-
Cô Thủy thấy trước được tương lai và báo tôi biết sẽ bận công việc về tâm linh.
– Chú có muốn hỏi vì sao mà ta cứ bị những cái phiền toái làm cho không được vui không?
– Tôi không phải đặt câu hỏi, vì tôi biết rằng mình có không vui thì đời cũng vậy thôi!
– Chú có muốn tránh những sự phiền toái không?
— Tránh cũng chẳng được thì xin ơn Chúa để biết chấp nhận là hơn!
– Cháu đang hỏi nếu chú muốn tránh, thì để cháu bầy cho chú một cách.
– Xin cô cứ bày, tôi chỉ nghĩ xin ơn Chúa cho mình có ơn chịu!
– Hôm nay cháu nói về những chuyện thực tế, do đó cháu cũng bày điều thực tế, như chú có cái xe, chú muốn đi gần hay đi xa, để thực hiện điều cháu nói, xin chú cho biết!
– Đi xa hay gần thì không thành vấn đề! Vấn đề là mình có thể đi xa được hay không thôî! Vì đường xá ở đây lạ, chưa quen như ở bên Perth!
– Cháu bày cho chú hai cách tùy chú chọn!
– Nếu muốn đi xa thì chú theo cô đến chỗ Legio, chắc có người chở! Thời giờ cầu nguyện làm cho ta quên đi điều mà hàng ngày đưa tới cho ta sự phiền nhiễu! Còn đi gần thì chú vô hội người cao niên của cha Văn Qui. ở đó thì vừa có cả tâm linh lần thực tế!
– Tôi nghĩ không cứ phải vô cho nhiều hội đoàn! Cô nói chung chung thì cũng tốt, vì sinh hoạt nhiều, thì có nhiều công tác! Nhưng tôi thì chỉ viết lách, và đọc nhiều, đủ tránh được nhừng sự va chạm có thể gây phiền phức. Vả lại sinh hoạt nhiều hội đoàn, mình khó chu toàn bổn phận!
– Cháu nói vậy thôi! chứ không ép! Vì cháu biết tương lai thế nào chú cũng rất bận rộn! Tuy nhiên, giống như một khu vườn, chú thì muốn sạch cỏ, nhưng cũng phải thua, vì một cá nhân thì không có đủ sức! Bây giờ cháu có người gặp nên phải đi! Cháu chào cô chú, và mẹ!
Ngày 10. 4. 2006 (10:45 am)
-
Tội kiêu ngạo thì Chúa ghét! Cô Thủy cho biết ông Diện cần xin lễ đời đời.
– (Th): Cháu chào cô chú! Hôm nay mình nói tiếp về Tâm linh hay là chuyện người thân cần?
– (B. Q): Hôm trước con nói người Chúa ghét là ai? – Bà con hay xa?
– Mình khiếm khuyết trong mùa chay! Con cho mẹ biết! Mẹ có biết khiếm khuyết gì không?
(cô Thủy tiếp): Cháu hôm trước gặp ông Diện. Cô chú biết không, cháu đoán ông ấy khi sống chắc cao ngạo lắm?
– (Tâm): Mình đâu có được phép xét đoán!
– Đây là điều Chúa nói! Vì Chúa cho cháu biết là Chúa ghét! Chúa cho biết khi sống ông mắc tội kiêu ngạo, nên Chúa ghét! Song Chúa chỉ nói thế, Chúa vẫn thương, nên mới cho ông ấy gặp cháu để nhờ cô chú. Cô chú nên xin lễ đời đời cho ông ấy!
– Có xin rồi! Đã đưa ông ấy vào chỗ cha Qui!
(Xin nói lại: Trước đây chtôi đã có lần cho biết Dòng Phanxicô (Phan Sinh) có mẫu đơn cho bất kỳ ai cũng có thể đưa LH của người thân mình vào sổ “Cầu Nguyện đời đời” của nhà dòng. Hàng ngày nhà dòng dâng Thánh lễ cầu nguyện cho. số tiền dâng hiến chỉ là tượng trưng để mở mang ơn gọi. Chúng tôi không được biết những dòng khác có như thế hay không? Rất có thể có!).
-
Những gì Chúa đã ban cho, phải nhớ để đừng có phạm những lồi lầm, kẻo hối không kịp.
– (Th): Còn nhà ta thì hãy còn nhiều vấn đề cháu muốn nói. Trước hết, cháu cho biết những người được nhà mình cầu ngyện kết quả ra sao nhé!
1) óng hàng xóm của Hợp, Chúa đã tước bỏ mọi phù phép mà gia đình đã kềm hãm ông, ông đã được Chúa cho vào nhà vui. Cháu cho Hợp hiểu là không điều gì mà không thể, như em cháu Chúa đã cho mọi sự như ý: Nhà cửa thì được ở gần nhà thờ, chỗ con đi học. Rồi xum họp thì cũng được có người con ở xa xôi về, nhưng trong Phúc Ấm thì Chúa nói người cha đã làm tiệc mừng con, và còn may sẵn áo đẹp cho con mặc, chứ không có vừa vui, vừa sợ như em cháu! Chú biết không, điều này tuy là việc đời, song cũng mất lẽ công chính! Tiếp theo, Chúa lại thương cất cho gánh nặng bằng cách cho thằng con có việc làm ngay. Ý cháu muốn nói cho em cháu biết là những điều gì Chúa ban cho, thì phải nhớ, đừng có làm những điều lỗi lầm khác! Nếu không thì cháu e rằng hối không kịp!
-
Mua gạch xây nhà trong cõi Tâm linh. Nhưng đá thì tốt hơn gạch.
* Chúa rất muốn ta nuôi ơn gọi ở vùng Cao Nguyên.
2) Còn về phần cô chú và mẹ cháu, đây chỉ là điều cháu bàn thôi, chứ không phải là tội, hay chuộc tội, nên đừng có lo lắng! Có phải ba người đang góp một bàn tay mua gạch không ạ?
– Đúng vậy đó cô! Gạch thiêng liêng xây căn nhà bên thế giới Tâm linh.
– Cô chú chọn gạch chỗ nào?
— Tùy thời điểm: Có thứ nào mìn h tích cóp thứ đó: Có thể là nuôi ơn gọi. nếu ơn gọi thì có thể là Cha, Thầy, Sơ. Không có thì người nghèo cng được!
– Cháu cho biết: Chú có bao giờ nghĩ đá cần hơn gạch không?
– (Tr): ý cô đá có phải là nuôi chủng sinh làm Linh mục không?
– Từ từ cô, cháu nói tiếp, xin chú cho biết?
– Xây bằng đá thì tốt hơn gạch.
– Cháu thấy chú nói đúng quá! Vậy nếu mua đá, ta mua nơi nào có đá chắc?
– (TR): Đá ở VN chắc hơn ở Úc.
– (Th): Chú thì sao ạ?
– (T): Tôi thì đá ở đâu cũng được! Kiếm được hay không mới là quan trọng.
– Chú muốn cháu góp ý không?
– Dĩ nhiên!
– Chú biết không, có những nơi đá rất tốt, mà đẹp, song không ai biết đến đá này, bị đời lãng quên, nên đá khóc! Nếu có thể được, gia đình ta hãy góp công sức mua đá chỗ này, là đá vùng cao nguyên. Chú cô, mẹ cháu từ từ hãy lo việc này, vì nơi đó, tài chánh rất khó khăn! Chú cô, mẹ cháu hãy tìm một người bản thượng muốn đi tu làm cha, khi ấy nhà ta giúp! Nếu ông làm ca được thì, các dân tộc cao nguyên không bị chạy trốn, hay bị ruồng bỏ, bị bọn chúng bắt bớ cấm đạo. Đây là việc làm Chúa rất muốn tìm người giao phó.
-
H. Trinh được các LH cám ơn!
* Khi cầu nguyện cho các LH, mà không chú tâm thì rất là khuyết điểm!
** Một Tổng kết về hiệu quả của việc gia đình cầu cho những LH.
*** Tuy đã được VUI các LH vẫn cần quà của con cái tặng cho.
Bây giờ cháu nói cho vui: Các LH gửi lời cám ơn cô!
– (Tr): Cám ơn cô Thủy! Thì mình cứ cố gắng làm những việc theo ý Chúa.
– Còn chú thì chưa có! Mẹ cháu lại còn ít hơn! Điều này thì ta cứ cầu xin cho các LH, các LH sẽ chia cho ta, ví dụ chú một nắm, mẹ cháu một ly.
– (Tr): Nhà tôi làm gì mà các LH cám ơn?
– Đi lễ cầu nguyện. Cô luôn luôn cầu xin Chúa ban cho các LH được bớt hình phạt. Chú thì ít hơn! Mẹ cháu thì có cầu, song mắc một khuyết điểm là không chú tâm.
– (Th. tiếp): Chú có muốn hỏi là các người thân được ơn như thế nào không?
– Được thế nào, nếu có thể xin cô cho biết để vui!
– (Th): Bà Hoài đã Được Chúa tha tội và bớt phần khổ, song mình vẫn phải cầu xin cho chị ấy. Chị Thanh thì chưa được vui lắm! Song cũng được bớt nóng. Thanh nhờ cháu nói với Hợp xin lễ đời đời, và cũng phải cầu nguyện cho nhiều nữa! Chị cũng gởi lời cám ơn gia đình đã cầu xin cho chị, vì nhờ vào những lời cầu nguyện, mà chị đã thấy được một chút ánh sáng. Chú có hỏi cháu về các cụ, cháu xin nói là các cụ vẫn được như trước, song cháu cho biết: Tặng qua cho người chết, thì chỉ có một cách là xin ơn Chúa và cầu nguyện, đó là điều các cụ vui nhất! (Diễn giải thêm: Mẹ tôi, cũng như thầy chúng tôi – bố của H. Trinh – có lần về nói, hễ chúng tôi cầu nguyện cho các LH mồ côi, thì các ngài lại được Chúa cho quà).
-
Đông Phương ta có tục ăn giỗ, – Nhưng người chết thì không ăn, mà chỉ cần Những lời cầu nguyện.
Con cho mẹ biết, mẹ cứ hay suy nghĩ bậy bạ! Chúa cho mọi người khi chết, ai cũng được Chúa đến. Ai có lòng hối cải thì dù không ăn cũng no đủ. Còn ai từ bỏ Chúa, thì tất cả mọi sự kinh hoàng sẽ đến! Con ví dụ: Nếu như mẹ có một bữa ăn ngon, mà ngay lúc đó có điều kinh khiếp xảy ra thì con nghĩ có đói mấy cũng không thể nào ăn được!
(Mở ngoặc: Chị thông gia tôi vốn gốc theo Phật, hoặc giữ đạo ông bà tôi không rõ lắm! vì không tiện hỏi, nhưng Têt nhất, chị cũng có đến chùa như người ta đi hái lộc, cũng có thể là đi xem văn nghệ, người ta có hát bội, hoặc cải lương do chị kể; chị vẫn thường bày thức ăn cúng giỗ người chết, và còn quan niệm một năm phải cho người chết ăn kẻo họ bị bỏ đói! Điều này chính chị nói tôi nghe, vì vậy hôm nay cô Thủy mới đề cập đến chuyện này kỹ hơn, hoặc có lần cô bảo bà: Nếu con mà về ăn, thì mẹ sẽ lăn ra mà chết vì sợ!).
– (Th): Cháu muốn chú cho mẹ cháu hiểu là cháu nói có đúng không?
– (T): Vâng!
– (Th): Song hôm nay ta lại nói về phần thế gian một chút; Đã đành rằng người chết không ăn được! nhưng cũng có sự liên hệ, ví như mai đây, cô chú về giỗ bà ngoại, thì sao ta không nói là tất cả đừng ăn, để chỉ xin lễ thôi! Cháu nghĩ là khi ấy họ sẽ phản bác, tại sao vậy? Vì không có ăn uống thì không tụ họp anh chị em, con cháu lại được!
– (T): Theo tôi thì con người ngoài việc có hồn, lại còn có xác, nên ăn uống tụ họp thì cũng là một sự cần thiết để qui tụ con cháu về nhớ giỗ. Tuy là có ăn uống đấy, nhưng sau phần dâng lễ, rồi về nhà còn đọc kinh, xong mới tới chuyện ăn uống! Ăn giỗ cũng là nét văn hóa riêng của các dân tộc đông phương, chứ Tây phương thì chỉ quan trọng kỷ niệm ngày sinh. Ngày xưa VN không có tục lệ mừng sinh nhật. Đây là sự giao lưu văn hóa.
-
Cô Thủy đố bạn: “Có khi nào không cần ăn, mà lại cứ ăn”?