Vẫn ngày 26. 3. 2010
Tiếp theo chuyện hai người con gái chết vì bị bỏ đói
(Tóm lược giấc mơ kỳ trước: Hợp mơ vào một căn nhà lạ. Nhà thì đẹp nhưng lại vắng tanh, không người. Khi cô đi ra lối sau, có cổng thì gặp hai chị em gái nằm chết ôm nhau, người chị tên Mai 15 tuổi, cô em tên Cúc 13. Lúc Hợp nhìn ra cổng thì bên ngoài có mấy sọt bánh mì, nhưng không quan tâm, vì bắt đầu thấy sợ, không dám lại gần chỗ hai người con gái nằm chết! Cô vội trở vào bên trong nhà định ra cổng trước, thì lúc này nhà lại đông người, có cả kẻ ra lẫn người vào, nhưng không tìm được ai quen cả, Hợp tỉnh dậy cố nhớ khi gặp chị Thủy hỏi, thì được biết gia đình hai cô gái này đều chết vì bị đấu tố ở miền Bắc về tội gia đình địa chủ. Cha mẹ thì bị chôn sống. Mai và Cúc thì bị bỏ đói cho đến chết vì không ai dám chứa chấp! Thực sự thì họ có đáng tội phải chết như vậy không? Các thế hệ trẻ VN những thời đại sau cần biết vừa để cầu nguyện cho các LH mồ côi, vừa cầu nguyện cho Tổ Quốc và Dân Tộc sớm thoát cơn tàn khốc. Xin mời nghe chính sách cải cách ruộng đất ở miền Bắc trong một giai đoạn lịch sử, nhưng trước hết, chúng tôi có một chú thích nhỏ như sau):
(Chú Thích: Tại Giáo xứ nơi cô Hợp ở, thuộc phạm vi Dòng Phan-xi-cô nghèo khó đảm nhiệm các công tác mục vụ, trông nom giáo xứ, và săn sóc giáo dân. Dòng có thói quen kính thánh Antôn vào lễ chiều mỗi ngày thứ Ba hàng tuần. Sau lễ các cha có làm việc tôn kính thánh Antôn, và làm phép bánh mì cho các bệnh nhân có thể lên lấy tự do mang về ăn, trong niềm tin được ông thánh bầu cử xin Chúa chữa bịnh tâm hồn, hoặc thể xác. Sau khi được cô Thủy nói tới thánh Antôn, thì Hợp nhớ ra trong giấc mơ cô đã nhìn thấy mấy cái sọt bánh mì, giống y trang mấy sọt bánh để dưới chân tượng thánh Antôn, trong nhà thờ mỗi chiều thứ Ba cho bệnh nhân. Điều đó chắc là nhắc cô nên nhờ thánh Antôn chuyển cầu, vì Người nữ Tâm Linh đã tiết lộ cho biết Thánh Antôn phụ trách linh hồn những người chết vì đói khổ, trong Thế giới của Tình Chúa yêu thương các Linh hồn, mà chúng ta gọi tắt là TGTL. Cũng trong số này chúng tôi sẽ có phần tóm lược tiểu sử Thánh Antôn Pađua để những ai chưa biết được biết).
- Chính sách cải cách ruộng đất của đảng Cộng sản
Chính sách cải cách ruộng đất của đảng Cộng sản VN thực hiện vào những năm 1953–1956.
– Thứ nhất, dưới sức ép của các đoàn cố vấn Trung Cộng, đảng Cộng sản Việt Nam quy định một cách máy móc số lượng địa chủ chiếm 5,68% dân số ở nông thôn. Bởi vậy, ở nhiều địa phương nghèo khổ, những gia đình có một hai con heo (lợn) và một khoảnh ruộng nho nhỏ đã bị liệt vào thành phần địa chủ hay phú nông.
– Thứ hai, trong việc xét xử, người ta không dừng lại ở phạm vi kinh tế mà còn mở rộng sang lãnh vực chính trị: Nếu những người gọi là địa chủ hay phú nông ấy có chút quan hệ với chính quyền Pháp lúc bấy giờ, họ bị vu tội phản quốc, hay phản động bên cạnh tội bóc lột. Để luận tội, người ta không cần điều tra; người ta chỉ xúi giục những người được xem là bần nông (tức là những nhà nông nghèo), hay cố nông (là những nông dân nghèo không có ruộng đất, phải đi làm thuê, làm mướn để kiếm sống), xúi giục họ phải đứng lên tố cáo và hạch tội. Dựa trên các lời hạch tội và tố cáo ấy, người ta sẽ xử tội tội nhân.
– Thứ ba, hình thức xử tội rất dã man: Có nơi xử bắn, có nơi chôn sống hoặc bắt nhịn đói, nhịn khát đến chết (đây là trường hợp của đại đa số gần nửa triệu người là nạn nhân của chính sách “Cải cách ruộng đất” do chính Hồ Chí Minh đề xuất, trong đó có gia đình hai chị em Mai và Cúc là những LH vừa kể. Huệ Trinh cũng cho biết hai ông bà chị ruột của ông cố ngoại nàng bị đấu tố năm 1955 bị chôn sống và bỏ đói nhiều ngày trước khi chết, chúng đưa ra ngoài đồng, đào lỗ, rồi lấp đất đến cổ, phơi nắng mưa. Người nhà đợi đêm xuống mới lén ra cho ăn, uống. Hai cụ sống được khoảng 3 tháng mới chết!).
Bàn về cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, lâu nay, người ta chỉ tập trung vào tội ác của đảng Cộng sản trong việc giết oan nhiều người dân vô tội. Nạn nhân tiêu biểu nhất, được nhiều người nhắc đến nhất là bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu Cát Hanh Long ở Hà Nội. Bà rất giàu. Nhưng bà lại là người ủng hộ đảng Cộng sản và Việt Minh một cách nhiệt tình và tích cực. Ngay sau Cách mạng tháng Tám (1945), vì thiếu ngân sách, đảng Cộng sản tung ra chiến dịch “Tuần lễ vàng”.
(Cán bộ, bộ đội lập các trạm thu vàng tại các chợ khắp nơi trên đất Bắc, kêu gọi ủng hộ kháng chiến. Dân lúc đó còn mê muội lắm, chưa biết Việt Minh, hay Cộng sản là gì, chỉ vì hai chữ “ái quốc” mà nhiệt tình tham gia, cũng như đóng góp),
Riêng bà Năm tặng đến mấy trăm lượng vàng, chưa kể nhà cửa và thực phẩm. Bà cũng giúp đỡ rất nhiều cán bộ lãnh đạo của cộng sản. Cả Trường Chinh, Phạm Đồng và Lê Đức Thọ đều được bà xem như con nuôi. Ngoài ra, bà có người con ruột tham gia Việt Minh, vào bộ đội, và lên đến chức trung đoàn trưởng. Vậy mà bà vẫn bị giết. Chỉ vì những lời tố cáo vẩn vơ đâu đó.
Bên cạnh sự độc ác, đảng Cộng sản còn mắc một lỗi khác: quá lệ thuộc vào Trung Quốc. Thời ấy, các đoàn cố vấn của Trung Cộng tấp nập sang Việt Nam (miền Bắc) để huấn luyện cán bộ Việt Nam, thậm chí, để chỉ đạo giới lãnh đạo Việt Nam. Tỉ lệ hơn 5% dân số ở nông thôn là địa chủ là do các cố vấn Trung Quốc đặt ra. Nhiều người còn tiết lộ, trong vụ xử tội bà Nguyễn Thị Năm, giới lãnh đạo miền Bắc, kể cả Hồ Chí Minh, đều biết các lời tố cáo là sai, nhưng dưới sức ép của các cố vấn Trung Cộng, họ vẫn nhắm mắt để mặc cho bà Nguyễn Thị Năm chết một cách thảm khốc và oan ức.
Theo tôi, ngoài hai vấn đề độc ác và lệ thuộc Trung Cộng nêu trên, có một khía cạnh khác quan trọng không kém trong các di sản của cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc là nó phá nát đạo lý truyền thống Việt Nam, trước là trong quan hệ làng xã; sau là ngay trong phạm vi gia đình. Trong cuộc cải cách ruộng đất, tất cả những quan hệ và tình tự ấy đều bị phá vỡ. Những người dân nghèo được các cán bộ xúi đứng ra tố cáo những người giàu có. Tất nhiên trong những điều tố cáo, thì cũng có cái được gọi là tội thật, vì trong một xã hội thì tránh sao khỏi! Nhưng phần lớn, căn cứ trên con số trên dưới 80% xử oan, chỉ là những lời bịa đặt do các cán bộ từ trên xuống mớm vào miệng họ. Qua các cuộc tố cáo và hành quyết dã man ấy, mọi người trở thành kẻ thù của nhau. Không ai còn tin tưởng ai nữa. Nhà có con gà chết dịch, muốn làm thịt ăn, người ta cũng phải ăn giấu ăn giếm, lông phải chôn thật kỹ, để khỏi bị tố cáo là địa chủ hay phú nông (trích từ Blog của Ts. Nguyễn Hưng Quốc).
Không những đã phá vỡ quan hệ làng xóm, các cuộc vận động cải cách ruộng đất còn phá vỡ quan hệ gia đình với cảnh con tố cha, vợ tố chồng. Ở miền Bắc, ngay sau khi vừa nắm chính quyền, đảng Cộng sản đã bắt đầu dùng lửa kháng chiến thiêu rụi nền tảng đạo đức, luân lý tổ tiên và cha ông xây dựng suốt mấy ngàn năm. Hồ Chí Minh với cái đảng cầm quyền của ông ta bắt đầu xóa sạch, để trồng ra một loại người mới mà HCM mệnh danh là “Trăm năm trồng người”. Người mà trồng thì còn ra cái giống gì? Và sau 70 năm những ai ở trong nước còn âm thầm duy trì được tinh thần văn hóa Tộc Việt trên 4.000 năm của cha ông, đả thật sự thấy tận mắt những quái thai do đảng CSVN trồng ra và vất bừa bãi từ các thành phố đến tận làng thôn, nhìn thấy ghê tởm và kinh khiếp đến thế nào rồi!
Sau đây tác giả xin trích một đoạn trước khi kết thúc một vụ xử án tại các “tòa án nhân dân” trong thời “Cải cách ruộng đất” do Ngục sĩ Nguyễn Chí thiện kể lại như sau:
“Có một điều đặc biệt là, ông ta đã ngoài 60 rồi, mà ông ta vẫn cứ phải xưng cháu hoặc xưng con với bất cứ một người nào lên đấu tố, dù người lên đấu tố chỉ đáng tuổi con ông thôi! Thậm chí tôi còn nhớ một cô con gái lên tố ông ta, thì ông cũng phải xưng con với người con gái đó – con gái do chính mình đẻ ra đấy ạ.
Bây giờ nói đến tòa án nhân dân mà ngồi xử thì toàn là nông dân thôi, toàn là nông dân họ sắp xếp lên ngồi thôi. Chị làm “chánh án”, tôi còn nhớ chị ấy còn mù chữ nữa anh ạ, không biết viết a,b,c … thế mà lại lên làm chánh án.
Sau một ngày đấu tố nhục nhã như thế rồi, thì họ bắt đầu họ tuyên án. Họ tuyên án với tất cả những tội ác mà địa chủ đã phạm phải, mà toàn bộ là bịa đặt thôi. Người ta tuyên án ông ấy tử hình.
Đặc biệt là trong quá trình đấu tố thì ông địa chủ này không có quyền cãi mà bất cứ ai đấu tố thế nào đều chỉ có quyền “nhận tội” – nhận tội lỗi của mình chớ không hề có một lời cãi nào được phép cả! Và phải nhận ngay lập tức. Họ đã diễn tập nhiều lần rồi anh ạ. Đấy không phải là lần đầu tiên mang ra, trước khi mang ra làm thật như vậy, thì đã có những cuộc diễn tập trước đó. Diễn tập trong một số nhỏ người, để cho ông này phải quen lối phục tùng như thế. Vì họ bảo: Hễ làm đúng như vậy thì sẽ được tha chết! Ai mà không muốn sống hở anh, cho nên nạn nhân nào cũng sẵn sàng nhận những tội mà mình không hề biết! Mà nếu có cố cãi, thì lại càng bị nhân dân ném đá, hoặc những kẻ ở gần thì chúng đấm đá cho … cũng chết!
Buổi hôm đó, tôi còn nhớ là sau khi đấu tố xong thì lập tức có sáu anh du kích đứng cách khoảng độ 2 mét… thế là bắn chết ông ta ngay. Sau khi bắn chết xong thì chặt dây thừng – không phải là cởi nữa mà là chặt dây thừng, lấy con dao chặt dây thừng ra và lôi ông ta ra chỗ cái hố đó. Xin nhớ một điều, không có áo quan anh nhá. Thế là họ vất tụt xuống hố rồi lấp đất ngay lập tức thôi.
Lấp đất xong thì đất ấy cũng không được đấp thành mộ, đất san bằng như bình thường thôi, chớ không u lên như là một mộ phần anh ạ. Đấy là điều tôi chứng kiến tận mắt.
Nhưng tôi muốn nói thêm, để bà con trong Nam biết cái chế độ miền Bắc như thế nào, để rồi hiểu tại sao tôi đi tù hằng 27 Năm, cũng như tại sao tôi lại làm thơ và lấy tên là Hoa Địa Ngục. Ông già 60 tuổi đó trước khi chết, còn phải nói với con gái mình như thế này trong cái tòa án cách mạng đó, gọi là TÒA ÁN NHÂN DÂN. Ông ta nói: “Được nghe bà kể khổ, Con thấy đời con thực là đáng chết. Con đã đi bóc lột để nuôi bà. Con bây giờ không dám nhận là cha, dù bà là do con đẻ ra. Con – thành phần địa chủ thối tha – Trước nhân dân, trước đảng, trước bà, con xin thành khẩn cúi đầu chịu tội”. Đó là lời của cụ đồ ở ngoại thành Hà Nội Giữa đấu trường giăng giối với con. (Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện).
***
Đó chỉ là một chút tiêu biểu, chưa phải là tất cả của cái gọi là “Đạo đức Cách Mạng”, một từ ngữ mà sau 30 tháng 4 năm 1975 ở Miền nam, chúng tôi cứ phải nghe ra rả trên các loa phóng thanh ở khắp các ngã tư đường, cũng như trong các phường, các Ấp, và các khu xóm. Nhiều khi người ta còn thay thế chữ đạo đức cách mạng bằng từ “Đạo đức Bác Hồ”, cốt ý cho người miền Nam hiểu rằng cái kiểu đạo đức đó phát xuất từ ai mà ra!
***
(một chút về Nguyễn Chí Thiện (1939 – 2012) thọ 73 tuổi. Ông bị tù cộng sản tổng cộng 27 năm qua nhiều nhà tù miền Bắc, đặc biệt là nhà tù khét tiếng Cổng Trời (Hà Giang) nơi không mấy tù nhân còn sống sót. Quí Thính giả có thể đọc tiểu sử NCT trong http://www.nguoi-viet.com).
- Hạnh Tích & Tiểu sử Thánh Antôn thành Padova.
Thánh Antôn Pađua sinh ra trong một gia đình quyền quí, đạo đức và thánh thiện tại Lisbone thủ đô nước Bồ Đào Nha năm 1195. Thánh nhân hấp thụ một nền giáo dục đạo đức và đầy nhân ái, Ngài sớm nhập Dòng thánh Augustinô và được nhà Dòng cho lãnh nhận sứ vụ linh mục. Tuy nhiên, thánh nhân thích sống chiêm niệm, khắc khổ. Ngài cũng ước muốn sứ vụ truyền giáo cho dân ngoại và mong muốn được chết tử vì đạo. Chính vì thế, năm 1220 thánh nhân xin gia nhập Dòng Phanxicô, được gọi là dòng anh em hèn mọn. Ngài được các Bề Trên tin tưởng, tín nhiệm sai đi giảng khắp nơi và lo công việc đào tạo, giáo dục các tu sĩ Dòng. Ngài luôn luôn có sức thu hút, lôi cuốn nhiều người. Chúa củng cố lời giảng của thánh Antôn bằng nhiều phép lạ kèm theo. Ngài được mệnh danh là “Hòm Bia Giao Ước” và “Cái búa của bọn lạc giáo”. Tại Bourges, người ta ghi lại phép lạ lừng danh về một con lừa biết suy phục Thiên Chúa trong nhiệm tích Thánh Thể. Đó là câu chuyện về một người Do Thái không tin vào Bí Tích Thánh Thể khi đối diện với thánh Antôn. Thánh nhân cá cuộc:” Nếu con lừa ông cưỡi mà quỳ xuống và thờ lạy Chúa ẩn mình dưới hình bánh, thì ông có tin không?“. Người Do Thái nhận lời thách thức. Hai ngày ông ta không cho lừa ăn rồi dẫn tới chỗ họp chợ, giữa một bên là lúa mạch và bên kia Antôn kiệu Mình Thánh Chúa đi qua, ngay lúc đó con vật quên đói quay sang, phục xuống và thờ lạy Mình Thánh Chúa. Trong một lễ nghi phong chức ở Forli nhà giảng thuyết vắng mặt. Không ai dám thay thế. Linh mục giám tỉnh truyền cho Antôn lên toà giảng. Antôn làm cho khán giả kinh ngạc. Người ta phải công nhận Ngài là một nhà giảng thuyết bậc nhất, và trở thành nhà giảng thuyết trong cả nước Italia. Kể từ đó Thánh nhân du hành không ngừng bước từ miền nam nước Ý tới miền Bắc nước Pháp, hiến trọn thời gian cho việc thuyết giảng. Sự đáp ứng của dân chúng rất khích lệ. Các nhà thờ không đủ chỗ cho người đến nghe. Người ta phải làm bục cho Antôn giảng ngoài trời. Nhưng rồi đường phố và quảng trường đã lại chật hẹp và người ta lại phải mang bục ra khỏi thành phố tới những cánh đồng hay sườn đồi, nơi có thể dung nạp những 40.000 người đến nghe Antôn thuyết giảng.
Ngày 13 tháng 6 năm 1231, Chúa đã đón Antôn về Nước Chúa, khi ấy Ngài mới tròn 36 tuổi, nổi tiếng về các nhân đức và các phép lạ. Năm 1946, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tôn phong thánh Antôn Pađua làm tiến sĩ Hội Thánh.
- Hãy cầu xin cho cả người chết lẫn người sống! Thế nào là úp chậu giữa cơn mưa?
– (H): Em xin hỏi thêm là trong cơn mơ, giữa lúc em đang hoảng sợ, quay vào nhà định ra cổng trước rồi chạy luôn, thì lại diễn ra cảnh người náo nhiệt là có kẻ đi vào, cũng có người đi ra, nhưng tất cả đều không quen! Thế rồi giấc mơ chấm dứt! Như thế nghĩa là sao?
– (Th): Chị cho biết các linh hồn chết thì đi vào, còn chưa chết thì đi ra.
– (H): Em chưa hiểu, xin chị giải thích rõ hơn!
– (Th): Căn nhà đó là căn nhà của sự chết, vì tất cả những người có liên hệ máu mủ trong cái nhà đó, đều bị kẻ ác giết chết! Những LH đi vào mục đích cũng là muốn để em thấy mà xin cầu nguyện. Còn những kẻ đi ra là những người vì ham muốn những của cải thuộc nhà đó mà sảy ra cuộc đấu tố và gây nên chết chóc, đẫm máu! Em cứ cầu nguyện cho cả người chết lẫn người sống cách chung chung, nhưng đặc biệt xin lễ cho LH hai cô gái mà Thánh Antôn đã đưa về cho em! Chị đang muốn hỏi em có còn thắc mắc gì nữa không?
– (H): Cầu cho cả người sống lẫn người chết thì cầu như thế nào?
– (Th): Bình thường em đi lễ, hay đọc kinh, em có cầu cho kẻ sống và người chết không, sao lại hỏi? Em cứ làm như mọi ngày! Người sống thì mình phải cầu cho họ ăn năn trở lại. Xin Chúa ban ơn cho họ biết mở lòng ra! Thường thì Chúa chờ lúc họ gặp một bi kịch, hay có khi là một thảm họa, mà kết quả này chính là do nguyên nhân trước đây họ tạo ra. Lúc ấy, nhờ lời cầu xin của mình mà Chúa đánh động lương tâm họ! Nhưng cũng có khi lòng người quá chai đá, thì cũng như người úp chậu giữa cơn mưa!
– (B. Q): Thế nào là úp chậu giữa cơn mưa?
– (Th): Hợp, chị nghĩ em suy nghĩ một chút là hiểu ngay, nên chút nữa em nói cho mẹ biết!
(Xin mời quí thính giả (hoặc độc giả) theo dõi tiếp TGTL # 90)