- Đây là án phạt cho Babylon, nhưng là một Babylon do Khải Huyền mượn tên để nói về nó.
Trong Sách Khải Huyền, Thánh Gioan đã sử dụng hình ảnh và tên gọi của một đế quốc thời cổ đại đã bị tiêu diệt vì tội kiêu ngạo, mà chúng ta sẽ nghiên cứu về đế quốc ấy ở phần sau. Bây giờ chúng tôi mời quý vị và các bạn trẻ nghe (đọc) một đoạn sách K.H. Thánh Gioan viết qua thị kiến của ngài, có tương quan về thành ấy sau đây:
“Một thiên thần khác, vị thứ hai, theo sau và nói: “Sụp đổ rồi, sụp đổ rồi, thành Ba-by-lon vĩ đại, thành đã từng cho mọi nước uống thứ rượu là sự gian dâm cuồng loạn của nó.” Một thiên thần khác, vị thứ ba, theo sau hai vị kia và lớn tiếng nói: “Ai thờ lạy Con Thú và tượng của nó, và chịu thích dấu của nó trên trán hoặc trên tay, thì người ấy sẽ phải uống thứ rượu, là cơn lôi đình của Thiên Chúa, rượu nguyên chất rót vào chén thịnh nộ của Người; người ấy sẽ bị làm khổ trong lửa và diêm sinh trước mặt các thánh thiên thần và trước mặt Con Chiên. Khói từ chốn khổ hình của chúng cứ bốc lên đời đời kiếp kiếp. Kẻ nào thờ lạy Con Thú và tượng của nó, và nhận dấu thích tên nó, thì ngày đêm không được nghỉ ngơi.” (Kh 14, 8-11).
(Chú Thích: Trong đoạn trên có một số từ, hoặc mệnh đề cần chú giải hoặc thích nghĩa dành cho các bạn trẻ (chữ thích ở đây là dấu sổ, hay cho biết ý của chữ): Trước hết câu 8 trên đây nói: “”Sụp đổ rồi, sụp đổ rồi, thành Ba-by-lon vĩ đại, thành đã từng cho mọi nước uống thứ rượu là sự gian dâm cuồng loạn của nó.”; Babylon qua quá trình lịch sử của nó, trở thành một biểu tượng về lòng kiêu ngạo của con người và sự sa ngã của nó. Trong Tân Ước danh từ Babylon có nghĩa là sức mạnh thế gian, và các thế lực tội lỗi của nó chống lại Thiên Chúa. Nơi khác khi Kh. nói con điếm Babylon là chỉ Roma một thời kỳ nào đó. Khi Kh. nói đến thành Babylon sụp đổ là để đánh thức niềm hy vọng của dân Chúa: Một ngày kia, mọi Babylon đều sụp đổ, nhường chỗ cho một Giêrusalem Mới an bình và thịnh trị.
(nguồn: Thánh Kinh Tân Từ Điển; Chú Thích Khải Huyền của Kinh Thánh Trọn Bộ và Từ điển Công Giáo Anh Việt)
– Con Thú: Qua nhiều số trước đây, chúng ta đã hiểu một là con Thú từ biển đi lên Thánh Gioan dùng để gọi tên phản Kytô, tức đứa con nhập thể của quỷ vương trong ĐB thứ 27, hai là con thú từ đất, Thánh Gioan chỉ những tiên tri giả, ngôn sứ giả. Trong đoạn trên con thú và tượng của nó được thờ lậy là đứa con của quỉ vương, tức tên phản Kitô sẽ xuất hiện ngày gần đây. Khải Huyền chương 13, câu 3 Thánh Gioan nói rõ: “Bấy giờ toàn thể cõi đất thán phục đi theo con thú”; Câu 4: Họ thờ lậy con thú mà rằng: “Ai sánh được con thú và ai có thể giao chiến với con thú?”. Bây giờ nghe Khải huyền nói thì bạn nghĩ chẳng ai theo con thú cả, nhưng các ngôn sứ giả sẽ từ giờ trở đi, họ đã và đang chuẩn bị cho nó kỹ càng, mà chính bạn cũng sẽ chẳng biết, vì các ngôn sứ giả là ai? Chính chúng đang nằm vùng trong giáo hội, đang lãnh đạo các bạn, đang bẻ lái Lời Chúa từng chút, từng chút, mà nhiều khi các bạn vừa thích, vừa phục, vì xem ra giáo hội thời nay cởi mở, dễ dãi, khiến cho bạn hài lòng cho đến một ngày, chúng trình diện con thú, dưới hình ảnh vóc dáng một con người vừa lịch lãm, dễ coi, thông minh, lại toàn nói chuyện bác ái, yêu thương, đoàn kết … Hắn tài giỏi phi thường về mọi mặt. Hắn làm cho chiến tranh cũng phải ngưng lại, và người ta gọi hắn là sứ giả hòa bình, nhưng Đức Mẹ đã nói đó chỉ là hòa bình giả tạo, và nó lừa được tất cả mọi người, vì nó là đứa nói dối hay nhất thế giới. Cũng chương 13, câu 7a viết: “Nó được phép giao chiến với dân Thánh và thắng họ” (đến khi ấy, thì dân Thánh chỉ còn rất ít bao gồm những ngôn sứ thật, và những con chiên trung thành với các giới răn của Đức Kitô, những người không ưa loại lề luật nới lỏng, mị những con người sống buông tuồng, tội lỗi, tỷ như thích sống thử trước hôn nhân, hay thích làm vợ chồng không hôn phối, hoặc ly dị tái hôn mà được rước lễ, hay đồng tính kết hôn … đó là họ đã bỏ lề luật Chúa dạy mà theo thế gian. Thế gian thì lại đang thi hành kế hoạch của Sa tan. Khi ấy Giáo Hội Thật tức G.H. giữ vững truyền thống Đức Tin vì ít, nên đã thành G.H. ẩn trú). Câu 7b viết: “Nó được ban quyền trên mọi chi tộc, mọi nước, mọi ngôn ngữ, mọi dân”. Câu 10: “Đây là lúc Dân Thánh cần phải có lòng kiên nhẫn và đức tin”.
– Rượu: Ở đây là “chén thịnh nộ”, là một hình ảnh được mượn từ Giêrêmia 25:15 tt. Thiên Chúa đã đổ tràn cơn thịnh nộ của Ngài cho những ai theo Con Thú và từ chối chân lý.
– Dấu thích tên nó: Chương 13 của Khải Huyền câu 16 giải thích dấu thích và tên của nó cho chúng ta rõ, như sau: “Nó bắt mọi người không phân biệt lớn nhỏ, giàu nghèo, tự do hay nô lệ phải thích dấu trên tay hữu hoặc trên trán”; Câu 17: “Không ai có thể mua bán, nếu không mang dấu thích đó, tức là tên con thú, hoặc con số tương đương với tên nó”; câu 18b: “vì đó là số của tên một người, và người ấy là sáu trăm sáu mươi sáu”. Báo chí sách vở có nhiều nơi đã cắt nghĩa tên của ai đó bằng với số 666, ở đây chúng tôi miễn bàn về chi tiết nhỏ này! Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng câu nói trong Kinh Thánh đã viết: “Đây là lúc cần phải có sự khôn ngoan. Ai có trí thông minh hãy tính ra số của tên con thú” (Kh 13, 18a). Phần chúng tôi không dám nghĩ mình có đủ thông minh để làm việc này! Xin dành để các bậc cao minh luận.
* Cuối cùng của phần chú giải và thích nghĩa này, chúng tôi xin ghi nhận nơi đây một cảm nghĩ vô cùng rúng động trong nội tâm, về một chi tiết quá tỷ mỉ mà Thánh Gioan trong khi được thị kiến thật nhiều mà vẫn không bỏ sót. Chúng tôi xin nhấn mạnh Là một chi tiết rất nhỏ, nhưng lại là điểm rất quan trọng, nói cho biết thời đại của quỉ vương xuất hiện ra mặt, hoành hành và thao túng thế gian, cũng tất nhiên là thời cuối, để ai nấy chuẩn bị tâm hồn, đó là thời đại người ta không còn dùng tiền mặt, cũng không dùng thẻ để rút tiền, hay để mua bán nữa, mà được thay thế bằng những memmory card, hay gọi tắt là con “chip”, người ta chỉ cần cấy một con chíp rất nhỏ ở dưới da tay chẳng hạn, đi đâu đưa qua máy “ken” một cái, thì vừa là giấy thông hành, trong có đầy đủ chi tiết nhận diện cá nhân; Vừa có số trương mục ngân hàng, y như thẻ rút tiền, tiện lợi cho việc mua bán hàng hóa chúng ta đang xử dụng bây giờ. Hiện tại con “chip” đó đã được thực hiện, mà thí điểm đầu tiên là một vài đơn vị đặc biệt trong quân đội Mỹ, đã ứng dụng ít là vài năm nay. Chúng tôi chưa biết chừng nào sẽ công khai ra đại chúng. Khi ấy có lẽ đa số người trong chúng ta sẽ thích và tán dương một nét tiến bộ trong nền văn minh này, nếu chúng ta không cảnh giác với lời Chúa trong Kinh Thánh, tức Khải Huyền chương 14, câu 8 – 11 nói trên, mà điểm nhấn là: “”Ai thờ lạy Con Thú và tượng của nó, và chịu thích dấu của nó trên trán hoặc trên tay,10 thì người ấy sẽ phải uống thứ rượu, là cơn lôi đình của Thiên Chúa, rượu nguyên chất rót vào chén thịnh nộ của Người; người ấy sẽ bị làm khổ trong lửa và diêm sinh trước mặt các thánh thiên thần và trước mặt Con Chiên”).
- Một thành phố với một tháp xây dang dở, sau lại đã trở thành kinh đô và thánh địa của Lương Hà
Babylon Vừa là tên của một Đế Quốc thời cổ đại, cũng vừa là tên của một thành phố, rồi sau là Thủ đô. Vào giai đoạn đầu của thời cổ đại, vùng đất phía Bắc mang tên là A-cát. Phía Nam là vùng đồng bằng phù sa và những vùng đầm lầy quanh vịnh Ba Tư (Persian Gult). Vì vùng thổ địa của xứ này nằm giữa hai con sông Euphrates và Tigris, nên được xem là một thành quốc của Lưỡng Hà cổ đại (Mésopotamie). Babylon được tưới bởi sông Ty-rơ (Tigris) và sông Euphrates, nên các nhà khảo cổ cho rằng có thể đó là vị trí của Eden (vườn Địa đàng) (St 2,14), và của tháp Ba-ben (Babel). Đất nước nhỏ và phẳng này rộng khoảng 20.000 km2. Phía Bắc giáp A-sy-ri (Syria), phía Đông giáp Ba-Tư (Iran), phía Tây giáp sa mạc Ả Rập (Saudi Arabia) và vịnh Ba-tư ở phía Nam. Các di tích của thành quốc này còn lại và được phát hiện đa số nằm ở Al Hillah, tỉnh Babil, khoảng 85 km về phía nam thủ đô Baghdad (Bát-đa), như vậy Babilon thuộc nước Iraq ngày nay.
Nền văn minh Babylon đã để lại một dấu ấn quan trọng cho sự phát triển của loài người. Trong sách Sáng Thế kể tổ tiên họ ngay từ thời cổ đại, lúc nhân loại chỉ nói một thứ tiếng, thì dân này đã biết nung gạch thay đá, dùng nhựa đen làm hồ, để xây một thành phố và một tháp có đỉnh cao chọc trời, và vì sự cao ngạo mà Thiên Chúa đã làm cho họ bị xáo trộn ngôn ngữ, đến nỗi tháp và thành xây dở dang không xong, vì thế nó được gọi tên là tháp Babel, thành Babel và một vương quốc Babel có nghĩa là “phân tán”, vì từ chỗ đó Chúa đã phân tán họ đi khắp nơi trên thế giới, và ngôn ngử thì khác biệt (St 11, 1-9). Còn nghĩa của Babylon là “chỗ của sự sống”. Cũng theo sách Sáng Thế, ông No-e có ba người con trai là Sêm, Kham và Gia-phét. Sau trận Đại Hồng Thủy, những người con của ông đã sinh sôi, nảy nở và chia nhau những vùng đất quanh đó rồi từ từ lan đi. Trong những người con của Kham có ông Cút sinh ra ông Nim-rốt vừa là một vị anh hùng, vừa là người tài giỏi nhất. Chính Nim-rốt đã khởi sự xây dựng một vương quốc Babel như đã nói trên và ông còn xây dựng nhiều thành, trong đó có thành Ninivê (St 10, 8-14). Theo truyền thuyết tôn giáo của Babylon lại cho rằng thần Marduk đã xây dựng nên thành ấy. Điều này có thể cũng không sai, vì Sáng Thế kể cũng chính con cháu của họ sau này là dân Phi-li-tinh, thờ nhiều thần, từng chống và đánh nhau với Dân Chúa! Nghĩa là như phần trên (SVTT. 43) chúng tôi đã nói loài người thời nào cũng vậy, cứ “qua cơn bĩ cực tới thời tái lai”, thì bắt đầu hư hỏng, nên cũng có thể vì cao ngạo tự phụ với nền văn minh của mình, họ quên Chúa, “qua sông quên đò”, rồi đẻ ra thần này thần kia để thờ, giống như dân Do Thái sau khi thoát khỏi kiếp nô lệ Ai Cập, mới chỉ tới chân núi Si-nai thôi, lúc ông Môi Se lên núi lãnh mười điều Giới luật Chúa ban, khi ông xuống tới chân núi thì dân của ông đã đúc tượng bò bằng vàng để thờ. Ngày nay dân Chúa cũng không khác, sau khi Thánh Thần Chúa giúp cho Hội Thánh lan truyền đi khắp nơi trên địa cầu. Tiếng nói của Vatican có sức vang dội trên trường quốc tế, thì chính trong hàng tướng lãnh của Chúa sinh thói hư tật xấu, kẻ giỏi giang thì vẽ ra thuyết này, thuyết nọ, để cắt nghĩa và bẻ cong luật Chúa, Sửa Lời Chúa và cũng theo ĐB. của Đức Mẹ ở La Salette, họ sẽ từ “Đại Kết” các Kitô giáo, mà tiến tới việc đại kết sau này các tôn giáo lớn, mà thành lập một tôn giáo toàn cầu, rồi trao cho Tên Phản Kytô, để hắn vừa cai trị tôn giáo thế giới, vừa lãnh đạo các nước lớn là những quốc gia quyền lực nhất, để nắm trọn thế giới. Nếu không phải trong ĐB. thứ 31 – Chúng ta sẽ dần tham khảo tới – Đức Mẹ nói “Thành La-Mã sẽ mất Đức Tin và nên ngai của quỷ vương” (Quỷ vương chính là đứa con nhập thể của quỷ vương và cũng chính là tên phản Kitô trong điềm báo thứ 27 đã nói), thì không chỉ các bạn sẽ không tin, mà chính chúng tôi cũng không tin những điều vừa nói ở trên. Nhưng không những Đức Mẹ đã loan báo cho chúng ta biết, mà Khải Huyền cũng đã có nói trong phần tham khảo ở số 192 nói trên. Những sự phũ phàng ấy chẳng qua cũng là do lòng kiêu ngạo tự phụ, không còn muốn tuân phục truyền thống Đức Tin mà “vẽ đường cho hưu chạy”. Tiếng Việt nói như thế là nhẹ, chứ trong ĐB. Đức Mẹ bảo họ đang kéo theo nhiều linh hồn vào Hỏa ngục. Xin trở lại đề tài: Triều đại đầu tiên của người Amorites đã xây dựng thành phố Babylon, nơi mà sau này trở thành đế quốc Babylon, một trong những đế quốc cổ nhất, nhưng văn minh và tiến bộ nhất trong lịch sử nhân loại thế giới.
Dưới triều vua Nê-bu-cat-nêt-sa (Nebuchadnezzar) II, Đế quốc Tân Babylon trở nên vô cùng hùng mạnh. Ông vài lần mang quân tiến đánh thành Jerusalem. Năm 587 TC, trong khi Miền Bắc bị đế quốc Assyri xâm chiếm (vào năm 721) thì Miền Nam Giuđa Bị đế quốc Babilon tàn phá, Đền Thánh Giêrusalem bị thiêu đốt, dân Do Thái một số phải tha phương cầu thực, phần lớn bị bắt đem về Babylon sống kiếp lưu đày. Chúng ta nhớ Kinh Thánh nói về thời đó cứ chiều chiều những cô gái nô lệ Si-on (tên gọi khác của Israel, vì thành Giêrusalem được xây dựng trên đồi Sion xưa. Thực ra thì người dân Do Thái mất nước nói chung, chứ không cứ những cô gái Do Thái), họ ra bờ sông ngồi nhớ quê hương mình mà than khóc: “Bên bờ sông Babylon, ta ngồi, ta khóc Sion” (H.bên: Chợ nô lệ buôn bán những cô gái Do Thái). Những tiếng khóc than này, cùng với cảnh chợ nô lệ ở hình bên, ước gì đánh thức được lòng những người lãnh đạo đất nước VN hôm nay, đang đứng bên thềm cảnh đời nô lệ cho đảng CS Trung Quốc. Đế Quốc Babylon xưa không ác như Đế Quốc CS thời bây giờ, nhất là khi đế quốc ấy lại là đảng CS Trung Quốc! Cảnh chợ người hôm nay không chỉ bán buôn nô lệ, mà người TQ sẽ mua bán người như một con thú, vì những con người ấy còn có thể được nuôi để bán nội tạng! Hỡi những người CSVN, hãy nhớ rằng: Khi hết thú để săn, thì chó săn cũng bị giết.
Babylon là một điển hình nổi bật của khả năng con người có thể đạt tới những mục tiêu vĩ đại, bằng cách sử dụng tất cả các phương tiện mà mình có được. Sự phát triển của cả thành phố rộng lớn này đều chỉ do bàn tay con người vun đắp. Tất cả sự giàu có của nó là nhờ ở con người thật. Song có một yếu tố phụ cũng không kém phần quan trọng đó là ở đâu có nhiều sông nước, ở đó cũng mang lại cho con người nhiều tài nguyên, cùng đất đai màu mỡ. Babylon như đã nói là quê hương thuộc vùng Lưỡng Hà, nên hàng năm được nhiều phù sa bồi đắp. Thiên nhiên mà tốt, thì con người được nuôi nấng tốt. Con người được nuôi nấng tốt thì đầu óc cũng mở mang nhiều, bởi thế vùng đất Babylon đã mau sớm phát triển ra những tài năng: Có thể nói những nhà thiên văn, Toán học, kiến trúc sư … họ có đầu tiên trên thế giới. Chúng ta cứ đọc những tài liệu nói về vườn treo Babylon, một trong bảy kỳ quan của thế giới thời cổ đại thì hiểu được tài nghệ của người Babylon. Đồng thời người ta còn khám phá ra công trình thủy lợi của họ nữa.
Ngoài ra Babylon có một thành tựu nổi bật thường được mọi người nhắc đến. Đó là công trình xây dựng bức tường thành rộng lớn bao bọc vương quốc. Quy mô xây dựng của nó có thể sánh ngang với các kim tự tháp vĩ đại ở Ai Cập. Đối với công trình này, nữ hoàng Semiramis được xem là người có công đầu tiên. Tất nhiên phải thêm mấy triều đại nữa mới hoàn tất được một công trình cao 48 mét, tương đương với chiều cao của một tòa nhà gồm 15 tầng ngày nay. Tổng chiều dài của nó ước tính khoảng 14.400m đến 17.600m. Bề mặt thành rất rộng, có thể đủ cho sáu con ngựa chạy hàng ngang trên đó. Sau này, khi chiếm được vương quốc Babylon, người Ả Rập đã tàn phá nó bằng cách gỡ lấy gạch về để xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa và các công trình khác.
- Nhưng chỉ một đêm thôi! Tất cả đều sụp đổ.
Từ khoảng năm 540 trước Công nguyên trở về trước, không có một đạo quân xâm lược nào chiếm được Babylon. Thành Babylon vẫn kiên cố trước bất kỳ một sức mạnh quân sự nào. Chính vì thiếu cảnh giác và đề phòng, lại quen ăn chơi trên sự giàu sang phú quí, từ vua quan xuống tới dân, nên họ đã bị đánh ngay khi Babylon đang tiệc tùng vui thú. Lich sử về sau, khi nói về nguyên nhân sụp đổ của vương quốc Babylon, người ta đều thấy là rất lạ lùng và khá bí ẩn.
Sự kiêu ngạo khiến Babylon thất thủ
Vào năm 539 TCN, Ba Tư trở thành một thế lực mạnh mẽ khiến cho các đế chế khác phải lo sợ, với lực lượng Quân đội hùng cường của mình, vị Hoàng đế sáng lập ra Đế quốc Ba Tư – Cyrus Đại Đế tiến hành chinh phạt Đế quốc Tân Babylon, đánh bại Quốc vương Nabonidus. Sử gia Hy Lạp Herodotus thuật lại cuộc xâm lăng thầm lặng của Cyrus Đại đế bằng mưu kế của mình: “Vua đã đặt một số quân ngay tại nơi cửa sông chổ nước chảy vào thành, và một số khác ở phía sau nơi nước thoát ra, họ theo lệnh của Cyrus là tiến quân vào thành dọc theo lòng sông khi nước vừa cạn… Mặt khác ông cho đào kênh để rút nước sông Euphrate vào một cái hồ (hồ nhân tạo được vua trước của Babylon đào), lúc đó hồ này chỉ là một cái đầm lầy, và nước sông rút đến độ họ có thề lội qua lòng sông được.
Do đó, những quân Phe-rơ-sơ đang đóng tại bờ sông ở Babylon chờ dịp đó mà theo dòng nước lội vào, nước sông lúc đó đã rút, chỉ cao đến đùi, và vì vậy họ vào được thành”. (Còn tiếp)