Những lời chú giải Sách Khải Huyền, nói về sự xuất hiện của một giáo hội giả, một hiền thê giả của Đức Kitô, với tất cả vẻ ngoài giống như Giáo Hội, để đánh lừa mọi người.

Thông Điệp chúa Giêsu nói với chúng ta về Giáo Hội, qua chị Christina Gallagher ngày 31/12/2020 – đã phát thanh trong TGTL#197, có những điểm hệ trọng sau đây:

1- Giáo Hội của Ta đã trút bỏ hết tất cả những gì thuộc về Ta”.

2- khốn cho những người đã dẫn dân Ta vào bóng tối, và phủ nhận tính thiêng liêng những kho tàng của Giáo Hội Ta cho dân Ta.”

3- Với những người tự cho mình là chủ chiên đã làm như thế, Ta nói cho các con biết: “Các con chỉ đem lại cho Ta sự xấu hổ.”

4- Giáo Hội Ta đang chuẩn bị cho tên phản Kitô, vào khi những người liên hiệp với tên phản Kitô đang hoạt động trong Giáo Hội.”

*Ai cũng nghĩ Chúa Thánh Thần (CTT) là Đấng bảo vệ và hướng dẫn Giáo Hội (GH). Chính CTT cũng muốn thế, nhưng về mặt trần thế, GH có sự tự do của mình, thế nên khi GH gặp thời những nhà lãnh đạo của mình thích theo xu hướng thế tục, thì CTT cũng đành phải buông tay. Thế nên, Mọi Kitô hữu cần phải hiểu THẾ NÀO LÀ GIÁO HỘI, để đừng bao giờ nghĩ rằng GIÁO HỘI không sa ngã, chứ đừng nói là không sai lầm.

1. Công Giáo (CG). không giống như bất cứ cộng đồng nào trên thế giới này. GHCG có hai chiều kích: một thuộc về Thiên Chúa và một thuộc về loài người. Chiều kích thuộc Thiên Chúa, chúng ta không thấy được. Đó chính là sự sống vô hình của Đức Ki-tô, đang liên kết mọi phần tử của GH thành một Nhiệm Thể.

Chiều kích thuộc loài người, là những gì chúng ta có thể thấy. Đó là cộng đồng tín hữu. Vì có chiều kích loài người, nên GH cũng giống như con người, là có tự do và có những bất toàn.

Vì GIÁO HỘI bất toàn, do đó GIÁO HỘI không phải lúc nào cũng có thể bày tỏ, cho trần gian thấy được “dung mạo Chúa Kitô.” Các phần tử của GIÁO HỘI có thể sa vào những gương xấu tai tiếng, hoặc đáng tiếc. Điều này có nghĩa là chúng ta thường thấy GIÁO HỘI giống như chúng ta: Yếu đuối, tội lỗi và phấn đấu để trở nên toàn hảo như Thiên Chúa muốn. Như thế, GIÁO HỘI sẽ luôn luôn có ánh sáng lẫn bóng tối.

Tuy nhiên, cộng đồng tín hữu chúng ta tin tưởng rằng, ánh sáng sẽ không bao giờ bị bóng tối che khuất mãi. Nếu có những thời kỳ rơi vào tăm tối như Đức Mẹ đã nói ở La Salette năm 1846, thì chúng ta tin rằng đó chỉ là giai đoạn. Vì cũng chính Đức Mẹ đã nói ở Fatima: “Trái Tim Mẹ sẽ toàn thắng”.

Hiện nay GHCG đang ở trong tình trạng như Thông Điệp của Chúa Giêsu đã cho biết, qua chị Christina chúng tôi vừa nêu trên. Vậy nhiệm vụ chúng ta là mọi người cần cộng tác với Đức Mẹ trong tinh thần các Sứ Điệp Fatima bằng chính những việc làm tự thân:

1- Hối hận – ăn năn – và dốc lòng chừa về những tội lỗi mình đã trót phạm.

2- Hy sinh đền tội cho chính mình và những tội lỗi của tha nhân.

3- Cầu nguyện bằng kinh Mân Côi cho thế giới & giáo hội, và đặc biệt cho nước Nga không còn cộng sản trở lại như chính điều Đức Mẹ muốn ở Fatima năm 1917.

Hôm nay, cũng còn hai vấn đề chúng ta cần lướt qua, trước khi trở lại Đề tài: “Sự Tương Quan giữa ĐGH. Phaolô VI với các Tôn giáo” của hai tác giả Dòng Biển Đức: Sư Huynh Michae Dimond, và Sư Huynh Peter Dimond. Trong sách đã nói, hai tác giả đã viết:

*Vấn đề thứ Nhất: G.h. Phaolô VI Thúc đẩy Trật tự Thế giới Mới (NEW WORLD ORDER):

– Gh. Phaolô VI trong Thông điệp gửi Chủ tịch Hội nghị Liên Hiệp Quốc tháng 5 năm 1976, Thông điệp nói: “… trật tự kinh tế quốc tế mới này phải được xây dựng không ngừng.[77]

– Trong Thông điệp, ngày 8 tháng 9, 1977 ngài viết: “Căng thẳng được đặt ra một cách hợp pháp ngày nay về sự cần thiết phải xây dựng một trật tự thế giới mới…”[78]

Thông điệp gửi cho Liên Hiệp Quốc, ngày 24 tháng 5 năm 1978 Gh. Phaolô VI cũng viết: “… Chúng ta nhận thức được rằng con đường phải dẫn đến sự xuất hiện của một trật tự quốc tế mới… trong mọi trường hợp, không thể ngắn gọn như chúng ta muốn… Giải trừ quân bị, tiến đến một trật tự thế giới mới và phát triển ba nghĩa vụ ràng buộc không thể tách rời với nhau…[79] .

* Đây là chuyện thật bất ngờ, vì từ trước ai cũng cho New World Order thuộc về thuyết Âm mưu, mà bất cứ thuyết âm mưu nào cũng là của Bóng Tối.

Cũng như: Sách Sự Thật, ngày 12/09/2012 chép:

 “Chủ nghĩa Cộng Sản từng gây sợ hãi từ lâu ở phương Tây, giờ đây đang được bí mật hình thành thông qua một liên minh toàn cầu.” Đó chính là New World Order, do một quyền lực trong bóng tối”. Ngày nay khắp Âu Mỹ, ở đâu người ta cũng nói tới Tân Xã Hội Chủ Nghĩa.

*Vấn đề thứ Hai Duy Tân Thuyết (DTT) là gì? Đây là một chủ thuyết bàng bạc trong bài đọc kỳ trước. Một chủ thuyết mà Gh. Phaolô VI chủ trương áp đặt vào Chương trình & Kế hoạch Cải Cách Giáo Hội của ngài, Thiết tưởng hôm nay chúng ta cũng nên để chút thời giờ tìm hiểu sơ qua về thuyết này. Theo Lm. Phạm Đức Hậu, DTT là một lạc thuyết, hay đúng hơn, là tổng hợp của một nhóm lạc thuyết, nảy sinh từ chính trong lòng Giáo Hội hồi đầu thế kỷ XX, do ảnh hưởng của triết học hiện đại và khoa phê bình, với ngụy cớ là nhằm nâng tầm đức tin Kitô lên, và cứu vãn Giáo Hội bằng phương tiện là một sự đổi mới triệt để (A radical renovation).

Dẫn đầu trào lưu Duy Tân là các nhân vật: Le Roy và Loisy ở Pháp; Tyrell ở Anh; và ở Đức là Schell. Muốn hiểu DTT, ta cần đọc kỹ Thông Điệp Pascendi Dominici Gregis của Thánh Giáo Hoàng Pio X, ban hành ngày 8/9/1907. Thông Điệp này đã thực sự lột trần bản chất sai lầm đầy tinh xảo của nó, đồng thời chỉ cho thấy những giáo điều sai lầm của DTT là đối nghịch hoàn toàn với triết học và thần học Kitô Giáo ra làm sao. Cụ thể, Pascendi Dominici Gregis vạch ra rằng, Duy Tân Thuyết là một sự pha trộn giữa Công Giáo truyền khẩu với thuyết duy lý tự nhiên thực tế, được xây dựng trên ba hệ thống triết học:

– Một là Ngộ Đạo Thuyết (Agnosticism): Đây là một sự liên kết giữa các tư tưởng duy chủ quan (subjectivism), duy hiện tượng (phenomenalism), và duy tương đối (relativism), nhằm chối bỏ tri thức lý trí (rational knowledge).

– Hai là Nội Tại Thuyết (Immanentism): học thuyết này cho rằng, ý thức con người mang trong chính nó mọi chân lý, kể cả chân lý thần linh vốn  được phát triển do sự tác động của cảm thức tôn giáo. Tư tưởng này bắt nguồn từ học thuyết của Kant và Schleiermacher.

– Ba là Thuyết Tiến Hoá triệt để (radical evolutionism) do ảnh hưởng tư tưởng của Hegel và Bergson: lý thuyết này cho rằng, thực tại thật (true reality) không phải là hữu thể (being) nhưng là việc trở nên (becoming), cả nội tại lẫn ngoại tại của con người.

*** DTT đem đến những luận điểm sai lầm căn bản như sau:

1- Trình bày về một Thiên Chúa cá vị, khác biệt với thế giới, là điều không thể.

2- Tôn giáo và mạc khải là những sản phẩm tự nhiên của tiềm thức con người; và tín điều chỉ là một sự diễn tả tạm thời và cần phải được tiến hoá không ngừng.

3- Thánk Kinh không phải là sách được thần khải, nên cần phải nghiên cứu một cách có phê bình như bất cứ tác phẩm loài người nào khác, và cũng bị tùy thuộc vào sai lầm.

4- Khoa học chẳng liên quan gì đến đức tin: Nhà phê bình có thể bác bỏ những điều ông ta không thừa nhận với tư cách là một tín hữu.

5- Thần Tính của Đức Kitô không bắt nguồn từ các sách Tin Mừng, nhưng chỉ là kết quả của ý thức Kitô Giáo.

6- Giá trị đền tội và cứu chuộc do cái chết của Đức Kitô chỉ là quan điểm riêng của Thánh Phao-lô mà thôi.

7- Đức Kitô đã không thiết lập Giáo Hội và địa vị hàng đầu của Thánh Phê-rô, để được chuyển giao tiếp nối cho các giáo hoàng. Vì thế, tổ chức hiện tại của Giáo Hội chỉ là kết quả của những hoàn cảnh con người, và phải chịu sự thay đổi liên tục.

8- Các bí tích là do các Tông Đồ thiết lập và các bí tích này, chỉ có giá trị duy trì nơi ký ức con người, một sự hiện diện thường hằng đầy ân phúc của Đấng Tạo Hoá.

9- Những tín điều cứng nhắc của GH Công Giáo, là không thể dung hoà với khoa học, vốn bị bó buộc với sự tiến hoá của vũ trụ, và các điều kiện của nó.

+ Với những nguyên tắc độc hại như trên, Đức Pio X kết luận rằng, Duy Tân Thuyết tất yếu dẫn đến sự phá hủy mọi tôn giáo, và đưa đến đích điểm là chủ nghĩa vô thần.

+ Thật vậy, trước khi ban hành Thông Điệp Pascendi Dominici Gregis nhằm bóc trần bản chất sai lầm của Duy Tân Thuyết, trước đó không lâu, ngày 3/7/1907, Bộ Tác Vụ Thánh đã Công bố Sắc Lệnh Lamentabili, kết án đích danh Duy Tân Thuyết, và liệt kê cụ thể 65 luận đề sai lầm nguy hại của nó, cần phải bị bác bỏ (Denzinger, 2001-2065a).

Tất cả 65 luận đề sai lầm ấy đều xoay quanh những khía cạnh sau: Quyền Giáo Huấn – Mạc Khải – Đức Kitô – Bí Tích – và sự thiết lập Giáo Hội.

*** Lạc thuyết duy tân và trào lưu Thần Học Mới – New Theology.

Cũng như các lạc thuyết khác, Duy Tân Thuyết đã nảy sinh từ chính trong lòng Giáo Hội. Vì thế, mặc dầu đã bị kết án, Duy Tân Thuyết đã không thật sự chết. Trái lại, nó vẫn âm thầm bén rễ sâu và ẩn mình sống khoẻ trong Giáo Hội như “cỏ lùng sống chung với lúa”.

Sau triều đại của Đức Pio X, Giáo Hội phần nào bị ảnh hưởng bởi hai cuộc thế chiến I và II. Do vậy, sự cảnh giác canh phòng đối với lạc thuyết Duy Tân, không còn được duy trì mạnh mẽ như thời Thánh Giáo Hoàng Pio X. Chính vì thế mà trong khoảng thời gian này, lạc thuyết Duy Tân đã củng cố thêm sức mạnh và lột xác thành cái gọi là trào lưu Thần Học Mới – New Theology – với các tên tuổi gồm: Karl Rahner, Yves Congar, Henri de Lubac, Marie-Dominique Chenu, Edward Schillebeeckx, và Hans Kung.

(Chú thích của TGTL: Thần học gia Joseph Ratzinger – sau là GH. Benedicto XVI thì có một quan điểm khác là ngài dung hòa giữa hai nền thần học cũ và mới, nhưng tới thời GH.Francis vì Vatican quá thiên về xu hướng thế tục, trong cái gọi là “cách mạng về Phụng vụ”, nhưng thực ra là bỏ bê lề luật và các giới răn của Chúa; Thậm chí là làm hư các Bí Tích Chúa Giêsu đã thiết lập. Điển hình như Bí Tích Thánh Thể (cho Rước lễ bừa bãi – Nhất là đối với những người đang phạm tội trọng công khai – và ngay cả những người khác tôn giáo.vd: Cho phép Ly dị – tái hôn rước lễ là vừa phạm vào Bí Tích Thánh Thể, vừa xem thường Bí Tích Hôn Phối, lại phá lề luật Đức Chúa Cha là coi thường Điều răn thứ Sáu lẫn Điều răn thứ Chín v.v…, nên J. Ratzinger nghiêng hẳn về bảo thủ để bảo vệ Truyền thống Đức Tin).

Trào lưu Thần Học Mới này vẫn được xây dựng trên nền móng là những sai lầm của Duy Tân Thuyết, và ta có thể tóm gọn nguyên tắc và hồn sống của nó vào một câu: tôn giáo phải thay đổi theo thời gian như những lãnh vực khác của cuộc sống con người.

——-o0o——-

Đến đây, chúng ta đã có thể tiếp tục với đề tài:

“Sự Tương Quan giữa ĐGH. Phaolô VI với các Tôn giáo”

qua Hai tác giả Sư Huynh Michae Dimond, và Sư Huynh Peter Dimond.

*ĐGH. PHAOLÔ VI  với  CHÍNH THỐNG GIÁO

Ở đây chúng ta thấy Phaolô VI rõ ràng bắt tay theo cách Tam Điểm (TĐ) với Thượng phụ Ly khai Constantinopolis, Athenagoras, vào ngày 5 tháng 1, 1964 (Điều này lại khiến chúng tôi nhớ tới cái bắt tay cũng kiểu này của gh. Francis với Pelosi chủ tịch Hạ viện Mỹ mới đây. Từ lâu (1846) Đức Mẹ nói: TĐ đã xâm nhập vào tới thượng tầng cơ sở của Giáo Hội). Cả hai cũng cùng dỡ bỏ các vạ tuyệt thông đôi bên từ năm 1054. Điều này có nghĩa là Phaolô VI cho rằng Chính Thống giáo Đông phương không nhất thiết bị vạ tuyệt thông, mặc dù họ phủ nhận Chức vị Giáo Hoàng. Đó là vì theo ông, chức vị Giáo Hoàng không phải là một tín điều ràng buộc dưới án tuyệt thông, nên ông gỡ bỏ.

+ Chính Thống giáo Đông phương là những người bác bỏ tín điều Giáo Hoàng Bất khả ngộ và 13 Công đồng Chung gần nhất của Giáo Hội Công Giáo. Họ bác bỏ rằng Chúa Thánh Thần bởi Ngôi Hai của Chúa Ba Ngôi mà ra; Họ cho phép ly hôn và tái hôn; và nhiều người trong số họ bác bỏ tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

+ Đây là những gì Phaolô VI nghĩ về những kẻ ly giáo này:

– Phaolô VI, Phát biểu, ngày 19 tháng 4 năm 1970, nói về vị Thượng phụ Moscow đã qua đời: Cho đến hơi thở cuối cùng ông vẫn minh mẫn và quan tâm đến sứ vụ vĩ đại của mình.” [39]

Ông cho rằng lãnh đạo giáo phái ly giáo là một sứ vụ vĩ đại.

– Phaolô VI, Diễn văn, ngày 24 tháng 1, 1972: “… chào mừng giữa chúng ta là một đại diện kiệt xuất của Giáo hội Chính thống đáng kính… một cá nhân với lòng mộ đạo vĩ đại…” [40]

– Phaolô VI, Phát biểu, ngày 23 tháng 1, 1972: “… Thượng phụ Chính Thống giáo vĩ đại, đáng kính và xuất sắc…” [41]

– Phaolô VI, Diễn văn đến Phái đoàn Ly giáo, ngày 27 tháng 6, 1977: “Thế rồi, mười năm sau, chúng ta đến thăm Giáo hội thánh thiện của anh em…” [42]

– Phaolô VI, Buổi Tiếp kiến Chung, ngày 20 tháng 1, 1971: “… các Giáo Hội Chính thống giáo Đông phương đáng kính…” [43]

Ông gọi các giáo hội ly giáo là đáng kính.

– Phaolô VI, nói về cái chết của Thượng phụ Ly khai Athenagoras, ngày 9 / 7, 1972: “… chúng tôi tiến cử con người vĩ đại này đến anh em, người con của một Giáo Hội đáng kính…” [44]

– Phaolô VI, Diễn văn, ngày 25 tháng 5, 1968: “… Giáo hội Chính thống giáo Bulgaria đáng kính.” [45]

– Phaolô VI, Tuyên bố Chung với Thượng phụ Giáo phái Ly giáo Syria, ngày 27 tháng 10, 1971: “Điều này nên được thực hiện với tình yêu thương, với sự cởi mở đối với những thúc giục của Chúa Thánh Thần, và với sự tôn trọng lẫn nhau và Giáo hội của nhau.” [46]

Vì vậy, Phaolô VI tôn trọng sự bác bỏ tín điều Chức vị Giáo Hoàng và quyền Giáo Hoàng Bất khả ngộ. (Xin nhớ rằng từ CĐ/Vat/II người ta bãi bỏ tín điều Giáo Hoàng Bất Khả Ngộ)

– Phaolô VI, Điện tín sau cuộc bầu cử của Thượng Phụ Ly khai mới, của thành Constantino- polis, tháng 7, 1972 rằng: “Tới thời điểm ngài phải lãnh nhận trách nhiệm nặng nề trong việc phụng sự Hội Thánh Đức Kitô…” [47]

Điều này có nghĩa Giáo hội ly giáo này là Hội Thánh Đức Kitô (!?).

– Phaolô VI, Diễn văn, ngày 14 tháng 12, 1976: “… các anh em rất thân mến, được gửi đến Giáo hội Constantinopolis đáng kính… chúng ta đã thực hiện hành động giáo hội thiêng liêng và trang trọng, là dỡ bỏ án chúc dữ thời xưa, một hành động mà chúng ta muốn loại bỏ ký ức về những sự kiện này mãi mãi, khỏi ký ức và tấm lòng của Giáo Hội…” [48]

+ (Hai tác giả nêu rõ:) Chính Thống giáo bị Giáo Hội Công Giáo lên án (trước đây) vì đã bác bỏ Chức vị Giáo Hoàng, và không chấp nhận các tín điều của Đức tin Công Giáo. Nhưng (nay) Phaolô VI long trọng dỡ bỏ những án chống lại họ, như chúng tôi đã đề cập trước đó. Và giống như lời tuyên bố trên, bài diễn văn này của Phaolô VI có nghĩa là ông đã cố gắng đảo ngược tất cả những gì trước đây ly giáo bị kết án dưới các thời Giáo Hoàng tiền nhiệm của ông.

– Phaolô VI, Tông thư, ngày 7 tháng 3 năm 1971, liên quan đến cái chết của hai thượng phụ ly giáo, ngài viết: “… cảm động trước cái chết của Đức Thánh Thiện Kyrillos VI, chúng tôi bày tỏ sự cảm thông chân thành, với sự đảm bảo về những lời cầu nguyện của chúng tôi, cho sự an nghỉ vĩnh hằng của giáo chủ yêu quý các bạn, và xin phước lành an ủi của Thiên Chúa trên toàn bộ Giáo hội Chính thống Ai cập.” [49]

+ Lưu ý hai điều: Thứ nhất, Phaolô VI nói rằng ông sẽ cầu nguyện cho linh hồn của ly giáo đồ qua đời, ám chỉ rằng vị thượng phụ không Công Giáo đã qua đời có thể được cứu, đó là lạc giáo. Thứ hai, ông kêu gọi phước lành an ủi của Thiên Chúa lên toàn bộ Giáo hội Chính thống Ai cập. Điều đó cũng có nghĩa rằng, Phaolô VI xem Giáo hội Chính thống Ai cập cũng là Giáo Hội duy nhất chân thật. Thế còn về ân sủng hoán cải của Thiên Chúa lên người Chính Thống giáo Ai cập trở về Hội Thánh chân thật thì sao?

Tuyên bố của Phaolô VI một lần nữa cho thấy, ông tin rằng các giáo phái lạc giáo cũng là các Hội Thánh chân thật, và như vậy thì Đức tin Công Giáo là vô nghĩa!

(Phụ chú của TGTL: Ngày nay thì cái giáo lý của “Thần học Mới” phát xuất từ Duy Tân Thuyết đã ăn sâu vào tâm não các mục tử nhiều lắm rồi! cho nên không ít vị đã tuyên bố “Ơn cứu độ có trong tất cả mọi tôn giáo” – SVTT/của Mẹ đã có đề cập tới vấn đề này rồi).

+ Giáo Hoàng Grêgôriô XVI, ngày 27 tháng 5, 1832: “Anh em tôi, đừng để bị lừa dối; nếu bất cứ ai đi theo một kẻ ly giáo, người đó sẽ không được Nước Trời làm cơ nghiệp.” [50]

———————-

(TGTL xin lưu ý: Trước hiện tượng có nhiều ngôn sứ giả, rồi các Thông Điệp của Chúa, Đức Mẹ báo trước việc Tên Phản Kitô sẽ xuất hiện, khi ấy chúng ta cần phải nhớ câu nói của ĐGH. Grêgôriô XVI là “Anh em đừng để bị lừa dối; Đừng đi theo bất cứ một kẻ ly giáo nào”. Nói rõ hơn, Hàng giáo sỹ là những người được Chúa chọn và cắt đặt việc chăm sóc đoàn chiên, có bổn phận dẫn dắt đoàn chiên đi trong đàng công chính, thánh thiện, qua việc tuân giữ lề luật của Chúa. Chiên lạc đường, họ có trách nhiệm phải khuyên nhủ, sửa lỗi, răn đe và kỷ luật nếu cần. Trái lại, khi mục tử truyền dạy điều sai quấy lỗi luật Chúa, đoàn chiên có bổn phận phải bất tuân, vì khi đó “ta phải vâng lời Chúa hơn là người phàm”. Đừng tưởng mục tử không dạy điều sai quấy lỗi luật Chúa. Khi ấy, chúng ta có bổn phận cầu nguyện cho họ.

———————–

– Phaolô VI, Thư gửi đến Ly giáo đồ, tháng 11, 1976: “… Hội nghị Đa phái Chính thống giáo đầu tiên, để chuẩn bị cho Thánh Công đồng Vĩ đại của các Giáo hội Chính thống đang bắt đầu công việc mình… để phụng sự tốt nhất cho Giáo hội Chính thống đáng kính…” [51]

Ông gọi công đồng ly giáo là “thánh” và Giáo hội ly khai là “đáng kính.” Phaolô VI rõ ràng là một người ly giáo.

– Phaolô VI, Thông điệp về ly giáo đồ người Nga đã qua đời, ngày 7 tháng 4, 1972: “… chúng tôi bày tỏ với Đấng Hiển danh và Thánh Công đồng của Giáo Hội Chính Thống Georgia lời chia buồn chân thành của chúng tôi với sự đảm bảo về những lời cầu nguyện của chúng tôi cho sự an nghỉ vĩnh hằng của giáo chủ các bạn…” [53]

– Phaolô VI, Thông điệp, ngày 23 tháng 5 năm 1968, đến Thượng phụ Ly giáo Moscow: 

“… Đức Thánh thiện, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Công đồng toàn thể Giáo hội Chính thống Nga tái lập Tông Toà Moskva… Chúng tôi đã ủy thác nhân sự để tham gia vào các lễ kỷ niệm long trọng, sẽ diễn ra tại Đô thành Tông Toà của quí ngài – những người anh em rất thân ái trong Hàng Giám mục…” [54]

Ông gọi vị Thượng phụ ly khai là “Đức Thánh thiện” và chúc mừng lễ kỷ niệm năm mươi năm Giáo hội ly khai, cũng là chúc mừng sự ly khai tôn giáo.

– Phaolô VI, Buổi Tiếp kiến Chung, ngày 30 tháng 11, 1977: “Tôi hân hoan chào đón anh em thân mến, những người đại diện ở đây cho Đấng Thánh thiện Thượng phụ Pimen và Giáo hội Chính thống Nga tất cả lòng ngưỡng mộ và tình huynh đệ của chúng tôi đến Đấng Thánh thiện Thượng phụ Pimen, với các giáo sĩ của Ngài và với toàn thể những người tín hữu.” [56]

– Phaolô VI tiếp tục nói trong một lá thư về tên ly giáo Athenagoras (tháng 7 năm 1972): “… Chúng ta cầu nguyện Chúa tiếp nhận ngài vào Nước Trời của Người…”[57]

– Phaolô VI, Tuyên bố với “Giáo Hoàng” Ly giáo Shenouda III, ngày 10 tháng 5, 1973: “Phaolô VI, Giám mục Rôma – Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo, và Shenouda III, Giáo Hoàng của Alexandria và Thượng phụ Tông Toà Thánh Máccô… Nhân danh tình bác ái, chúng ta từ bỏ tất cả mọi hình thức cải biến tôn giáo… Hãy để nó chấm dứt, nơi nó có thể tồn tại…” [58] (Ý là từ nay, hai giáo hội này, không có bất kỳ hình thức kêu gọi, hay cầu xin cho giáo hội bên nào cải đạo để trở về cùng bên nào). Đây là những gì ta thực sự cần thấy để biết rằng Phaolô VI là một con người ly giáo, và không phải người Công Giáo chân thật. Ông đưa ra tuyên bố chung với một “giáo hoàng” ly giáo. Ông thừa nhận tên ly giáo này là người nắm giữ Tông Toà Thánh Máccô. Đây là lời phạm thánh chống lại Chức vị Giáo Hoàng, vì tên ly giáo này không có thẩm quyền gì cả. Ông ta từ bỏ tất cả mọi hình thức cải biến tôn giáo – nghĩa là không cần cố gắng hoán cải người ly giáo – và ông ta nói “hãy để nó (tức là “Mọi hình thức cải biến tôn giáo”) chấm dứt nơi nó có thể tồn tại”! Phaolô VI là một người lạc giáo và ly giáo cố ý.

——-oOo——-

GH. PHAOLÔ-VI  VÀ CÁC GIÁO PHÁI TIN LÀNH KHÁC

Tin lành bắt đầu với linh mục người Đức Martin Luther, người đã rời khỏi Giáo Hội Công Giáo và bắt đầu cuộc cách mạng Tin lành vào năm 1517. Luther phủ nhận ý chí tự do, Chức vị Giáo Hoàng, cầu nguyện lên các thánh, Luyện ngục, Truyền thống, Biến thể và Hy tế Thánh lễ. Luther đã thay thế Thánh lễ bằng một nghi thức kỷ niệm Bữa tối Cuối cùng. Tất cả các Bí tích ngoại trừ phép Rửa tộiThánh Thể, ngoài ra tất cả đều bị bác bỏ. Luther cho rằng sau khi Ađam sa ngã, con người không thể làm bất cứ việc gì tốt đẹp. Hầu hết những người Tin Lành đều có cùng niềm tin với Luther, và tất cả đều bác bỏ vô vàn tín điều Công Giáo. Đây là những gì Phaolô VI nghĩ về những kẻ lạc giáo và ly giáo này:

– Phaolô VI, Kinh truyền tin, ngày 17 tháng 1, 1971: “Từ sự biện luận chống đối giữa các giáo phái Kitô giáo khác nhau, chúng ta phải chuyển sang sự tôn trọng lẫn nhau…[59]

Ở đây Phaolô VI tiết lộ rằng chính sách của Vaticanô II về các giáo phái Tin lành đã đi từ sự biện luận chống đối – nói cách khác, một sự chống đối các học thuyết sai lệch của họ – đến thái độ chấp thuận và tôn trọng các tôn giáo giả dối của họ.

– Phaolô VI, Phát biểu trước Đại diện các Giáo hội phi Công Giáo tại Geneva, tháng 6 năm 1969: “Tinh thần truyền sức sống của chúng ta… Tinh thần này nằm xuống, là cơ sở đầu tiên của mọi mối liên hệ hiệu quả giữa những lời tuyên xưng đức tin khác nhau, để mỗi người tuyên xưng đức tin bản thân một cách trung thành.” [60]

Phaolô VI đang nói rằng những người Tin Lành không nên trở thành người Công Giáo, mà cứ tiếp tục trung thành với giáo phái của họ.

– Phaolô VI, Bài giảng, ngày 25 tháng 1, 1973: “… bày tỏ một ý nghĩ tôn trọng và trìu mến trong Đức Kitô, đến với Kitô hữu của các giáo phái khác cư trú trong thành phố này, và đảm bảo với họ về lòng ngưỡng mộ của chúng ta…” [61]

Đây là một bài giảng trong đó, ông ta đảm bảo những giáo phái khác lòng ngưỡng mộ của ông ta. Cân nhắc thêm, Phaolô VI thậm chí không biết rõ tất cả những người mà ông đang bảo là ông ngưỡng mộ. Ông ta không biết gì về họ ngoại trừ việc họ thuộc về một trong những giáo phái này, và ông ta đảm bảo với họ về lòng ngưỡng mộ của bản thân trên cơ sở đó!

– Phaolô VI, Tông thư, ngày 6 tháng 8, 1973, gửi Hội đồng Giáo hội Thế giới: Hội đồng Giáo hội Thế giới đã được tạo ra trong trật tự, bởi ân sủng của Thiên Chúa, để phục vụ các Giáo hội và Cộng đồng Giáo hội, trong nỗ lực phục hồi và biểu hiện cho tất cả sự hiệp thông hoàn hảo, trong đức tin và tình yêu thương, mà cũng là món quà của Đức Kitô cho Hội Thánh Người.” [62]

Phaolô VI nói rằng Hội đồng Giáo hội Thế giới đã được tạo ra để phục hồi và biểu hiện cho tất cả sự hiệp thông hoàn hảo trong đức tin, và tình yêu thương, mà là món quà của Đức Kitô cho Hội Thánh Người. Lưu ý: hàm ý đáng kinh ngạc của tuyên bố này. Xin nhớ rằng: Sự hiệp thông hoàn hảo trong đức tin, và tình yêu thương mà là món quà của Đức Kitô, cho Hội Thánh Người, là Giáo Hội Công Giáo – Hội Thánh phổ quát do Đức Kitô kiến lập. Nhưng Phaolô VI nói rằng điều này được thể hiện bởi Hội đồng Giáo hội Thế giới! Ông đã thay thế Giáo Hội Công Giáo bằng Hội đồng Giáo hội Thế giới. Hội đồng Giáo hội Thế giới là một tổ chức được tạo thành từ nhiều giáo phái và chi nhánh khác nhau. Một nhà chú giải truyền thống sẽ gán cho nó cách chính xác, là một nhóm mặt trận Cộng sản – dùng để làm loãng và khai phóng hóa các giáo hội “Kitô giáo” trên thế giới. Nhưng đây chắc chắn là một tổ chức đại kết rất lạc giáo được tạo ra từ các tôn giáo khác nhau của con người.

– Phaolô VI, Bài diễn thuyết, ngày 12 tháng 12, 1968: “… con em chúng ta có mối quan hệ thân thiện với anh em Kitô hữu của họ, người Tín nghĩa Luther…” [63]

Giáo Hoàng Piô IV, bác bỏ hoàn toàn. lời tuyên xưng đức tin ex cathedra (Từ tông Tòa) của ngài tại Công đồng Trentô như sau: “Ngoại trừ Đức Tin Công Giáo chân thật này, bên ngoài không một ai được cứu… tôi tự do tuyên xưng (tức không có sự ép buộc) và thật sự giữ vững…” [64], Phaolô VI không thích tuyên xưng như vậy! mà lại bắt tay và nối kết với Luther – kẻ bội giáo, rồi ly giáo.

– Phaolô VI, Diễn văn, ngày 28 tháng 4 năm 1977: “… quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo hội Liên hiệp Anh… những lời của hy vọng này, “Giáo hội Liên hiệp Anh hợp nhất không hấp thụ, không còn là một giấc mơ đơn thuần.[65]

Điều này có nghĩa là Phaolô VI muốn hợp nhất với giáo phái Anh giáo mà không hấp thụ họ; nghĩa là không hoán cải họ.

– Phaolô VI, Phát biểu, ngày 2 tháng 8, 1969: “Chúng ta muốn gặp Giáo hội Anh giáo đang phát triển mạnh mẽ ở đất nước này. Chúng ta muốn bày tỏ lòng tôn kính đối với những người con mà họ tự hào nhất, những người – cùng với các thánh tử đạo Công Giáo chúng ta – đã đưa ra lời chứng hào hùng là cuộc sống của họ cho Phúc âm…”[66]

Phaolô VI, Nói về cái chết của Martin Luther King Jr., ngày 7 tháng 4, 1968: “… tất cả chúng ta sẽ chia sẻ những hy vọng mà việc tuẫn giáo ông ấy truyền cảm hứng cho chúng ta.[67]

+ Giáo Hoàng Grêgôriô XVI, ngày 27 tháng 5, 1832:

“Cuối cùng một số những người lầm lạc cố gắng thuyết phục bản thân và kẻ khác rằng, con người không chỉ được cứu trong đức tin Công Giáo, nhưng cả lạc giáo đồ cũng có thể đạt được ơn hằng sống.”[68]

(Nhận định củaTGTL: Lịch sử luôn luôn được lặp lại, những chuyện từ thủa ấy, bây giờ lại đang tái hồi kim trọng.Vatican II dưới thời Francis đang cho phép các gm, lm tuyên bố cách lạc giáo như vậy! Nghĩa là ơn cứu độ có trong hết mọi tôn giáo.)

——-oOo——-

Kỳ tới: Chúng tôi mời quí thính giả và các bạn trẻ tiếp tục tìm hiểu  một vấn đề quan trọng: Giáo Thuyết Cách Mạng Vatican II.

——-oOo——-

ACE /Chương Trình TGTL trân trọng kính chào quí thính giả và các Bạn Trẻ

Chúc quí vị & các Bạn một tuần lễ An Bình trong Thiên Chúa và Mẹ Maria. 

(Phần GHI CHÚ chỉ dành cho độc giả

Các Phát Thanh Viên không đọc)

[39] L’Osservatore Romano, 23/4/1970, tr. 12.

[40] L’Osservatore Romano, 10/2/1972, tr. 3.

[41] L’Osservatore Romano, 27/1/1972, tr. 12.

[42] L’Osservatore Romano, 14/7/1977, tr. 10.

[43] L’Osservatore Romano, 28/1/1971, tr. 1.

[44] L’Osservatore Romano, 13/7/1972, tr. 12.

[45] L’Osservatore Romano, 6/6/1968, tr. 5.

[46] L’Osservatore Romano, 4/11/1971, tr. 14.

[47] L’Osservatore Romano, 27/7/1972, tr. 12.

[48] L’Osservatore Romano, 1/1/1976, tr. 6.

[49] L’Osservatore Romano, 18/3/1971, tr. 12.

[50] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 230.

[51] L’Osservatore Romano, 30/12/1976, tr. 8.

[52] L’Osservatore Romano, 1/2/1973, tr. 12.

[53] L’Osservatore Romano, 11/3/1972, tr. 4.

[54] L’Osservatore Romano, 6/6/1968, tr. 4.

 

[55] L’Osservatore Romano, 13/7/1978, tr. 3.

[56] L’Osservatore Romano, 15/12/1977, tr. 4.

[57] L’Osservatore Romano, 13/7/1972, tr. 12.

[58] L’Osservatore Romano, 24/5/1973, tr. 6.

[59] L’Osservatore Romano, 21/1/1971, tr. 12.

[60] L’Osservatore Romano, 19/6/1969, tr. 9.

[61] L’Osservatore Romano, 8/2/1973, tr. 7.

[62] L’Osservatore Romano, 6/9/1973, tr. 8.

[63] L’Osservatore Romano, 26/12/1968, tr. 4.

[64] Denzinger 1000.

[65] L’Osservatore Romano, 5/5/1977, tr. 1.

[66] L’Osservatore Romano, 14/8/1969, tr. 1.

[67] L’Osservatore Romano, 18/4/1968, tr. 2.

[68] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 229.

[69] L’Osservatore Romano, 26/11/1970, tr. 7.

[77] L’Osservatore Romano, 17/6/1976, tr. 3.

[78] L’Osservatore Romano, 22/9/1977, tr. 11.