1. Rủ người chết về VN.

* Khi ta dự định làm việc gì, mà ta đặt hoàn toàn niềm tin vô Chúa, lại có sự yêu thương trong đó, thì cứ yên tâm.

– (Phụng): Em muốn nói chuyện với chị! Chị khỏe không?trong hai

– Chị có xác đâu mà không khỏe!

– Chị có về VN chơi với em không?

– Chị sẽ cho em biết một là thấy trực tiếp, hai là qua mẹ dịch. Em muốn cách nào?

– Thấy ai? Thấy chị, hay thằng Vừng?

– Muốn thấy thật, thì khi về em ra chỗ chị nằm là thấy ngay!

– Thank you! Chị nhắc em, em sẽ ra thăm chị!

– Em có lo lắng trong chuyến đi này không?

– Em lo cho hai đứa nhỏ! Hoặc chuyện xui xẻo nào đó làm cho mất vui!

– (B. Q): Mẹ lo lắng, nếu chẳng may có điều gì xảy ra thì tất cả mọi điều không làm được, từ tâm linh đến tình yêu thương, song cứ cầu xin và phó thác vào Chúa!

– (Phụng): Tử vi nói em năm nay có điều không tốt, nhưng mình tin Chúa thì lo gì!

– (Th): Chị nghĩ mẹ sợ! Bà còn theo mọi sự mà từ khi đẻ ra đến già vẫn không gột rửa được! (Nhận định: (Vậy là cô Thủy biết rõ mẹ mình nhất! Bà vẫn còn ít nhiều mê tín dị đoan, nếu như tử vi nói, thì làm sao không lo lắng được! Nhưng ai cũng biết, đánh đổ một quan niệm đã đi vào tiềm thức thì không phải là chuyện dễ dàng, nhất là đối với những người đã trọng tuổi. May người đang huấn luyện bà là cô Thủy – vừa là người con mà bà rất thương tiếc – lại là người của Đức Mẹ, chứ không thì khó ai có khả năng chinh phục – Cô Thủy tiếp với Phụng): Chị cho biết khi mà em dự định một việc làm mà trong đó có đức Tin và có tình yêu thương, thì thế nào Chúa cũng cho vui! Hãy yên tâm!

  1. Những người có của thì khó vào nước Thiên Chúa, Quả vậy, con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn! (Lc 18, 24-25)

– (Th): Cháu hỏi chú, nếu như chú được chọn một trong hai, giữa tính cách vô tư sống, với sự giàu có, thì chú chọn bên nào?

– Bây giờ thì không chọn lầm! Nhưng nếu khi trước thì có thể mình sẽ chọn sai, theo như thường tình thế gian.

– Bây giờ cháu hỏi điều quan trọng này: Bỏ thuốc hay vô tư?

– (Tôi cười): Cái này là chơi chưởng rồi! Tôi chẳng thấy có cái mục đích gì trong đó cả!

– Cháu hỏi thật mà! Vì “vô tư” cũng là “Quên”. Nếu chú không quên được thì cháu nghĩ là cô có chìa khóa vào trước! Chú hơi lỡ một dịp may! Chú nghĩ lại đi!

– (Tôi cười): Tôi cho cô hay: “Thuốc hút” cũng mang ý nghĩa của “quên”. Người ta hút thuốc có khi để quên buồn, quên sầu, quên bực! quên thời gian v.v… Như thế hút thuốc chẳng là vô tư, vô tội vạ sao?

– Chú cứ nghĩ là đúng! Thì thôi cháu cũng tạm cho là được đi! Tạm cho là cũng vẫn còn có lối đi về nhà Chúa. Còn nếu như mà ta để cho của cải nặng nề xâm nhập vào tim óc, máu huyết … thì thật sự là không có lối vào! Cháu chúc mừng chú! Cháu đi nhé! Cháu chờ chú Trường Linh!

(Nhận xét: cô Thủy có lối mở đầu rồi bỏ lửng, giống như nói hẳn sang chuyện khác, nhưng cuối cùng, kết luận xong chỉ cần ta suy nghĩ chút xíu thôi, thì nhận ra mối liên hệ với câu khai đề. Chẳng hạn như mẩu đối thoại trên đây, kẻ thích làm giàu, với người để cho của cải nặng nề xâm nhập vào tim óc, máu huyết chỉ là một!).

Thứ Hai, ngày 11. 9. 2006 (15:00pm)

  1. Chú Trường Linh về kể chuyện Chúa cho VUI tuần tự ra sao.

– (cô Thủy): Cháu chào cô Hướng, Chú Tâm, hôm nay cháu muốn nói cho chú biết là hôm trước cháu được chú Trường Linh chờ gặp, là để báo cho cô chú biết là có một ngày chú ấy đước phép nói chuyện trực tiếp. Hôm ấy là ngày Chủ Nhật, không biết mẹ cháu có nói cho chú biết không ạ?

– Chào cô Thủy! Hôm ấy bận lắm cô!

– Nếu như hôm nay mà chú ấy chỉ gửi được qua cháu, chú có vui không?

– Dạ, vẫn vui chứ! Qua cô cũng vậy thôi! Trực tiếp thực ra cũng đâu có thấy mặt! mà thấy mặt thì lại sợ chết giả! tức là chết giấc.

– Cháu đi tìm! (cô Thủy đi) Cháu hỏi chú ấy, chú ấy bảo nói thì biết đâu gia đình lại cho là vô lý, song cũng phải xin phép mới nói được!

– (Tôi bảo): Em đừng sợ vô lý! Vì anh tin cô Thủy và cũng tin em! Cứ nói!

– (chú Tr. Linh): Để em sắp xếp lại từ đầu! Khi mà được cô Thủy cho biết em chưa được ơn Chúa, thì anh là người đã hết lòng khẩn cầu cho em! Rồi tiếp đến, có lần cô Thủy cho anh biết em được Chúa cho đi làm điều Chúa muốn … đúng không ạ?

– Đúng vậy!

– Chúa cho biết khi đó chỉ là việc em đền tội, Khi ấy Chúa chưa cho nói, thì cả cô Thủy cũng không được nói! Chúa cho em đền tội có các Thánh trông nom, hay gọi là quản lý, thì cũng giống như ông xui của anh mà cô Thủy xin được trông nom, thì cũng như em vậy! Mới đây, Chúa cho em được VUI, bây giờ thì thật sự là VUI, vậy anh chị có cảm tưởng gì về chuyện Chúa ban ơn cho em?

– Cảm tưởng gì hơn được niềm vui mà em vừa báo cho biết đây? Anh chị VUI lắm! Sáng mai khi đi dâng lễ, anh sẽ cám tạ ơn Chúa và Đức Mẹ.

– Cám ơn anh, song không phải là ý em muốn!

– Vậy em muốn sao?

– Không phải! Cảm tạ Chúa và xin ơn là cả một đời, chứ không phải là mai, hay mốt! ý em nói là anh phải làm một việc gì cho em, để tạ ơn Chúa.

– Anh sẽ đáp ứng việc gì đó theo yêu cầu của em, nhưng mà anh cũng hỏi, tại sao đã được vui mà còn phải nhờ người khác làm việc lành cho mình?

– (B. Q): Tôi cũng đang muốn hỏi tại sao vậy?

– Chị thì tôi không dám nói. Chị chỉ biết theo như cô Thủy cho biết; Còn anh tôi thì ông ta hiểu nhiều, nên vì thế ông lại cần biết! Để em giải thích: Chữ “VUI” đây chỉ có nghĩa là một tiếng nói phổ quát. Còn khi mà Chúa chưa cho phép nói, thì mới chỉ là đại khái thôi! chứ chưa phải là VUI mà ở chỗ cao! chỉ có được là bớt hình phạt, mà còn tùy theo nặng, hay nhẹ! Còn em bây giờ thì được ở bậc cao hơn, nhưng tới trước mặt Chúa thì vẫn còn phải đợi, vì em đi tu, mà sai phạm, làm Chúa giận. Tuy nhiên, Chúa mong rằng em chuyển đạt ý này về cho anh để anh làm điều Chúa muốn, chẳng hạn như là nuôi ơn gọi (tức giúp đỡ cho một người đang muốn tu làm Linh Mục) nhưng không phải là để chuộc lỗi lầm của em nữa! nhưng là giống như người đi gieo hạt cải. Vì em vội phải đi, nên em nói lại lần nữa là: Em thì đã được Chúa tha tội, còn anh thì hãy làm người gieo hạt cải. Em nghĩ việc cầu nguyện với anh thì dễ, song lo cho cả gia đình thì hơi khó! Đấy là trách nhiệm! Em nghĩ là anh sẽ gặp! Anh hãy phải lo làm cỏ, và làm vườn gieo cải ngay từ bây giờ mới kịp! Không hiểu anh có bắt được ý này không ạ?

– Anh hiểu ý em bảo! Nhưng sao anh có thể đương nổi? Khi em đã được Chúa thương, và có chỗ tốt, thì anh chị mong là em nghĩ đến chuyện bầu cử cho các anh chị em trong gia đình?

– Chúa cho ai được đến đâu thì biết đến đó! Song việc trước tiên Chúa muốn là anh phải làm vườn cho Chúa! Chúa bảo “Gánh Ta thì nhẹ nhàng!”

Luận bàn: 1) Chú ấy nói việc cầu nguyện đối với tôi thì dễ: Sao lại có thể cho là dễ được! Gía chú ây nói thế với chị thì đúng hơn! 2) Kế tiếp, chú bảo tôi “song lo cho cả gia đình thì hơi khó” Tại sao tôi lại phải lo cho cả gia đình? Thời điểm đó thì chú ấy chắc là đã thấy được những lầm lỗi nặng của chú Tri Thức, chứ việc chú Thúc Trình Đệ với thím Giang thì chưa xảy ra, nhưng vì trong thế giới tâm linh, quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là một, nên có thể những người tâm linh thấy hết chăng? Ví như chuyện của nước VN, mấy lần cô Thủy báo cho tôi biết trước là CS sẽ bị thay thế! đất nước sẽ đổi mới hoàn toàn! Mặc dù là vào thời điểm tôi đang viết những dòng chữ này, thì họ vẫn còn bình chân như vại! Trở về vấn đề gia đình chú Trường Linh nói với tôi, thì đây là khu vườn Chúa muốn tôi làm sao? Đối với tôi thì nặng nề lắm! Sao có thể như Chúa nói: “Gánh Ta thì nhẹ nhàng” được! Nếu Chúa cho phép thì tôi xin nói với Chúa rằng thân tôi cũng ươn lười lắm, và cũng chỉ muốn chạy trốn như ông Giô-na xưa khi Chúa trao việc cho ông ấy thôi! Thực sự thì nghĩ tới đời sống gia đình đổ bể của mấy em mà thấy tâm hồn nặng nề thôi, chứ cũng không phải vì nuôi ơn gọi mà nặng! Vì giống như chú Trường Linh nói, Chúa cho đến đâu thì làm tới đó! Song lại phối hợp với việc cô Thủy bảo “Khi ta dự định làm việc gì mà ta hoàn toàn đặt niềm tin cậy ở nơi Chúa, lại làm trong sự yêu thương thì ta sẽ có được sự bình an. Sau đó thì gia đình chúng tôi gồm vợ chồng tôi, chị thông gia tức bà Quý, và vợ chồng Phụng, Uyển bắt đầu tìm kiếm ơn gọi (tức là các nam, hoặc nữ tu sinh để yểm trợ), sau thì có cả cô Hợp cũng được cô Thủy vận động làm việc này nhiều, cho tới cuối năm 2013 khi chúng tôi phải trở về Perth để sống hẳn bên này, thì từ từ tôi phải gián đoạn, nhưng tới tháng 3 năm 2017 thì chúng tôi lại tìm kiếm trở lại việc yểm trở ơn gọi mà lý do sau này độc giả cũng sẽ được biết! 3) Tại sao việc nuôi ơn gọi lại được chú Trường Linh ví như người đi gieo hạt cải. Tác giả cũng muốn bàn luận ở đây, để những ai thiện chí cũng hãy cộng tác với Chúa, vì đó là điều Chúa muốn! Đến nỗi chỉ trong vài ba phút chú Trường Linh nhắc đi, nhắc lại với tôi tới vài ba lần, và chú khẳng định không phải là làm cho chú, hay giúp chú, mà là Chúa muốn! Tới đây thì chúng ta hãy nhớ lại Dụ ngôn về hạt cải, Mát-thêu chương 13, câu 31-32 viết: “Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình. Tuy nó là hạt nhỏ nhất trong các hạt giống, nhưng khi lớn lên, thì lại là thứ lớn nhất; nó trở thành cây, đến nỗi chim trời đến làm tổ trên cành được.” Cũng vậy, việc nuôi hay yểm trợ cho một tu sinh nghèo, mỗi năm ta chỉ bỏ ra một số tiền rất nhỏ, so với việc ăn tiêu hay chi sài, cùng với các nhu cầu trong đời sống của chúng ta, thì thực là rất nhỏ không có đáng kể gì cả! giống như hạt cải là thứ hạt nhỏ nhất trong các hạt, thế nhưng quên đi một thời gian, khi tu sinh đó trở thành một Sơ hay một Linh mục, thì lợi ích biết bao nhiêu cho các linh hồn người ta. Một đời vị đó đi gieo hạt giống Phúc Ấm cho biết bao nơi, biết bao nhiêu người, thi ta cũng đã được đóng góp một bàn tay nuôi nấng, hay săn sóc hạt cải Nước Trời. Trong Nước Trời, Chúa chỉ cần ta làm một việc rất nhỏ, nhưng kết quả của nó thì lại rất lớn như cái cây cổ thụ kia, đã đem lại biết bao bóng mát cho chim muông, đã xây dựng cho biết bao tổ ấm, là những chiếc nôi của hạnh phúc, và dưới tàng cây đó, ta đã được nghe những tiếng hót du dương ca ngợi bình minh và nắng ấm! Và để kết luận, tác giả xin chuyển lại câu nói của em mình, như là một câu nói của một người tâm linh gửi tới bạn đọc, hoặc quí thính giả một lời nhắn nhủ: “Đây là trách nhiệm! Anh hay chị hãy lo làm cỏ, và làm vườn gieo cải ngay từ bây giờ mới kịp”.

  1. Như hạt cải và cây cổ thụ, Ta cầu nguyện là chuyện nhỏ,  nhưng việc Chúa làm là biến hóa cho thành to tát.

– (Th): Chú Trường đã đi, chú nghĩ sao? Chú thì hiểu, nhưng mẹ cháu chưa chết, nên khó mà hiểu, còn em cháu thì lại còn khó nói cho hiểu hơn! Nhưng chỉ cần biết một điều cần nhất là: Chúa thì ta không nhìn thấy! Nhưng qua việc Ngài làm, ta đã thấy quyền năng của Chúa vô biên. Thí dụ như trong gia đình cháu, còn có anh rể là anh Dũng trước đây cứng lòng biết là bao nhiêu, rồi anh lại có một thằng con, nó là một thằng cháu không bao giờ có Chúa ở trong đầu, thế mà bây giờ một người thì tự động vội vã đến nhà thờ, còn một đứa thì ngoan ngoãn học giáo lý, đi xưng tội, đi lễ Chúa Nhật. Chú hãy chia vui với gia đình cháu, nhưng mà vẫn còn một điều là: Trong khi ai cũng nói là khi người ta quá đau khổ thì mới gần Chúa, thế nhưng lại có người nghĩ “Không có lẽ Chúa lại giáng cho sự đau khổ qua mức này!” Theo như chú thì suy nghĩ thế nào cho hợp lý! (Tôi biết là cô buồn mẹ mình, cũng như cô Hằng trước cái chết của cháu Vừng, và cô đang có ý xây dựng cách suy nghĩ lại cho trúng đối với những người thân của cô, nên tôi giả lơ, không bàn, mà cũng không phụ họa!)

  1. Tôi lại được nhắc “Phải lo làm vườn”.

* Muốn gần Chúa phải thánh thiện lắm mới được!

* Tôi được báo cho biết sắp có việc làm mới.

– (Th): Chú biết không, ông Trường Linh, chú ấy cứ như là một ông cha đạo, gương mẫu lắm! chứ không lè phè, hay lỗi phạm như bố cháu, nên chú ấy được các Thánh cất nhấc lẹ! Lúc nẫy đi gặp chú ấy, cháu thì vội, và còn lo là chú ấy không chịu về. Chú cứ lưỡng lự, rồi lại tự hỏi là có nên nói không, hay là để ít lâu nữa!  … Vì thế mới lâu!

– (Tôi đùa): Sắp làm Thánh mà còn cứ hay giận … là sao?

– (cô Th): Bởi vậy, cho nên còn phải … chưa được trực tiếp với Chúa ngay, chú nhớ ông ấy nói đó … Mỗi lần muốn gặp Chúa còn phải chờ, với đợi! Chú nghĩ đi! Khi mà ai đến với Chúa phải là thánh thiện lắm! Còn cháu thì chỉ là được Đức Mẹ thương vì dám hy sinh cho người khác, nhưng Chúa cho nói gì mới được nói. Chú biết không, khi mà chú chết, muốn vui như chú Trường Linh, phải lo làm vườn như chú ấy nói! Chú phải nghĩ đây không phải là “vẽ”!

– (cô lại tiếp): Cháu chúc mừng chú sắp được cha cho làm một việc cho các ông trùm (chữ ông trùm cô nói theo nghĩa bóng: những anh em có chức phận trong Đa Minh). Cháu bật mí chút thôi, là chú giảng, chia sẻ rất hay và có nhiều tài, thành thử ở đâu chú cũng được mời đến!

(chú thích: Hồi đó, dù cô có bật mí tôi cũng không nghĩ ra là Chúa sẽ cho mình làm cái gì! Nhưng ít tháng sau thì mới hay là cha Tổng Linh Hướng muốn tôi làm Huấn đức cho Liên Huynh Uc Châu, tôi đã từ chối nhưng không được, vì mọi người đều thỏa hiệp với cha, trong khi tôi nghĩ mình chỉ nên viết lách thôi, để giữ phần chuyên nghiệp, nhưng lại nhớ lời cô Thủy nói việc Đức Mẹ muốn).

  1. Trong thế giới Tâm Linh các LH có tự do không? Ta nên sống cách nào thì sinh ích cho mình, cũng như cho các LH. Thế nào là các thánh thông công?

– (Tâm hỏi): Ở trần gian có người cực, người sướng; Có người vui, cùng có người buồn, người khổ, nhưng nói chung dù ở bậc nào thì đời sống con người đều có đủ những thứ đó. Nhưng Chúa cho con người được tự do để biết biến đổi các trạng huống. Nói theo cách nói của tâm linh là con người có thể thánh hóa các trạng thái để thành lợi khí. Trong thế giới Tâm Linh, các LH có còn được tự do nữa không, vì tôi thấy ông xui của tôi, rồi chú Trường Linh, Chúa cho các Thiên thần đi theo, nhưng là để quản thúc, chứ không như các Thiên thần hộ mệnh đi với người ta lúc họ sống trên đời?

– Chúa cho tự do lựa chọn khi chết: Theo Chúa hay theo ma quỉ. Còn chú nghĩ đi, khi chết, ta chỉ có hai bàn tay không (nói theo kiểu thần gian), rồi còn bị xét tội nặng, nhẹ … Khi ấy các LH chỉ có một điều mong nhất là được ơn cầu xin Chúa thứ tha. Nói cách khác, với hai bàn tay trắng, thì tự do cũng chẳng làm được gì cho mình! chỉ còn biết trông nhờ, một là những thân nhân của mình ở trần gian có còn nhớ tới mình nữa hay không, mà phải nhớ bằng hành động, bằng việc làm, bằng cầu nguyện, chứ không phải là bằng tiệc tùng, bằng ăn nhậu, hay bằng việc đốt các thứ hàng giả, hàng mã! Cháu xin nói rõ một lần nữa, bày chuyện ăn uống trong những ngày giỗ, để qui tụ bà con, họ hàng, con cháu về dự lễ, cầu nguyện cho LH, cũng như nhớ tới họ, thì Chúa không cấm. Nhưng đừng lấy việc ăn uống làm chính, còn việc đi dự lễ, hay cầu nguyện thì làm cho có lệ, thì chỉ làm cho LH tủi thêm, vì họ chẳng được gì! Chỉ cần họ lấy tâm thành, và lòng xót thương mà cầu nguyện cho linh hồn, thì LH sẽ được Chúa nhìn tới! Hai là khi còn sống trên đời, nếu ta có cầu xin, và làm các việc lành để xin Chúa thứ tha cho LH, thì khi ta chết, những LH xưa nhờ ta mà được VUI, thì họ rất biết ơn ta, và họ sẽ bầu cử cho ta trước mặt Chúa. Đó gọi là các Thánh thông công. Cháu mong mọi người hiểu rõ, để sống cách nào cho sinh ích.

  1. Đức Mẹ muốn ta viết cũng như nói là phải công bố sư thật, Và thẳng thắn như một ngôn sứ! Chứ không được sợ hay e ngại!

*** Con xin Cảm Tạ Ân Sủng Người! ***

– (Tâm): Khi tôi viết bài, tôi nghĩ cô cũng đọc được tư tưởng tôi viết chứ? Có không?

– Chỉ khi nào chú nghĩ về điều gì mà tưởng là cháu hiểu, hay biết, thì có cháu! Còn chú nghĩ đến Chúa, hay Đức Mẹ, thì các Đấng sẽ ở trong ý chú xin. Có một điều là chú viết cũng chưa có đạt được ý như Đức Mẹ muốn! Là chưa dám viết thật, tại sao?

– Tại vì sự tế nhị, mình không thể đụng chạm, vì trong Giáo hội, nhiều người, nhiều ý lắm! Nhất là những thói quen đã thành khuôn nếp trong xã hội, thì không thể nào sửa đổi được! Một thí dụ rất thực tế và điển hình như trong Tin mừng Chúa dạy: “Họ làm mọi việc cốt để thiên hạ thấy. Họ ưa ngồi chỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi nơi công cộng. Phần các con, hãy gọi nhau là anh em! Vì tất cả các con đều là anh em với nhau!” (Mt 23,6-8). Tình thần của những điều Chúa Giêsu dạy hai ngàn năm trước, bây giờ cũng vẫn còn như vậy. Vẫn còn những chỗ được gọi là biệt vị! Vẫn thích tâng bốc lẫn nhau, mà gọi nhau bằng những chức này, chức kia, mà không phải là để dễ làm việc, mà chỉ để xu nịnh và tâng bốc như ông cố bà cố. Nhưng nói ra liệu ngta có vui lòng chấp nhận hay không! Còn nhiều vấn đề lắm, cô biết không?

– Cháu nghĩ chú sẽ làm được! Cháu chỉ hỏi cho có chuyện, nói cho vui thôi! Cháu biết từ giờ chú sẽ có ơn Chúa Thánh Thần, mà không phải chỉ những khi viết, song ngay cả những khi phải nói nữa! Sẽ hoàn toàn khác trước! Chú hãy cứ thử nghiệm xem, rồi chú sẽ có cảm nghiệm là mình được ơn Chúa Thánh Thần cho làm, và cho nói, được thăng tiến nhiều hơn trước! bây giờ cháu phải đi! Cháu chào cô chú vui, và chào cô Hướng!

Thứ Bảy, ngày 16. 9. 2006 (21:00 pm)

  1. Lại nhắc tôi vụ làm vườn trồng cải!

* Chúa muốn truyền đạt lòng yêu thương đến mọi người.

– (Thủy): Con cho mẹ biết có bố về! Cháu chào chú! Tiếc không có cô! Cô đã khỏe, và hết bịnh chưa ạ? Hôm trước chú Trường Linh có nói chú phải làm vườn, chú có nghĩ là cháu vẽ không?

– Không có đâu! Tuy nhiên cần phải có thời gian, chứ đâu phải mình muốn là có ngay được! Cô hiểu là tôi đang ở Uc, chứ không phải ở Việt Nam!

– Hôm nay cháu được phép nói những điều này: Trước đây chú Trường Linh phạm lỗi, song nhờ vào sự thương cảm và vô cùng ăn năn, hối hận của chú, vì tưởng rằng em mình đã được ơn Chúa trong những ngày giờ đi tu, và như thế đã để chú ấy bị lạnh lâu dài. Cháu xin lỗi đã nhắc đến chuyện đau lòng cũ!

– Khi biết chú Trường Linh như vậy, thú thực khiến tâm hồn tôi luôn bất an! Sống những ngày tháng mất vui. Nhưng đó cũng có phần lỗi của mình mà!

– Chú đã hết lòng cầu xin bằng tất cả nỗ lực như lễ “đời đời”, và bằng cả tâm hồn! Vì thế chú ấy được Chúa xét. Song cũng chưa phải là được vui hẳn! Nên chú Trường Linh phải theo các Thánh đi làm việc cho Chúa! Thực ra đó cũng là một ân huệ của Chúa! Nhưng mà lúc đó thì chú ấy cũng chưa được biết là Chúa sẽ ân giảm cho như thế nào, nên vẫn cứ lo lắng cho đến một ngày Chúa cho biết là Chúa đã tha cho hết! và cho phép được về báo tin. Khi ấy Chúa bảo chú Trường Linh là hãy nói cho mọi người biết: Chúa muốn truyền đạt lòng yêu thương đến mọi người. Chú Trường Linh đã nói vắn tắt là lo làm vườn trồng cải. Giá như ai khác thì cháu còn e là không hiểu, nhưng với chú thì cháu biết là chú có thể còn hiểu sâu xa nữa, nên chú hãy cho mẹ và em cháu biết thế nào là ý nghĩa của tình yêu thương qua việc làm vườn trồng cải.

(chú thích: ý nghĩa này, xin bạn đọc xem lại phần luận bàn ghi trên)

– Cô nói không hơn tôi nói sao?

– Chú biết là cháu không có thời gian bằng chú! Vì phải qua bàn tay của người thông dịch là mẹ cháu, nên điều chú nói chỉ mười lăm phút, thì cháu phải tốn cả một tiếng đồng hồ! chưa kể nếu người ghi là chú thì nhanh, chứ người khác thì còn chậm nhiều nữa!

– Tôi biết rồi!

  1. Chỉ cho Chúa một chén nước lã thôi,

Thì Chúa cũng không quên! Chúa chính là người anh em của ta.

– (Th): Phụng! Chị muốn cho em một lời khuyên: Khi mà em đã hứa với Chúa một điều gì, thì phải nhớ làm, hay thực hiện! Chứ không thì sau, khi Chúa gọi sẽ bị phạt!

– (Ph): Nếu như mình nuôi một người đang học làm linh mục, nhưng nửa chừng người đó xuất, thì công nhà ta sẽ ra sao?

– Chị nghĩ chừng đang tu mà người ta ra, thì Chúa cũng phải chịu thua! Em cứ nghĩ là ta thua đậm! Chú! Cháu nói chơi thôi! Chứ Chúa đã nói: Ai dù chỉ cho Chúa một chén nước lạnh thôi, thì cũng được Chúa trả công. Chúa chính là người anh em ta; Cho nên, chú cứ việc làm vườn cho Chúa! Chú sẽ được VUI mai sau! Cháu đang khiến cho chú có hạt cải, không biết chú, cô, mẹ đã có tiền mua đất chưa?

– (T): Mình sẽ cố gắng chứ!

– (Th): Cháu nói thế thôi! chứ chú cũng đừng quá lo lắng! Ta có câu: “Liệu cơm gắp mắm” chú nhớ không? Chú muốn gắp cá nào? Á thu, hay cá lòng tong … xin cho cháu biết?

– Cá lớn cũng không sao! Mình sẽ kêu gọi con cái tới phụ kéo lưới! hihi …

– Bây giờ thì chú có hai việc! Viết và chăm lo sức khỏe, nếu chẳng may bị bệnh do khí tiết, mà lại không phải do Chúa gọi thì kẹt!

– Cô nói cũng phải! Tôi có tật lười, làm biếng tập thể dục!

– Đã tới lúc cháu phải đi! Cháu chào chú, chào mẹ!