thánh lễ. Nhưng giống như cuộc cướp chính quyền của Việt Minh năm 1945 tại nhà hát lớn Hà Nội. Một bàn thờ cho một Giáo Hoàng dâng lễ không bình hoa, không Thánh Giá. Chung quanh lễ đài chỉ thấy tràn ngập băng rôn, khẩu hiệu và chân dung các anh hùng cách mạng của Junta. Họ không để cho vị GH của chúng ta lên tiếng, chứ đừng nói là giảng. Chỉ toàn là những khẩu hiệu hô vang dậy trời, như sóng lũ: Nào là ĐỨC KITÔ SỐNG TRONG GIÁO HỘI CỦA DÂN! NÓI VỀ NGƯỜI NGHÈO CHO CHÚNG TÔI! Nào là: KHÔNG CÓ ĐỐI NGHỊCH GIỮA KITÔ GIÁO VÀ CÁCH MẠNG! GIÁO HOÀNG ĐÃ ĐẾN ĐÂY. CÁM ƠN CHÚA VÀ CÁCH MẠNG! HÃY VỪA LÀ KITÔ HỮU VỪA LÀ NGƯỜI MÁC-XÍT! v.v và v.v… Giáo Hoàng đứng chết lặng giữa biển người. Khuôn mặt của ngài trở nên tím tái. Ngài chỉ còn có thể nói vào Micrô mấy chữ “SILENCIO”! Silencio! … nhưng tiếng la hét của đám đông lại tăng lên chôn vùi Giáo Hoàng trong tuyệt vọng. Dĩ nhiên, Thánh GH. J. P. II hôm ấy bị làm nhục là do các bề trên cao cấp và giới lãnh đạo Thần học giải phóng đạo diễn. Trên khán đài Fernado Cardenal, một tướng lãnh của Chúa nhìn sự thảm bại của GH. Vatican bằng nửa con mắt và nở nụ cười hài lòng đầy thâm hiểm. Quả là đã ứng nghiệm như trong ĐB của Đức Mẹ là bè nhiệm đã xâm nhập vào sâu trong lòng GH. Chúng dùng những con cái của Chúa để phá GH Chúa.
94. Tam Điểm đã tiến sâu vào trong lòng Giáo Hội như ĐB. ở La Salette
Và những con ma Thần Học Giải Phóng.
Mùa Hè năm 1981, các linh mục Alvaro Arguello, Fernando Cardenal, và Ernesto Cardenal đại diện cho số rất đông có khuynh hướng đem THGP ra tuyên chiến với vị Giáo Hoàng Ba Lan từng chống lại đảng CS Ba Lan rằng: Nếu GH chống lại THGP thì GH sẽ được nhìn thấy những “giáo hội của dân” đứng lên gào thét, đòi quyền tự quyết và tự trị, vì Chúa Giêsu là của người nghèo! Thế là một cuộc họp kín giữa Giáo Hoàng và Dòng Tên đã diễn ra tại lầu ba Phủ Giáo Hoàng ở Vatican. Mục đích cuộc họp là để giải quyết chuyện sống chết của DT: tiếp tục để DT lao theo con đường của họ dưới sự dẫn dắt của Arrupe hay giải thể Hội Dòng? Phía Giáo Hoàng, ngoài ngài ra còn có sáu vị Hồng Y quyền lực, đại diện cho Phủ Quốc Vụ Khanh, Bộ Giáo Lý Đức Tin, Bộ Truyền Giáo, Bộ Giám Mục, Bộ Giáo Sĩ, Bộ Tu Sĩ. Nhưng trong sáu vị HY này, chỉ ba vị đến từ Bộ Giáo Lý Đức Tin, Bộ Truyền Giáo và Bộ Giáo Sĩ là cùng chí hướng với Giáo Hoàng. Ba vị còn lại nhất là vị đến từ Phủ Quốc Vụ Khanh – Agostino Casaroli, là hoàn toàn đối nghịch với Giáo Hoàng. Các vị này mãi cho tới sau khi ĐGH băng hà, cũng vị ngồi tòa giải tội cho GH mới tiết lộ họ là những người của Tam điểm (Theo sách của Malachi Martin – cuốn sách mang cùng tên).
Các bạn trẻ thân mến! các bạn có biết sau cuộc chiến giữa Giáo Hoàng Trắng và Giáo Hoàng Đen của phiên họp sóng gió đó, thì cái gì đã xảy ra không? Thưa, chỉ 3 tuần sau cuộc họp nói trên, thì ngày 13.5.1981, ĐGH. J. P. II bị trúng hai viên đạn chí mạng của Mehmet Ali Agca. Người ta tự hỏi đàng sau lưng kẻ sát nhân là ai? Bí mật nhưng không hoàn toàn bí mật! Vì cũng như cái chết của Giáo Hoàng J. P. I lần trước. Cứ hễ vị nào đối đầu với GH Đen nói riêng, với THGP nói chung là sẽ không được yên ổn. Sau này GH. Benedicto XVI tuy không còn phải đối đầu với Arrupe, nhưng kẻ lên ngôi GH. ĐEN là một người Hà Lan: LM Piet Hans Kolvenbach. Một nhân vật mà người Roma gọi là furbo, nghĩa là ranh ma và quỷ quyệt. Chúng ta cứ thông qua hành động này, thì thấy được bản lãnh của Kolvenbach: Năm 1984 Giáo Hoàng, thông qua Bộ Giáo Lý Đức Tin của Đức HY Ratzinger (tức GH. Benedicto XVI sau này), đã ban hành tài liệu vạch trần và lên án những sai lầm của THGP. Ngay lập tức, Kolvenbach đã thể hiện bản chất của mình bằng cách ngang nhiên bênh vực THGP và chỉ trích tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin là tiêu cực, và không thực tế. THGP, theo Kolvenbach, cần phải được nhìn nhận và coi là cần thiết cho con người thời đại. Từ đó người ta phần nào hiểu được lý do tại sao một vị GH bị buộc phải từ chức! Ngày hôm nay, đứng ở thời điểm của năm 2018, hẳn các bạn trẻ đã có thể thấy THGP, hay những con người mà ĐB. thứ 11, Đức Mẹ gọi là “Những vị đó, một số tự cho là cấp tiến, một số có thiện cảm với CS. Một số có chân trong bè nhiệm”, Mẹ cho biết “Thiên Chúa sẽ bỏ mặc loài người, và sẽ để cho hình phạt xuống với thế gian”. Những kẻ nhắm mắt đi sai, thường không chịu mở mắt. Gần một thế kỷ qua, mặc dầu không có chiến tranh, người ta đã thấy rõ cái giá phải trả về nhân mạng của một kế hoạch chính trị dành quyền làm chủ tài sản, tức là quyết tâm xóa bỏ chủ nghĩa tư hửu của người dân, xóa bỏ thị trường và cái kiểu nhân danh người nghèo để cướp chính quyền, đã gây ra một số lượng người chết đáng kinh ngạc. Từ năm 1917 ở Liên Xô, Trung Quốc, Mông cổ, Đông Âu, Đông Dương, Phi châu, Afghanistan và nhiều nước thuộc châu Mỹ La-tinh – Chủ nghĩa cộng sản đã làm thiệt mạng ít nhất 65 triệu người, một con số gần tương đương với Đệ nhị Thế Chiến và hơn hẳn Chiến tranh Thế giới lần Thứ nhất. Ngày nay, những con ma của THGP đó còn hoạt động ở Trung Quốc, Việt Nam và Triều Tiên, và vẫn còn ám ảnh nhiều người dân Ấu châu, Mỹ châu, đặc biệt là nước Nga, chứ vẫn chưa hết đâu! Chúng ta trở lại chuyện cũ…
95. Thiên Chúa trước sau như một, Ngài không Tiến Hoá, cũng không biến đổi. Cũng từ đó, các giới răn và lề luật của Thiên Chúa ban ra, không bao giờ thay đổi.
Trong khi ĐGH. J. P. II nằm viện, thì Arrupe (GH đen) và HY. Quốc Vụ Khanh Casaroli ăn mừng bằng sứ điệp chúc mừng cho TGM Paul Poupard, trong đó ca ngợi con người và sự nghiệp của Teilhard De Chardin (người đẻ ra thần học tiến hóa), coi những khám phá và tư tưởng sáng ngời mà Chardin đã để lại là một dấu ấn không thể phai mờ trong thời đại của chúng ta. Đây là một chủ thuyết vốn dĩ từng bị Thánh GH. JP. II kịch liệt phản bác. Nhưng trong lúc vị GH anh minh và sáng suốt vừa gục ngã trước bạo lực, thì Đức Benedicto XVI, lúc đó còn là Hồng Y đã lên tiếng một cách khôn ngoan rằng: “Tôi xin mượn kiểu nói của Romano Guardini, trong cuốn sách cuối cùng ông đề tặng tôi, được viết vào năm các nghị phụ công đồng Vaticano II phê chuẩn hiến chế Lumen Gentium, những lời mà tôi rất tâm đắc. Guardini nói: “Giáo hội không phải là một tổ chức được nghĩ ra và dựng nên qua sự bàn thảo, mà là một thực thể sinh động. Giáo hội sống qua dòng thời gian khi biến đổi chính mình giống như mọi sinh vật; dù vậy, bản chất Giáo hội vẫn giữ nguyên. Trung tâm Giáo hội là Đức Kitô”. Giáo hội ở trong thế giới nhưng không thuộc về thế giới. Giáo hội thuộc về Thiên Chúa, thuộc về Chúa Kitô, thuộc về Chúa Thánh Thần, như chúng ta đã thấy hôm qua”.
(TGTL chú thích: Đức Benedictô muốn nhắn nhủ cho họ biết 2 điều: Thứ Nhất, Giáo hội không phải là một tổ chức được nghĩ ra và dựng nên qua sự bàn thảo, như bọn họ trong những toan tính chỉ muốn tách rời khỏi GH mẹ, để thành lập GH tự trị như bọn CS. Thứ Hai, Ngài muốn nói cho họ biết rằng Teilhard De Chardin đã sai trong thuyết tiến hóa, và vì thế đã vẽ ra một Thiên Chúa tiến hóa, nếu không muốn nói là phạm thượng đến độ bắt Thiên Chúa cũng phải tiến hóa, khi Chardin bảo “Thiên Chúa trước và sau đều có biến đổi” (xin đọc lại trong SVTT#20). Trong khi từ nguyên thủy, hay trong truyền thống, GH được ơn khôn ngoan của Chúa Thánh Thần mạc khải cho biết “Thiên Chúa trước sau như một”. Chưa kể đối với Thiên Chúa không có thời gian, thì làm gì có trước và sau khác biệt. GH trần thế thì qua dòng thời gian tuy có biến đổi chính mình giống như mọi sinh vật, nhưng bản chất Giáo hội vẫn giữ nguyên, vì Trung tâm Giáo hội là Đức Kitô. Ngài là Thiên Chúa trước sau như một. Một Th. Chúa không thay đổi. Và cũng từ đó, Thiên Chúa không bao giờ, và mãi mãi không thay đổi các giới răn và lề luật của Ngài ban cho nhân loại, mà chỉ có con người thích cắt nghĩa lề luật của Thiên Chúa hoặc thay đổi giới răn của Chúa, chiều theo dục vọng của con người mà thôi! Quả là một cái tát vào mặt Giáo Hoàng Đen, và HY Quốc Vụ Khanh Casaroli khi H.Y. Benedicto Bộ Trưởng Bộ Giáo lý Đức Tin tuyên bố thần học Tiến hóa của Teilhard De Chardin đã sai. Tuy nhiên đó cũng là một sự góp phần vào một trong nhưng cái gây nên biến cố sau này khi Đức Benedicto lên ngôi Giáo Hoàng. Nhưng nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là như Đức Mẹ nói trong ĐB. thứ 8 “Quỉ đã dùng mưu mô xảo trá để đưa những người tội lỗi vào các dòng tu mà làm điều hỗn loạn”, hoặc “Quỉ đã lấp trí khôn các vị, các vị đã để cho quỉ già lôi kéo và làm hư hỏng đi!” (đb. thứ 11). Cũng trong ĐB này, khi trả lời câu hỏi của cha André Althoffer, Đức Mẹ bảo “Một số có chân trong bè nhiệm, mà Mẹ không thể cho con biết số lượng là bao nhiêu”. Xuyên qua mấy đời Giáo Hoàng, hôm nay nhìn lại chúng ta thấy Lời Mẹ nói trong đb. 16: “Các vị đại diện con Mẹ sẽ phải chịu nhiều đau khổ”, thì thấy thương cho các Ngài biết bao. Xin hãy cầu nguyện cho vị Giáo Hoàng đương đau khổ của chúng ta! Cũng trong ĐB thứ 16 này, Mẹ công bố một thời kỳ “Tăm Tối”. Rồi đây, “giáo hội sẽ phải trải qua một cơn khủng hoảng ghê sợ!”
Mới năm trước đây, bằng một thái độ khôn ngoan, ĐGH Bênêđíctô XVI cũng đã báo động tình trạng nguy nan của GH như sau.
96. ĐGH Bênêđíctô XVI nói “Con Thuyền Giáo hội sắp bị chìm, nhưng Chúa không bỏ rơi Giáo hội của Người”.
Ngày 15 tháng 7 năm 2017, ĐGH Danh Dự Bênêđíctô XVI đã gửi một thông điệp tới tang lễ của ĐHY Joachim Meisner và nói rằng: Ngài đã bị lay động trước tư cách của vị hồng y đã sống trong một niềm xác tín sâu sắc, và vị GH/Danh Dự tiếp “Chúa không bỏ rơi Giáo hội của Người, ngay cả khi chiếc thuyền đã ngập đầy nước đến nỗi sắp bị đắm chìm”. Bức thông điệp ngắn gọn của Đức Benedicto được đọc bởi ĐTGM George Gänswein, thư ký riêng của ngài, trong Thông điệp cũng nhấn mạnh “Giáo Hội đang bị rơi vào một trạng thái đặc biệt cần có những Mục tử cương nghị, những người có khả năng chống lại sự sai trái của tinh thần thời đại, dám sống và suy nghĩ trong đức tin với đầy quyết tâm”. Kurt Martens luật sư giáo luật nhận định về Thông điệp của GHDD. Benedicto XVI có tính cách báo động về một nền luân lý hai mặt đang diễn ra trong Giáo Hội về vấn đề “Hôn Nhân & Gia đình”, đây là một hiện tượng xấu thuộc thời đại, mà các vị chủ chăn cần phải chấn chỉnh kịp thời. (Nguồn tư liệu: lifesitenews)
(Chú Thích: gọi là nền luân lý hai mặt, vì có nơi hôn nhân ly dị và tái hôn được rước lễ, nơi khác lại khẳng định như thế là phế bỏ giới răn của Chúa Giêsu Kitô – đây là hiện tượng Hồng Y chống Hồng Y, Giám Mục chống Giám Mục mà trong Điềm Báo Đức Mẹ đã nói).
97. Nhận định về sự sai trái từ thuyết Tiến Hóa của Darwin, nguồn gốc đưa tới hệ tư tưởng về một nền Thần học Tiến hóa, để rồi càng sai hơn khi tiến đến Thần học Giải phóng.
Hơn 20 năm qua Phillip Johnson liên tiếp cho ra mắt một loạt tác phẩm phê phán thuyết tiến hóa: “Darwin on Trial”(Darwin được đem ra xét xử) xuất bản năm 1991. “Defeating Darwinism by Open Minds” (Đánh bại học thuyết Darwin bằng tư duy mở) xuất bản năm 1997. cuốn “Darwinism’s Nemesis” (Sự báo ứng đối với Darwin), Năm 2006. Kết luận của ông là: Toàn bộ thuyết tiến hóa của Darwin, đều là những giả thuyết tưởng tượng, những phỏng đoán không chắc chắn. Phỏng đoán “vĩ đại” nhất của Darwin là sự tồn tại của những thế hệ quá độ chuyển tiếp giữa các loài. Vậy thì nếu loài A tiến hóa để biến thành loài B thì ắt phải có những loài trung gian nằm giữa A và B, được gọi là những thế hệ hay những mắt xích quá độ chuyển tiếp trong chuỗi tiến hóa từ A đến B. Nhưng Michael Denton, một nhà sinh học phân tử nổi tiếng của Úc, tác giả cuốn “Evolution: A Theory in Crisis” (Tiến hóa: Một lý thuyết đang khủng hoảng), xuất bản năm 1985, ông viết: Không có các mắt xích nối kết trung gian. Số lượng các hình thái trung gian, đáng lẽ ra đã phải từng tồn tại trên trái đất, phải là lượng rất lớn. Vậy mà tại sao các nối kết trung gian này lại không được tìm thấy trong các lớp địa tầng?
Cuốn sách “Evolution: the fossils still say NO!” (Tiến hóa: Hóa thạch vẫn nói KHÔNG!).
Đây là sự phản đối rõ ràng và mạnh mẽ nhất có thể được nêu lên để chống lại giả thuyết của Darwin.
Louis Pasteur (27 tháng 12, 1822 – 28 tháng 9, 1895), nhà khoa học nổi tiếng người Pháp, là người tiên phong trong lĩnh vực vi sinh vật học, ông nói về Quy luật Tạo Sinh (the Law of Biogenesis) như sau: Sự sống phải bắt nguồn tự sự sống. Nói cách đơn giản, con cái phải có bố mẹ sinh ra. Một sinh vật có ý thức dù là một tế bào nhỏ nhất, đơn giản nhất cũng không thể được tạo ra từ sự kết hợp ngẫu nhiên của những nguyên tử hóa học vô thức. Đây là một định luật đã được Pasteur chứng minh bằng thực nghiệm, được gọi là Định luật Tạo sinh (Biogenesis).
Sự bùng nổ sự sống trong kỷ Cambri
Đó là sự xuất hiện một cách đột ngột của hầu hết các nhánh ngành động vật chính, cách đây khoảng 530 triệu năm như các lưu trữ hóa thạch đã chứng minh. Trước đó, hầu hết các sinh vật chỉ là những cá thể đơn giản. Nhưng rồi sự xuất hiện đột ngột các động vật chân đốt trong các lưu trữ hóa thạch trong kỷ Cambri đã nêu lên một khúc mắc cho học thuyết tiến hóa. Thuyết Darwin nói sự tiến hóa diễn ra từ từ từng tí một và trải qua thời gian vô cùng dài, nhưng sự bùng nổ sự sống trong kỷ Cambri trái ngược hoàn toàn với tưởng tượng của Darwin. Và cuối cùng các nhà khoa học đi đến kết luận: Người không tiến hóa từ vượn.
Quan niệm cho rằng vượn tiến hóa thành người đã không còn đứng vững nữa! DNA của vượn không giống DNA của người. Những khác biệt lớn xảy ra ở cấu trúc cơ thể, não bộ, trí khôn, và hành vi… đã không có những gì có thể dẫn chứng được gọi là sự đánh dấu, hay tồn tại bởi những mắt xích trong tiến trình biến hóa!
Chú thích về Kỷ Cambri: Thời kỳ năm trăm triệu năm trước đây, lịch sử địa chất học gọi tên là kỷ Cambri. Đây là kỷ đầu tiên trong Đại Cổ sinh vật học. Nó không chỉ mang ý nghĩa trọng đại về việc nghiên cứu địa chất học, nhưng là thời đại sáng lạn nhất, thần bí nhất trong lịch sử cổ sinh vật học. Trước kỷ Cambri, sinh vật trên địa cầu tương đối đơn giản. Khi kỷ Cambri xuất hiện – đột nhiên có mặt các loài sinh vật trên toàn cầu. Hằng hà động vật không xương sống, động vật chân đốt, động vật thân mềm, động vật có vòi và động vật có đốt… đều không hề báo trước mà xuất hiện trên địa cầu. Hiện tượng này được gọi là “Đại bùng nổ sinh mệnh kỷ Cambri”. Nguyên nhân chỉ Thiên Chúa mới có thể cắt nghĩa. Có thể nói Kỷ Cambri xuất hiện đã đốt cháy lý thuyết Tiến Hóa của Darwin, và những ai dựa vào đó!
—-o0o—-
Thông Báo của hệ thống phát thanh TGTL
Chúng tôi xin thông báo đến toàn thể quí Thính giả đang nghe TGTL trên hệ thống phát thanh Podomatic được biết: Sau số này, chúng tôi sẽ tạm ngưng phát thanh trọn tháng 2 vì lý do ban Kỹ thuật âm thanh bận công tác ở xa. Chương trình phát thanh sẽ tiếp tục trở lại vào Thứ Bảy và Chúa Nhật đầu tháng 3 năm 2019 như thường lệ. Chúng tôi xin nhắc lại:
Chương trình phát thanh “TGTL” sẽ tiếp tục trở lại vào Thứ Bảy và Chúa Nhật đầu tháng 3 năm 2019 như thường lệ.
Xin trân trọng thông báo đến toàn thể quí thính giả.
Giuse Maria Thúc Linh Tâm