ĐIỀM BÁO XXXI – THÀNH LA MÃ SẼ MẤT ĐỨC TIN(Kỳ thứ 15)

301. Con Thú từ biển đi lên; trên các đầu có danh hiệu xúc phạm đến Thiên Chúa. Các đệ tử của nó là những nhà đi gieo rắc chủ nghĩa Duy Vật.

Như số trước chúng tôi đã phác họa với các bạn về “Thuyết Tương Đối”. Thứ Nhất là Tương đối về Tâm lý, Thứ đến“Tương đối về Xã hội”. Thuyết này hướng người ta đến môi trường “Xã Hội Chủ Nghĩa”. Chủ Nghĩa Xã hội biến con người thành (a) Vô Thần và (b) Duy vật. Hôm nay chúng ta bàn tiếp phần còn lại của số trước:

b) Duy Vật có thể xem là lý thuyết nền tảng của XHCN. Thuyết Duy Vật là thuyết cho rằng rốt cuộc chỉ có vật chất là thực tại. Vật chất quyết định tinh thần. Vì vật chất quyết định tinh thần nên đảng và nhà nước chủ trương “Vô sản” nhân dân cả nước. Người dân phải vô sản, thì đảng và nhà nước mới điều động và quyết định được các lãnh vực tinh thần của họ. Thí dụ: tinh thần phục vụ đảng và nhà nước là thực tế. Tổ quốc chỉ là trừu tượng, nên hễ không đầu quân vào chiến tranhtheo nhu cầu của đảng và nhà nước, thì người ở nhà không được cấp gạo và thực phẩm, thành ra cái nghĩa vụ “ái quốc” ấy, thực chất chỉ là công việc đánh thuê để nuôi sống vợ con. Đó là nói cho giản dị, chứ ở nhà vợ có công tác của vợ, con có nhiệm vụ của con. Chính sách “Để bụng đói, thì bắt làm gì cũng phải làm”, thực ra là thuật “nuôi và dạy” thú, bị đảng và nhà nước tạo ra khuôn đúc “đúc khuôn” ra thành những con người vô sản. Chính sách đó khi Liên Xô còn tồn tại, họ đã cố gắng làm mọi cách để tiến tới “Vô Sản Toàn Thế Giới”. Học thuyết của Marx và Engels Phê bình một cách sâu rộng triết học truyền thống và “phủ nhận” chúng trong chủ nghĩa duy vật biện chứng. Mác cho là mình đã tìm ra quy luật vận động phát triển của xã hội, và lực lượng xã hội có sứ mệnh tiêu diệt chế độ tư bản, và sáng tạo ra một xã hội mới, trong đó tất cả mọi con người đều thuộc về giai cấp vô sản. Cuộc đấu tranh giai cấp, chống lại giai cấp tư sản, là để tiến tới chuyên chính vô sản, và dùng nó làm công cụ để xây dựng chủ nghĩaxã hội, cũng gọi là chủ nghĩa cộng sản. Sau khi Liên Xô xụp đổ, thực ra nước Nga không hội nhập vào với các quốc gia Tây phương, và có thể nói đây là thời kỳ “tiệm sinh” của nó, nhất là dưới sự cầm quyền độc tài của Vladimir Putin. Thậm chí Tổng thống đầu tiên của Nga ông Boris Yeltsin đã phải hối hận khi chọn Putin làm người kế nhiệm. Như thế đã ứng nghiệm lời tiên báo của Đức Mẹ ở La Salette rằng “Trung Cộng và Nga sẽ là Tiền hô và là điềm báo của Quỉ Vương”;Đến lời tiên tri ở Garabandal, 3 lần nói về cuộc Đại Cảnh báo, phép lạ vĩ đại, và sự trừng phạt của Thiên Chúa, mà thị nhân (Conchita) nói sẽ bắt đầu mở ra, khi chủ nghĩa Cộng sản được Nga trở lại dẫn dắt lần thứ hai.

Ngày nay tại các nước Tây phương, khi nền văn minh vật chất lên đến tột đỉnh, thì chính nền văn minh vật chất này cũngđang biến hóa. Nó đang làm cho con người từ duy tâm trở nên “duy vật”, từ hữu thần người ta đang từ từ muốn chối bỏ Thiên Chúa, để sống như vô thần. Chính khi con người quan niệm chỉ vật chất mới là cứu cánh của cuộc sống, là lúc tất cả mọi thần linh đều xụp đổ. Chúng ta cứ nhìn xem những kiến trúc tôn giáo đồ sộ, như là những vết tích tinh thần thời Phục Hưng (tk.15 -17) rạng rỡ là sao, mà nay con người lại quay lưng với nhà thờ, để giáo đường hầu như im vắng? Họ đi về đâu? Hầu hết các đám đông có thể tìm thấy được trong các trung tâm Shopping, trung tâm du lịch và giải trí, các địa điểm ăn chơi và những thành phố sống về đêm, sau thời giờ kiếm tiền bằng đủ mọi cách

Cũng có thể gọi là sự đang biến dạng từ trạng thái ôn hòa, ổn định sang trạng thái nổi loạn và biến động. Chắc chắn nó được thúc đẩy bởi một “Thuyết Âm Mưu”; Và nó còn đi xa hơn nữa trong mấy năm trở lại đây, khi đã nổ ra những cuộc biểu tìnhbạo động trên nhiều quốc gia ở Châu Âu của những nhóm người tranh đấu nhân danh sự nghèo đói chống lại các chính quyền Tự do, dân chủ. Và gần đây nhất là phong trào BLM (Black lives Matter) được các báo chí mô tả là một sự bùng nổcách cuồng loạn, như là các cuộc nổi dậy của phong trào Bôn sê vích (Bolshevik) hồi 1917. Theo tin đưa của Texas Insider và được tờ vn.sputniknews đăng ngày 25/6/2020 rằng: Các nhà sáng lập phong trào đấu tranh vì quyền lợi của người da đen Black Lives Matter (Mạng sống của người da đen cũng đáng giá) là những người Marxist. Đây là tuyên bố của bà Patrisse Cullors, một trong ba người sáng lập phong trào từ năm 2015. Còn bây giờ trả lời phỏng vấn của Texas Insider bà Patrisse Cullors nói “Chúng tôi có khung tư tưởng. Alicia và tôi là những nhà tổ chức Marxist được đào tạo. Chúng tôi rất thành thạo các lý thuyết tư tưởng,” bà nói rằng mục tiêu của Black Lives Matter là buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump phải từ chức càng sớm càng tốt, “ngay bây giờ”, chứ không đợi tới cuộc bầu cử tháng 11/2020. Những người có thiện chí và mun lắng nghe nhất, cũng không thể chấp nhận đoànngười biểu tình quá khích đã phục kích xả súng vào lực lượng cảnh sát vào ngày 8/7 khiến 5 sĩ quan thiệt mạng, và làm chotình hình cảnh sát Dallas phải báo động. Mục đích như vậy để họ đòi Defund The Police, (tức là phải bãi Bỏ ngành Cảnh Sát). Có điên mới đòi hỏi mt xã hội vô trật tự. Những cái kiểu biểu tình như thế chúng ta chỉ gặp trong các phong trào đấu tranh của người cộng sản, chứ không phải là phương pháp bầy tỏ thiện chí của các nước có truyền thống bầu cử tự do và dân chủ thực sự. Càng “nhân danh sự nghèo đói” thì lại càng tránh đâu khỏi cái bẫy đấu tranh của những người cộng sản. Lịch sử đã từng chứng minh như vậy, và khi người ta bị dụ dỗ vào con đường XHCN, thì người nghèo lại càng nghèo hơn! Ai có thể chứng minh được rằng các nước XHCN đã đổ tiền của ra để giúp cho người nghèo nhiều hơn các quốc gia Tư Bản, hay luôn luôn là ngược lại? Bản chất của những “Âm mưu” thì không có cái gì tốt! Nhưng trở lại vấn đề chúng ta cần quan tâm là ngay ở các nước văn minh Tây phương bây giờ, vật chất đang làm biến đổi cả khuôn mặt lẫn lương tâm con người. Con Thú từ biển đi lên; nó có mười sừng và bẩy đầu; Trên mười sừng đều có vương miện, và trên các đầu có danh hiệu xúc phạm đến Thiên Chúa (Kh 13,1), nó là Tên Phản Kitô và nó là vua của mọi thứ vật chất mà thế gian ai cũng thích. Đệ tử của nó là những nhà đi gieo rắc chủ nghĩa Duy Vật. Những ai trung thành với Chúa hãy nhớ Lời Chúa hằng nhắc nhở rằng: “Không ai được làm tôi hai chủ, vì chắc chắn người đó sẽ thích chủ này mà bỏ chủ kia. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được. (Lc 16,13)

302. Thuyết Tương Đối về phương diện kinh tế: ( Economic relativism)

Ai trong chúng ta cũng đều biết Karl Marx là tác giả, là lý thuyết gia của xã hội chủ nghĩa (socialism) và cũng là của chủ nghĩa cộng sản (communism). Ông ta chủ trương rằng ý thức luân lý của con người chỉ là kết quả chi phối bởi tình trạng kinh tế của người chịu ảnh hưởng nó. Thế có nghĩa là gì? Một là “Phú quí sinh lễ nghĩa” (?); Hai là mỗi khi bạn hoạn nạn, gặp khó khăn, kể cả nghèo đói thì bạn mới chạy lại và bámvíu vào thần linh (?) Theo bạn thì cái nào đúng, hay cả hai đều đúng?

– Xin thưa, cả hai chỉ là những hiện tượng nảy sinh bởi trạng thái tâm lý chứ không phải là ý thức luân lý. Còn một trạng thái, đúng hơn là động tác khác nữa thuộc bản năng cũng bị chi phối bởi tình trạng kinh tế, thí dụ bản năng rình mồi của loài thú; Bản năng cất giữ mồi; Ngay cả khi một đứa bé đói thì biết khóc như để báo động cho mẹ nó biết để xử lý. Tiếng khóc báo động ấy của đứa bé không thuộc phạm vi lý trí cho tới khi nó có trí khôn. Nhưng đứa trẻ lớn lên nó âm thầm chảy nước mắt về một sự đau lòng do người thân mang lại, thì là do sự tác động của cả hai lý trí và tâm lý. Ý thức luân lý phổ quát của con người theo Kitô Giáo không chấp nhận lý luận hay chủ trương của Marx, nghĩa là không thể vin vào lý do kinh tế mà làm điều ác, cũng có nghĩa là không phải vì đói mà được phép đi cướp hay lấy của người khác! Bởi thế trong số trước (SVTT#71) khi bàn về luân lý Phổ quát Công Giáo. Chúng ta đã được Thiên Chúa ban cho chúng ta những qui luật dùng để bảo vệ luân lý, để con người sống lối sống khác với loài cầm thú, và không thể biện minh bằng bất cứ lý do hay hoàn cảnh nào, để được phép làm trái, hay nghịch lại lề luật Thiên Chúa.Ở trên chúng ta cũng đã có cơ hội nhìn lại một cách khái quátlịch sử đấu tranh của cộng sản. Họ đi giải phóng cho người nghèo, nhưng thực chất thì lại chỉ làm cho người nghèo càng nghèo hơn! Cuối cùng thì tiền bạc, của cải, kể cả ruộng vườn đều tập trung vào trong tay đảng và nhà nước CS hết. Họ lừa dân cả gần một thế kỷ, bảo rằng chúng ta chống tư bản, đánh tư bản. Thậm chí người dân cũng không cần biết đánh và chống cho ai, chỉ đến gần cuối thế kỷ, mới biết những cán bộ trung ương đảng, những cán bộ cao cấp lại trở thành những ông bà tư bản đỏ. Đó chính là một sách lược vừa lừa dối vừa ăn cướp cả công lẫn của và tài sản nhiều đời của toàn dân. Cho nên ngay từ ban đầu, Giáo Hội (GH) đã không công nhận lý thuyết CS. Giáo Hội Còn xếp lý thuyết ấy là một trong những tà thuyết và gọi hẳn là Tà Thuyết Cộng Sản. Kể từ khi xuất hiện CS trên thế giới, nhiều triều đại Giáo Hoàng đã không chỉ kết án CS, mà kể cả những ai là người CG mà cộng tác với CS dưới bất cứ hình thức nào đều bị phạt vạ tuyệt thông (1).

Đặc biệt là những nhà thần học giải phóng như Gustavo Guttiérez người Peru và Leonardo Boff người Brazil đã công khai dựa vào chủ nghĩa Marx để kịch liệt phê phán cấu trúc quyền lực tại Nam Mỹ, quy cấu trúc này là do thời kỳ thực dân gây nên. Dựa vào đó, họ định nghĩa lại các khái niệm tôn giáo như sự hóa thân của Thiên Chúa và vương quốc thiên đàng, để mang đến cho những khái niệm này một ý nghĩa thế tục hơn. Đáng gây tranh cãi hơn là việc họ cho rằng Thiên Chúa sẽ được mặc khải nhiều hơn qua hành động cách mạng, hơn là qua suy đoán siêu hình. Họ đã lấy cảm hứng từ việc các cộng đồng Thiên Chúa giáo sơ khai duy trì tài sản làm của chung (2). Vì những nhà thần học giải phóng này lại là những chức sắc Công Giáo đẻ ra, nên trong đề mục sau đây, chúng ta cũng không thể bỏ qua, dù chỉ là một cách khái quát.

*** Để có một kết luận về Thuyết Tương Đối: Giáo Hội lên án thuyết tương đối về luân lý vì nó vi phạm niềm tin vào luân lý phổ quát  tuyệt đối, mà Thiên Chúa đã in sâu trong lòng mỗi người, không phân biệt mầu da, ngôn ngữ và văn hóa. Ai cũng phải hiểu rằng giết người, giết thai nhi,  gian manh trộm cướp, chiến tranh, diệt chủng,  dâm ô  thác loạn .., là những sự  dữ, sự xấu phải tránh, không được làm vì bất cứ lý do nào để  khỏi bị Thiên Chúa phán xét và trừng phạt sau khi con người chếtvà ra trước Tòa Chúa. Chúng tôi xin ghi lại đây câu nói trong bài thuyết trình của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger (tức là Đức Nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI), trong buổi họp các Chủ tịch các Ủy Ban Tín Lý của các Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ La Tinh tại Guadalajara, Mexico, tháng 5/1996. Ngài nói:“Thuyết Tương Đối ảnh hưởng rất nặng nề đối với các vấn đề luân lý. Vì cho rằng không có luân lý tuyệt đối, thì con người không còn tiêu chuẩn nào để huấn luyện lương tâm. Vì lương tâm không có tiêu chuẩn nên bị méo mó. Và từ đó, người ta có thể muốn làm gì thì làm, mà không còn bị lương tâm khiển trách nữa”.

——————

Chú Thích: (1). Cộng tác với CS dưới bất cứ hình thức nào đều bị phạt vạ tuyệt thông: Thông Điệp Divini Redemptoris, số 58 của Đức Pio XI: “… Chủ Nghĩa Cộng Sản vô thần Bol-se-vic, đang nhắm đến việc lật đổ trật tự xã hội và làm suy yếu chính những nền tảng của Kitô Giáo … Đừng ai để cho mình bị lừa dối! CS sai lầm tự bản chất, vậy nên bất cứ ai còn gắn bó với Kitô Giáo, không thể hợp tác với nó dưới bất kỳ cách nào. Những ai tình nguyện đi theo nó và góp phần mình vào sự chiến thắng của CS trên quê hương mình, sẽ là nạn nhân đầu tiên của chính những sai lầm của họ…” Thông Điệp về “Những Nguyên Tắc Hướng Dẫn Việc Tông Đồ Giáo Dân” Của ĐGH Pio XII: “GH của Đức Kitô phải chiến đấu với kẻ thù CS vô thần chứ không chịu nhường sân cho nó. Đây là cuộc chiến đến tận cùng bằng những khí giới của Đức Kitô!” Sắc Lệnh của Thánh Bộ Tác Vụ Thánh, ban hành ngày 1/7/1949 dưới thời Đức Pio XII. Sắc Lệnh ngăn cấm mọi hình thức cộng tác với CS, ĐGH viết: “CNCS tự bản chất là duy vật và đối nghịch với Kitô Giáo, và cho dù đôi khi những lãnh đạo CS rêu rao rằng họ không chống tôn giáo, nhưng thực tế cho thấy: lý thuyết và hành động của họ minh chứng rằng họ là kẻ thù của Thiên Chúa, của tôn giáo chân thật, và của GH Chúa Kitô.” Do đó Sắc Lệnh tuyên bố rằng: “Bất cứ ai tuyên xưng thứ giáo thuyết duy vật và chống Kitô Giáo của người CS, và nhất là những ai bênh vực và tuyên truyền thứ giáo thuyết ấy, hay cộng tác với dưới bất cứ hình thức nào thì tức khắc bị vạ tuyệt thông (ipso facto excommunicationis) đặc biệt dành cho Toà Thánh như những người phản bội đức tin Công Giáo.

(2). Các cộng đồng Cơ đốc giáo sơ khai duy trì tài sản làm của chung: Thần học giải phóng dựa vào thời kỳ sơ khai của Giáo Hội bị bắt bớ, và các giáo hữu sống ẩn trốn, họ đã gom góp tài sản làm của chung, để nương tựa vào nhau, như sách Công Vụ Tông Đồ đã mô tả. Cái đó hoàn toàn khác với việc “nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý” là một chính sách tước đoạt toàn bộ tài sản và xương máu của người dân, lấy của dân làm của đảng là điều không một chút phù hợp với Công Bằng và Bác Ái của Kitô Giáo, sự kiện này chúng tôi đã nói ở trên.

303. Khái quát về “Thần Học Giải Phóng”.

Trong thập niên 80, Thần học Giải Phóng dưới dạng quá khích được coi là một thách đố cấp thời đối với đức tin Hội Thánh. Một thách thức cần được trả lời và làm sáng tỏ bởi vì nó đưa ra một giải pháp vừa mới mẻ, vừa nghe ra có vẻ hợp lý, đồng thời cũng có nhiều người cho là thực tiễn và còn cho nó là vấn đềcủa ơn cứu độ, thì sai hoàn toàn (Đức Benedict XVI). Quí Thính giả và các Bạn trẻ đã nghe trong SVTT#67 & SVTT#68cũng đã biết chỉ vì một âm mưu muốn gom các đạo lại thành một tôn giáo toàn cầu, người ta đã đánh đồng tôn giáo; Đó là “Tương Đối” hóa các đạo: Đạo nào cũng như đạo nào, cho nên các đấng, các bậc mới phán: “Ơn cứu độ có trong mọi tôn giáo”, không chỉ có trong đạo Công Giáo, và đã được Linh mục Đồng Trung phản bác lại, nhân vụ HĐGM/VN tổ chức ngày “Tôn Kính Tổ Tiên”. Thuyết Tương Đối, Thần Học Giải Phóng(THGP) đều hoạt động trong cùng một âm mưu đó cả! Lm. Gustavo Guttiérez vừa là nhà thần học giải phóng, và cũngmột trong số những người sáng lập, đã lớn tiếng tuyên bố: “Giải phóng” cũng có nghĩa là “cứu độ”, ông ta giải thích: “libération” không chỉ giới hạn trong lãnh vực chính trị; nó cũng có nghĩa là “giải thoát”; Nên thần học giải phóng là “Thần học cứu độ”. Về từ ngữ thì hai từ có thể xem là tương đồng, nhưng về thần học, thì Đức Benedict XVI đã bảoThần học Giải Phóng dưới dạng quá khích được coi là một thách đố cấp thời đối với đức tin Hội Thánh”. Vì nó là một giải pháp mới mẻ, lại xem ra có vẻ hợp lý, và thực tiễn, nên ở Mỹ châu La tinh, số lượng tín đồ liên minh với người nghèo trong các hành động đấu tranh chính trị ngày càng gia tăng, và có lúc đã dẫn đến một số thành viên của giáo hội bị giết chết trong khung cảnh bạo lực bao trùm. Năm 1980Oscar Arnulfo Romero, tổng giám mục San Salvador (thủ đô El Salvador), bị bắn gục trong nhà thờ trong khi đang dâng Lễ. Từ đó về sau, nhiều giáo sĩ trong giáo hội cũng chịu số phận tương tựĐừng nói gì ngay như hồi còn sinh thời, Thánh Giáo Hoàng J.P.II công du tới Nicaragua đã bị dân chúng ở đây đón tiếp như một cuộc biểu tình chống Giáo Hội, bao gồm cả những “bandrole” và những khẩu hiệu đầy tiếng la ó . Họ được sự thúc đẩy của những “tín đồ THGP”. Họ đòi ĐGH phải trả lời cho họ biết là ngài theo XHCN hay Tư bản, chứ không được đứng giữa! Trong TGTL (SVTT) quí bạn cũng đã nghe tường thuật câu chuyện này.  

Vatican các đời giáo hoàng trước từng phản kháng đối với thần học giải phóng, vì cho rằng nó dẫn đến nguy cơ lôi kéo giáo hội vào tranh chấp chính trị, cũng như xa rời những quan tâm của Kitô giáo về thế giới bên kia. Chúng ta dừng những tiếng nói phê phán của Giáo Hội trước khi tìm hiểu sơ qua về lịch sử của THGP trước đã.

304. Lịch sử môn Thần Học Giải Phóng.

Thực ra mầm mống hạt nhân Thần Học Giải Phóng đã được gieo từ lâu, ngoài những phong trào cách mạng chính trị tại Cu-ba, Chi-lê vào đầu thập niên 60, Tuy nhiên, đến năm 1968, Hội nghị lần II của các Giám Mục Mỹ Châu La-tinh họp tại Medellin, người ta mới xem đó như là khởi điểm của Thần học giải phóng (THGP). Tại cuộc Hội nghị này người ta bàn đến việc áp

dụng Công đồng Va-ti-ca-nô II vào thực tại địa phương, đã ghi vào chương trình mục vụ những điểm sau: Ưu tiên cho người nghèo; giải phóng toàn diện con người; phát triển các cộng đồng cơ bản. Chính trong bối cảnh ấy mà thần học giải phóng ra đời, nhằm đề ra một đường hướng hoạt động cho Giáo Hội, dựa từ sự phân tích thực trạng các địa phương (Nhất là các nước thuộc Thế giới Thứ Ba).

Trong số những người được xem là cha đẻ của THGP phải kể đến: Gustavo Gutierrez, Juan Luis Segundo, Hugo Assman, Segundo Galilea, Ruben Alves.

Vào thập niên 70, tình hình chính trị, xã hội và kinh tế ở Mỹ Châu La-tinh đã tạo ra cơ hội để tiến trình giải phóng không còn là khái niệm trừu tượng, nhưng đã đi vào hành động cụ thểnhư thời xưa ở Nga năm 1917, ở Trung Hoa năm 1949, hoặc như ở Việt Nam năm 1945.

Sau Thượng Hội đồng Giám Mục 1974, cùng sự can thiệp của Bộ Giáo Lý đức Tin. Phong trào THGP không còn thống nhất và từ đó nảy sinh ra ít là bốn khuynh hướng sau đây:  

1) Khuynh hướng mục vụ.  

Khuynh hướng này theo sát những văn kiện của Tòa thánh và hàng Giám Mục, nhấn mạnh đến sự “giải phóng toàn diện” con người, dựa trên Kinh Thánh. đường hướng mục vụ nhằm tới sự cải thiện con người, và không xử dụng đến những đường lối chính trị xã hội. Hồng Y Pironio được xem tiêu biểu cho nhóm này. Nhưng nhóm này bị các khuynh hướng sau đây đả kích là “thiêng liêng trừu tượng”.  

2) Khuynh hướng cách mạng (praxis de los grupos revolucionarios)  

Đây là nhóm cực tả nhất trong THGP. Họ dùng thuyết mác-xít để phân tích xã hội, họ coi lịch sử của Châu Mỹ La-tinh là lịch sử của áp bức; Tiêu biểu cho nhóm này là Hugo Assman. Mối quan tâm của họ là làm cách mạng.  

3) Khuynh hướng hành động lịch sử (praxis historica).   

Nhóm này chủ trương cần thực hiện sự giải phóng kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa đến các cộng đồng. Họ cũng dùng thuyết mác-xít để phân tích thực tại, nhưng cũng biết phê bình những khuyết điểm của nó. Tc là hơn nhóm Th Hai mt chút. H cũng ch trương như Mác-xít đặt

các người nghèo vào một giai cấp, đối nghch với giai cấp tư sản; to ra những xung khắc không ch xã hội mà ngay cả trong Giáo Hội cũng phi có nhim v tham gia đấu tranh giai cấp.

4) Khuynh hướng nhân dân.  

Theo nhóm này, vai trò chủ động của thần học không phải là người nghèo như khuynh hướng thứ ba, nhưng là nhân dân Mỹ Châu La-tinh. Nói đến nhân dân tức là nói đến các nền văn hóa của họ, các tín ngưỡng của họ. Chính vì vậy, để tìm hiểu nhân dân, không thể chỉ dùng lối phân tích xã hội của mác-xít, nhưng còn phải xử dụng đến các môn học khác nữa, tựa như lịch sử, nhân chủng học. Ngoài ra, nhóm này còn để ý tới những biểu hiện tôn giáo của người dân cho tới kiến thức bình dân, tất cả đều là những động lực có tiềm năng giải phóng.Tiêu biểu cho khuynh hướng này có thể kể: L. Gera, Juan Carlos Scannone. 

*** Tưởng cũng nên biết là những phương pháp của THGP có âm hưởng không những qua các lục địa khác của Thế Giới Thứ Ba (Á, Phi), nhưng cũng được áp dụng tại vài nước Âu Mỹ trong các phong trào giải phóng phụ nữ hay người da đen tại Hoa Kỳ. Bằng chứng như các cuộc biểu tình đập phá trong thời Corona Virus trên khắp nước Mỹ, lan sang các nước Âu châu. Sự đập phá các tượng ảnh và đốt các Thánh đường, nguyên ủy là do các nhà THGP đã luôn coi Giáo Hội là đối nghịch với những nước XHCN.

Còn tổ chức Black Lives Matter cho Chúa Giêsu, các Thánh là người da trắng, nên cũng thuộc giới Tư Bản bóc lột, nhưng đặc biệt là họ không chống ĐGH. Francis. Ngay tại Việt Nam, CS cũng cho người đi đập phá tượng ảnh, Thánh giá, chiếm đất nhà Dòng trong nhiều năm qua, và ngay cả mới đây họ đang áp lực để chiếm cứ Đan Viện ở Huế, nhưng hình như Vatican cũng không lên tiếng, nhưng lại lên tiếng chống bọn Mafia Ý dám chặn đám rước Đức Mẹ, chỉ vì họ muốn nói lên rằng Chúa vẫn quan tâm tới họ.

*** Kỳ tới, chúng ta sẽ tham khảo về “Thuyết Tương Đối” trong Thần họcGiải Phóng tìm hiểu tại sao chúngđang cố gắng hạ giá Học thuyết Kitô giáo.

——————–

Trân trọng kính chào quí thính giả và các Bạn Trẻ. Chúc Quí vị & các Bạn một tuần lễ An Bình & Hạnh phúc trong Chúa Giêsu & Mẹ Maria.