Thứ Hai, ngày 08. 10. 2007 (9:55 am)

  1. Ghét người luôn cố gắng làm điều Chúa muốn, sau này sẽ lãnh án phạt!

– (Cô Thủy nói với mẹ): Con xin một phút im lặng. Hôm nay là ngày tang tóc! Những người đã vì gia đình kiếm miếng ăn, nên đã bỏ mình trong vụ cầu xập ở VN … Con chào cô chú! Hôm nay chúng ta sẽ thảo luận về vấn đề gì, hay là để cháu nói về chuyện này trước nhé!

– (T): Chúng tôi chào cô Thủy! Cô định bàn về chuyện gì?

– (Th): Con muốn nói là những ai không trông thấy thì không tin, cho là chuyện mơ hồ! Nhưng con thấy cũng cần cho họ biết là khi ta ghét một người mà người đó luôn cố gắng làm điều Chúa muốn, thì họ sẽ bị trừng phạt! Trong cuộc sống, những người phạm lỗi này không có ít đâu!

– (T): Tôi nghĩ đó là một căn bệnh có tương quan với vấn đề thuộc tâm lý, đại khái là tính ghen ghét, ganh tỵ. Phàm những ai ưa thích được người đời nể vì, nhưng lại không đủ tài đức, thì hay sinh ra ganh ghét những người thành công, hoặc làm được những việc hơn mình. Đó là nói chung về mọi mặt trong xã hội. Trong số những người thành công, hay làm điều tích cực, thế nào cũng có những công việc thuộc về tâm linh, tức là những người luôn cố gắng làm điều Chúa muốn. Chúa dạy ta phải yêu thương người ta, thế mà ta đem lòng ghét ghen, thì là có tội rồi! Ta lại còn ghét những người luôn làm điều Chúa muốn, thì đời sau sẽ phải bị Chúa trừng phạt nặng! ý cô muốn cảnh giác điều đó có phải không?

– (Th): Chú giải thích đúng!

 

  1. Đạo Chúa có hai điều đi liền nhau: Công Bằng & Bác Ái

– (Th): Ta lại chia sẻ với nhau về sự công bằng. Trước hết chú cô nghĩ thế nào về đề tài này, ngay trong cuộc sống của chính mình, xin chú phát biểu trước!

– (T); Trong tâm ý, thì từ nhỏ tới giờ, tôi lúc nào cũng muốn thực hiện sự công bằng, nghĩa là công bằng cho mình, và đồng thời giữ sự công bằng đối với tha nhân. Cho mình là giữ cho lòng không ham muốn những của cải, hoặc những sự không thuộc về mình, cũng như những gì mình đã không có khả năng tạo ra. Đối với tha nhân thì cố gắng cư xử với mọi người cách đồng đều. Tôi đã học từ bài học “Những giọt Nắng”, hay “Ánh sáng màu Hoàng kim của Bình minh” Chúa rải xuống trên mọi loài buổi sáng. Ngài không phân biệt đồi cao hay lũng sâu; Chúa tể sơn lâm, hay loài sên yếu ớt; Làm sao để ta có thể trở nên những giọt nắng của mặt trời, yêu người ngay, mà cũng không kỳ thị kẻ ác. Cô thấy tôi có lý tưởng không? Nhưng không có lý tưởng nào con người có khả năng với tới được! Vì mình vừa bất toàn, lại vừa yếu đuối, nên tôi nghĩ chắc mình có không ít sự sai trái, hay lỗi phạm!

– (Th): Cô thì sao?

– (H. Tr): Tôi thì biết là trên thế gian không bao giờ có sự tuyệt đối! bộ óc của mình thì cũng đầy thiên kiến theo thế gian! sự gì thì cũng cứ đợi khi “cờ đến tay mới biết được!”.

– Cô chú bàn rất hay! Song cháu lại hỏi theo một ý khác là cháu hỏi công bằng trong tình yêu.

– (T): Đối với tôi, ngay trong tình cảm: Con trai, con gái; Cháu trai, cháu gái; Nội, ngoại, và ngay cả dâu hay rể: Hễ ngoan là ngoan! Hư là hư! chứ không có thiên vị, hay trai hư cứ bảo là ngoan, còn gái thì sao cũng không bằng. Chuyện đó đối với tôi là không có!

– (Th): Mẹ thì sao?

– (B. Quý): Tao thì ngu, về tâm linh thì không biết! mà đời sống thì cũng quên không nhớ!

– (Th): Con không đùa đâu! (cô tiếp): Cháu ngán mẹ cháu cứ như người không hiểu gì! Con nói cho mẹ biết: Chúa cần ta phải công bằng trong đức thương yêu! Cháu thấy chú nói về các con cháu như thế là đúng! (chị Quý có thể là lớp người cũ. Người VN đa số là bị hán hóa về quan niệm “trọng Nam, khinh nữ”). Nhiều người chỉ quen thuộc với chữ bác ái, hay quên đi chữ công bằng! Đạo Chúa thì hai cái phải liền nhau! Yêu thương cũng phải yêu thương cho công bằng. Làm việc bác ái cũng phải làm cho hợp lý! Đừng nhân danh bác ái, bảo người ta mua từ thiện, mà bán giá cắt cổ, hoặc làm hàng giả dối, thiếu chất lượng – Mang tiếng đạo Chúa!

– Tôi rất đồng ý chuyện này!

 

  1. Chú Trường Linh được Chúa cho đi tiếp nhận các linh hồn chưa được biết Chúa khi sống.

– (Th): Chú có điều gì rõ ràng nhất trong quá khứ, khiến mình phải ân hận không?

– (T): Tôi chỉ ân hận về việc chú Trường Linh hồi đó mình cứ nghĩ là chú ấy không đến nỗi, nên đã thờ ơ trong việc cầu nguyện, xin lễ, khiến chú ấy bị khổ lâu … như cô đã biết! Có lẽ đó là điều ân hận nhất trong đời!

– Chú vui đi! Chú Trường Linh được Chúa cho đi tiếp nhận các linh hồn chưa được biết Chúa khi còn sống ở trần gian. Chú ấy rất bận rộn và ít nói! Chú cũng không nhắn gì cả!

(Nhận định: Tuy chú Trường Linh bị ở khá lâu trong chỗ theo chú nói là Lạnh, là vì chú bị thân nhân một là quên lãng, hai là cứ nghĩ chú đã lên Thiên đàng rồi, nên có nhớ, có cầu nguyện cho chú thì cũng qua loa, hình thức, thiếu nhiệt tình! Làm việc gì đối với Thiên Chúa mà không nhiệt tình thì Ngài không cần nhìn tới! Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu rất ghét những kẻ vụ hình thức! Tuy nhiên, sau khi chú được vui, thì chú lại được Chúa sớm cho việc để làm, hơn hẳn một số các LH mà ta được cô Thủy cho biết. Điều mà các LH khi đã được vui rất mơ ước, là được Chúa, Đức Mẹ trao công tác, tức là có việc để làm. Như vậy tức là trong đời sống giữa trần gian, Trường Linh đã có những điểm hơn người. Bạn cũng nên biết rằng: Cùng một từ Thanh Luyện, nhưng trong đó, có rất nhiều cấp độ khác nhau. Mỗi cấp độ mang đặc tính tùy thuộc cách sống của bạn khi ở trần gian. Bạn nghe, hay đọc để biết những điều này, hầu dứt khoát với lối sống của một Kitô hữu thờ ơ, nhất là nguội lạnh, mà phải biến mình thành người Kitô hữu nhiệt thành, tích cực. Vừa trên, tác giả có nhắc tới một lối sống gọi là vụ hình thức Chúa rất ghét. Tin Mừng có ghi lại một bữa tiệc của một người Pharisiêu mời Chúa đến dự với các bạn bè của ông, gồm những người Biệt Phái và Luật sĩ. Khung cảnh và bầu khí của bữa tiệc đã bị hỏng, không phải vì Chúa Giêsu đã không rửa tay trước khi ăn, mà vì thái độ của người mời Chúa đến dự tiệc. Bọn họ đã bị Chúa mắng: “Thật, nhóm Pharisiêu các ngươi, bên ngoài chén đĩa, thì các ngươi rửa sạch, nhưng bên trong các ngươi thì đầy rẫy những chuyện cướp bóc, gian tà. Đồ ngốc! Đấng làm ra cái bên ngoài lại đã không làm ra cái bên trong sao?” (Lc 11, 39-40). Có thể cả chúng ta nữa, ngày ấy Chúa sẽ bảo các ngươi cũng chỉ vụ hình thức, vì các ngươi làm giỗ người chết cho to, nhưng kỳ thực chỉ để ăn uống say sưa, chứ lòng trí các ngươi chẳng có chút xót thương cho nỗi đau khổ mà LH người đó đang chịu! Ngày Chúa Nhật các ngươi cũng đến nhà thờ, nhưng tâm hồn các ngươi không biết đến Đấng mà lẽ ra các ngươi phải trân trọng mời vào. Bởi vậy Ta bảo thật các ngươi cũng chỉ bước đến nhà thờ bằng cung cách giả hình!).

 

  1. Cần phải hiểu tinh thần của ngày giỗ! Không chỉ cầu xin, mà phải làm việc lành chỉ cho các LH nữa!

– (Th): Nhân sự ân hận của chú Tâm trong quan hệ tâm linh với chú Trường Linh, hôm nay cháu cũng được về chia sẻ một sự kiện tâm linh mà trần gian gọi là “giỗ”. Khi trong gia đình có người chết, ta cứ nghĩ là một năm chỉ cần nhớ tới họ một lần vào chính ngày họ chết. Hễ gia tộc nào, dòng họ nào, hoặc gia đình nào được giáo dục thiên về tâm linh một chút, thì còn đi dâng lễ, đọc kinh cầu nguyện cho người chết, trong ngày nhớ đến họ. Nhưng cũng có nhiều gia đình chỉ mượn giỗ để dựng rạp, nghĩa là chỉ để tổ chức ăn uống! Những kiểu giỗ như thế thì cháu không cần bàn tới! Đây cháu chỉ nói tới việc cầu xin cho người chết một năm chỉ một lần thì không đủ! Chú nghĩ xem một năm, một tháng, một ngày ta đã làm Chúa buồn lòng bao nhiêu lần? Tại sao Đức mẹ lại cứ phải khóc? Mọi người cứ phải chết rồi mới biết mình cần thân nhân, hay những người sống cầu nguyện cho mình như thế nào! Cháu cho biết, bên cạnh sự cầu nguyện, nhiều khi ta phải làm những việc đẹp lòng Chúa, thì LH mới mau được Chúa xét! Cũng có khi được Chúa xét ngay như trường hợp chú Trường Linh, hay chị Hoài mà ta đã thấy!

 

  1. Điều gì làm đẹp lòng Chúa?

– (Th): Xin chú ghi tiếp, khi ta nuôi một cha, hay sơ (xin hiểu là cô có ý nói về việc nuôi ơn gọi, tức là các cha, hay sơ tương lai, còn hiện tại thì họ chỉ là những tu sinh nghèo), hay một gia đình nào cần bàn tay của mình giúp, nhưng điều này không bắt buộc! Tùy khả năng của ta. Chú có biết không, các chủng sinh ở VN, các người nghèo đang cần sự giúp đỡ ở mọi quốc gia … khi mà những người này được giúp, thì ta sẽ không ngờ được là trong tương lai sẽ có sự rực sáng, bất kể là Công giáo cũng như ngoài Công giáo!

– (T): Tôi hiểu! chẳng hạn như khi giúp cho một người nghèo muốn di tu, nếu tương lai người đó là linh mục, thì lợi ích của một LM đối với LH người ta, thì mình làm sao sánh được! Vậy hễ LM đó cứu được nhiều linh hồn, thì công ích ấy, mình cũng được hưởng nhờ! Cũng thế, mình làm sao cầu nguyện nhiều được bằng các sơ, nên nuôi được một nữ tu thành sơ, Chúa sẽ ban ơn cho mình nhiều lắm! Tôi luận như vậy có gì sai không cô Thủy, nếu có xin cô cho biết?

– Chú bàn trúng!

 

  1. Cô Thủy báo cho tôi biết tôi được ơn của Đức Mẹ, nhưng cô vẫn sợ cho tôi một việc.

– (Th): Hôm nay cháu được phép cho chú biết là chú được ơn Đức Mẹ cho, cứ tiếp tục làm điều mà chú đang nghiên cứu và nhờ vào điểm này, thì dù chú không có sức khỏe, hay bệnh như người ta, thì Đức Mẹ cũng cho chú có niềm vui!

– Cám ơn Đức Mẹ! Cám ơn cô cho biết! Nhưng mà tôi thấy các Thánh khi sống ở trần gian, thì các ngài còn xin được chịu đau khổ thêm về bệnh tình cơ!

– Chuyện đó thì để Chúa xét cho chú, chứ cháu không biết! mà cháu cũng chẳng dám xin cho chú, lỡ chừng đó, chú đau, chú nổi nóng, thì cháu ăn nói làm sao với Chúa, với Đức Bà!

– Tôi cười! haha …

 

  1. Linh hồn “Chuột”!

– (Th): Cô chú hỏi cháu gì không?

– (H. Tr): Tôi ba lần thấy như có con chuột nó “xẹt” qua, làm giật mình! Nhưng thực ra không phải, vì để ý nhiều rồi, nhà không có chuột! Không biết có phải là do mình tự kỷ ám thị, hay có LH nào về cần mình cầu nguyện?

– Cháu cho biết, từ trước đến giờ cô không có điều gì làm cho cô phải nghi nan, mà bây giờ có, tức là có: Có thể các thánh đưa đến cho ta một LH mà họ nhờ vả. Theo cháu biết thì đây là một người họ hàng hơi xa với cô. Người này là đàn ông! Khi sống ông ấy có điểm tốt, nhưng thiếu lời cầu xin cho, vì gia đình bận rộn, chỉ lo đời sống! Nay, ông này được các thánh xem xét và tính toán điểm theo lẽ công bằng, nên ông ấy được đưa về tìm một người cũng có điểm với Chúa và Đức Mẹ, để nhờ cầu xin cho ông ấy, vậy cô hãy xin lễ và cầu nguyện cho LH đang cần đến sự giúp đỡ của cô!

– H. Tr): Tôi đoán có lẽ người đó là người anh họ, nếu phải thì anh ấy tên là Giuse Trần Đình Sủng, đi vượt biên đường biển, bị chết trên biển! Nhờ cô check lại xem có phải không?

– Cô đoán đúng rồi! Thiên thần Bản mệnh của ông ta cho biết khi bị nạn còn nhớ đến Chúa, Đức Mẹ

(Phụ ghi: Chúng ta ghi nhận một điểm vui về tâm linh, là không biết sao LH này được Chúa cho về bằng hình ảnh con chuột, mà tới ba lần đạ! May mà Huệ Trinh nhận ra được! Chỉ những điểm nhỏ về tâm linh này, chúng ta cũng không thể lý giải, hoặc lấy khoa học mà cắt nghĩa được! Cho nên tôi mới đặt cho số 371 là “Linh hồn chuột” cho vui, chứ chuột làm gì có linh hồn! Tôi thì đỡ hơn! Như tôi đã kể cho các bạn nghe hồi tôi mới tới đảo Pulau Bidong, nóng lòng muốn báo tin cho nhà tôi và các con đang ở bên đảo Galang, thì được Đức Mẹ cho ngay một con bướm vàng cứ lượn trên đầu Huệ Trinh, đuổi sao cũng không đi! Hihi … được làm chú bướm vàng cũng đỡ hơn chuột … phải không các bạn? nhưng tôi không mơ hồ như Trang Tử hỏi “Tôi là bướm, hay bướm là tôi”, vì bướm đâu có kiếp sau!).

 

  1. Dù là có đi lễ hay cầu nguyện, mà mất đức yêu thương thì cũng không có diểm!

– (B. Quý): Hôm nay có ai ngoại lệ chạy vào đây không? Sao cứ chạy lung tung không chịu dừng lại, xong rồi đứng ở chữ buồn, khóc!

– Con đang không biết phải nói sao … đây là các em bé Đức Mẹ giao con phụ trách (tức là tìm kiếm). Các em thì có chuyện buồn về cha mẹ mình, chứ con đã đưa đến chỗ Đức Mẹ thì Đức Mẹ cho các em vui thôi!

Con cho mẹ biết, mẹ bảo con Hằng không có được chèn ép chồng, nhất là khi chồng muốn cho mẹ mình một cái gì, thì nó không được cấm cản, hoặc nói những điều khó nghe! Con cũng nói cho mẹ biết cả con Sách nó cũng giống y như mẹ nó ở điểm này! (chú thích: Hằng cũng là em ruột của cô Thủy. Theo đó thì Sách là cháu).

– (B. Qúy): Cái này thì tao không nói được!

– (Th): Mẹ khuyên con cháu Sách là hãy chiều chồng, vì anh ta (người này không có đạo) cũng lo làm ăn cực khổ! Song cũng không nặng bằng con Hằng, vì chồng nó đã tin tưởng vào Chúa tuyệt đối. (Chú Thích: Cặp vợ chồng này ở VN, ông chồng trước kia ngoại giáo, nay đã theo Chúa. Con gái của họ tên Sách, được chồng người Việt ở Uc về cưới, hiện đang sinh sống tại Uc. Anh này thuộc diện làm đám cưới nhà thờ, nhưng đạo ai nấy giữ). Mẹ, cô chú, hoặc bất cứ ai … sống tinh thần Chúa Giêsu Kitô, là phải bạt gò, dọn dẹp gai góc trên con đường đi đến Chúa, cho mọi người có thể tới được! Chúa muốn ta có tình yêu thương, sau mới nói đến công bằng và bác ái. Con cho biết là dù có đi lễ, hay cầu nguyện, mà mất đưc yêu thương thì cũng không có điểm! Cho nên con Hằng ghét bà già chồng, không muốn chồng cho bà ta một cái gì cả, điều này với Chúa là tội nặng!

Cháu nói chung là ta đừng có nghĩ cứ cho tiền, hay thăm hỏi là đúng việc làm của Chúa, nếu không có sự công bằng trong đời sống! Ta phải đối xử tốt với những người ngay trong nhà mình trước, sau mới tới những người chung quanh, tức người ngoài. Không phải cứ cho được là có phúc, trong khi ta không có tình yêu thương với người mà ta có liên hệ trong hôn nhân. Cô, chú, mẹ nghĩ, con có gì sai, xin cứ chia sẻ!

– (T): Tôi hoàn toàn đồng ý với cô!