Ngày 20. 5. 2009 (20.35pm)
Sau thủ tục chào hỏi (Hôm nay có thêm cô Hợp)
- Khi Chúa giận … ai can thiệp?
– (H): Em hỏi câu này thì nghĩ cũng hơi kỳ, chị cứ coi như là em tò mò đi! Em hỏi nhé: Trên Thiên đàng mỗi lần Chúa giận, Đức Mẹ, các Thiên thần, các Thánh có sợ không? Khi đó ai năn nỉ Chúa trước, chị có thể nói cho nghe được không?
– (Th): Được chứ! Chị nói cho em biết: Em nghĩ đi, Chúa luôn luôn dạy ta phải tha thứ. Một khi Chúa đã nói thế, thì Chúa có còn giận ai không?
– (H): Có chứ! Em nghe có lần chị bảo: Chúa giận, Đ. Mẹ khóc, cả Thiên đàng đều biết!
– (Th): Chị hỏi em, tỷ dụ chị đem lòng giận hờn ai, liệu Chúa có cho chị được ở bên Đ. Mẹ để làm việc cho Đức Mẹ không? Nói chi, ngay cả Đ. Mẹ, liệu Đ. Mẹ có dùng chị hay không?
– (H): Em nghĩ, chắc chắn là không!
– (Th): Em trúng! Thế mà những khi Đ. Mẹ sai chị đi tìm đón những thai nhi, nghĩa là những em bé bị cha mẹ bỏ mà họ không ân hận, nuối tiếc, mà cầu xin Chúa thương đến LH con họ, thì chị buồn, chị giận họ! Đôi khi chị cũng có nói cho em biết mà! Thì em phải hiểu là đối với tội, thì không cứ gì chị, mà cả Thiên đàng ai cũng gớm ghét, chứ đừng nói là giận thôi! Em học hỏi Kinh Thánh, em có biết Thiên Chúa là Đấng Thánh, Chí Thánh, và do đó Ngài rất ghét tội và những gì dính dấp vào tội. Bởi thế Chúa mới phải dựng lên địa ngục cho ma quỉ và những ai theo nó! Ngài còn làm nên chốn thanh luyện, để cho những ai lỡ phạm vào những điều tội lỗi có nơi thanh tẩy. Lòng Thương Xót của Thiên Chúa vô biên, nhưng Thiên Chúa lại không thể chịu đựng được, mà để cho tội lỗi đi vào Thiên đàng! Chị nói thế, em có hiểu được không?
– (H): Em hiểu rồi! Ta không được quyền giận hờn, thù oán ai! Nhưng ta phải biết giận ghét những sự tội, và không được đồng lõa, tiếp tay hay đứng về phía cái ác, đúng không chị?
– (Th): Em của chị giỏi lắm! Chị hỏi em, khi Chúa giận, em nghĩ có ai can được không?
– (H): Chúa Giêsu và Đức Mẹ!
– (Th): Chị cho em biết: Đức Mẹ xin thì được! Chị lại hỏi em có nghĩ là khi nào Đ. Mẹ giận không?
– (H): Dĩ nhiên là có chứ! Khi Mẹ thấy người ta ngày càng phạm tội nhiều.
– (T): Tôi nghĩ có lẽ Đ. Mẹ buồn, chứ không giận!
– (Th): Chú nói đúng! Vì thế Đức Bà khóc!
(Lạm bàn: Mới đầu nghe cô Hợp vô đề hỏi một câu, tôi cũng hơi giật mình, sao lại có câu hỏi như vậy! “Chúa giận, Đức Mẹ, các Thiên thần, các Thánh có sợ không, ai năn nỉ trước?”. Làm như Chúa dữ, hay khó lắm! Nhưng nghe tiếp thì lại thấy hay hay! Trong cái hay lại đưa đến cho ta vài tia sáng của sự khám phá mới, thí dụ như cũng một chử giận, nhưng lại có hai khía cạnh khác nhau: Một là không được đem lòng giận hờn, oán ghét ai; Tuy nhiên: Hai lại phải biết có thái độ, hay phản ứng lại, chứ không được dửng dưng, hay tiếp tay, hoặc đồng lõa với sự xấu, hay cái ác. Trong Tin Mừng ta thường gặp Chúa Giêsu nghiêm khắc cảnh cáo, lên án những kẻ giả hình, những người có tâm địa xấu xa, dù rằng như vậy Chúa sẽ phải gánh hậu quả là họ sẽ tìm cách loại trừ, lên án và giết Chúa. Ngày nay, sống trong một xã hội mà cái xấu cũng như sự ác có cơ hội lên ngôi, và đang hoành hành, cai trị, Chúa cũng cần các mục tử, hay các thừa tác viên trong mọi lãnh vực, phải can đảm đứng lên vị trí đầu giới tuyến, chống lại bè lũ tay sai của ma quỉ dưới mọi hình thức; Kẻo sẽ bị Thiên Chúa nguyền rủa rằng:
“Cả bọn chúng là lũ chó câm, không biết sủa,
chỉ mơ mộng, nằm dài và thích ngủ thôi.
Chúng còn là lủ chó đói, ăn chẳng biết no.
Thế mà chúng lại là mục tử, thứ mục tử chẳng biết phân biệt gì.
Cả bọn – chẳng trừ ai – mạnh ai theo đường nấy,
chỉ mưu tìm lợi lộc cho riêng mình” (Isaia 56,10-11).
Chính Chúa Giêsu cũng thường hay mắng mỏ ngay cả những môn đệ khi họ sai lầm, như một lần kia thánh Phêrô bị quở rằng: “Xa-tan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là của Thiên Chúa, mà là của loài người”.
Lời Chúa thì vẫn còn đó, nhưng thi hành thì lại chẳng có bao nhiêu! Trong những năm sôi động đáng ghi vào lịch sử dân Chúa của Giáo hội Việt nam thời Cộng Sản, thì thỉnh thoảng cũng nổi lên một vài vì sao hiếm hoi trong những đêm tăm tối, mưa gió, bão bùng như Đức TGM. Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt, người đã phải đứng đầu gió trong suốt những năm từ 2008 tới tháng 5 năm 2010, nhưng rồi cũng bị cả kẻ dữ lẫn những người anh em “chỉ mưu tìm lợi lộc cho riêng mình” loại trừ mình. Thế mới ứng nghiệm lời tiên tri Isaia rằng: “Người công chính tiêu vong, thế mà chẳng ai lưu tâm đến; Người hiếu nghĩa bị cất đi mà chẳng ai hay rằng: Chính vì sự gian ác mà người công chính bị hại” (Isaia 57, 1).
Điểm khác nữa là giúp tôi nhận diện ra vị sứ giả của Mẹ, vị mà lần đầu tiên tiếp xúc, tôi cứ muốn biết mình đang nói chuyện với một người đang ở đâu trong TGTL. Quả thực, vị ấy chỉ trong vài năm đã giúp chúng tôi nhiều lắm! Cho chúng tôi những thứ mà thế gian không cho được, hay không có để cho … Thế mà lúc nào cũng vô cùng khiêm tốn, cứ xem chúng tôi như bạn bè, còn hơn thế nữa, vị ấy cứ một mực xưng cháu, hay xưng con, mà thực ra, chúng tôi còn lâu, không biết đến thuở nào mới được cái phúc gặp gỡ, gần gũi với vị sứ giả của Mẹ. Chỉ biết rằng trước mắt là mình cần phải chết phần thân xác đã, rồi sau đó còn phải trải qua bao nhiêu thời gian thanh luyện, hầu gột rửa tội lỗi mình, xong chưa biết tới khi nào tinh tuyền, để được Chúa chọn, mới có thể cận kề được vị ấy! Vị ấy dường như Chúa cho biết rất nhiều thứ trên Thiên đàng mà thế gian không biết, ngoại trừ những gì Chúa Con mặc khải).
- Có điều rất bình thường, nhưng lại quan trọng.
– (Th): Hôm nay chú có muốn hỏi gì không ạ?
– (T): Thú thực với cô Thủy, buổi gặp gỡ hôm nay quá bất ngờ, tôi chưa có chuẩn bị đề tài để thảo luận. À, … Hay hãy nói về một điều gì rất bình thường, nhưng lại quan trọng … nhỉ?
– (Th): Chú có điều gì bình thường, mà lại cho là quan trọng, xin cho cháu biết với!
– (T): Thí dụ như bịnh hay chia trí … ngay khi ở trước mặt Chúa chẳng hạn!
– (Th): Chú có lý đấy! Chú biết không, trên Thiên đàng thì không có Thánh nào dám vô phép với Chúa như vậy cả! Nhưng ở trần gian thì … cháu không dám nói là người ta cứ xem như không có Chúa! Nhưng không hiểu sao, nhiều người cứ hay mượn nhà Chúa để làm chốn mang hết mọi thứ rác rưởi vào xả cho thoải mái tâm trí, cũng như giết bớt thời gian, y như sự hiện diện của Chúa đối với họ là một cái gì hết sức là vô vị! Mà nào Chúa có bắt buộc họ phải đến với Chúa vì một sự lợi lộc nào cho Chúa đâu! Không có họ Chúa vẫn tỏa sáng! Chẳng có họ, Chúa vẫn được vinh danh! Chú có nghĩ như thế không?
– (T): Nghĩ sao cô? Tôi chưa nắm được ý cô muốn hỏi!
– (Th): Chú có nghĩ là không có ta, Chúa vẫn vinh quang không?
– (T): Điều đó thì đương nhiên rồi! Được đến với Chúa là hạnh phúc cho con người!
– (Th): Phải chi ai cũng biết điều đó, thì Chúa đã không buồn, không giận họ!
– (BQ): Chia trí mà Chúa cũng giận sao?
– (Th): Con hỏi mẹ nhà Chúa là nơi ta đến để cầu nguyện, nhưng thay vì cầu nguyện, ta lại mượn nơi yên tịnh ấy, để suy tính chuyện bán buôn, có kẻ làm áp phe, thì suốt buổi lễ để tâm trí vào việc lập mưu, tính kế, hay sắp đặt lời lẽ để cho con mồi vào rọ! Có người chỉ nghĩ đến việc sẽ phải tiếp khách đãi đằng làm sao, cho ăn uống gì trong ngày kỷ niệm của gia đình họ, hay đem việc tổ chức cưới xin vào nhà Chúa đễ sắp xếp, làm như ở nhà họ quá bận rộn, không còn thời giờ đễ tính toán! Lại có những kẻ chỉ vẽ ra những chuyện yêu đương, hẹn hò … Con không có giờ để kể ra đây hết mọi chuyện thế gian người ta bày ra trong nhà Chúa! Nhà thờ càng đông người, thì đống rác càng lớn! Người ta sống quen trong đống rác rưởi, nên không thấy mùi hôi thúi! Chứ Chúa thì Ngài rất ngộp mà cứ phải chịu đựng đủ thứ mùi xú uế do con người xả ra. Còn mẹ hỏi “Chúa cũng giận” sao, thì để con nhờ chú Tâm. (rồi cô Thủy quay ra nói với tôi): chú! Lát nữa, cháu nhờ chú nói lại cho mẹ cháu nghe việc Chúa Giêsu nổi cơn thịnh nộ, xua đuổi những kẻ bán buôn ra khỏi Đền Thờ như thế nào, và xin chú cắt nghĩa tỉ mỉ cho mẹ cháu rõ giùm! Vì cháu mà nói thì mất nhiều giờ lắm! Hôm nay cháu cũng bận, sợ là chỉ một lát là cháu sẽ phải đi!
– (T): Cô nói thì cũng đúng! Đừng nói là mẹ cô, nghe cô nói một hồi, chính tôi cũng giật mình! Thí dụ như tôi lấy của ai vật gì, hễ vật đó giá trị càng cao, thì mình biết tội ăn cắp của mình càng lớn, nếu một ngày kia mình bị ra tòa! Và cho dù chưa ra tòa, mình cũng biết mình chính là kẻ cắp. Nhưng nếu vô tình lặp lại tư tưởng của người khác, thì thường khi mình không biết là mình đã ăn cắp tư tưởng của người ta! Cô biết tại sao không?
– (Th): Cháu biết! Nhưng chú cắt nghĩa cho mẹ cháu hiểu với!
(dĩ nhiên, khi tôi nói dù là với bà Qúy, hay với cô Thủy, thì cơ không phải chạy, cho nên không tốn thời gian nhiều, nếu như để cô phải giải thích).
– (T): Chị Qúy biết không, Thiên Chúa, Ngài là Đấng vô hình. C. Thủy hồi còn trên đời thì hửu hình, chứ bây giờ thì cô cũng vô hình, còn tôi với chị, hay cô Hợp … chúng ta là hữu hình! Hữu hình thì nắm bắt được dễ dàng những gì là cụ thể như vật chất, hơn là những thứ thuộc về tinh thần, hay trừu tượng! Thí dụ: Một tuần kiếm được 500 đồng, thì dễ biết hơn là một tuần mình có thêm được bao nhiêu tư tưởng. Chị đồng ý không?
– (BQ): Cái đó thì quả thật, nếu anh không nói, tôi cũng chẳng bao giờ để ý!
– (T): Cám ơn chị! Cô ấy nhờ tôi nói với chị có thế thôi, bây giờ tôi mắc nói chuyện với cô Thủy tiếp nhé! Tôi thí dụ trong một buổi lễ ngày Chúa nhật, có vài chị đem con nít vô nhà thờ, để cho mấy đứa trẻ đùa giỡn, chạy lung tung, thì chung quanh, ai cũng bực bội! Có khi có bà nọ nói thẳng với chị kia là chị phải giữ con chị chứ, cứ để thằng nhỏ chạy lung tung làm mọi người chia trí! Cô Thủy ạ! Cái trí của mình trong những giờ đọc kinh, xem lễ, nó cũng không khác nào như mấy đứa trẻ nít, chạy lung tung, hay là rong chơi cách vô thức, chứ cũng không phải là mình có ý mượn nơi tôn nghiêm để mà suy nghỉ, hay là tính toán chuyện này, chuyện kia đâu! Có nhiều khi mình muốn cầm trí lấy năm, ba phút, thế mà tự nhiên nó chia trí lúc nào không biết! Cho nên hôm nay tôi mới đặt ra với cô, xem cô có cách nào, xin chỉ giúp! Đó là thành thực! Vì khi người ta bực bội chuyện trẻ nít quậy phá lung tung trong giờ lễ, thì về mặt tâm linh, Đấng Vô Hình thấy hết những việc trí óc người ta chạy nhẩy lung tung, mất hết sự tôn nghiêm trong Thánh Cung Nhà Chúa, thì Chúa làm sao vui được! Chứ còn ai mà thấy lễ lâu, lại ngồi nghĩ chuyện này, chuyện kia, thì cái đó thật sự là lỗi với Chúa quá, không cần phải bàn tới làm chi!
– (Th): Chú nói thì cũng không phải là sai, song cháu nghĩ là cái gì cũng có thể làm được trong cuộc đời mình, chẳng lẽ điều này ta lại chịu thua sao?
– (T): Tại cô chỉ sống cuộc đời có 16 năm thôi! Cô mà sống lâu trăm tuổi xem, có biết bao nhiêu điều muốn trong đời, mà không thực hiện được! Nhưng mà thôi, nói thế thì cô lại quăng ra cho tôi mấy câu thành ngữ, nào là “có chí thì nên”, hoặc “có công mài sắt, có ngày nên kim” … Khi mà cô dùng tới thành ngữ, thì tôi cũng phải thua thôi!
– (Th): Chú nói thế, còn cô thì nghĩ sao?
– (Tr): Tôi thì nghĩ ai chả bị chia trí, nhưng mà khi ta phát giác được thì phải dừng lại ngay! Tuy là khó, nhưng mình cứ cố gắng với tất cả khả năng, miễn là có quyết tâm. Phần còn lại thì ta cứ phải xin ơn Chúa giúp! Chúa cũng biết mình yếu đuối mà!
– (Th): Cháu nghĩ cô nói cũng đúng! Tuy rằng cũng còn có chút tiêu cực, nhưng còn hơn là chú Tâm với mẹ cháu, hai người có vẻ như chịu thua?
– (T): Vì vậy tôi mới phải nhờ đến người của TGTL chỉ giúp chứ!
– (Th): Chỉ thì cháu không dám! Cháu biết chú là người thông minh, nên cháu chỉ đố chú một cái là chú sẽ nghĩ ra được ngay thôi!
– (T): Cô cứ đố đi!
– (Th): Chú có nghe nói “tâm tịnh, trí suy” bao giờ chưa? Nghĩa là bước chân vào nhà Chúa, thì việc trước hết là tâm phải lắng đọng, lúc đọc kinh hay dâng lễ thì trí phải suy. Nếu không thì tâm sẽ lo ra, còn trí thì nổi trôi. Cho nên chú mới thấy cái trí của mình nó không ở yên. Hễ nó vừa buông chuyện này, thì bắt sang chuyện khác! Lúc nãy chú bảo cái trí người ta giống như đứa con nít, vào nhà thờ, nó cứ chạy lung tung, còn cháu bảo trí óc con người lại giống như một con vật bất kham! Muốn thuần thục nó, có khi ta phải dùng giây cột, rồi mới điều khiển nó được! Chú biết không, ngựa hay bao giờ cũng là ngựa chứng! Thoạt đầu nó rất bướng bỉnh, khó thuần thục! Cháu chỉ nói thế thôi! nhưng tin là chú sẽ nghĩ được cách chế ngự con ngựa bất kham trong đầu! Đã tới giờ cháu phải đi rồi! Chào cô chú, mẹ và em Hợp! Chú nhớ cháu đã nhờ chú một việc là nói cho mẹ cháu biết khi Chúa nổi cơn thịnh nộ … đấy nhé!
– (T): Vâng, chúng tôi cũng xin chào cô! (Ngay lúc đó bà Quý cho hay: Con Thủy nó đi rồi! Cô Hợp cũng kiếu từ mọi người chúng tôi ra về, vì trời đã tối. Tôi liền nói với chị Quý):
- Thế nào là “mỏng manh như tờ giấy”.
– (T): Cũng còn sớm, tôi với chị bàn tiếp câu chuyện cô Thủy vừa nhắc, không biết chị có nhớ
Câu chuyện các thánh sử kể lại việc Chúa Giêsu xua đuổi những người buôn bán ra khỏi Đền Thờ không?
– (BQ): Tôi thì anh chị biết rồi, cái gì cũng lơ mơ hết! Anh không nghe con Thủy nó cứ hay bảo tôi là “Đức tin của mẹ mỏng manh như tờ giấy”, có lúc tôi cũng bảo nó “Mày không ở đời nên thiếu thực tế! Tờ giấy mà không quí à? Tiền cũng bằng giấy nhá! Có tiền thì cái gì cũng có! tờ vi-sa chẳng bằng giấy thì bằng cái gì! Đi về VN mà không có cái giấy vi-sa, thì VC nó chẳng cho vô”. Anh nghĩ tôi nói có đúng không?
– (Tôi cười): Chị nói cũng đúng chứ! Nói đến giá trị của tờ giấy thì giá trị nhiều lắm! Báo chí, sách vở cũng là giấy nhé! Người ta học hành cực khổ, cũng chỉ cần có một tờ giấy ra trường, tờ di chúc cho người thừa kế, cũng là giấy … nói chung là giấy rất cần cho đời sống con người, mà lại cần nhiều lắm! Thế cô ấy không cãi lại với chị à?
– (BQ): Không! Nó bực lên, nó bảo “Con không nói với mẹ nữa! Mẹ cứ làm ra như người không biết gì … ấy! Xong nó đi!”.
– (Tôi cười): Sao chị biết cô ấy bực!
– (BQ): Biết chứ! Nó chạy tới chữ “Giận” (chú thích: trên bàn cơ, tôi có viết cho chị ấy mấy chữ thông dụng, như: Buồn, vui, giận, khóc & hai chữ: Có với không).
– (T): Chị Quý! Thực ra khi cô ấy nói “Đức tin mong manh như tờ giấy” là với một ngụ ý khác!
– (BQ): Khác làm sao, anh nói nghe coi?
– (T): Chị cầm một tờ giấy mỏng ở dưới đáy của nó, chị giơ ra xem nó có đứng được không, Hay nó không ngả bên này, cũng ngả bên kia?
– (BQ): Tờ giấy thì tất nhiên nó phải ngả rồi!
– (T): Đức tin của ai đó, lúc thì nghiêng bên này, lúc lại ngả bên kia, thí dụ hôm nay vui thì đi nhà thờ, mai mốt thích thì theo bạn bè lên chùa cúng Phật. Một hôm nào trời mưa, có hai ông đi truyền đạo Giê-hô-va (ở đây các bà rất hay gặp những nhà truyền giáo này, và hay gọi là đạo “Tháp Canh”, vì họ hay phát “free”, hay là biếu cho tờ báo có tên là Tháp Canh) Sau khi vào ngồi thuyết chị một hồi, chị nghe hay, thấy có lý … chị theo. Thế mà Chúa thì không chấp nhận “Kẻ làm tôi hai chủ”, chứ đừng nói là nhiều chủ, vì Ngài bảo: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này, mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được” (Mt 6,24). Đấy, đừng nói là theo hai ba đạo! chỉ mê tiền, hay mê vật chất thôi, Chúa cũng đã tính là những ông chủ, bà chủ rồi! Và cô Thủy sợ đức tin của chị mỏnh manh là mỏng manh như thế đó, chứ không phải như chúng ta bàn lúc nãy, là giá trị của tờ giấy, mà là sự mỏng manh của đức tin, giống như sự mong manh của tờ giấy! (Xin tiếp TGTL82)